1. Head_

    Hoàng Giác

    (..1924 - 14.9.2017)

    Nhật Tiến

    (24.8.1936 - 14.9.2020)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Nhạc sĩ Văn Cao (1923 - 1995) (Nguyễn Ðình Toàn) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      2008 | ÂM NHẠC

      Nhạc sĩ Văn Cao (1923 - 1995)

        NGUYỄN ĐÌNH TOÀN
      Share File.php Share File
          

       


           Nhạc sĩ Văn Cao

      Chúng ta chưa có một cuộc trưng cầu ý kiến chính thức nào, nhưng qua các cuộc dọ hỏi: "Bài hát nào, theo ý bạn, có thể coi là hay nhất của nhạc Việt Nam từ trước đến nay?" thì, trong các câu trả lời, thế nào người ta cũng có nhắc tới Thiên Thai của Văn Cao.


      Không phải mọi người đều đồng ý như thế.

      Nhưng hình như cũng không ai phản đối.


      Người ta chỉ do dự một chút giữa những bài được coi là hay nhất khi người này hay người khác đưa ra ý kiến. Song nếu không chọn Thiên Thai người ta cũng khó đưa ra một bài nào khác.


      Trong cuốn biên khảo "Việt Nam xưa và nay", viết bằng Anh ngữ, xuất bản cách đây khoảng 40 năm, tác giả Thái Văn Kiểm đã cho in lại bản Thiên Thai. Hẳn ý ông cũng cho rằng, Thiên Thai là một ca khúc tiêu biểu cho nền tân nhạc Việt Nam, để giới thiệu với thế giới.


      Các nhà phê bình cho rằng, Thiên Thai tuy được viết vào thời kỳ tân nhạc Việt Nam còn phôi thai, nhưng cho đến nay, hình như cũng chưa có một ca khúc nào khác vượt qua được, về cả hai phương diện giai điệu và lời ca.


      Biến đổi tiết tấu và thang âm của ca khúc, hiện tại, nghe lại vẫn thấy mới. Cái thế giới thần thoại của cổ tích không phải chỉ được Văn Cao minh họa bằng những màu sắc tuyệt vời mà hình như ông còn tạo dựng bằng pha lê nữa. Mọi góc cạnh đều rắn, chắc. Màu sắc của nó còn có thể biến đổi tùy thuộc chủ quan của người thưởng ngoạn nữa.


      Nhỏ bé hơn, nhưng Buồn Tàn Thu cũng đầy những nét sắc sảo của một bậc thầy. Nhiều thế hệ đã hát Buồn Tàn Thu nhưng trước và sau, không ai hát Buồn Tàn Thu hay hơn Thái Thanh.


      Có lẽ tuổi của bà, những kỷ niệm về Hà Nội còn sót ở trong bà, những năm xa cách nhớ tiếc, độ dày của quá khứ làm nên độ dày của tiếng hát, mới có được tiếng hát như thế để hát Buồn Tàn Thu.


      Coi Thiên Thai là ca khúc hay nhất của chúng ta, có thể là điều nhiều người chưa hoàn toàn đồng ý. Nhưng nếu coi Văn Cao là một trong những tác giả lớn nhất của chúng ta thì chắc không ai phủ nhận. 


      Văn Cao là một nghệ sĩ đa tài. Ngoài viết nhạc, làm thơ, ông còn là một họa sĩ nữa. Ở lãnh vực nào ông cũng tỏ ra là một tài năng khác thường. Vì đa tài nên cũng đa sự. Người ta được nghe nhiều chuyện về ông. Ông tham gia cách mạng, vào ban ám sát, nhập đảng (cộng sản) rồi chống đảng. Chúng ta chẳng biết thực hư thế nào. Nếu ông chống đảng, tại sao người ta lại dùng một ca khúc của ông làm quốc ca của cái nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa như hiện nay?


      Thế nhưng, nếu ai đã có dịp coi cuốn video về ông được thực hiện trước khi ông mất, sẽ thấy, ông chẳng có vẻ gì là người được sủng ái, sung sướng cả. Hãy nhìn ông ngồi trước chiếc đàn dương cầm, mái tóc bạc trùm vai, rối bù, cong người, ngả người, đổ bóng trên hàng phím. Văn Cao đàn bằng những ngón tay, bằng bàn tay, bằng cả khuỷu tay nữa. Nhìn ông như thế để hiểu ông. Dự đoán thôi. Và, đã gọi là dự đoán thì đến ngay đài khí tượng còn có khi nhầm huống hồ chúng ta.


      "Ngồi đây ta gõ ván thuyền ta ca

      Trái đất còn riêng ta"


      Bằng cái giọng ồ ề run vì rượu, Văn Cao đọc mấy lời ca ấy, chứ không hát những lời ca ấy, của ông. Người ta thấy một Văn Cao còm cõi, khô héo, uống rượu và đọc thơ như khóc.


      "Anh Trương Chi!

      Tiếng hát vọng ngàn xưa còn rung

      Anh thương nhớ

      Oán trách cuộc từ ly não nùng"


      Nhìn Văn Cao già cỗi dù mới qua tuổi 60 như vậy, nhiều người nghĩ rằng, nếu được gặp lại và hỏi Trương Chi một câu, có lẽ chỉ nên hỏi thế này: "Mỵ Nương đâu?"


      Hình ảnh cho thấy ông có điều gì uất ức, không nói ra được. Và người ta có cảm tưởng ông là cái bóng của ông nhiều hơn là chính ông.


      Văn Cao viết hai loại nhạc: Tình Ca và Anh Hùng Ca. Những hành khúc hùng tráng của ông, đến nay vẫn là vô địch và cũng không ai viết được nhiều hơn ông: Không Quân Việt Nam, Chiến Sĩ Anh Hùng, Gò Ðống Ða ...


      Phần tình ca của Văn Cao ít hơn, nhưng mỗi bài đều có thể xếp vào loại kiệt tác: Ðàn Chim Việt, Suối Mơ, Buồn Tàn Thu, Trương Chi, Cung Ðàn Xưa ...


      Thành thử có thể nói cả hai phần nhạc của Văn Cao đều có trọng lượng ngang nhau. Mỗi tác phẩm của Văn Cao là một cái kim-tự-tháp của riêng ông vậy.


      Hai câu nói của Văn Cao được nhiều người biết là: "Nay Ðảng bảo phải, mai Ðảng bảo trái, ai còn biết đường nào mà sáng tác""Ðảng cần gì, tôi làm cái đó". Người ta không biết câu nào ông nói thành thật. Nếu cả hai câu ông đều nói một cách thành thật thì quả ông đã sống trong một bi kịch.


      Một trong những sáng tác hay nhất của Văn Cao là bài Trường Ca Sông Lô được viết trong thời kháng chiến chống Pháp. Sau đó, ông không viết được gì nữa. Người ta nói ông bị cấm viết. Ðể sống, ông phải viết nhạc cho phim ảnh, viết nhạc không lời và vẽ bìa sách, bìa báo, cho các nhà xuất bản. 


      Ông biết nhiều sự thật nhưng ông không nói ra. Những sự thật ấy Văn Cao đã mang theo xuống nấm mồ của mình.


      Riêng trong âm nhạc của chúng ta nói chung, phải nói, cái bóng của Văn Cao tỏa rợp khắp nơi. Từ Tình Ca, Truyện Ca, đến các bản Hùng Ca của ông, đều đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật.


      Trường Ca Sông Lô có vẻ đẹp của một bức tranh hoành tráng. Thiên Thai đẹp cái đẹp tinh vi của điêu khắc. Và chỉ có Văn Cao mới viết nổi những lời ca tương xứng với thứ nhạc như thế.


      Ông tự nhận là một người nhút nhát đối với phụ nữ. Một người nhút nhát đối với phụ nữ mà viết được những ca khúc như Bến Xuân, hay Suối Mơ quả là một điều kỳ lạ. Ðó là phép lạ của tình yêu hay tài năng? 


      Chúng ta yêu nhạc của ông và sợ. Sợ vì nghĩ rằng, nếu một người đã im lặng trước sự thật của mình ắt cũng sẽ im lặng trước sự thật của người khác. Nếu những sự thật ấy lại liên quan tới số phận của rất nhiều người, của cả một dân tộc thì sao?


      Sợ vì thấy rằng, đặt tài năng dưới sự xử dụng của người khác là một điều thực sự nghiêm trọng. Thật là buồn vì nghe nhạc mà chúng ta đã phải nói đến cả những gì không phải là âm nhạc. Nhưng những điều đó đã len lỏi vào nhạc của chúng ta. 


      Ước gì chúng ta có thể yêu nhạc Văn Cao (và nhiều người khác nữa) mà không phải thắc mắc một chút gì khác ngoài nhạc của họ


      Nguyễn Ðình Toàn

      (Văn Nghệ Magazine, số 15, 2002)

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Trang Thơ Nguyễn Đình Toàn Thơ

      - Nhà ngôn ngữ học Nguyễn Bạt Tụy Nguyễn Đình Toàn Nhận định

      - Hoàng Hải Thủy Nguyễn Đình Toàn Nhận định

      - Phạm Trọng, tác giả "Trường Làng Tôi" và "Mùa Thu không trở lại" Nguyễn Đình Toàn Nhận định

      - Nhạc sĩ Anh Việt (1927-2008) Nguyễn Đình Toàn Nhận định

      - Nhạc Sĩ Hoài An Nguyễn Đình Toàn Nhận định

      - Hoàng Dương Nguyễn Đình Toàn Nhận định

      - Tuấn Khanh Nguyễn Đình Toàn Tạp luận

      - Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh Nguyễn Đình Toàn Tạp bút

      - Nhạc sĩ Văn Cao (1923 - 1995) Nguyễn Đình Toàn Tạp bút

    3. Bài viết về nhạc sĩ Văn Cao (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Cao

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Đôi Nét Về Văn Cao Của Hội Họa (Huỳnh Hữu Ủy)

      Tiểu sử Văn Cao (Học Xá)

      Văn Cao "Mùa Xuân Đầu Tiên" (Đào Như)

      Văn Cao: Giấc mơ một đời người (Phan Lạc Phúc)

      Nhạc sĩ Văn Cao (1923 - 1995) (Nguyễn Đình Toàn)

      Tản mạn về người viết Quốc ca Việt Nam

       (Nguyễn Thanh Giang)

      Tiểu Sử (Wikipedia)

       

      Tác phẩm của Văn Cao

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Trang Thơ Văn Cao (Văn Cao)

      Những ngày báo hiệu mùa Xuân (Văn Cao)

      Anh có nghe không (Văn Cao)

      Năm buổi sáng không có trong sự thật (Văn Cao)

      Ba Biến Khúc Tuổi 65 (Văn Cao)

      Trường Ca Sông Lô (Ánh Tuyết)

      Thiên Thai (Ánh Tuyết)

      Buồn Tàn Thu (Lê Dung)

      Bến Xuân (Cao Minh)

      Làng Tôi (Hợp ca)

      Ngày Mùa (Hồng Nhung)

      Trương Chi (Ánh Tuyết)

       

      Bài viết về Âm Nhạc (Học Xá)

       

      Âm Nhạc

       

      Tình Ca Mùa Xuân

      Tình Ca Mùa Thu

      Thơ Phổ Nhạc

      Thơ Nhạc Giao Duyên

       
      Cùng Mục (Link)

      Theo Hoàng Thi Thơ, đi tìm lại đường xưa lối cũ (Cao Vị Khanh)

      Nhạc sĩ Vinh Sử kể tình đời qua những khúc bolero (Hoàng-Dung)

      Nhạc sĩ Hoài Nam và ca khúc “9 Tháng Quân Trường”: Gắn trên vai chiếc lon Chuẩn-úy… (Đông Kha)

      Nhạc vàng boléro, sến hay không sến? (Lê Hữu)

      Tô Vũ: Em đến thăm anh một chiều mưa (Hà Đình Nguyên)

      Nguyễn Vũ và, một ca khúc trở thành kinh-nguyện-riêng (Du Tử Lê)

      Trần Quang Hải: Nhà âm nhạc học (Trường Kỳ)

      Màu tím vấn vương trong nhạc Việt (Lê Hữu)

      Trần Quang Lộc - Người Về Khuất Chân Trời (Lê Chiều Giang)

      Tiếng hát thủy tinh của ca sĩ Quỳnh Giao (Phan Anh Dũng)

       

      Các nhóm nhạc (Wikipedia):

       Myosotis, Tricéa, Tổng Hội Sinh Viên, Đồng Vọng

       

      Nhạc sĩ:

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) Anh Bằng,  Anh Linh,  Anh Việt,  Anh Việt Thu,  Bảo Thu,  Canh Thân,  Châu Kỳ,  Châu Đình An,  Chung Quân,  Cung Tiến,  Dương Thiệu Tước,  Duy Khánh,  Duy Trác,  Dzoãn Mẫn,  Dzũng Chinh,  

       

      Trang nhà:

      Phạm Duy, Trường Sa

       

      Nhạc tuyển::

      Dòng nhạc gợi nhớ Taberd75.com

      Sài Gòn ơi! Vĩnh biệt Ngọc Lan

      Mùa thu Paris Thái Thanh

      Lòng Mẹ (Y Vân) Lê Tấn Quốc, Saxo

      Hận Đồ Bàn (Xuân Tiên) Chế Linh

       

      - Hình Ảnh Ca Nhạc Sĩ Sài Gòn trước 1975

      - Ảnh Nghệ Sĩ Sài Gòn Xưa

      - Bìa Các Bản Nhạc Xưa

      - Cổ Nhạc Miền Nam: I, II

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)