|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Lần Hành Quân Trở Về (Hoàng Lộc)
Cuộc Họp Mặt Đầu Năm Kỷ-Dậu (Luân Hoán)
Trên Cao (Khắc Minh)
Trên Đường Cát Mỏi (Lâm Chương)
Quảng Ngãi, Kẻm Gai và Những Loài Chim Nhỏ (Phan Nhự Thức)
Trở Lại Huế (Trần Hoài Thư)
đã thấy khác xa từng lời mẹ dạy
linh hồn vàng cùng tận cõi ăn năn
đường lui quân ôi dòng dòng máu đỏ
của kiếp người chưa đủ một trăm năm
khi ngơ ngác nhìn lên từng thi thể
đôi tay anh thô bạo tự bao giờ?
người da vàng - người da vàng tuổi trẻ
đã âm thầm giấc ngủ thuở hư vô
chắc thượng đế đã già nên lú lẩn
quyền tử sinh bỏ lạc xuống tay người
trên đất nước thấy ngựa về mặt trận
trước đau thương chẳng biết khóc hay cười!
từng cái chết đồng bào trên ngực áo
những huy chương nhớ nỗi xót xa mình
anh cúi mặt xin đời thôi cổ võ
(mẹ ngủ rồi ai hát khúc sơ sinh?)
muốn hỏi em lời buồn không hỏi được
nên buổi chiều chiến thắng bỗng sầu bi
anh bé nhỏ như một loài ngựa lạc
trái tim khô se sắt buổi quay về.
(THƠ ANH BÂY GIỜ)
(Trước Mặt số 13 năm 1969)
LTS (Trước Mặt): Cuộc chiến đã toàn diện, có người đã ngã xuống, người đã mang tàn phế. Một Y Uyên tử thương ở Nora (Phan Thiết), một Chu Tân bỏ một chân cho chiến trường Quảng Ngãi và bây giờ đến lượt Luân Hoán. Trong một cuộc hành qân tại Mỷ Đức, Luân Hoán tức thiếu úy Lê Ngọc Châu đã để lại cho quê hương chúng ta một ống chân trái vào ngày 25 Tết vừa qua. Trong đau đớn này, Luân Hoán đã ôm từng người bạn thân, và bài thơ sau đây là những giọt lệ biếc của Châu khi nằm điều trị tại bệnh viện...
hỡi toàn thể bạn bè
những người tôi chưa hề biết tên quen mặt
những người tôi từng bắt tay
từng ôm nhau ngủ
tôi sắp sửa nói cùng các anh
nhũng lời vinh hiển
những lời chân thật
mà từ trước đến nay tôi chưa bao giờ nói được
dù tôi đã làm thơ
dù tôi đã dùng chính máu mình hòa vào những dòng thơ đó
hỡi các bạn thân yêu
thật khó mà tin tôi còn đủ bình tĩnh đủ lạc quan
để nghĩ và viết
cho các bạn bài thơ này
chắc các bạn sẽ không đánh giá
sẽ không tìm ý nghĩa nội dung hay bố cục
mà cũng hiểu được tôi
ôi tôi còn nói làm gì? còn nói những gì?
tôi nói cùng ai đây?
cho các bạn hay cho chính tôi?
hỡi Khắc Minh hỡi Trần Anh Lan
hỡi hai cây thịt mang áo mầu như ta
đã hân hạnh được ta gặp mặt đầu tiên trong đầu năm Kỷ Dậu này
hôm nay ngày mùng tám âm lịch phải không?
ngày bánh mức đã cạn
ngày những câu chào mừng xã giao đã ngượng
hai đứa mày còn nhớ gì không?
khi chiếc xe thồ và người tài xế già đưa ta về
ngôi nhà trước khi ta và Lý ở
ngôi nhà có giàn hoa
có tổ chim se sẻ
ôi những giọt nước mắt
ta có khóc bao giờ đâu
sao ta không nhìn được hai đứa mày
sao ta cúi mặt
hai bàn tay ta bận cầm nạng gỗ
còn bàn tay nào để nắm tay nhau?
còn bàn tay nào gạt trôi vết lệ?
buổi chiều thật lặng yên
ta nào dám nhìn chung quanh
ta vào dám nhìn mái tóc bạc trên đầu người mẹ già của Minh
đang run run mừng ta về đó
và những nụ cười trên môi bé Ý
và những tiếng chó sủa vang
ta bước đi
một bên Trần Anh Lan
một bên là mày phải không Khắc Minh
sao không ai nói cùng ta hết
lời chia vui sao nở cạn rồi?
ơi cái bàn này ta đã ngồi
ơi cái giường này ta đã nằm
thân mật quá
ta muốn nói ta muốn tỏ tình ta muốn thét
ta muốn đi chỗ này
ta muốn lại chỗ kia
ta muốn ra chuồng heo
ta muốn ra giếng nước
ta muốn vào thăm cầu tiêu
nhưng than ôi ta phải nằm đây
dĩa mức cuối cùng để dành cho ta
những cái bánh cuối cùng để dành cho ta
ta đã nhai thật lâu thật nhỏ
mà nuốt vào vẫn nghẹn
rồi Vương Thanh
rồi Hà Nguyên Thạch
rồi Phan Nhự Thức
và biết bao nhiêu người ta chưa hề quen
vội vã vào thăm ta
vào thăm ta hay xem một vật lạ
một vật mất một chân
còn đứng đi nói cười
ôi Thanh ôi Thạch ôi Thức
tại sao chúng mày lại khóc
tại sao chúng ta không nắm được tay nhau
tay ta vẫn còn đây
vẫn còn nguyên năm ngón
năm ngón ngũ hành của Tường Linh
trong một bài thơ nào đã nói
ôi Thanh ôi Thạch ôi Thức
ôi những con mắt đỏ ngầu
những con mắt căm hờn
những con mắt thương xót
chúng mày đã nhìn lên ta
bằng những bàn tay xoa dịu vuốt ve
như một cơn gió mát
cơn gió của trái tim họp lại
cơn gió làm tủi lòng ta
nào ta có dám trách đâu
nào ta có dám nghi ngờ đánh giá
bố thí tình thương
hay chia nhau nỗi đau xót?
sao ta khổ sở thế này
mười bốn ngày trong bệnh viện Mỹ
ta chưa bao giờ được khóc
không phải là ta sợ
không phải là ta không đau buồn
nhưng bây giờ nước mắt ta chảy được
chảy hân hoan
và cả bọn mày nữa
vô duyên và hèn nhát
cũng khóc được cho một bàn chân
gởi cho quê hương yêu dấu
ôi nên tha thứ hay kết án đây?
có tình nào cao hơn tình yêu và tình bạn
ta cảm ơn đất trời
đã cho ta những người bạn như bọn mày
những người bạn không thể nào kể hết trên giấy
gọi hết trong bài thơ
nhưng trong trái tim ta
ta đã ghi đâ khắc rõ
đã dành mỗi chỗ ngồi cho mỗi đứa
hỡi những bạn đã đến cùng ta.
)Trích tạp chí Trước Mặt số 13 năm 1969)
mưa trên tóc mưa cuối đèo
tình giao mắt ngậm ngùi heo hút ngàn
dưới sương sao khép dáng buồn
cành trên nghiêng bóng chim rừng thôi ca
bay sầu gió thả mù xa
môi thâm đắng giọng đêm nhòa nhạt trôi
chẻ mềm khói thuốc làm đôi
nửa che tay ngóng nửa vời vợi trông
sáng phơi sợi nhớ bềnh bồng
chiều đan tay bóng nắng hong tóc mềm
ở đây rừng thẳm dốc triền
nghiêng đêm xuống nhớ ngày lên vội sầu
giao tình sáng đỉnh thâm sâu
thủy chung trổ búp thơ sầu thả bay.
(TRÊN YÊN NGỰA)
(Tạp chí Trước Mặt số 11&12)
tôi từ rừng núi hoang vu
về đây ngọn tócsương mù chưa tan.
tay tôi đôi nhánh khô vàng
lòng tôi cỏ muộn cổ khan giọng người.
níu đời tìm chút yên vui
lẩn trong khói bụi nụ cười chiêm bao.
nhớ em tình thoáng đêm nào
đèn treo mắt đỏ lửa sầu đêm nay.
tôi về ngơ ngác đôi tay
chân đi hồn rã áo bay lạ người
vẫn mình trên phố ngược xuôi
nghe trong cơn rộn tiếng đời héo hon.
mai đây rời bỏ phố phường
máu se cát mỏi trên đường tôi đi...
(Trích Trước Mặt số 13)
1.
Những ngày tháng ra giêng rời vụn, bịt bùng, ngột ngạt, chán nản, mỏi mệt, hốt hoảng rơi trên từng ngôi nhà, đường sá và con phố Quảng-Ngãi. Tôi đã thả tôi lăn cùng ngày tháng đó. Và trong sự sống nghiệt ngã tôi phấn đấu với tôi rời rã. Tôi đã ngồi nhìn tôi thảm nảo cùng với sự xung quanh buồn nản, khôi hài. Trước mặt những hàng kẽm gai chia phân từng con đường nhỏ lở lói bụi bặm. Ôi thành phố yêu dấu của ta đã trở thành một phòng ngự, một biên đồn chống giặc mà hàng đêm các em, các anh, bằng hữu, đồng bào tôi cũng đành nhận làm những tên lính gác, chong mắt nghe ngóng âu lo.
Em hỡi em - hỡi con chim nhỏ chiều nay bay vào hồn tôi bối rối, tôi xin làm tên lão bộc nuôi loài chim quí suốt thời gian cô đơn. Em nào hiểu được thành phố chúng ta đang phập phồng trong cơn lửa đỏ, trong mùa tổng quấy phá của kẻ thù? Em nào hiểu được nỗi xót đau của một cuộc chiến đã đánh quỵ bạn bè anh tàn nhẫn, đã dạy bằng hữu anh trở thành những tên truy hoan phá đời hung hãn và biến bạn bè anh thành người hùng vinh hiển hay nhũng người buồn bã- mặc dầu hàng ngày, hàng đêm vô tình em bị cuốn lôi vào sự kinh hoàng của chiến trận. Em nào hiểu thấu những buổi chiều vội vàng anh ngồi bông đùa cùng bạn bè bên tách cà phê trước khi về nhà và những chén cơm mặn, khô sửa soạn cho một công việc bình thường tìm một chỗ ẩn thân như bạn bè em hàng đêm tản cư chạy giặc. Vậy đó: Chứng tôi cười nham nhở, cười vỡ từng nỗi hoang vu trong lòng mình, cười và từng nỗi chán nản bực dọc xung quanh. Và thành phố chúng ta cũng thế. Xin người hãy bao dung tha thứ.
2.
Buổi chiều xuống vội. Con nắng quái gỡ vàng vọt chạy trốn từng đoàn mây đen và những ụ khói mù của những chuyến bom vừa thi nhau đổ xuống. Tôi ngồi một quán cà phê. Quán cà phê bị bủa vây bởi những hàng kẽm gai phòng ngự. Quân cà phê mở và đóng cửa vội vàng. Quán cà phê có bà chủ vui tính luôn cười không tươi. Quán cà phê có cô chủ thật đẹp vừa chít khăn tang. Quán cà phê hoang vắng và bé nhỏ. Tiếng nhạc từ căn nhà bên cạnh gõ xuống buổi chiều âm u một ca khúc buồn bã ca khúc bị cấm phổ biến bởi tác giả đã nói lên sự tan vữa của đời sống, sự khốc liệt của cuộc chiến này...
Tôi ngước nhìn khu trời cao phía trên kia, những chiếc phi cơ vút lên và chúi xuống thả những chuyến bom vào ổ địch. Trước mặt tôi, năm ngã đường lở lói, nhỏ hẹp trông đến thảm não. Trước mặt tôi những toán người lánh cư, tìm chỗ tương đối an toàn để ngủ trọ qua một đêm. Trong đó có những cụ lão già nua, những cô bé nhí nhảnh trong sáng. Vài cô học trò cũ vừa chào tôi vừa trả lời tản cư, chạy giặc. Những con chim nhỏ líu lo, nhảy nhót đáng lẽ phải vui vẻ bên ngọn đèn và quyển vở mở trước mặt đêm nay lại âu lo cuộc chiến hơn sự học - âu lo như một người lính đang sẵn sàng tác chiến. Tôi nhìn căn nhà bên cạnh có cây trứng cá và chùm hoa giấy xác xơ. Hai con chim bâng khuâng đứng nhìn buổi chiều sắp hết.
Ở giữa ngã năm này, căn nhà em hơn một lần bị đốt cháy. Ở phía trên kia xóm em gíặc đến mấy lần. Trận chiến đã hung hãn dàn ra tại khu vực này năm ngoái. Trên con đường Võ Tánh tôi thườg lui tới nhà một người bạn thân ăn ngủ và đùa với đứa cháu trai nhỏ, năm ngoái trận chiến bày từng ống chân, từng khúc tay, từng xác chết thối sình. Tôi nghĩ đến đứa bé đó với những điều viết cho nó từ khi còn ở KBC 4.100. Bây giờ hay đêm nay giặc có thể dàn trận ở đây. Đêm qua, giặc đã đến xóm tôi. Căn nhà trước mặt đổ nát. Thành phố này đó em, những con đường không phải để chúng ta dạo mát, không để chúng ta bách bộ. Thành phố của kẽm gai. Thành phố để các em chập chờn giấc ngủ bởi những loạt đạn nổ, bởi nhũng tiếng pháo kích ầm ĩ. Thành phố này đó em, tạo những dày xéo bực dọc thường trực quanh đời sống chúng ta bởi những xoi bói của một thứ tỉnh lẻ. Thành phố này đó bạn, buồn bã và khôi hài. Thành phố này đó anh, đã phấn đấu mãnh liệt và liên tiếp tạo một sức sống vươn lên trên những mỏi mệt già nua. Tất cả đó là ngày tháng của thành phố chúng ta. Tôi đã xem thành phố này như một niềm yêu dấu, và cũng đã chán nản bực dọc vì cái không khí xưng quanh nó.
Tiếg còi giới nghiêm. Này em cánh cửa sổ sẽ khép. Rồi con phố sẽ chết đi trong nỗi im lìm của đêm...
3.
Tôi thèm một chén trà nóng thơm ngon. Một căn nhà. Một khu vườn tĩnh mịch. Tréo chân nhả khói thuốc. Và một mình - rất một mình. Quên hết, không có bạn bè thân ái. Quên hết những cuộc tình đã qua. Đẩy lùi những ràng buộc xung quanh. Trong bóng tối tôi sẽ tìm được tôi. Tôi tìm được em đích thực. Tôi tìm được bạn bè tôi. Ở đó chẳng còn gì hết - chẳng có tin bạn bè vừa chết ở Nghĩa Hành, ở Sơn Tịnh. Chẳng có thằng bạn làm thơ vùa cưa chân ở Đức Phổ. Tôi sẽ thức để tìm ra tôi và tôi sẽ ngủ một giấc bình yên không mộng mị.
Đồng bào tôi chắc cũng thèm như thế. Người cha già khốn khổ của tôi thèm một khu vườn, thèm nhìn thấy tôi có gia đình yên ấm. Ôi những khát vọng đơn sơ nhưng nào ai đã gặp, và cả thành phố niềm ước ao hạnh phúc. Lời tự tình ta xin thắp sáng lên những mái ngói và con đường đang có những kẽm gai...
(Trích Trước Mặt số 13)
1.
Buổi chiều chị Ngân bận rộn nấu đồ cỗ, Ba mặc áo lương sửa soạn bàn thờ. Chiếc bàn thờ sau ba tháng trời mới soạn sửa lại cho ngăn nắp. Ba nói nhà mình phủc đức, Trời Phật thương mình. Đạn bom làm hư hại nhà cửa, nhưng bức tượng Phật Qưan-Âm không hề bị lung lay. Tội nghiệp cho Ba. Ông mừng muốn khớc khi nhìn mình trở lại. Ông hỏi vết thương cửa mình và trách tại sao không viết thơ cho gia định biết tin. Ông nói may mà anh Ph mày đọc báo B.K. thấy hợ đăng tin mày bị thương, Ông mới biết và đang tìm cách vào thăm. Mình cúi đầu. Thì ra, lúc nào cững làm Ông lo lắng, cũng làm cho Ông không một chút bình yên để hưởng tuổi gìà. Mình vẫn lang bạc kỳ hồ. Cả nhà chạy ra coi thằng lính trở lại nhà. Cháu cu ôm đôi chân và kêu chú chú. Thằng cháu thứ hai, chị Ngân sinh trong khi mình xa nhà cũng mở mắt muốn nói chuyện. Mình muốn rưng nước mắt. Ba kể lại những ngày đầu xuân đầy máu và nuớc mắt. Nhà bếp đã sụp vì đạn và rocket máy bay. Bọn họ đặt súng đằng sau vườn để bắn máy bay. Buổi sáng mồng năm cả nhà tản cư lên trường Kiểu-Mẫu, thì buổi chiều bom đạn tìm ngôi nhà thân yêu. Không đi kịp e cả nhà đã bị phơi xác rồi. Ba nói rưng rưng. Ông hối dọn bàn thờ để tạ ơn Trời Phật.
2.
Bảy ngày trôi qua. Bảy ngày mình đi tìm lại những gì thân yêu. Nhưng đã mất, đã mất tất cả. Cầu Trường Tiền đã gãy ở nhịp giữa. Vành cầu đổ xuống giòng sông mang tất cả nỗi thê thảm và hàng hàng người đã nương theo sợi dây, đi trên con phà bắt tạm. Khổ cực cho người con gái. Đứng trên bờ nhìn em qua nhớ những tà áo dập dìu bay của ngày xưa. Bữa hôm qua, đi về thấy đám đông đứng trên mũi cầu. Tới xem, thấy chiếc áo vàng nhạt hiện lên trên lớp cát, và trong ống tay áo lộ chiếc xương tay. Lần đầu tiên, khi về Huế, mình thấy hình ảnh của một người chết bị bỏ quên sau một tháng trời thành phố ngập đầy xương máu. Bảy ngày trôi qua không ngày nào mình không đi trên cầu để nhìn gióng sông và biết thế nào là một sụ tan vỡ.
Giòng sông thì lúc nào vẫn lặng và xanh. Bây giờ chắc nó đã mỏi mệt lắm rồi. Những con đò máy đưa khách dập dìu qua sông. Em qua bên nớ, anh lại bên ni. Cả hai cùng tìm trong cái hoang tàn đổ nát một niềm hy vọng hay chán chường theo anh đến lúc này phải hy vọng dù hy vọng rất nhỏ nhoi. Như vậy chúng ta mới níu kéo những ngày tháng còn lại để mà sống. Anh đã di cư một lần. Huế đã gắn bó từ ngày anh bở ngỡ rời bỏ quê hương. Những đêm đầu tiên của kẻ di cư thật xa lạ. Bởi người dân ở đây vẫ cầu an trong lớp ốc vỏ, không bao giờ lo lắng đến một ai ngoài chính họ. Bởi thế những ngày đầu tiên sống chui rúc trong góc tối của chợ Đông-Ba, bán từng con mực để mà sống. Ba thì lặn lội trong bể nước lụt thăm từng con bệnh. Mùa mưa phùn vẫn thiếu áo lạnh, anh hay qua cầu, muốn ngã trước những cơn gió thổi mạnh bạo anh đã nói mình phải hy vọng, anh không thể nào di cư thêm một lần thứ hai nữa. Dù yêu dù ghét, Huế vẫn là quê hương đầy lãng mạn và đầy nồng đượm. Huế vẫn hắt hủi anh. Con người ở đây vẫn sống nhiều về bề ngoài, mà anh bề ngoài chỉ là con số không.
Nhưng bên cạnh những đống gạch đổ vựn, những xác chết vừa mới thu dọn, những cây cầu vùa đổ thảm thê, người ta còn chịu đựng để xây dựng. Đó là một đức tính của người dân Huế. Chịu đựng - anh đã tìm thấy thật rõ ràng trong những ngày anh đi phép. Môi người con gái bắt đầu nở nụ cười, dù nụ cười ấy vươn một chút gì héo hắt. Những học trò vẫn tiếp tục ngồi trên ghế, trong những căn phòng đổ nát. Trần nhà bị bom đạn làm loét lỡ. Người ta vẫn bám víu những cái hoang tàn khốn khổ. Bảy ngày đi phép, anh đã thấy trên con đường phố Trần-Hưng-Đạo, Phan Bội Châu; hàng hàng người đang đổ xô về. Có một điều khác lạ, là không còn cảnh:
dập dìu tài tử giai nhân
ngựa xe như nước áo quần như nêm.
mà thỉnh thoảng một cánh áo sô một vành khăn trắng nỗi lên. Anh muốn em tuởng tuợng một cảnh hấp hối của một kinh thành nhưng bên trong đó, dưới` bể khốn khổ đó, còn có những cánh tay vươn lên bám víu từng nỗi sống. Đó em thấy chưa?
Anh qua con đường có ngôi nhà thờ và nhiều cây rậm lá. Buổi chiều những người con chiên của Chúa, sâu từng chuổi hạt và áo trắng thật hiền. Bây giờ ngôi nhà thờ ấy đã không còn nữa. Anh là một kẻ ngoại đạo. Nhưng tim anh tưởng chừng Chúa đã bị đóng đinh thêm một lần thứ hai nữa.
3.
Những ưu tư trằn trọc theo con tàu ra đi. Bưổi sáng, buổi chiều nhìn ra phi cảng. Tiếng động ầm ầm của động cơ xé tai. Chờ đợi đã hai ngày. Huế bây giờ còn chờn vờn trong trí nhớ. Huế chờn vờn trong đám mây bay, những trận mưa ngâu nhỏ. Cây cầu bị đổ. những tà áo rưng rưng trên phà. Buổí chíều, bước về thổn thức nhìn tê sông thành phõ vẫn ngủ, nhũng nhà đổ vụn, loét lỡ, như sót lại sau ngày tận thế. Tưởng tượng hơn nũa là Thành nội đổ vỡ hết cả rồi. Tiếng đạp may máy của một ông già, buồn buồn và mắt ông ta nhìn xuống. Làm sao so sánh một Huế với Berlin. Biết chỗ nào hơn.
Nhưng Berlin, còn ghi một thiên hùng tráng. Đó là dấu hiệu sụp đổ của một kẻ thù nhân loại.
(Trích Trước Mặt số 13)
- Tạp Chí Văn Nói Chuyện Về Các Nhà Văn Nữ Nhiều tác giả Thảo luận
- Thơ trích từ tạp chí THẾ ĐỨNG số 2 - Xuân Canh Tuất (1970) Nhiều tác giả Thơ
- Những vần thơ cho người đã khuất Nhiều tác giả Thơ
- Thơ Về Mẹ Nhiều tác giả Thơ
- Bán Nguyệt San Văn Dưới Mắt Mười Một Tác Giả Nhiều tác giả Phỏng vấn
- Thơ Tưởng Niệm Ngày 30 Tháng Tư Nhiều tác giả Thơ
- Thơ Tình Ngày Valentine Nhiều tác giả Thơ
- Thơ và Câu Đối Mừng Xuân Nhiều tác giả Thơ
- Thơ Tưởng Niệm Các Anh Hùng Tử Sĩ ở Hoàng Sa Nhiều tác giả Thơ
- Thơ Tiền Chiến Nhiều tác giả Thơ
Độc giả và những người làm một tạp chí văn chương (Trần Phong Giao)
VĂN và ông Trần Phong Giao (Nguyễn Lệ Uyên)
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê)
Tổng Quan Về Nhóm Sáng Tạo (Nguyễn Vy Khanh)
Nhìn Lại Một Số Tạp Chí Miền Nam
(Nguyễn Văn Lục)
Ý Thức: Đời Sống Của Tôi (Nguyên Minh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Các Tạp Chí Văn Nghệ Miền Trung Thời Chiến Tranh: Tuy Hòa và Sóng (Nguyễn Lệ Uyên)
Phan Nhự Thức và Tạp Chí Trước Mặt
(Khắc Minh)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
• Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)
• Trò chuyện với dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |