1. Head_

    Ngô Tất Tố

    (..1894 - 20.4.1954)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Đọc truyện Vương Hồng Sển (Doãn Cẩm Liên) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      9-3-2023 | VĂN HỌC

      Đọc truyện Vương Hồng Sển

        DOÃN CẨM LIÊN
      Share File.php Share File
          

       


          Cụ Vương Hồng Sển

      Cụ Vương Hồng Sển người Sóc Trăng, sinh năm 1902 mất năm 1992. Người Việt Nam phần lớn biết Cụ là một nhà văn hóa chuyên nghiên cứu đồ cổ. Nhưng ít ai biết Cụ cũng từng viết truyện ngắn, những chuyện rất đời thường, xảy ra xung quanh Cụ. Chuyện xã hội nhân gian nơi Cụ sinh sống và cũng có truyện viết về loài vật, con kiến cái ve mà văn chương Pháp cũng từng kể ra trong truyện của La Fontaine.


      Cụ viết với giọng văn đặc sệt Nam kỳ quốc, kỹ thuật tả chân một cách điêu luyện. Chả là vì Cụ vốn méo mó nghề nghiệp “nghiên cứu đồ cổ”, phải xăm soi đồ vật nên khi viết về loài vật Cụ cũng viết với mắt nhìn thấu đáo, kỹ lưỡng nhận xét, và phân tích để cho ra lẽ. Những truyện được trích đăng trong Thư Quán Bản Thảo số 104, các bạn sẽ được đọc tác phẩm của Cụ Vương với lối hành văn rất khôi hài, chẻ nhỏ vấn đề để so sánh và cuối cùng cho ra kết luận.


      Trong “Nhà văn ngủ trên một hang kiến” độc giả sẽ cười tủm khi đọc. Cụ so sánh con kiến với con người, so sánh những gì con kiến được tạo hóa ban cho với ngành công nghệ khoa học tiên tiến và cả cái ngành xây dựng cầu cống của người cũng có vẻ thua xa cái tổ của loài kiến.

      “Chiến-sĩ cổ thời luôn-luôn cắp bầu kiếm bửu-đao tùy thân. Chiến sĩ đời nay vai vác súng kè-kè, mọi người đều trông thấy. Nhưng gươm linh súng nhạy có tùy-thân mãi-mãi được đâu. Giờ đi xả hơi, giờ đi nằm...


      Thua xa con ong, suốt đời, cơn ngủ như cơn ăn nọc độc kim bén có sẵn sau hậu-môn, đố ai dám mó. Tuyệt diệu chưa?”


      “Thợ mộc giỏi, ngồi mài đồ nghề, cũng đủ hao thời giờ; mà đồ nghề vẫn lụt li-li, thua xa hàm răng, cặp chơn trước của loài sâu bo”


      "Kề về xa-hoa trong sự ăn mặc, xa-xỉ đến thế là cùng! Mà kể về khoa học, cũng vô cùng mầu nhiệm: muốn nói cặp lông kia là giây dẫn điện, là ăng-ten (antenne), hoặc ra- đa (radar) đều được!”


      “Chiến hào nhân tạo không mầu- nhiệm bằng lỗ cúc, lỗ cống: kiến con, bọ nhỏ, bò ngang sa chân té xuống, cúc, cống bắt ăn thịt ngon lành.”


         Cụ Vương Hồng Sển thời trẻ

      Thế rồi kỹ năng nhận xét, phân tích xẻ nhỏ vấn đề của Cụ Vương đã thòi ra sự nói quá của tác giả La Fontaine về chuyện con ve và con kiến. Cụ nhận ra La Fontaine đã kể tội sai về con ve chỉ lo hát ca đàn xướng mà không lo thực phẩm dự trữ mùa Đông. Sai hoàn toàn sai! Cũng nhờ sự nhận xét tỉ mỉ quá trình sinh sôi nảy nở của loài ve, cùng đặc tính địa lý nơi con ve sinh sống nên loài ve được minh oan một cách hùng hồn.

      “VE ƠI! SAO VE SẦU ...?


      Đính chánh một dự luận sai lầm về đời nghệ sĩ VE.


      Ai kia thấu rõ được tâm sự của ve, ắt không lòng nào trách sao suốt đời ve chỉ biết lểu- lỗng những ca cùng hát.


      Giữa ve và kiến, nếu có sự giao-thiệp với nhau, thì vẫn khác hẳn với thuyết La Fontaine đã dạy.


      Ve không bao giờ biết vay bọ kiến.


      Trái lại, kiến nổi tiếng là cằn sảy mót máy không bỏ sót vật mọn chất thừa nào.”

      Vẫn là thể loại nghiên cứu cụ Vương Hồng Sển làm một cuộc khảo sát về cách cười, giọng cười, khi nào thì cười. Ông đã vào văn, thơ, ca dao tục ngữ lục ra được hàng đống thí dụ từ cổ chí kim để chứng minh.


      Đã là một nhà nghiên cứu thì bất cứ một đề tài nào được ông chọn đều bị đem ra nhìn thật kỹ ở toàn diện, ở từng khía cạnh để thấy chân dung mặt mũi của nó ra sao, đi sâu vào từng tình huống để tìm ra được lý do. Tinh tế như Cụ Vương đến là hết mức!

      “Người Việt Nam có mấy giọng cười

      “Vấn đề « Cười » tuy vậy mà bí hiểm, các bạn ạ. Trong bộ « Đại Nam Quốc Âm Tự Vị", ông HUỲNH TỊNH CỦA viết:


      CƯỜI - Cách hả miệng, nhếch mép, hoặc trở ra tiếng, hoặc không có tiếng, đề tỏ sự vui hay một thâm ý gì.”


      Xét ra, “sống phải có cười” cơn vui, reo cười là thế gian thường tình. Đến như gặp đau khổ, mà cũng cười được, cái mới khó. Và càng đau khổ lắm lại cần phải cười nhiều.


      Nay thủ hỏi: “Người Việt có mấy giọng cười?""

      Cụ Vương Hồng Sển vào văn học để lấy Hếng cười từ “Truyện Kiều” – Nguyễn Du:


      "Tiếng cười có khi bã-chã, bởi rời, như cơm thời nhiều nước và ôi : Cười bã chã như khi ông ăn chả bà ăn nem, cười đề che lấp việc xấu, để che mắc cỡ.”


      Cụ Vương liệt kê ra: cười chã-bã, cười bắc cầu, cười đắc chí, cười giòn, cười ngỏn ngoẻn, cười lỏn lẻn, cười ngất cười ngưởng, cười ngặt cười nghẹo “Có khi cười giòn như cười đánh bạc tốt số.


      Có khi cười gằn, cười gừng cười dằn từng tiếng một, đã ngắn giọng thêm mỉa-mai (rire jaune).”, “cười ngất”, “cười ngưởng”, và “cười ngặt cười nghẹo”.



      Thủ bút Cụ Vương Hồng Sển

      Vẫn là phần tinh anh trong nhận xét và phân tích của cụ Vương Hồng Sển lên đến siêu dí dỏm ở câu chuyện “Vạn Tuế Cốt Đột”. Cụ viết với giọng Nam bộ và lối văn tả chân khiến độc giả cứ như đang xem diễn kịch, vở tuồng ma hiện hồn phá người cắt tóc.

      “Cốt-Đột II, — tờ báo duy nhứt anh đã giành rồi, – không biết làm đi gì, xớ rớ giây lát rồi sẵn áo sẵn quần của anh vừa thay ra, sẵn tánh quen làm giống như anh, Cốt-Đột II bèn tra vào, ra cửa hối xa phu cứ đưa đến một tiệm hớt tóc, tiệm nào cũng được. Anh xe dạ rân, nắm càng phóng nước đại đưa Cốt-Đột II lại ngay nhà ban nãy. Thợ vừa hớt xong cho khách, đang phải tóc vụn phấn thừa vướng víu trên ghế trên bàn, vừa day mặt qua bên giũ mạnh khăn choàng, day lại thì chưa chi đã thấy lù-lù một thằng chễm-chệ ngồi sẵn hồi nào trên ghế cho một đống. Thợ giật mình, tim đập thình thịch, chưa choàng khăn vội, mắt liếc len-lén vào kính:


      - Cơ khổ! người này mình mới hớt rồi ban nảy kia mà? Mà sao râu tóc ở đâu mọc lẹ quá làm vậy ? Thợ lấm la lấm lét vừa nói nho nhỏ đủ nghe. Thôi đích-thị hắn đây rồi!"


      Tóc hớt xong, đến phiên cạo lông mặt. Thợ cố tình nhấn mạnh tay thì thấy rõ ràng người khách nhăn mặt nhíu mày và nhúc nhích gân cổ gần trán tỏ bộ biết đau. Thợ mừng thầm bụng vững thêm chút ít vì nếu quả là ma thì đâu có những cử chỉ ấy.”


      "Bốn anh Tây đen, đứa ngủ gà đứa lim-dim, thoạt nghe tiếng động, tám con mắt tròng trắng dã ngó lên : mặt hết đen, tròng thêm trắng. Bỗng nghe súng chào cái rột rồi nghe súng hạ xuống như bốn cái máy.


      Cốt Đột II thúc-thích bước tới, đứng ngay quan tài người anh sụp lạy hai lạy theo nghi lễ Việt Nam, lạy rồi rút khăn mù- xoa hỹ mũi.


      Hoàn hồn, xếp đen đánh bạo hỏi:


      Tôi được hân hạnh chào ai đây ?


      - Et. P., em ruột người quá vãng. Anh tôi mất, tôi vừa hay tin, lật đật lên xe, xe vừa tới, kế tôi vô đây.


      Hú hồn cho đó ! Thành thật chia buồn. Tưởng đâu mới vừa liệm nó hồi sáng, nay nó muốn nhát bọn này!”

       

      Nguồn: Kệ sách Học Xá, - Hơn Nửa Đởi Hư (ebook), - Nửa Đời Còn Lại (ebook)

      Người Việt Nam ta thường hay dùng chữ “Cốt Đột” để gọi một người chẳng ra làm sao, hèn mọn trong xã hội... thế nhưng nhân vật Cốt Đột cụ Vương cuối cùng lại là một ông triệu phú. “Cậu” của tỉnh Sóc Trăng. Cách đặt tên cho nhân vật và cốt chuyện, Cụ đã cho độc giả thấy sự tinh anh và trào phúng của mình như thế nào. Chủ đề Cụ đặt ra thường là thói quen, tập tục của xã hội để rồi phủ định nó đi bằng nhân vật của câu chuyện.


      Bây giờ xin dành phần thưởng thức và nhận xét nơi quí vị về các trích đoạn của cụ Vương Hồng Sển được Thư Quán Bản Thảo tuyển chọn.


      California, ngày 30 tháng 1 – 2023

      Doãn Cẩm Liên

      Doãn Cẩm Liên

      Nguồn: Thư Quán Bản Thảo số 104, Tháng 3-2023
      Vạn Tuế Cốt Đột Vương Hồng Sển

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Đọc truyện Vương Hồng Sển Doãn Cẩm Liên Nhận định

      - Thơ Tình Tuổi Tám Mươi – Trần Hoài Thư Doãn Cẩm Liên Nhận định

      - Tình Yêu - Trần Hoài Thư Doãn Cẩm Liên Tạp bút

      - Mai Thảo và Bút Pháp Doãn Cẩm Liên Tạp luận

    3. Bài viết về nhà khảo cổ Vương Hồng Sển (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Vương Hồng Sển

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Đọc truyện Vương Hồng Sển (Doãn Cẩm Liên)

      Vương Hồng Sển (1902-1996), lịch sử nhân văn miền Nam (Viên Linh)

      - Vài hồi ức về nhà văn, nhà cổ ngoạn Vương Hồng Sển (Phạm Chu Sa)

      - Vương Hồng Sển - "Hơn nửa đời hư" (Đặng Thị Ngọc Phượng)

      - Chuyện nhà Cụ Vương Hồng Sển (Lê Hoàng Nguyễn tổng hợp)

      - Nhà khảo cổ vương hồng sển (Nguyễn Ngọc Hiền)

      - Chuyện tình Vương Hồng Sển (Hồng Hạc)

      - Người Nam bộ xưa ăn tết qua bài viết của học giả Vương Hồng Sển (Trầm Thanh Tuấn)

      - Kho báu của Vương Hồng Sển ( Lê Công Sơn)

      - Tủ Sách Vương Hồng Sển (dinhquat.blogspot.com)

      - Tiểu sử (wiki)

       

      Tác phẩm của Vương Hồng Sển

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Nhớ Tết: Tết Tây Và Tết Ta, Tết Ôi Là Tết

      (Vương Hồng Sển)

      Phù Dung Ảo Mộng (Vương Hồng Sển)

      - Hơn Nửa Đời Hư

      - Nửa Đời Còn Lại

      - Sài Gòn Năm Xưa

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Chữ Tâm trong văn học Việt (Thái Công Tụng)

      Đọc Thơ Hồ Thanh Nhã: Trân Trọng Với Cuộc Đời (Phan Tấn Hải)

      Trang Thơ (Vương Đức Lệ)

      Những Bài Thơ Trên Giường Bệnh Của Vương Đức Lệ (Hoàng Xuân Trường)

      9 Khuôn Mặt . 9 Phong Khí Văn Chương (Bùi Vĩnh Phúc)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  Bùi Kỷ,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)