1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Gặp Mặt Anh Em Văn Nghệ Miền Trung (Cung Tích Biền) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      28-12-2013 | VĂN HỌC

      Gặp Mặt Anh Em Văn Nghệ Miền Trung

        CUNG TÍCH BIỀN
      Share File.php Share File
          

       

      LTS: Bài viết này được sưu tập từ tuần báo Khởi Hành số 28 phát hành vào năm 1969.

      Như đã loan báo kỳ đầu tiên số 25, mỗi tuần Khởi Hành sẽ mở một cuộc “đối thoại” với một tác giả hay một nhóm anh em làm văn nghệ quy tụ trong cùng một tạp chí. Hai số trước, mục này phải gác lại vì cuộc phỏng vấn “Nghề Văn, Truyện Dài, Truyện Ngắn” chiếm mất chỗ.

      Nay, Khởi Hành tiếp tục mục này với cuộc nói chuyện với anh em nhóm Trước Mặt ở Quảng Ngãi . Sau đó, KH sẽ tiếp tục với tác giả khác, các nhóm anh em khác ở Sàigòn cũng như ở các địa phương khác, như ở Đà Nẵng, ở Huế, ở Nha trang. Đây là một hoạt động của KH, nhằm phổ biến sinh hoạt các nơi, như có lần bổn báo TKTS viết trong mục Nhật Ký Văn Nghệ – nhân lần đi Nha Trang và sau đó, như Chủ Nhiệm bổn báo đã nói, về việc thúc đẩy anh em thành lập các Chi Hội VNSQĐ tại các tỉnh. Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được sự cộng tác của các anh em ở xa. Riêng những cuộc đi và gặp ở xa, anh Cung Tích Biền sẽ đảm nhiệm, bởi anh có cơ hội được đi luôn. Anh Cung Tích Biền, đặc phái viên văn học đầu tiên ở VN sẽ hoàn toàn đóng vai một người ghi chép không thêm bớt ý kiến được phát biểu trong các cuộc tiếp xúc của anh. Kỳ này mời bạn đọc tham dự cuộc nói chuyện của anh Biền với nhóm Trước Mặt.

      Tạp chí Trước Mặt là một nguyệt san được phát hành đều đặn tại thị xã Quảng Ngãi từ hơn một năm nay, do một số anh em văn nghệ trẻ Miền Trung chủ trương như các anh: Phan Nhự Thức, Hà Nguyên Thạch, Đinh Hoàng Sa, Vương Thanh, Nghiêu Đề, Khắc Minh, Luân Hoán, Lê Việt Nguyên, Nguyễn Nguyên Phương, Thành Tôn, Minh Đường…


      Quảng Ngãi là một thị trấn của vùng I chiến thuật, nơi được gọi là bị chiến tranh tàn phá nặng nề vào những năm sau này. Nhóm các anh em chủ trương được kể ở trên là những người lâu nay vẫn thường hay cộng tác với phần lớn những tờ báo đứng đắn tại Thủ đô. Ngoài ra một số các anh trên cũng là những tác giả đã có tác phẩm thơ văn hiện đang bày bán tại Saigon, như Vương Thanh với tập truyện “Khu rừng mùa Xuân”, Hà Nguyên Thạch với tập thơ “Chân cầu sóng vỗ”, Thành Tôn với tác phẩm “Thắp Tình”, Phan Nhự Thức với “Đốt tuổi”.


      Nhóm các anh chủ trương tạp chí Trước Mặt phần lớn đang tại ngũ, có người đã cắt bỏ cho chiến trường một vài phần thân thể yêu quí: như Luân Hoán chẳng hạn, Luân Hoán xuất hiện trên tạp chí Bách KhoaVăn Học từ năm 1963, nay Luân Hoán bị cưa một chân, đi nạng, tiếp tục làm thơ, chờ giải ngũ.


      Trong chủ đề tìm hiểu tình trạng những người làm văn học nghệ thuật ngoài thủ đô, tuần báo Khởi Hành sẽ lần lượt gặp gỡ các nhóm Việt (Huế), Ý thức, Dựng Đất (Nha Trang), Cùng khổ (Đà Nẵng), Thế đứng (lưu động), Nhìn Mặt (Tuy Hòa), Biểu Tượng (Cần Thơ)… Tất cả những cuộc họp mặt đều do anh Cung Tích Biền lần lượt thực hiện. Sau đây là cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa tòa soạn Khởi Hành và nhóm chủ trương tạp chí Trước Mặt:



          Nhà văn Cung Tích Biền

      Cung Tích Biền: Thưa các anh, xin các anh cho chúng tôi biết những lý do và hoàn cảnh đưa đến sự hình thành của tạp chí Trước Mặt?


      Phan Nhự Thức: Thưa anh, trong buổi họp mặt chúng tôi rất lấy làm tiếc vì sự vắng mặt của các anh Vương Thanh, Luân Hoán, Nghiêu Đề, Đinh Hoàng Sa, Thành Tôn và những anh đã giúp rất nhiều cho tờ báo từ khi nó chào đời đến nay.

      Sự có mặt của tạp chí Trước Mặt kể ra thật lạ lùng vì nó gặp quá nhiều khó khăn nội cũng như ngoại tại.


      Đầu tiên anh em chúng tôi muốn qui tụ nhau làm một tờ báo. Nhưng nhìn đi nhìn lại tiền thì không có, anh em mỗi người ở một phương, không khí ở tỉnh lẻ là một thứ không khí bị vây bủa bởi ngày đêm súng đạn: chạy miếng ăn để sống qua cơn hoạn nạn đã là khó huống chi nói đến văn học nghệ thuật.


      Nhưng với mọi cố gắng, một sáng Chủ Nhật (vì ngày Chú Nhật chúng tôi mới không công vụ) chúng tôi họp nhau tại một quán cá phê. Từ quán cà phê này bừng bừng ra cái chuyện nộp bài, góp tiền “kẻ ít người nhiều” và chọn cho tờ báo một khuôn khổ, một hình thức cũng như một nội dung. Chà chà, cái khoản tiền mới là rắc rối. Chúng tôi nghèo mạt rệp cả. May mắn chúng tôi gặp chính quyền ở đây là một chính quyền tốt, đã có nhã ý tài trợ chúng tôi một ít về tài chính. Đỡ bớt cho một gánh nặng.


      Cung Tích Biền: Thưa các anh, một tờ báo khi được một cơ quan công quyền hay một tổ chức nào đó đứng ra tài trợ, tờ báo đó không ít thì nhiều phải chuyển hướng. Tờ báo, nếu không là một tiếng loa cho cái tổ chức đứng ra tài trợ, thì nó, tờ báo của các anh cũng khó mà thoát xác để trở thành một tờ báo đúng ý nguyện của người làm văn nghệ? Thưa các anh, xin các anh cho biết có những ràng buộc gì trong việc nhận tài trợ?



           Nhà văn Phan Nhự Thức

      Phan Nhự Thức: Tôi xin đính chính rằng chính quyền không là một chính quyền mà tốt là một chính quyền đã tỏ ra thông cảm rất nhiều với anh em làm văn nghệ. Chính quyền đã giúp đỡ chúng tôi qua mọi khó khăn mà lắm khi tờ Trước Mặt tưởng đã chết theo với cái không khí nghèo nàn và ngột ngạt của tỉnh lẻ này. Chúng tôi sẽ gửi đến anh toàn bộ tạp chí Trước Mặt từ số 1 đến số này để anh đọc kỹ xem. Tôi cam đoan với anh rằng chúng tôi không hề bị sự ràng buộc nào vì sự tài trợ của chính quyền. Tạp chí Trước Mặt từ khi chào đời cho đến nay vẫn là một tạp chí thuần túy văn nghệ. Ngoài ra có một số bài có tính cách chính trị thời đàm. Tôi thiết nghĩ bất cứ tờ báo nào cũng phải có những bài những mục như tờ Trước Mặt. Bởi vì chúng ta không thể phục vụ cho một thứ văn học nghệ thuật trống rỗng, một thứ văn chương hàng hai hay viễn mơ, một thứ văn nghệ phản bội lại cuộc chiến đấu đẫm máu mà hai mươi lăm năm nay tuổi trẻ đang gánh chịu từ lớp này qua lớp nọ.


      Bây giờ anh Khắc Minh mang đến những tờ Trước Mặt từ số 1 đến số 16. Buổi họp mặt bắt đầu từ lúc 12 giờ trưa, anh em đều đói bụng. Anh Khắc Minh dọn các thứ ly tách đang đựng trà trên bàn để mang ra thức ăn: La de hộp, bánh tráng, và thịt bò thui mua từ bên kia sông Trà Khúc về. Anh em vừa lai rai vừa nói chuyện. Buổi trưa thật vắng vẻ trong khu vườn nhà anh Khắc Minh. Khu vườn nằm ở ngoại ô thị trấn, vườn đầy bóng cây, lá chết cùng trái chín, có thể nghe hoài hoài tiếng chim từ các lùm kín.


      Cung tích Biền: Thưa các anh, ngoài khó khăn về tài chánh xin các anh cho biết thêm những khó khăn nào đối với một tờ báo được in và phát hành từ một tỉnh lẻ như tỉnh Quảng Ngãi?



          Nhà thơ Khắc Minh

      Khắc Minh: Về khó khăn trở ngại thì rất nhiều: bài vở, nhà in, tòa soạn, phát hành, thâu ngân. Nhiều lắm anh ạ. Tòa soạn, chúng tôi không có ai là người thường trực. Phần lớn anh em ở đây đều là lính. May ra một ngày phép hay một ngày Chúa nhật anh em chuồn về, đến nhà in chữa “mô rát” cho bài mình. Về nhà in, thật là rắc rối. Điện ở thành phố nhỏ này luôn luôn bị cúp, các máy lớn không thể chạy được. Do đó có khi hằng hai ba tuần cầm bài vở trên tay mà đợi điện chảy nước mắt. Về phát hành, chúng tôi không được may mắn như ở Thủ đô là có một vài hệ thống phát hành chung trên toàn quốc. Ở đây chúng tôi tự phát hành lấy. Những tỉnh quá xa xôi như Miền Tây thì đành chịu, không thể gửi báo tới được. Tôi mang báo đến bưu điện gửi đi Đà Nẵng, Nha Trang, Huế, thường khi thiếu tiền cước phí phải chạy về mượn mõ anh em năm ba trăm. Thật là vất vả nhưng trong vất vả có cái vui không kể xiết. À, còn ông bưu điện nữa, thôi thì khỏi nói về tốc độ đối với những con rùa.


      Thâu ngân, cái khoản đó anh em chúng tôi không hề thấy hiệu quả. Phần lớn báo chúng tôi nhờ bạn bè gửi bán. Được bao nhiêu tiền thì phương đó đã lai rai. Cười trừ. Thế mà vui. Nhiều khi chạy một cái cliché cũng toát mồ hôi. Ở tỉnh lẻ làm gì có những máy chạy cliché, ốp, xèo. Do đó phải vào tận Sàigòn chạy cho mấy cái hình. Phải một anh đi vào Sàigòn công chuyện thì tiền đâu, còn gửi cliché đi đường bưu điện… chao ôi, biết bao giờ cái cliché có thật trở về từ gói hàng bảo đảm.


      Một khó khăn nữa là bài vở. Xin một cái bài của một vài anh tiếng tăm ở xa, anh em có gửi về nhưng chờ có khi hai ba tháng, lâu quá là lâu.


      Anh em cười. Buổi họp mặt đến bấy giờ đã kéo dài một tiếng đồng hồ. Sau cái vụ thịt bò thui bánh tráng thì có mục Mỳ Đại Hàn nấu với nước sôi. Chỉ có thế thôi. Nhưng đói bụng quá. Thấy ngon. Một vài anh em cởi áo, phần lớn những chiếc áo nhà binh. Chung quang đây có: Lê Việt Nguyên, Phan Nhự Thức, Khắc Minh, Hà Nguyên Thạch, Nguyễn Nguyên Phương, Phạm Đình Hiệu, Minh Đường. Trong bảy thanh niên đã có năm là lính.


      Cung Tích Biền: Ở một thành phố thiếu thốn mọi điều kiện, các anh thì bận nhiều công vụ, chiến tranh là một gánh nặng, ban đêm tôi thấy các anh có gia đình ở ngoại ô phải di chuyển vào gần các căn cứ quân sự để trú ngụ, thưa các anh, trong một Miền Trung rộn rã như thế này, các anh có tin rằng tờ tạp chí các anh sống lâu như các tờ báo ở Sàigòn hay không?


      Lê Việt Nguyên: Sau một thời gian làm việc, chúng tôi quả đã gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên nhờ không khí văn nghệ cũng như chính trị ở Miền Trung là một thứ không khí đặc biệt, tuyệt vời, nhờ vào trình độ thưởng ngoạn cũng như vào tất cả những yếu tính đặc biệt của Miền Trung mà chúng tôi không thể giải nghĩa được, chúng tôi có kết luận rằng: “Nếu có người giàu thiện chí giúp đỡ, có một số anh em làm văn nghệ không vụ lợi, thì bất cứ một tỉnh lẻ nào của Miền Trung cũng có thể phát hành được mỗi tháng được một tờ nguyệt san cỡ 100 trang, thật đàng hoàng, đều đặn, thật đứng đắn, mà có thể có kết quả tốt đẹp vì ảnh hưởng của nó”. Anh thấy đó, trước đây không lâu đã có những tờ Cùng khổ, Lập Trường, Việt, Thể Hiện… Miền Trung còn có thể có những nhật báo sống được nhiều năm như ngày xưa có tờ Tiếng Dân của cụ Huỳnh Thúc Kháng, sau này một tờ Nhật báo do ông Lê Trọng Quát chủ trương.


      Cung tích Biền: Sau đây chúng tôi tiếp tục một câu hỏi khác: các anh quan niệm như thế nào về tuổi trẻ, về cuộc chiến này khi các anh cầm bút cho Tạp chí Trước Mặt?



          Nhà thơ Hà Nguyên Thạch

      Hà Nguyên Thạch: Trong tất cả chúng ta đều đồng ý một điều như thế này: không có gì Tự do cho bằng khi chúng ta cầm bút ngồi trước một tờ giấy trắng. Ngược lại, trước tờ giấy trắng, hơn lúc nào hết người cầm bút mới thấy khó khăn về vai trò của mình.Chúng ta không thể là con chim vô ưu ngứa cổ hót chơi, mà chúng ta phải viết gì, làm gì cho cuộc hy sinh từ bao nhiêu năm này. Ngồi tại Quảng Ngãi, như anh thấy đó, ngày đêm, lúc nào không khí chiến tranh cũng bao trùm, lúc nào anh cũng nghe thấy tiếng phi cơ trên đầu, tiếng nổ vọng ngoài kia, ra phố lúc nào cũng thấy lính, thấy bệnh viện, những thương binh nằm trên xe tải thương chạy vụt qua, tất cả, chung quanh đây, từ ngoại cảnh chạy vào tim máu ta, từ thân thể nhỏ nhoi cỏ mọc suốt theo chiều lịch sử: chúng ta quả đã gánh nặng trên vai bao nhiêu là tai ương như một có thật, vượt qua nó, biến nó thành những hạnh phúc có thật cho một đại thể được gọi là Việt Nam. Tôi nói chừng ấy và tôi không thể nói thêm gì nữa, tôi sợ những danh từ mà anh có thể cho rằng đao to, búa lớn, thứ ngụy đề xưa nay.


      Cung Tích Biền: Câu trả lời của anh Hà Nguyên Thạch đã đề ra cho tuổi trẻ một vai trò. Thứ vai trò cuối cùng, duy nhất, ngày hôm nay có thể làm gì cho một đại thể Việt Nam. Vai trò Lính. Tôi xin hỏi các anh, các anh nghĩ gì về vai trò người lính trong văn chương?


      Nguyễn Nguyên Phương: Câu hỏi này được hiểu theo hai mặt: thứ nhất là vai trò người lính được diễn đạt như thế nào trong lãnh vực văn chương; thứ hai, người đang mặc áo lính ở đây đã làm gì cho văn chương nghệ thuật.


      Chúng ta đi từ từ. Phần thứ nhất: người lính xứ nay được các nhà văn nhà thơ đưa đi quá xa trong văn chương, họ bốc người lính ném tận lên cao, làm họ đóng những vai trò không còn thực. Một số người khác lợi dụng văn chương để gây hiểu lầm quá nhiều về người lính. Bốc người lính lên để trở thành một vai trò quá lý tưởng cũng như hạ người lính xuống để trở thành một nạn nhân tủi nhục, hai phía đều hỏng cả. Người lính có một vai trò mà chỉ máu xương chính họ mới giải thích nổi họ. Còn phần thứ hai, tôi thiết tưởng rằng khi một người lính đã cầm bút viết văn thì anh ta không nghĩ rằng anh ta là một người lính nữa. Dù là một tu sĩ, một triết gia, khi họ đã làm văn học nghệ thuật thì họ không còn nghĩ đến cái nghề nghiệp ngoài đời nữa.


      Hai giờ chiều, cái bóng nắng vàng hanh đã ngã dài vào hiên nhà, một cụ già đi quanh quất trong khu vườn anh Khắc Minh, cụ già nhóm mấy đống lá khô, phía thành phố Quảng Ngãi vẳng lại tiếng rì rào của xe cộ, cuộc nói chuyện vẫn còn tiếp tục, có anh đã đề nghị ngâm một bài thơ cho nghe trước khi tiếp tục câu chuyện. Và anh Hà Nguyên Thạch đã ngâm một bài thơ của anh, đăng trong tạp chí Trước Mặt số 16.


      Cung Tích Biền: Thưa các anh, mong các anh cho biết ảnh hưởng của các Nhật báo, Tuần báo, Tạp chí của Sàigòn đối với Miền Trung? Ngược lại cũng xin các anh cho biết thêm về những nhận xét của các anh đối với báo chí Sàigòn.


      Thay vì phải đặt một câu hỏi khác, nhưng tôi xin đặt luôn ra đây để các anh tiện bề trả lời. Mong các anh cho biết thêm những nhận xét của các anh đối với những người làm văn học nghệ thuật tại Saigon, những người được mệnh danh là những nhà văn, nhà thơ, những nhà Văn hóa tại Miền Nam từ 1954 đến nay?


      Hà Nguyên Thạch: Từ nhiều năm nay, trên lãnh vực chính trị chúng ta hiếm thấy một chính trị gia nào tỏ ra chân chính tài ba, thì trên lãnh vực văn hóa văn nghệ cũng thế. Thật đau lòng khi phải nói câu này, nhưng quả nó là thế.

      Về văn nghệ thì những anh em ở ngoài Trung, (tôi tin rằng anh em ở Miền Tây cũng thế) gặp nhiều thiệt thòi. Một bài viết ra phải đến bưu điện gửi đi, thiệt thòi thứ nhất là bài anh ta được xem như bài của những người viết mới. Thế nào là người viết mới? Thế nào là người viết cũ.

      Thiệt thòi thứ hai là ngay đến tiền nhuận bút anh ta cũng không có. Những người không may mắn ở tỉnh lẻ có cảm tưởng như mình là một chiếc lá rời khỏi cành. Điều đó nói lên được tính cách cô lập của Sàigòn trên mọi lãnh vực.


      Trong những năm gần đây, ý thức được điều đó, một số các anh em trẻ ngoài Miền Trung cố gắng mỗi tỉnh có một tờ báo riêng. Anh em muốn chứng tỏ rằng Việt Nam không chỉ có mỗi Sàigòn. Và những gì của Sàigòn không phải là cái toàn diện của Việt Nam.


      Phan Nhự Thức: Trong chuyến đi vào Nam vừa rồi tôi có ghé lại Nha Trang và có gặp nhiều người từng làm văn nghệ như Võ Hồng, Dương Kiền, Duy Năng. Các anh đều đồng ý rằng xưa nay đã có một quan niệm quá lầm lẫn khi đặt ra hai nền văn nghệ. Một nền văn nghệ Sàigòn và một nền văn nghệ tỉnh lẻ. Chúng tôi không thích trong lãnh vực văn nghệ có bè nhóm, một nhà văn lớn sẽ có một nhóm những người chạy theo, quanh quẩn như là những vệ tinh. Chúng tôi không thích chia ra thứ gì của Sàigòn, thứ gì của Miền Trung hay tỉnh lẻ. Thật ra Miền Trung là nơi đóng góp rất nhiều vào nền văn học nghệ thuật xưa nay. Các tỉnh lẻ xưa nay chính là linh hồn của Sàigòn. Hơn thế nữa, chính các tỉnh lẻ đã nuôi sống Sàigòn trên mọi lãnh vực, nhất là Nhật báo, Tuần báo.


      Minh Đường: Chính một phần lớn những người tỉnh lẻ nuôi sống các tờ báo Sàigòn nhưng các người làm báo tại Sàigòn lại không nghĩ đến số độc giả đông đảo này. Tôi thấy có hai loại báo. Nhật báo Tuần báo thứ nhất là tờ báo nặng về chính trị do các chính trị gia đứng ra chủ trương. Nhưng khi các chính trị gia đứng ra làm báo thì họ chỉ là người đóng trò vụng về, họ biểu lộ hết mọi bất tài, cái chân dung nham nhở của họ hơn lúc nào hết độc giả thấy thật rõ ràng. Nhật báo Tuần báo của họ thường nói đến những việc đâu đâu, họ chửi bới nhau cả những việc riêng tư. Họ khinh thị độc giả bởi vì độc giả thật là bực mình khi phải đọc đến những trang báo bẩn thỉu vợ anh này đi lấy Mỹ, cha anh kia Tàu lai, em anh kia đi ở thuê. Ác thay, trong cuộc chửi bới ghê tởm này lại có những anh nhà văn nhà thơ mà độc giả xưa nay quý mến, những nhà văn nhà thơ đó cải danh viết tục tằn để moi móc nhau. Với các chính trị gia, dù moi móc đời tư họ cũng nhân danh dân tộc.


      Loại Nhật báo Tuần báo thứ hai là loại nặng về Văn nghệ và các điều tra phóng sự. Văn nghệ của Nhật báo là thứ văn nghệ làm ung thối một phần nào xã hội vì những chuyện hoang dâm dục tình. Họ lợi dụng thị hiếu thấp kém của độc giả, khai thác triệt để những chỗ ngứa của loài heo. Như thế họ bán báo chạy. Điều tra phóng sự của họ thì vô số những sai lầm... Nhiều khi một sự việc xảy ra tại tỉnh nhà nhưng người dân cầm tờ báo đọc, người dân không biết họ đang viết chuyện ở đâu, viết cho ai đọc. Đó là chưa nói đến những “xì-căng-đan” do chính một vài tờ báo lăng-xê ra rồi sau đó họ lại cải chính, lại thư đi tin lại, họ ngã mũ chào với nhau những trò hề quá quắc khi có một vụ kiện giữa hai bên.


      Phạm Đình Hiệu: Từ nhiều năm nay tại Miền Nam chúng ta có những nhà văn nhà thơ nhà báo thật khả ái, đúng với cái danh từ đẹp nhất. Nhưng ngoài ra, số người làm ung thối cho đẳng cấp này cũng không ít. Thậm chí tôi biết có nhiều ký giả đến tỉnh lẻ, hay vào các hãng buôn làm áp-phe. Một số các nhà văn đã chối bỏ cái thiên chức cao quí của mình, họ không chịu an phận một hàn sĩ. Họ bẻ cong bút với một vài bút hiệu khác, viết khiêu dâm để kiếm cho nhiều tiền. Thêm vào đó họ gây ra những tỵ hiềm giữa Nam Bắc, gieo trong đầu óc hiền hòa của dân chúng xưa nay cái danh từ kỳ thị. Cái đó chỉ có nơi các ông được gọi là chính trị gia xôi thịt nhà văn nhà báo xướng ra. Chứ ngoài dân chúng, người dân Việt Nam chúng ta chưa hề có cái kỳ thị khốn nạn kiểu người Da trắng đó…


      Cuộc nói chuyện chấm dứt vào Ba giờ chiều. Còn nhiều ý kiến thiết thực nhưng khuôn khổ tờ Khởi Hành không cho phép. Chúng tôi xin dành lại cho một ghi nhận khác ở một lần khác trong loạt bài viết Tổng quát về các sinh hoạt Văn học nghệ thuật tại các tỉnh lẻ. Chúng tôi cũng sẽ lần lượt chuyển đạt đến khắp nơi ý kiến của những anh em trẻ, những người không được may mắn sống ở Sàigòn.

      Chân thành cảm ơn tất cả anh em trong nhóm Trước Mặt.


      Cung Tích Biền

      (TQBT tập 39, Tháng 10-2009)

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Giá rai, đã có những ngày như thế Cung Tích Biền Truyện ngắn

      - Đời Ngửi Khói Cung Tích Biền Truyện ngắn

      - Ông Dương, Ông Đã Về Trời Cung Tích Biền Hồi ức

      - Gặp Mặt Anh Em Văn Nghệ Miền Trung Cung Tích Biền Phỏng vấn

    3. Bài viết về Tạp chí Trước Mặt (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Tạp chí Trước Mặt

       

       

      Thơ Văn

       

      Trích từ Tạp chí Trước Mặt


      Bài viết về các Tạp Chí

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Việt Dương và Trần Thị Nguyệt Mai Với “Chân Dung Ngày Đó Bây Giờ” (Phan Tấn Hải)

      Tản mạn về “Hạ đỏ có chàng tới hỏi” (NP Phan)

      Tưởng nhớ Hoàng Ngọc Tuệ (Ngô Nhân Dụng)

      Trần Lê Nguyễn - Một thời có bão (Trần Áng Sơn)

      Trịnh Y Thư - Và khi về ngồi dưới những gốc nho biển (Bùi Vĩnh Phúc)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  Bùi Kỷ,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)