1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Tình Yêu - Trần Hoài Thư (Doãn Cẩm Liên) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      17-11-2021 | VĂN HỌC

      Tình Yêu - Trần Hoài Thư

         DOÃN CẨM LIÊN
      Share File.php Share File
          

       


      Không phải đọc hết cả hai Tuyển Tập Truyện Ngắn và Tuyển Tập Thơ mà thấy hết và hiểu hết được Trần Hoài Thư!


      Đọc Trần Hoài Thư từ văn đến thơ là độc giả có ngay một cảm giác rất thật, đời thật, chiến tranh ác liệt thật, toàn chuyện thật. Những chuyện đã xảy ra trong đời của ông. Cũng từng trang sách này cho độc giả thấy “thật” của chữ “khổ nạn” lừng lững theo chân Trần Quí Sách như thế nào. Thế nhưng, đọc kỹ và chậm để thấy rõ hơn là dòng sông cuộc đời của Trần Hoài Thư đã có những khúc quành thật ngoạn mục, đẹp, và sáng rạng rỡ không hề có “khổ nạn” khi ông gặp được chị “vợ” và khi ông có đứa con đầu lòng.


      Trong tờ KBC số đặc biệt Trần Hoài Thư, đọc bài “Cho Con Mùa Tựu Trường”. Ông kể chuyện đưa con đến trường ngày đầu. Tâm trạng người bố, tình xót xa của người mẹ khi tạm biệt con ở lại, chuyện thót tim khi con bị lạc trên đường về nhà. Nhiều tình tiết diễn bày, nhưng tôi ngầm hiểu tình thương ông cho thằng con trai là nhất trần đời, không gì thay thế được. Hình chụp minh họa cho bài viết này là bức ông trong bộ đồ lính, mắt miệng cười tít, tay ôm thằng con trai, dơ nó lên như khoe đây là cục vàng y của tôi! Trần Hoài Thư lúc này không phải là Trần Hoài Thư của chiến trường khói lửa, gan dạ, và lầm lì. Một Trần Hoài Thư vui với niềm vui tưng bừng khi bế con.


      Lui lại quá khứ, trong một số Thư Quán Bản Thảo đã đăng, ông Ngô Thế Vinh kể chuyện cái ngày ông được chủ báo Văn Lê Ngộ Châu giới thiệu nàng Yến, người say văn thơ Trần Hoài Thư. Cái ngày đó được đánh dấu là điểm khởi đầu ngày mới, đời mới, màu sắc mới của Trần Hoài Thư. Ông đã được hồi sinh khi có một người yêu dấu để yêu và ngược lại, một cuộc đời có đôi lứa để đi về sau những ngày nồng khói súng, và màu hồng sắc sáng đã chiếu vào quãng đời mới này.


      Trần Hoài Thư yêu vợ, yêu chị Yến đến tận cùng. Không còn gì để phân tích hoặc phản ứng nữa. Nó như sao lùn trắng, bão hòa vì không còn nhiên liệu để có phản ứng hạt nhân nào nữa. Cũng như tình yêu của anh dành cho vợ, không gì suy suyển hay thay đổi được.


      Thế nhưng, dường như Trần Hoài Thư chỉ rạng ngời ở khoảng thời gian có vợ con bên cạnh. Bằng không thì ngược lại…


      Hãy đọc Hương Tình Khổ Nạn. Bảy năm “Khổ nạn” vì chị Yến bị strock, những năm lần bị strock nên trí não bị hỏng, phá hư nhiều chức năng của con người, nói cười, đi đứng. Chị chỉ còn một tấm thân bất động mà anh vẫn tìm ra những điểm để yêu mến. Khi đẩy xe cho chị đi dạo vòng Nursing home.


      “Tôi đẩy xe, em ngồi, pho tượng

      Nhưng tôi nghe hơi ấm tỏa đầy”


      Nếu không yêu vợ, nếu tình yêu thay đổi thì làm gì anh thấy “hơi ấm tỏa đầy”. Có khi chỉ thấy nóng bức hoặc bồn chồn trong giây phút này thôi!


      Anh vẫn yêu bờ lưng của chị như ngày nào. Ngày mà bảy năm trước trở ngược đi, anh vẫn từng ôm và nâng niu bờ lưng ấy.


      “Tôi áp vào bờ lưng của em

      Của một người thánh nữ trần gian

      Bảy năm nằm mãi không ngồi dậy

      Mà tấm lưng vẫn láng sáp vàng”


      Rồi ngay cả mái tóc của chị anh còn tưởng đến hương bồ kết vương vấn. Hừm, người đau bệnh, nằm lì bảy năm thì có còn chăng “mái tóc dạ hương” mà mơ đến mùi bồ kết!? Thế mà…


      “Ô kìa, mái tóc mượt mun đen

      Hay là em gội bằng bồ kết”


      Tình anh nồng nàn ôm lấy chị, cho dù một tuần được một lần gặp, ôm, hôn, hít và thở ra những câu thơ mà người đọc cùng ngậm ngùi với anh chị.


      “Ta có nơi về, tuần một buổi

      Để lòng ấm lại tuổi chiều hôm

      Hôm nay trời bỗng nghe hơi lạnh

      Áo choàng này đắp đỡ cho em”

       

      Thương quá!


      Nhưng “khổ nạn” nào có tha Trần Hoài Thư đâu. Chàng cũng thi đua với nàng để lấy chỉ số 5/1. Nàng năm lần bị strock thì chàng cũng được một lần biết thế nào là trí não bất lực với chính cơ thể của mình. Nhưng Trần Hoài Thư không chịu thua. Chàng cương quyết luyện tập, lấy ý chí ra bắt tay và bắt chân phải vận động. Trần Hoài Thư làm được điều mình đặt ra. Anh đã quăng được nạn, quăng gậy, quăng xe lăn để tự đi trên hai chân của mình. Đi thăm người yêu còn đang bị lưu giữ ở nursing home để chúng ta được đọc bài thơ trên.


      11/15/2021


      Bài viết đang dở dang thì hung tin Trần Hoài Thư phải cấp cứu vào bệnh viện vì chứng ói ra máu. Và đây bài thơ được viết ra sau năm ngày nằm trong bệnh viện JFK (New York Hospital Center of Queens). Đây Trần Hoài Thư “lì” của con người luôn bị “khổ nạn” dằn vặt:


      Thơ từ JFK (Ngày thứ năm ở bệnh viện tặng bạn bè chia xẻ)

      Tôi thức dậy, mấy giờ thì cũng vậy

      Tôi tình tôi của nẻo bỏ phế trì

      Còn đâu căn phòng, máy cắt, máy in

      Với dàn computer tôi kéo màn ca hát

      Đã quen rồi một bài thơ vừa mang áo mới

      Nhưng bây giờ tôi bị đóng ống đinh

      Này ống dây chuyền nước biển hồi sinh

      Này ống thọc vào tận cùng cổ họng

      Này những ống dò tim, ống đo động mạch

      Ngay cả thân giường cũng đặt ống ra đa

      Nhưng mà làm sao cản được nhà thơ

      Thơ gỡ bỏ những nợ trần muốn khóc

      Cô y tá ơi, hãy giúp tôi một cây viết

      Và cho thêm một vài tờ giấy trắng tinh

      Ngày ở đây dài quá, lê thê

      Tôi sẽ vịn thơ mà quên khổ nạn.

      Độc giả yêu mến Trần Hoài Thư xin vào trang nhà Blog Trần Hoài Thư để đọc thêm những bài khác.


      “Khổ nạn” hai chữ của định mệnh Trần Hoài Thư. Nó theo đuổi và đóng khung, ôm rịt ông lại. Ông vùng vẫy được khi có cùng vợ con trên đường đời. Nay ông có vẻ chịu thua vì vợ không còn bên cạnh để cùng dựa lưng chống đỡ nó. Chị đã bị dính liền với “nursing home” hay nói cách khác nhà Người già đã ưu ái nuôi dưỡng chị những ngày còn lại. Con trai nay đã có cuộc sống gia đình riêng của mình. Thương xót cha già là phải vật lộn với thời gian sao cho vừa trọn tình cha con, vừa đầy đủ bổn phận với vợ con của mình. Trần Hoài Thư còn lại với dàn máy vi tính, đống máy in, máy cắt, máy đóng gáy… và với “khổ nạn” cay đắng của mình.


      “Khổ Nạn”, vì nó là “định mệnh” là “nghiệp chướng” nên nó vẫn lừng lững theo gót chân Trần Hoài Thư như hình với bóng. Cái bóng liền sát với hình chỉ chực chờ ngày nó nhập vào thành một. Ngày nào đó, ai mà biết được. Và chỉ cầu mong ngày đó không gần kề, để độc giả yêu mến Trần Hoài Thư vẫn còn được tiếp tục đọc Thư Quán Bản Thảo, để vẫn còn tiếp tục nói cười với ông qua thơ văn.


      Mong thay!


      California, ngày 15 tháng 11 – 2021

      Doãn Cẩm Liên

      Fb Doãn Cẩm Liên

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022
      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Đọc truyện Vương Hồng Sển Doãn Cẩm Liên Nhận định

      - Thơ Tình Tuổi Tám Mươi – Trần Hoài Thư Doãn Cẩm Liên Nhận định

      - Tình Yêu - Trần Hoài Thư Doãn Cẩm Liên Tạp bút

      - Mai Thảo và Bút Pháp Doãn Cẩm Liên Tạp luận

    3. Link (Tran Hoai Thu) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Trần Hoài Thư

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Thơ của người viết văn làm lính chiến Trần Hoài Thư (Hà Khánh Quân)

      Trần Hoài Thư và ước nguyện phục hồi văn chương Miền Nam Việt Nam (Hà Vũ)

      Vài hình ảnh kỷ niệm anh Trần Hoài Thư về Houston mừng Thư Quán Bản Thảo số 100 (Lương Thư Trung)

      Thơ Tình Tuổi Tám Mươi – Trần Hoài Thư (Doãn Cẩm Liên)

      Níu Một Đời, Giữ Một Thời (Ban Mai)

      Tình Yêu - Trần Hoài Thư (Doãn Cẩm Liên)

      Trần Hoài Thư và Ngọc Yến, với con chim chằng nghịch và nỗi nhớ quê (Ngô Thế Vinh)

      Chùm thơ Vịn của Trần Hoài Thư (Đỗ Trường)

      Nhà văn Trần Hoài Thư và việc xuất bản sách thân hữu (Trần Yên Hòa)

      Nghiệp Hành (Nguyên Minh)

      Vịn Vào Lục Bát Của Trần Hoài Thư (Phạm Văn Nhàn)

      Ra Biển Gọi Thầm: Niềm Đau Của Thế Hệ Lớn Lên Trong Thời Chiến (Lê Tạo)

      Trần Hoài Thư - Người Lính Và Nỗi Buồn Chiến Tranh (Đỗ Xuân Tê)

      Đọc "Truyện Từ Văn" của Trần Hoài Thư (Hoàng Ngọc Hiển)

      Trần Hoài Thư (Học Xá)

      Qui Nhơn, Bình Định trong thơ người lính Trần Hoài Thư (Nguyễn Mạnh An Dân)

      Ngồi "Quán" Với Trần Hoài Thư (Lê Văn Trung)

      Lang Thang ... Quán (Nguyễn Lệ Uyên)

      Hành Trình Của Một Cổ Trắng (White Collar) (Phạm Văn Nhàn)

      Trần Hoài Thư, Người của Di Sản Văn Học Miền Nam (Nguyễn Minh Nữu)

      Vịn Vào Lục Bát, điểm tựa cuối cùng của Trần Hoài Thư (Đỗ Trường)

      Trần Hoài Thư, người khâu di sản (Trần Doãn Nho, nguoi-viet.com)

      Trần Hoài Thư, Ngọn Cờ Đầu : Nổ Lực Xiển Dương 20 Năm Văn Chương Miền Nam (Du Tử Lê)

      Trần Hoài Thư, 'hiệp sĩ lẻ loi' của văn chương miền Nam (Ðỗ Dzũng)

      Qua Ô CỬA của Trần Hoài Thư, Nghĩ và Viết Về Thơ Chiến Tranh Miền Nam (Phan Bá Thụy Dương, vnthuquan.net)

      Trò chuyện cùng Trần Hoài Thư về Thư Ấn Quán & Thư Quán Bản Thảo (Trần Doãn Nho, luanhoan.net)

      Nhà văn Trần Hoài Thư và tác phẩm “Văn Miền Nam Thời Chiến” (Mặc Lâm phỏng vấn, rfa.org)

      Trần Hoài Thư và Châu Hải Châu (luanhoan.net)

      Trang Trần Hoài Thư (art2all.net)

      Blog Trần Hoài Thư & Thư Quán Bản Thảo

       

      Tác phẩm của Trần Hoài Thư

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Bức Tranh Quyên Sinh (Trần Hoài Thư)

      Ân Tạ Của Một Người Vừa Thoát Chết

      (Trần Hoài Thư)

      Dòng sông qua những tác phẩm của Doãn Quốc Sỹ (Trần Hoài Thư)

      Nguyễn Phương Loan Người thi sĩ có tâm hồn vô lượng (Trần Hoài Thư)

      Hành trình tạp chí Chỉ Đạo (Trần Hoài Thư)

      Đọc một bài thơ "lục bát mới" trước 1975 của Thành Tôn,

      Nhà Văn Trẻ Ấy Bị Thương,

      Đi tìm “bài thơ trên xương cụt” của Chinh Ba ,

      Trần Phong Giao và những người viết trẻ,

      Ý Thức Và Nỗi Bơ Vơ Của Bầy Ngựa Hoang,

      Đi tìm Vũ Hữu Ðịnh ở Mỹ (Tạp bút)

       

      Gò Bồi Bên Kia Sông,

      Ra Biển Gọi Thầm,

      Thủ Đức Gọi Ta Về,

      Thám Báo,

      Ngày cuối cùng của một cổ trắng

       

      Thư Quán Bản Thảo

      Tạp chí Văn học Nghệ thuật phát hành bất định kỳ, tập 1 (tháng 10-2001), tập 45 (tháng 1-2011), nhóm chủ trương: Trần Hoài Thư, Phạm Văn Nhàn, Trần Bang Thạch, Cao Vị Khanh, NG~.

      Ðịa chỉ P.O Box 58, South Bound Brook, NJ 08880.

      Email: tranhoaithu@verizon.net

       

      Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  Bùi Kỷ,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)