|
Hùng Lân(23.6.1922 - 17.9.1986) | Lê Thương(8.1.1913 - 17.9.1996) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nhạc sĩ Hoài An
(1929 - 2012)
Trước 1975, nhạc Hoài An được hát khá nhiều ở miền Nam.
Các ca khúc được biết đến nhiều nhất của ông có thể kể: Dựng Một Mùa Hoa, Tình Lúa Duyên Trăng, Câu Chuyện Ðầu Năm,...
Nhạc Hoài An mộc mạc nhưng trữ tình, giản dị, dễ thuộc, gần như ai cũng có thể nhớ và hát được, dù người ta có không phải là ca sĩ chăng nữa.
Có thể coi nhạc Hoài An một nửa là dân ca, một nửa là tình ca.
Bài “Tình Lúa Duyên Trăng” của ông, do Hồ Ðình Phương viết lời, là một thí dụ điển hình:
“Mây bay qua
Ánh trăng chiếu dần vào ruộng đồng bao la
Nghe xa xa
Mấy câu hát vè vọng từ đầu thôn đưa về
Quê hương ta đất xưa vốn nghèo
Nhưng giàu tình thương nhau
Biết yêu lúa màu xa cuộc đời cơ cầu
Gái trai biết làm tròn lời thề ghi ban đầu
Ðêm hôm qua
Gió lay lá cành chờ cảnh đẹp trăng thanh
Theo dư âm
Tiếng ru quyến tròn chừng buộc vào mối duyên lành
Thương cho nhau
Nắng mưa cấy cày ngoài ruộng đồng nông sâu
Sớm hôm tưới trồng nào quản đời cơ cầu
Vững tin có ngày mình được nhìn lúa thơm vàng"
Giai điệu khơi gợi, kêu gọi ca từ.
Có phải lời ca của Hồ Ðình Phương đã giải nghĩa hết được nhạc Hoài An?
Nhớ lại, có một dạo, mấy năm liền, cứ Tết đến, tại Sài Gòn, gần như ở đâu người ta cũng nghe thấy bài “Câu Chuyện Ðầu Năm” của Hoài An, trên các đài phát thanh, truyền hình, nơi các hàng quán bán băng đĩa nhạc, đến nỗi, nó trở thành một cái gì đó tựa như tín hiệu của mùa xuân.
Cứ nghe bài hát là người ta lại nghĩ đến Tết hay những ngày sắp Tết.
Kế, xảy ra cái tết Mậu Thân.
Vài ngày tết năm đó người ta chỉ còn nghe thấy tiếng súng nổ ran quanh thành phố.
Bài hát bỗng tắt tiêng.
Rồi người ta lại được nghe thấy lại.
Nhưng cũng từ đó, đối với rất nhiều người, hình như nó đã không thể nào rũ hết được nỗi buồn thảm mang trong mình.
Những người quen biết Hoài An cũng thường nhớ tới dáng người cao, gầy, đôi khi hơi khòm xuống vì chứng đau dạ dày và nụ cười hiền lành của ông.
Sau biến cố 30 Tháng Tư, 1975 phần lớn người miền Nam tan tác mỗi người một phương. Thỉnh thoảng người nọ nghe tin người kia qua người thứ ba. Câu hỏi và tin tức người ta muốn biết về nhau là: Có bị bắt không? Ðã đi được chưa? Vượt biên được chưa? Còn sống không?
Những bài hát cũ bị cấm đoán một thời gian rồi lại được cho hát lại.
Nghe nói về sau Hoài An thích nghiên cứu tử vi.
Những người giỏi về khoa này cho hay, ai bị bệnh đau dạ dày, coi tử vi có thể biết được. Ai bị bắt, khi nào được tha coi tử vi cũng có thể biết được. Không biết Hoài An có tìm ra trong đó chương nào khả dĩ giải thích được nỗi lênh đênh của chung các tác phẩm nghệ thuật và các ca khúc của riêng ông chăng?
Sau đây là nguyên văn bài “Câu Chuyện Ðầu Năm” của Hoài An:
“Trên đường đi lễ xuân đầu năm
Qua một năm ruột rối tơ tằm
Năm mới nhiều ước vọng chờ mong
May nhiều rủi ít ngóng trông
Vui cùng pháo đỏ rượu hồng
Ta cùng nhau đón thêm mùa xuân
Xuân đổi thay dù biết bao lần
Xin khấn nguyện kết chặt tình thân
Vin cành lộc những bâng khuâng
Năm này chắc gặp tình quân
Xuân mang niềm tin tới
Bao la nguồn yêu mới
Như hoa mai nở phơi phới
Thế gian thay nụ cười
Ðón cho nhau cuộc đời
Trên đất mẹ vui khắp nơi
Xuân gieo lộc khắp chốn
Xuân đi rồi xuân đến
Cho nhân gian đầy lưu luyến
Ðón xuân trên mọi miền
Viết thư thăm bạn hiền
Một lời nguyền xin chớ quên
Mong đầu năm cuối năm gặp may
Gia đình luôn hạnh phúc sum vầy
Trên bước đường danh lợi rồng mây
Duyên vừa đẹp ý đắp xây
Ôm nàng xuân đẹp vào tay”
- Trang Thơ Nguyễn Đình Toàn Thơ
- Nhà ngôn ngữ học Nguyễn Bạt Tụy Nguyễn Đình Toàn Nhận định
- Hoàng Hải Thủy Nguyễn Đình Toàn Nhận định
- Phạm Trọng, tác giả "Trường Làng Tôi" và "Mùa Thu không trở lại" Nguyễn Đình Toàn Nhận định
- Nhạc sĩ Anh Việt (1927-2008) Nguyễn Đình Toàn Nhận định
- Nhạc Sĩ Hoài An Nguyễn Đình Toàn Nhận định
- Hoàng Dương Nguyễn Đình Toàn Nhận định
- Tuấn Khanh Nguyễn Đình Toàn Tạp luận
- Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh Nguyễn Đình Toàn Tạp bút
- Nhạc sĩ Văn Cao (1923 - 1995) Nguyễn Đình Toàn Tạp bút
• Theo Hoàng Thi Thơ, đi tìm lại đường xưa lối cũ (Cao Vị Khanh)
• Nhạc sĩ Vinh Sử kể tình đời qua những khúc bolero (Hoàng-Dung)
• Nhạc sĩ Hoài Nam và ca khúc “9 Tháng Quân Trường”: Gắn trên vai chiếc lon Chuẩn-úy… (Đông Kha)
• Nhạc vàng boléro, sến hay không sến? (Lê Hữu)
• Tô Vũ: Em đến thăm anh một chiều mưa (Hà Đình Nguyên)
• Nguyễn Vũ và, một ca khúc trở thành kinh-nguyện-riêng (Du Tử Lê)
• Trần Quang Hải: Nhà âm nhạc học (Trường Kỳ)
• Màu tím vấn vương trong nhạc Việt (Lê Hữu)
• Trần Quang Lộc - Người Về Khuất Chân Trời (Lê Chiều Giang)
• Tiếng hát thủy tinh của ca sĩ Quỳnh Giao (Phan Anh Dũng)
Các nhóm nhạc (Wikipedia):
Myosotis, Tricéa, Tổng Hội Sinh Viên, Đồng Vọng
Nhạc sĩ:
Trang nhà:
Nhạc tuyển::
Dòng nhạc gợi nhớ Taberd75.com
Sài Gòn ơi! Vĩnh biệt Ngọc Lan
Mùa thu Paris Thái Thanh
Lòng Mẹ (Y Vân) Lê Tấn Quốc, Saxo
Hận Đồ Bàn (Xuân Tiên) Chế Linh
- Hình Ảnh Ca Nhạc Sĩ Sài Gòn trước 1975
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |