1. Head_

    Trúc Phương

    (.0.1939 - 18.9.1995)

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Mai Thảo và Bút Pháp (Doãn Cẩm Liên) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      1-11-2021 | VĂN HỌC

      Mai Thảo và Bút Pháp

        DOÃN CẨM LIÊN
      Share File.php Share File
          

       


      Nhân đọc Mai Thảo – Hôm Nay Đi Chùa Hương trên tạp chí Thư Quán Bản (TQBT) tháng 9, được Trần Hoài Thư (THT) gọi là “Góp nhặt những Hạt Vàng của Mai Thảo”. Những hạt vàng này rải trên hai tạp chí Nghệ ThuậtVấn Đề được phát hành khoảng năm 1966 và 1968 và vài năm sau nữa.


      Hai chữ Hạt Vàng được THT ví von quả không sai tí nào vì chữ dùng của Mai Thảo là những hạt vàng. Hạt vàng lấp lánh. Chúng được tuôn ra từng chùm, nhiều khi nhiều chùm chữ để diễn tả một sự kiện hay một vấn đề này đó. Chùm chữ này nó long lanh, ẩn hiện để rồi người đọc phải biết kết nối nó lại thì mới thấy ra được cái thông điệp của Mai Thảo gởi đi cho chúng ta đọc!


      Ví von xa hơn, đọc Mai Thảo có thể tưởng như mình đang nghe một bài nhạc jazz. Tất cả những nốt nhạc chính của bài nhạc đều bị làm mờ đi bởi những nốt phụ chung quanh. Những hợp âm quãng 4, quãng 5, quãng 7, quãng 6 và 9 lơ lửng khiến cho người nghe không biết đâu là bến bờ, đâu là nốt chính của câu nhạc là gì. Thì... văn chữ của Mai Thảo cũng lơ lửng, lãng đãng như vậy. Hãy nghe ông tả Chùa Hương như thế này:

      “Tôi lên Hương Tích Sơn. Tìm đến vùng tín một trầm mặc của chùa Tiên. Ngả vào đằm đằm bóng mát Thiên Trù. Đánh chìm những nhễ nhại mồ hôi những choáng váng mưa nắng xuống giòng xanh lặng hiền hòa của giòng suối, mang tên Đục, nhưng trong vắt như hồn người ở ngoài mọi bến bờ tục lụy.”

      Hay chưa? Hết cả nắng nóng, hết cả mồ hôi mệt nhọc khi đến Thiên Trù, khi ngồi trên thuyền lướt trên suối Đục.


      Những ai đã từng đi chùa Hương, đã từng thưởng thức ngồi thuyền chèo trên suối Đục, ghé Thiên Trù chùa dưới chân núi, thì chắc hẳn phải choáng váng vì những danh từ, tính từ, trạng từ mà ông dùng. Ông đã rải một nắm “hạt vàng” lên trên con đường đi vào chùa Hương cho chúng ta nhặt lại. Nhặt được nhiều ít là do nơi cách nhặt của chúng ta thôi,


      Cũng vậy, trong “Vài Nét Điển Hình Của Văn Chương Tùy Hứng”, Mai Thảo đã phê bình văn chương miền Nam thời 1960 không mấy vững chắc, cho nên một tràng “hạt vàng” ông buông ra như thế này.

      “Nhìn lại mười lăm năm văn học nghề thuật miền Nam, cái hỏng lớn nhất của ta, là hành động văn học, sáng tạo nghệ thuật nào cũng chỉ được cắm vững trong cái địa hạt lạ lùng của tùy hứng. Ta làm nắng làm mưa được cho đời sống. Nhưng mưa ta bất chợt, nắng ta thất thường. Nó thẩm mỹ hơn là nó chắc nịch cơm gạo, cụ thể máu huyết, cái lối mưa lối nắng làm đẹp một buổi chiều thành lất phất, làm vui một buổi sáng thành bay múa, mà chẳng là khí hậu thời tiết dung dưỡng lý tưởng thành ẩm ướt và ấm áp nhuần thấm cho mùa màng mầm hạt đội đất chồi lên...”

      Người viết những dòng này chỉ là thế hệ rất xa thời “Văn Chương Tùy Hứng”, thế mà đọc lại những lời bình trách nhẹ nhàng của Mai Thảo gửi người cầm bút thời ấy mà rùng mình! Ông nói nhẹ đó nhưng lại rát mặt. Ông nhắc các nhà thơ nhà văn thập niên 1960 là không được tùy hứng khi sáng tác, cần khẳng định cứng rắn và đi thẳng đến mục đích, bằng không chúng ta không đạt được gì, như mùa màng thì thất bát, văn chương thi phú thì chết yểu!


      Nhưng cũng đứng từ thời điểm ngày nay, đầu thế kỷ thứ hai mươi mốt, quay về quá khứ thì người viết thấy Mai Thảo đã quá khắt khe cho chính mình và toàn thể văn thi sĩ thời ông. Thời thập niên 1960 trở đi cho đến 1975, có phải là văn chương nghệ thuật miền Nam Việt Nam “sáng lóa”. Sáng là nhờ những phong cách viết mới, nội dung phong phú và lạ lùng vì tinh thần “tự do” của vùng đất miền Nam chan hòa nắng ấm và đầy tình người.


      Chính ông Mai Thảo đã ví von cuộc di cư 1954 của dân miền Bắc vào đến Nam Bộ như chuyện ghép một nhánh cây đã trưởng thành vào một thân cây mới lớn đang độ sung sức. Kết quả: cây trái, hoa lá sum suê. Văn học nghệ thuật miền Nam thập niên 1960 – 1975 là hình ảnh này đây. Đọc Võ Phiến - Tạp Bút cũng nhận ra được sự kiện này.


      Hôm nay, sau tám mươi năm trôi đi, độc giả được đọc lại những “hạt vàng” mà ông Mai Thảo đã rải ra cho người Việt Nam một thời xa xưa, có thấy trong tâm mình một sự ngưỡng mộ về những nhận xét, cung cách viết, và chữ dùng của người xưa chăng?


      Riêng tôi, thân cúi gập xuống vì trân quý văn phong của ông Mai Thảo.


      California, ngày 16-9-2021

      Doãn Cẩm Liên

      Doãn Cẩm Liên

      Nguồn: Thư Quán bản Thảo Số 95 tháng 10-2021
      Mừng sinh nhật thứ 20 tạp chí TQBT (10/2001 - 10/2021)

      Ad-22 Ad-22


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Đọc truyện Vương Hồng Sển Doãn Cẩm Liên Nhận định

      - Thơ Tình Tuổi Tám Mươi – Trần Hoài Thư Doãn Cẩm Liên Nhận định

      - Tình Yêu - Trần Hoài Thư Doãn Cẩm Liên Tạp bút

      - Mai Thảo và Bút Pháp Doãn Cẩm Liên Tạp luận

    3. Bài Viết về nhà văn Mai Thảo (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Mai Thảo

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Mai Thảo và Bút Pháp (Doãn Cẩm Liên)

      Vài Ghi Nhận Về Mai Thảo (Nguyễn Hưng Quốc)

      Miên Trường (Hồ Đình Nghiêm)

      Phỏng vấn nhà văn Mai Thảo (Nguiễn Ng. Í)

      Với Nhà Văn Mai Thảo: Thơ Như Đường Gươm Múa Lượn... (Trần Văn Nam)

      Mai Thảo (Học Xá)

      Mai Thảo người kể chuyện bằng văn (Trần Thanh Hiệp)

      Mai Thảo (Hợp Lưu)

      Hành Trình Đến Tự Do Nhà Văn Thuyền Nhân Mai Thảo (Ngô Thế Vinh)

      Nói Chuyện Với Nhà Văn Mai Thảo

       (Thụy Khuê & Trần Vũ)

      Vài ghi nhận về Mai Thảo (Nguyễn Hưng Quốc, Tiền Vệ)

      Gối đầu lên chữ nghĩa (Hoàng Khởi Phong, Talawas)

       

      Tác phẩm của Mai Thảo

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Màu lụa Hà Đông trong thơ Nguyên Sa (Mai Thảo)

      Những Ca Khúc Tiền Chiến (Mai Thảo)

      Ngôi Sao Hàn Thuyên (Mai Thảo)

      Nhật Tiến Vẫn Đứng Ở Ngoài Nắng (Mai Thảo)

      Tiếng hát Thái Thanh (Mai Thảo)

      Mặc Đỗ Quy Ẩn (diendantheky.net)

      Bản Chúc Thư Trên Ngọn Đỉnh Trời

      (sangtao.org)

      Nhân Cách Bình Nguyên Lộc  

      (diendantheky.net)

      Chuyến tàu trên sông Hồng, Mưa núi,

      Thơ: Ta thấy hình ta những miếu đền

      (Talawas)

      Tác phâm trên mạng:

      - vantuyen.net   -  sangtao.free.fr

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Vài cảm nhận nhân đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Đỗ Anh Hoa)

      Lữ Quỳnh, Bạn Tôi (Trần Hoài Thư)

      Nguyễn Thụy Đan: Những thác ghềnh ẩn mật (Nguyễn Minh Nữu)

      Nguyễn Minh Nữu (Nguyễn Vy Khanh)

      Nguyễn Thị Thanh Dương và Một Buổi Giới Thiệu Sách Thật Cảm Động (Chu Tất Tiến)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)