1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Kinh Dương Vương - Rừng và Hành trình 22 năm của một bức chân dung (Đình Nguyên) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      6-1-2023 | HỘI HOẠ

      Kinh Dương Vương - Rừng và Hành trình 22 năm của một bức chân dung

        ĐÌNH NGUYÊN
      Share File.php Share File
          

       


          Họa sĩ Rừng

      Đặt bút viết những dòng này, tôi chợt nghĩ đến họa sĩ Rừng đang ở đâu đó "Trên tầng thanh khí", nếu ông biết và đọc được, chắc sẽ rất vui và trên môi ông sẽ là một nụ cười rất tươi như những ngày chúng tôi cùng ông "rong chơi" Sài gòn - Long Xuyên - Rạch Giá.


      Nói về văn, thơ hay tranh của Rừng đã nhiều người nói và viết. Tôi không nói nữa bởi thừa. Thật ra vẫn có một vài góc độ nhìn và vẫn có thể vẽ bướm thêm hoa, tô gà cựa nhọn. Tôi chỉ kể lại câu chuyện về một tấm lòng. Tấm lòng của hs Rừng chảy miên man như con suối từ Việt Nam qua Mỹ, rồi lại chảy từ Mỹ về Việt Nam một đôi lần. Ít người biết và tôi là một chứng nhân tường tận để bây giờ kể lại.


      Chuyện lâu rồi mà lắm lúc cứ ngỡ rằng như mới hôm qua. Cái hôm qua mà đôi khi sững hồn ngó lại, vẫn y nguyên như vậy mà thật ra đã... rất lâu rôi!


      "Chuyện hôm qua" vào năm 2012. Sau cuộc triển lãm tranh về chủ đề Bầu sữa mẹ tại Sài gòn mấy ngày, hs Rừng rủ tôi, cùng Lê Hoàng Hà Nội (từ Mỹ về) và anh Trần Quốc Định (chủ nhận bức tranh được gắn nơ trong triển lãm) đi về Long Xuyên chơi.


      Chuyến đi khá đột ngột vì lời đề nghị chỉ trước có một hai ngày. Nhưng lo gì! đã có "nhà tài trợ" Trần Quốc Định - người vừa gắn nơ bức tranh triển lãm trước đó mấy ngày - lo liệu chu tất. Chiếc xe Honda Civic của anh mới toanh, có cậu tài xế lái đã đưa chúng tôi đến nơi vào buổi tối cùng ngày, qua khỏi phà An Hòa, vào trung tâm thị xã Long Xuyên.


      Nhà thơ Phạm Nguyên Thạch (Y Uyên Sa) đón chúng tôi tại khách sạn đã đặt chỗ trước và sau đó là buổi ăn tối đậm hương vị sông nước miền Tây, cơm gạo nàng thơm... thơm phức.


      Trong bữa ăn, Rừng mới tuyên bố lý do "chính đáng" của chuyến đi này. Ngao du miệt quê trù phú An Giang chỉ là chuyện "ăn theo".


      Rừng mang ra một gói lớn hơn khổ giấy A4, bên ngoài giấy bọc rất cũ kỹ (hình 1). Bên trong là bức chân dung sơn mài vẽ học giả Nguyễn Hiến Lê. Rừng thực hiện trước khi đi Mỹ năm 1990, nhưng vẫn còn dang dở. Khi qua tới Mỹ, nó được hoàn thành và chờ ngày về VN trở lại, làm sơn mài và dịp này là lúc để mang đến đặt trên bàn thờ của cụ Nguyễn Hiến Lê.


      Phải đợi mất 22 năm sau mới đến, và sau 28 năm kể từ ngày cụ Nguyễn Hiến Lê mất, bức chân dung mới được đặt trên bàn thờ cụ. Bởi những lần Rừng trở về Việt Nam thì căn nhà của học giả Nguyễn Hiến Lê ở đường Kỳ Đồng đã thay ngôi đổi chủ. Nơi cụ ở và mất, tại Long Xuyên, Rừng bao lần hỏi thăm mà không ai biết. Rừng phải mang về Mỹ trở lại và lần khác lại nhờ nhà thơ Lê Ngộ Châu, rồi Ngô Nguyên Nghiễm tìm cách trao lại mà rốt rồi thì vật vẫn hoàn nguyên... chủ.


      Tôi hỏi anh rằng anh có tin vào sự trùng hợp của tâm linh hay số phận. Có bao giờ anh nghĩ đến bức chân dung do mình vẽ cứ mãi... lênh đênh qua lại, lại qua Việt Nam - Mỹ và ngược lại mấy lần vẫn chưa tìm được đúng nơi. Chỉ sau khi anh về lần này và mở cuộc triển lãm về Bầu sữa mẹ - từ ý niệm như một hành trình tìm về với đất mẹ thật sự thì mới hé lộ ra con đường dẫn anh đi đến đúng chỗ muốn tìm. Ôi! Hơn 20 năm đâu phải là một quãng ngắn. Ít ra cũng xấp xỉ một phần ba cuộc đời như ns Y Vân đã nói : "60 năm...


      Rừng cười và đùa rằng có lẽ lần này là nhờ có cái may mắn của Đình Nguyên và Hà Nội đấy. Tâm nguyện đã thành. Tôi bảo anh lần này là nhờ một nhân duyên ngẫu hợp. Nếu không có nhà thơ Phạm Nguyên Thạch - người đã sống tại Long Xuyên mấy mươi năm biết rõ chính xác nhà của cụ NHL và dẫn đường thì làm sao tới. Nếu không có nhà nghệ sĩ sưu tập tranh Trần Quốc Định mà giang hồ tặng cho biệt hiệu "Định điên" thì lấy ai ra để tổ chức chuyến đi này chu đáo. Tôi chỉ là chiếc cầu nối giữa Rừng - Phạm Nguyên Thạch để tạo ra mối liên kết dẫn đến tựu thành thôi.


      Nhà thơ Y Uyên Sa đã đưa chúng tôi đến tận nơi - nhà cụ Nguyễn Hiến Lê. Ngôi nhà ấm cúng nằm trên đường Gia Long trước đây, nay bị đổi tên thành Tôn Đức Thắng. Vị học giả lớn - đáng kính của miền Nam đã sống những năm cuối đời ở nơi này và mất cũng tại đó.



      Họa sĩ Rừng, và chị Võ Thị Kim Liên

      Nhìn Rừng rưng rưng cầm bức chân dung, sau khi mở gói giấy bên ngoài đã cũ kỹ vì quá lâu, tôi xúc động. Người phụ nữ trong hình là chị Võ Thị Kim Liên, cháu ruột của phu nhân học giả Nguyễn Hiến Lê, cũng là con nuôi của hai ông bà, giữ căn nhà và hương khói.


      Chiếc bàn thờ hiện nay chính là chiếc bàn viết mà ngày còn sinh tiền cụ Lê đã dùng để viết ra biết bao nhiêu sách hay để lại cho đời. Chiếc giường nằm của cụ vẫn còn đó, gian phòng khách với những câu đối xưa kia vẫn bảo tồn kỹ lưỡng, hình ảnh hai ông bà Nguyễn Hiến Lê, tủ sách của cụ.v.v... tất cả vẫn giữ y nguyên. Khi hs Rừng đặt bức chân dung lên bàn thờ và thắp hương quỳ lạy cụ, tôi không thấy đó là một Rừng -Tuấn Khanh với Văn với Thơ với Họa gì nữa mà chỉ là một cậu học trò nhỏ sau bao nhiêu năm tìm được lại nhà thầy, cung kính thắp nén nhang tỏ lòng tưởng nhớ. Bức chân dụng sau hành trình 22 năm nay đã đến được nơi cần đến.


      Trưa hôm đó, sau khi mọi người thắp hương tưởng niệm cụ Nguyễn Hiến Lê với lòng thành kính vô biên vì những kiến thức tuyệt vời mà không ít thì nhiều chúng tôi đã học được từ sách do cụ viết, chúng tôi từ giã ra đi.


      Hành trình tiếp tục đi về Rạch Giá, ghé thăm nhà thơ Linh Phương - tg bài thơ “Để trả lời một câu hỏi" mà ns Phạm Duy đã phổ thành một ca khúc hay để đời là "Kỉ vật cho em"! Hs Rừng và chúng tôi cùng nhà thơ Linh Phương cũng đã có một ngày ... say tít.


      Đường về thì phải về thôi - Ai đi mà chẳng phải rời xa quê! Ấy vậy mà thoắt cái Rừng đã rời xa chốn quê của mình ở ngoại biên vùng Sa Đéc hơn 4 chục năm ròng. Chúng tôi, trên đường về lại Sài gòn đã ghé lại Sa Đéc, chỗ ngày xưa khi Rừng còn thơ ấu. Nơi ấy giờ chỉ còn lại một người em trai của hs Rừng sống với khu vườn và ngôi nhà cũ nát.


      Khi còn sống, cho dù nhà văn Kinh Dương Vương viết hay đến đâu - cho dù nhà thơ Dung Nham làm thơ giỏi cỡ nào - cho dù họa sĩ Rừng -Tuấn Khanh vẽ bao nhiêu bức tranh gì đi nữa, thì bức tranh và bài viết về tấm lòng của anh vẫn là bài viết - bức tranh đẹp nhất mà anh đã vẽ, đã viết vào lòng chúng tôi. Những người bạn đã đi chung với anh trong cuộc hành trình về trước bàn thờ học giả Nguyễn Hiến Lê luôn thấy đó là đẹp nhất. Chuyện như là mới chỉ hôm qua, vậy nhé, anh Rừng!


      Đình Nguyên

      California Dec 14 - 2022

      Đình Nguyên

      Thư Quán Bản Thảo Giai Phẩm Số 103 Tháng 1-2023
      Thơ văn những người cộng tác nữ giới & Viết về nhà văn Kinh Dương Vương

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Kinh Dương Vương - Rừng và Hành trình 22 năm của một bức chân dung Đình Nguyên Hồi ức

    3. Bài viết về họa sĩ Rừng (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về họa sĩ Rừng

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Kinh Dương Vương - Rừng và Hành trình 22 năm của một bức chân dung (Đình Nguyên)

      Hoạ sĩ Rừng: Về bên cuống nhau của mẹ (Trịnh Thanh Thủy)

      Nói chuyện với họa sĩ Rừng: hành trình 40 năm đến với mỹ thuật (Huỳnh Hữu Ủy)

      Rừng Và Hoàng Đăng Nhuận (Huỳnh Hữu Ủy)

      Hoạ Sĩ Rừng Ra Mắt Sách, Triển Lãm ‘Tranh Mini’  (Phan Tấn Hải)

      Triết lý biểu tượng của họa sĩ Rừng  (Lý Đợi)

      Rừng và cảm tạ người mẹ  (Đặng Phú Phong)

      Rừng: 50 năm hội họa  (Hồ Tịnh Tình)

      Họa Sĩ Rừng tìm kiếm không ngớt những cái mới trong Hội họa  (Phạm Điền/RFA)

      Rừng, Kinh Dương Vương, Dung Nham  (phannguyenartist.com)

      Họa sĩ Rừng/nhà văn Kinh Dương Vương nói chuyện sáng tác nghệ thuật

       

      Tác phẩm của Rừng

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Bài thơ cho bạn tôi (Kinh Dương Vương)

      Đường Kiến (Kinh Dương Vương)

       

      Slide Show

       

       

      Chuyên Mục Hội Họa (Học Xá)

       

      Hội Họa

        Cùng Mục (Link)

      Danh họa Lê Phổ với những tác phẩm tiền tỷ trong phiên đấu giá ngày 6 tháng 4 của Sotheby’s HongKong (Diễn Đàn Thế Kỷ)

      Họa sĩ Lê Văn Miến (Huỳnh Hữu Ủy)

      Tiểu sử Lê Văn Miến (Lê Huy Miến) (Ngô Kim Khôi)

      Những Kỷ Niệm Nơi Phòng Tranh Trương Vũ (Trần Thị Nguyệt Mai)

      Tranh Con Giống Của Nguyễn Tư Nghiêm (Thái Bá Vân)

      Họa Sĩ Trần Văn Thọ (Viet Art View)

      Tranh Lê Văn Xương lên sàn Bonhams (Lý Đợi)

      Vài Dáng Ngựa Trong Nền Mỹ Thuật Cổ Truyền Việt Nam (Huỳnh Hữu Ủy)

      Tranh, tiếng nói cuối cùng (Lê Chiều Giang)

      Nụ Cười Của Nàng Joconde (Liễu Trương)


      William Alexander & Họa Phẩm Về Đàng Trong

      (Nguyễn Duy Chính)

       

      Họa sĩ và Nhiếp ảnh gia:

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) André Maire,  Ann Phong,  Bé Ký,  Bùi Xuân Phái,  Bửu Chỉ,  Cao Bá Minh,  Choé,  Dương Phước Luyến,  Dương Văn Hùng,  Duy Liêm,  Duy Thanh,  E Gras,  Hiếu Đệ,  Hồ Hữu Thủ,  Hồ Thành Đức,  

       

      Nhiếp ảnh gia:

      Nguyễn Cao Đàm, Trần Cao Lĩnh,

      Nguyễn Ngọc Hạnh, Hương Kiều Loan

       

      Trường Vẽ Gia Định (truongvegiadinh.blogspot)

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)