|
Lê Mộng Bảo(..1923 - 8.10.2007) | Trần Tuấn Kiệt(.0.1939 - 8.10.2019) | Đinh Tiến Mậu(.0.1935 - 8.10.2020) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nếu xét lịch trình tiến hóa nền văn học phái nữ về phần chữ Nho thì Đại Cáo và Lời Thề Sông Hát khởi nghĩa của Hai Bà Trưng viết năm Canh Tí 40 là văn bản trước nhất. Sau đó, Ỷ Lan (1044-1117), nguyên phi của vua Lý Thánh Tông (1054-1072) là nữ sĩ đầu tiên.
Nếu xét về phương diện văn chương Việt thuần túy, bài Cư Trần Lạc Đạo Phú là áng văn viết bằng chữ Nôm đầu tiên của nam giới do vua Trần Nhân Tông (1279-1293) sáng tác (in trong tập Thiền Tông Bản Hạnh). Về phần nữ giới, bài thơ tức cảnh gồm 4 câu của Điểm Bích đời vua Trần Anh Tông (1293-1314) tình cờ đã mở đường nền văn học tiếng mẹ đẻ của phái nữ nước ta. Bài “Thử Hữu Tình” Điểm Bích làm năm 1313 với mục đích vu oan cho sư Huyền Quang trở thành viên đá đầu tiên của Nữ Lưu Văn Học Sử Việt Nam.
Điểm Bích hiệu Tam Nương, sinh quán làng Đường An, huyện Đông Triều, tỉnh Hải Dương, con nhà nghèo, nhan sắc xinh đẹp, không biết cha là ai, mẹ đi ăn xin nuôi con không nổi phải bán cho phú ông làm con nuôi lấy 1 quan tiền.
Thuở nhỏ chơi với trẻ con bị chúng gọi là "Con Bé Chùa Quỳnh" vì mẹ nàng có thời gian sống nhờ nơi chùa Quỳnh Lâm, huyện Đông Triều, tỉnh Hải Dương và mang thai với người lạ mặt. Điểm Bích được cha nuôi cho theo đòi bút nghiên. Nàng rất chăm học, tam giáo (Nho Giáo, Phật Giáo, Lão Giáo), cửu lưu (Nho gia, Lão gia, Âm Dương gia, Pháp gia, Danh gia, Mặc gia, Tung Hoành gia, Tạp gia và Nông gia) đều thông hiểu cả.
Lớn lên được tuyển làm cung nữ dưới triều vua Trần Anh Tông (1293-1314). Nhờ sở trường về thơ Nôm và có tài xuất khẩu thành thi, năm 1313 niên hiệu Hưng Long thứ 21, vua sai nàng lên núi Yên Tử dùng nữ sắc để thử sư Huyền Quang. Thấy không thể lấy sóng khuynh thành lung lạc được vị thiền sư, nàng ngụy tạo ra bốn câu thơ nhằm đỗ tiếng oan cho bậc chân tu:
Vằng vặc trăng mai ánh nước
Hiu hiu gió trúc ngâm sênh
Người hòa tươi tốt cảnh hòa lạ
Mầu Thích Ca nào thử hữu tình.
Chuyện vỡ lở Điểm Bích bị đày làm thị tì giữ việc quét tước cho ngôi chùa trong nội điện Cảnh Linh.
Hơn 4 thế kỷ sau văn chương chữ Nôm phái nữ trong văn học lịch triều được Đoàn Thị Điểm (1705-1748) tiếp nối với Chinh Phụ Ngâm (dịch Chinh Phụ Ngâm Khúc chữ Nho của Đặng Trần Côn), Lê Ngọc Hân với Văn Tế Vua Quang Trung (1792), Hồ Xuân Hương với Xuân Hương Thi Tập, và các thơ của Bà Huyện Thanh Quan.
Cho tới đầu thế kỷ 20 lịch sử văn học phái nữ chỉ gồm các sáng tác về thi ca. Phải chờ tới khi Đông Dương Tạp Chí (1913) và Nam Phong Tạp Chí (1917) ra đời, tiếp theo sự phát triển nghề báo ở nước ta, bên cạnh những bài thơ của Song Thu, Vân Đài, Cao Ngọc Anh, bắt đầu có thêm những bài viết về văn xuôi của nữ giới.
Năm 1928, tác phẩm Giọt Lệ Thu, vừa văn xuôi vừa thơ của Tương Phố (đăng trên Nam Phong Tạp Chí số 131, tháng 07, 1928) được nhiều người chú ý. Với lối văn vần mà mỗi đoạn là một tiếng khóc thiết tha ai oán với lời thơ thê lương ảo não than mây khóc gió đã gây ảnh hưởng lãng mạn tràn lan một thời.
Năm 1932 Tự Lực Văn Đoàn ra đời đem lại làn gió trẻ trung yêu đời, phái nữ tham gia làng báo, làm thơ, viết văn tăng lên nhiều hơn.
Từ 1930 đến 1945 phụ nữ theo đuôi nghiệp văn chương về thơ có Mộng Tuyết, Hằng Phương, Anh Thơ, Ngân Giang, Thu Hồng, văn xuôi có Mộng Sơn, Tú Hoa, Đoàn Tâm Đan, Đạm Phương, Thụy An, Kim Y Phạm Lệ Oanh.
Ngoài Bắc, Mộng Sơn chủ biên tờ Việt Nữ (Hà Nội). Trong Nam, Nguyễn Thị Manh Manh (Nguyễn Thị Kiêm) hoạt động tích cực với những buổi tranh luận về thơ mới thơ cũ. Vân Anh cộng tác với Phụ Nữ Tân Văn (Sài Gòn). Thụy An chủ trương báo Đàn Bà Mới (Sài Gòn), và sau này, tờ Đàn Bà xuất bản tại Hà Nội. Huỳnh Thị Bảo Hòa, Đạm Phương viết cho tờ Tiếng Dân ở Huế.
Trong không khí văn học nhộn nhịp tràn ngập tác phẩm các tác giả phái nam, ấn hành bởi các nhà xuất bản Tân Dân, Nam Ký, Thụy Ký, Đắc Lập, Mai Lĩnh, Cộng Lực, Đời Mới, Đời Nay, Minh Phương, Hương Sơn, Hàn Thuyên, Tân Việt, nữ giới góp mặt thật khiêm nhượng với 4 tác phẩm như những bông hoa súng nở lẻ loi giữa cánh đồng chiêm mênh mông ngày nước lũ:
- Tố Mai của Đoàn Tâm Đan (Hương Tuyết, Hà Nội, 1935).
- Tình Lụy của Kim Y Phạm Lê Oanh (1940).
- Bóng Mơ của Tú Hoa (Đời Nay, Hà Nội, 1942).
- Một Linh Hồn (1942) của Thụy An.
Một Linh Hồn được Vũ Ngọc Phan phê bình trong Nhà Văn Hiện Đại với nhận xét “một tiểu thuyết xuất sắc nhất của phụ nữ Việt Nam từ trước tới nay” nhưng tiếng vang cũng chỉ thoáng qua như cơn mưa bóng mây.
Ngày 23/09/1937 trên tuần báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy của Vũ Đình Long ở Hà Nội sau truyện ngắn Hoa Ti Gôn của Thanh Châu có đăng bài thơ Hai Sắc Hoa Ti Gôn ký tên tắt là T.T.Kh. Gần 2 tháng sau, tòa soạn nhận được 1 phong bì dán kín, trong thư vỏn vẹn có Bài Thơ Thứ Nhất của T.T.Kh. (Tiểu Thuyết Thứ Bảy, 23/11/1937). Gần 1 năm sau Bài Thơ Cuối Cùng (Tiểu Thuyết Thứ Bảy, 30/10/1938) là bài thơ cuối của nữ sĩ. Nhà thơ Nguyễn Bính và Thâm Tâm sáng tác các thơ hưởng ứng. Kể từ đó dư luận văn giới sôi nổi, 3 bài thơ của T.T.Kh. trở thành nổi tiếng trong trào lưu lãng mạn thời Tiền Chiến. Cho đến nay lai lịch T.T.Kh. vẫn còn là 1 huyền thoại tuy có nhiều suy đoán nhưng chưa giả thuyết nào thuyết phục.
Trong thời gian này có thêm một số người cầm bút phái nữ sáng tác văn xuôi như Minh Quân, Trúc Liên, Thu Vân, Đỗ Phương Khanh, Hợp Phố, Xuân Nhã, Đặng Thị Thanh Phương, Thiếu Mai Vũ Bá Hùng. Tác phẩm xuất bản trong không khí chiến tranh ngày một trở nên khốc liệt gồm có:
- Chị Dung của Hợp Phố (1949)
- Trời Đã Xế Chiều, Nắng Đẹp Hoàng Hôn (1951) của Thiếu Mai Vũ Bá Hùng
- Bốn Mớ Tóc (1951) của Thụy An
- Làm Nũng (1952), Vượt Cạn (1952) của Mộng Sơn
- Gió Bấc (1952) của Linh Bảo
- Hai Chị Em (1953), Thương Yêu (1954) của Nguyễn Thị Vinh
Những tác phẩm xuất bản trong giai đoạn này tạo được sự chú ý một cách tương đối của độc giả trong một thời gian ngắn. Thực ra, không riêng gì phái nữ, sinh hoạt văn học nghệ thuật cả nước bị chìm khuất bởi tình hình chiến sự nóng bỏng với các trận đánh lớn đang diễn ra khắp nơi nhất là mặt trận Điện Biên Phủ.
Từ 1955 tới 1965 nữ giới vẫn đóng góp đông đảo về thể thơ nhưng không có tác giả nào nổi bật, văn xuôi hầu hết là truyện ngắn:
- Xóm Nghèo (1958), Men Chiều (1960) của Nguyễn Thị Vinh
- Hai Mối Tình (truyện dài, 1958), Tiếng Không Gian (truyện ngắn, 1961), Hoa Tâm Tư (thơ, 1961) của Quỳ Hương
- Tàu Ngựa Cũ (1961), Những Đêm Mưa (1961), Chiếc Áo Nhung Lam (1961) của Linh Bảo
- Đất Mẹ, Màu Mưa Đêm của Thu Vân
Trong thời gian này chưa tác giả nào cho ra đời được tác phẩm văn học nổi bật đáng kể, các tiểu thuyết của Tùng Long, Lan Phương chỉ có tính cách giải trí.
Năm 1966 là mốc lớn đánh dấu thành công văn học phái nữ. Tác phẩm có công phá vỡ không khí sinh hoạt trầm lặng cố hữu của phụ nữ, tạo được dư luận sôi nổi hào hứng là Vòng Tay Học Trò của Nguyễn Thị Hoàng, Mèo Đêm của Nguyễn Thị Thụy Vũ, Đêm Nghe Tiếng Đại Bác của Nhã Ca.
Kể từ năm 1966 nữ giới thực sự chiếm địa vị trong sinh hoạt văn học miền Nam, dành ưu thế qua sự đón nhận nồng nhiệt từ phía độc giả. Các tác phẩm của 3 nhà văn nữ trên là những đầu sách bán chạy nhất (xem tiểu sử và danh sách tác phẩm của các nhà văn nữ này trong phần phụ lục).
Trong giai đoạn đặc biệt này vai trò của các nhà văn nữ được củng cố thêm với Minh Đức Hoài Trinh, Túy Hồng, Trùng Dương, Trần Thị NgH, Lệ Hằng (tác giả có 12 tác phẩm bán chạy nhất).
Một sự kiện đáng ghi nhận là tuy các cây viết nữ có cả luật sư, bác sĩ, giáo sư, chủ nhiệm, chủ bút, v.v. nhưng lãnh vực biên khảo không có người nào tham gia.
Sau biến cố ngày 30 tháng 04, 1975, trong vòng 4 thập niên có thêm nhiều phụ nữ tham gia cầm bút. Các nhà văn nữ với tác phẩm về văn xuôi và thi ca có số lượng độc giả cao phải kể tới Trương Anh Thụy, Nguyễn Thị Ngọc Dung, Thụy Khuê, Dương Thu Hương, Hoàng Dược Thảo, Dương Như Nguyện, Phạm Thị Hoài, Minh Đức Hoài Trinh, Nguyễn Thị Chân Quỳnh, Phạm Thị Nhung, Trần Diệu Hằng, Ngô Minh Hằng, Trần Mộng Tú, Phan Thị Trọng Tuyến, Lê Thị Huệ, Lê Thị Thấm Vân, Bùi Bích Hà, Dư Thị Diễm Buồn, Trần Thị Bông Giấy, Nguyễn Thị Thanh Bình, Nguyễn Thị Hoàng Bắc, Tiểu Thu.
Tác phẩm Chuyển Mùa trường thiên tiểu thuyết luận đề của Trương Anh Thụy được giải thưởng Văn Học Quốc Tế Y Sĩ Việt Nam Tự Do Kỳ II là một thành công thuộc lãnh vực truyện dài. Từ sau Tự Lực Văn Đoàn với cách tiểu thuyết luận đề của Khái Hưng và Nhất Linh, đây là tác phẩm cùng loại duy nhất từ thời tiền chiến đến nay.
Hai tập hồi ký Phượng Vẫn Nở Bên Trời Hà Nội và Sài Gòn Nắng Nhớ Mưa Thương của Nguyễn Thị Ngọc Dung tạo dư luận bình phẩm một thời, được độc giả đón nhận nồng nhiệt (nxb Cành Nam tái bản 2 lần).
Minh Đức Hoài Trinh có công vận động và tranh đấu từ 1977 đến 1979 để Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại được chính thức là thành viên của Văn Bút Quốc Tế.
Dương Thu Hương với truyện dài Những Thiên Đường Mù, Bên Kia Bờ Ảo Vọng vào thời điểm cao trào văn nghệ phản kháng chế độ Cộng Sản có ảnh hưởng đáng kể ở trong và ngoài nước.
Hoàng Dược Thảo dướt bút hiệu Đào Nương, qua những bài phiếm luận trong mục Phiếm Dị viết về hiện tượng Thanh Hải Vô Thượng Sư, Nguyễn Chí Thiện có phải là tác giả tập thơ vô đề Hoa Địa Ngục hay không? (các tên khác: Tiếng Vọng Từ Đáy Vực, Bản Chúc Thư Của Một Người Việt Nam)... Với lối văn dí dỏm, châm biếm sắc bén trên hệ thống 20 ấn bản của tuần báo SàiGòn Nhỏ (1985-2016) ở Hoa Kỳ và Canada đã gây sôi nổi sinh hoạt truyền thông báo chí hải ngoại.
Trong lãnh vực biên khảo có 3 phụ nữ tham gia là Thụy Khuê, Nguyễn Thị Chân Quỳnh, Phạm Thị Nhung. Các nữ biên khảo gia tạo được vị thế vững vàng qua những tiểu luận chứa đựng tư tưởng sâu sắc, các công trình khảo cứu công phu, có giá trị lâu dài.
Nguồn: Kệ sách Học Xá
Từ khi Chữ Quốc Ngữ được phổ cập cùng với sự phát triển của nghề báo ở nước ta con số phụ nữ tham gia trên văn đàn ngày càng gia tăng. Sự góp mặt đông đảo của nữ giới sau biến cố tháng 04, 1975 tạo nên nền văn học phong phú và đa dạng, mở rộng biên giới độc giả Việt trong nước ra nhiều nước trên thế giới.
Trong những năm gần đây, nhất là từ đầu thế kỷ 21, người viết mới thuộc phái nữ thưa thớt dần. Khi những nhà văn nữ hiện nay không còn nữa, lớp sau đi vào dòng chính nước người, phụ nữ viết văn Việt ở hải ngoại sẽ không còn. Nhưng nữ lưu văn học sử không chỉ là lịch sử của một thời kỳ hoặc giai đoạn. Sử văn học có chiều dài cùng nhân loại. Theo định luật tất yếu của lịch sử, trước sau gì, sớm hay muộn rồi cũng sẽ có những nhà văn nữ tiếp nối lịch sử văn học của chính họ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Hoa Bằng Hoàng Thúc Trâm, Lịch Trình Tiến Hóa Của Văn Học Phụ Nữ Ta, Tri Tân tạp Chí, Số 112 tháng 9, 1943
- Như Hiên Nguyễn Ngọc Hiền, Nữ Sĩ Việt Nam, nxb Văn Nghệ, TP/HCM, 2000)
- Sở Cuồng Lê Dư, Nữ Lưu Văn Học Sử, nxb Đông Phương Thi Xã, Đông Tây Ấn Quán, Hà Nội, 1929
- Trương Đình Nho, Cao Xuân Huy, Khánh Trường, Trương Đình Luân, Hai Mươi Năm Văn Học Việt Nam Hải Ngoại 1975-1995, nxb Đại Nam, California, Hoa Kỳ, 1995
- Uyên Thao, Các Nhà Văn Nữ Việt Nam 1900-1970, Cơ Sở Xuất Bản Nhân Chủ, Sài Gòn, 1973. Xuân Thu in lại California, Hoa Kỳ, 1991
- Võ Phiến, Văn Học Miền Nam Tổng Quan, tái bản, Văn Nghệ, California, Hoa Kỳ, 2000
- Giáo Dục Quốc Gia (1945 - 1975) Trần Bích San Khảo luận
- Các Nhà Văn Nữ Chữ Việt (Chữ Nôm Và Chữ Quốc Ngữ) Trần Bích San Khảo luận
- Bài "Tựa" trong Việt Nam Văn Học Sử Trần Bích San Khảo luận
- Nguyễn Bá Trác (1881-1945) Trần Bích San Khảo luận
- Tự Lực Văn Đoàn Tập Đại Thành Chữ Văn Quốc Ngữ Trần Bích San Khảo luận
• Nguyễn Vỹ (1912- 1971) & Nam Thu Hòa Khúc (Vương Trùng Dương)
• Trịnh Y Thư: Những mối tình trong “Đường về thủy phủ” (Phan Tấn Hải)
• Đọc sách “Sài Gòn không phải ngày hôm qua” của Phúc Tiến (Nguyễn Văn Tuấn)
• Đọc “Cùng nhau đất trời” của Khánh Trường (Song Thao)
• Vài cảm nhận nhân đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Đỗ Anh Hoa)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |