1. Head_

    Bùi Giáng

    (17.12.1926 - 7.10.1998)

    Du Tử Lê

    (.0.1942 - 7.10.2019)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh (Nguyễn Đình Toàn) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      10-03-2012 | ÂM NHẠC

      Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh

        NGUYỄN ĐÌNH TOÀN
      Share File.php Share File
          

       


      Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh

      Mấy hôm gần đây, đọc báo và nghe trên các đài phát thanh, người ta được tin nhạc sĩ Trần Thiên Thanh tức ca sĩ Nhật Trường, bị đau khá nặng. Mọi người cầu chúc cho ông mau bình phục. Cùng một lúc nhiều ca khúc của ông, do chính ông và nhiều ca sĩ khác hát, đã được truyền trên các làn sóng điện và trích dẫn nhắc nhở trên báo chí như một cách mọi người bầy tỏ cảm tình đối với ông.


      Sự việc có lẽ cũng giải thích vì sao, cách đây không bao lâu, Nhật Trường đã có một buổi trình diễn được ông gọi là để “từ biệt khán giả sau 40 năm ca hát”


      Có người thắc mắc hỏi tại sao tự nhiên ông lại muốn ngưng hát? Nhật Trường đã cười cười, bảo rằng, già rồi, không muốn hát nữa. Nhưng người ta cho rằng Nhật Trường không muốn hát nữa là vì không muốn hát nữa chứ không phải vì già. Ngày nay, mới ở tuổi ngoài 60 mươi, chưa thể gọi là già được.


      Nhật Trường hẳn có những lý do riêng khi quyết định không hát nữa. Khán giả ái mộ ông, khi ấy, chỉ cảm thấy buồn vì thấy như đang trong một cuộc họp mặt, đã có người đứng lên, bỏ về, đó là dấu hiệu của cuộc vui sắp tàn, hay ít nhất nó cũng không còn đủ vui để giữ chân người nữa.


      Như thế, bây giờ dường như mọi sự đã rõ.


      Nhớ lại những ngày khi cuộc chiến Việt Nam đang bước dần sang giai đoạn bi thảm nhất, nào “Mùa Hè Đỏ Lửa”, nào “Bình Long Anh Dũng”, nào “Đại Lộ Kinh Hoàng”, từ cuộc hội đàm Paris thu dần về trại David (Tân Sơn Nhất) thành những cuộc cãi vã ba bè, bốn bên... Người ta cảm nhận sự tàn lụi sắp sửa cuộc chiến, cảm nhận cái chết gần kề, cái cảm nhận của những con kiến trưôóc cơn bão lụt.


      Anh không chết đâu em

      Anh chỉ vừa bỏ cuộc đêm qua


      Chính trong những ngày ấy, Nhật Trường đã đóng góp tiếng hát, đóng góp những sáng tác tiếp sức cho những người cầm súng, cho những người phải khóc cho những người cầm súng, cố đứng vững cho đến ngày cuối cùng. Nhạc của chúng ta trong những ngày ấy, nghe lại mà xem, đã báo trước rằng đó là những ngày cuối cùng:


      Ngày mai đi nhận xác chồng

      (Lê Thị Ý - Phạm Duy)


      Chiều lên đồi cao

      Hát bên những xác người

      (Trịnh Công Sơn)


      Hỡi người chiến sĩ

      Đã để lại cái mũ sắt bên bờ lau sậy này

      (Hoàng Trọng - Hoàng Vĩnh Lộc)


      Ngay cả những bài không nói gì tới cái chết, nỗi bơ vơ chất chứa trong nó cũng đủ làm người ta rợn người, bởi vì, rõ ràng là người ta không biết mình rồi sẽ đi về đâu, đúng hơn sẽ trôi giạt đến đâu:


      Anh sẽ ra đi về miền cát nóng

      Nơi có quê hương mịt mù thuốc súng

      (Phạm Duy)


      Ngoài kia súng nổ

      Đốt lửa đêm đen

      Tầm đạn thay tiếng em

      (Trúc Phương)


      Phải nói rằng nhạc của chúng ta đã chạm tới niềm tuyệt vọng. Ngay cả khi viện dẫn đến mùa xuân hay tình để cứu vãn chăng nữa, nó vẫn cứ đầy những dư vị đắng cay.


      Bên cạnh cái toàn cảnh đen tối đó, nhạc Trần Thiện Thanh vẫn là nhạc của hy vọng, vẫn (cố) duy trì những màu sắc tươi sáng:


      Đồn anh đóng bên rừng mai

      Nếu mai không nở

      Anh đâu biết xuân về hay chưa

      ...

      Chợt nhớ tới sắc áo hôm nào

      em đến thăm gác nhỏ

      ...

      Thư của lính ba lô làm bàn

      nên nét chữ không ngay

      ... nhưng nhớ em thật đầy


      Trần Thiện Thanh viết nhiều nhạc lính đến nỗi người ta quên mất ông còn là tác giả của rất nhiều bản tình ca đã có một thời “làm mưa làm gió” trong sinh hoạt âm nhạc Việt Nam.


      Khi người yêu tôi khóc trời cũng giăng sầu

      Cho từng cơn mưa lũ xoay trong tâm hồn

      ...

      Mây từ đâu đưa đến mờ dấu chân trời

      Em, tại sao em đến cho anh yêu vội

      Cho một lần yêu cuối là những lẻ loi

      Em ơi hãy nói vạn lời sầu đắng như anh vừa trách anh


      Những lời ca ấy, những lời tỏ tình ấy, một thời người ta có thể tìm thấy trong sổ tay, trong những cuốn sách lưu niệm của nhiều nữ sinh, sinh viên. Nhiều cuộc tình nhờ nhạc của Trần Thiện Thanh đã thành duyên.

      Thực ra thì phải nói, nhạc Trần Thiện Thanh không ai hát hay hơn Nhật Trường.


      Ông có một giọng ca ngọt ngào, trau chuốt, và vừa đủ lãng mạn để hát những tình khúc của ông, những tình khúc luôn có một vẻ gì đó nửa thật, nửa mộng, dỗ dành, năn nỉ...


      Không biết những người lớn lên ở đây và cả ở trong nước, không biết gì về cuộc chiến tranh trên đất nước vừa qua, tìm thấy những gì trong nhạc Trần Thiện Thanh.


      Nhưng những người đã chia xẻ với ông thời quê hương “chìm trong lửa khói”, mỗi lần nghe lại nhạc ông, không khỏi có lúc cảm thấy lòng nặng trĩu vì những kỷ niệm u buồn, nhớ lại những ngày Sàigòn nắng mưa cũ, cầu Thị Nghè, đường phố Duy Tân, Cường Để, những buổi sáng, những đêm Sàigòn rung lên vì bị pháo kích... Nhật Trường không hát nữa, nhưng trong tủ nhạc của các đài phát thanh, của những người yêu nhạc, đã đầy ắp tiếng hát của ông, đầy ắp nhạc của ông.


      Đối với một nghệ sĩ, nhất là nghệ sĩ trình diễn, cái giây phút quyết định sẽ thôi không tiếp tục công việc trình diễn nữa, quả hết sức quan trọng.

      Vì, điều ấy đồng nghĩa với sự chấp nhận thẳng thắn rằng, mình không còn gì (hơn nữa) để cống hiến.

      Điều ấy đòi hỏi một sự sáng suốt và cả sự can đảm nữa. Có thể coi như Trần Thiện Thanh có đủ cả hai điều đó. Nhớ thi hào Tagore có mấy câu thơ đại ý:


      Tôi đã nhận được lời mời đi vào cuộc lễ trần gian

      Và như thế là đời tôi đã được chúc lành

      Phận sự của tôi trong cuộc lễ này

      là sử dụng nhạc khí của mình

      Và tôi cố hết sức tôi


      Xin cảm ơn Nhật Trường.

      Cảm ơn Trần Thiện Thanh. Cảm ơn những đóng góp của ông vào một quãng đời chúng ta đã đánh mất.

      Nhưng cái quãng đời ấy cũng sẽ còn mãi trong nhạc của ông.

      Sau đây là nguyên văn (lời ca) bài “Anh Không Chết Đâu Em” của Trần Thiện Thanh:


      Anh không chết đâu anh, người anh hùng mũ đỏ tên Đương

      Tôi vẫn thấy đêm đêm một bông dù sáng trên đồi máu

      Nghe trong đêm kêu gào từng tiếng súng pháo đếm mau

      Và tiếng súng tiếng súng hay nhạc chiêu hồn đưa anh đi

      anh đi

      Anh không chết đâu em anh chỉ về với mẹ mong con

      Anh vẫn sống thênh thang trong lòng muôn người

      biết thương đời lính

      Trong tim cô sinh viên hay buồn thường nhắc nhớ

      những chiến công

      Chuyện nước mắt ướt sân trường đại học chuyện riêng anh

      riêng anh

      Ôi đất mát trên đồi xanh, tình yêu khóc ngất trên cỏ tranh

      Đâu cánh dù ôm gió, đây cánh dù ôm kín đời anh

      Trong những tiếng reo hò kia

      lẻ loi tiếng súng anh nhiệm màu [?]

      Ôi tiếng súng sau cùng đó

      Anh còn nghe tầm đạn đi không anh


      Không! Anh không, anh không chết đâu em

      anh chỉ vừa bỏ cuộc đêm qua

      Tôi thấy mắt anh bên ngọn nến vàng hắt hiu niềm nhớ

      Trên khăn tang cô phụ còn lóng lánh dấu ái ân

      Giọt nước mắt nóng bây giờ và còn hằng đêm cho anh

      cho anh

      Nguyễn Đình Toàn

      Nguồn: NguoiViet Online

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Trang Thơ Nguyễn Đình Toàn Thơ

      - Nhà ngôn ngữ học Nguyễn Bạt Tụy Nguyễn Đình Toàn Nhận định

      - Hoàng Hải Thủy Nguyễn Đình Toàn Nhận định

      - Phạm Trọng, tác giả "Trường Làng Tôi" và "Mùa Thu không trở lại" Nguyễn Đình Toàn Nhận định

      - Nhạc sĩ Anh Việt (1927-2008) Nguyễn Đình Toàn Nhận định

      - Nhạc Sĩ Hoài An Nguyễn Đình Toàn Nhận định

      - Hoàng Dương Nguyễn Đình Toàn Nhận định

      - Tuấn Khanh Nguyễn Đình Toàn Tạp luận

      - Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh Nguyễn Đình Toàn Tạp bút

      - Nhạc sĩ Văn Cao (1923 - 1995) Nguyễn Đình Toàn Tạp bút

    3. Bài viết về nhạc sĩ Trần Thiện Thanh (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Trần Thiện Thanh

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Người Ở Lại Charlie ... (Phan Nhật Nam)

      Nhật Trường-Trần Thiện Thanh với những ca khúc bất tử... (Hồ Đinh)

      Còn một chút gì... để nhớ để thương: Nhật Trường (Trần Đức Tường)

      Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh (Nguyễn Đình Toàn)

      Trần Thiện Thanh và Bằng Hữu (Phan Nhật Nam)

      Nhật Trường, hát về những giấc mơ (Lê Hữu)

      Mỹ Lan trả lời phỏng vấn (viendongdaily.com)

      Nghệ sĩ và nỗi đau âm thầm (Linh Phương)

      "Đôi Ngả Đôi Ta", một kỷ niệm với Trần Thiện Thanh (Thanh Trang)

      Trần Thiện Thanh & Người Lính Việt Nam Cộng Hòa (Như Hạ)

      DVD Asia 61: Nhật Trường Trần Thiện Thanh (Duy Khiêm)

      Tiểu Sử (Wikipedia)

       

      Nhạc phẩm

       

      Nhật Trường nói về Ngọc Lan

      Biển Mặn (Nhật Trường)

      Trả Lại Em Yêu (Thanh Lan & Nhật Trường)

      Người Ở Lại Charlie (Thanh Lan & Nhật Trường)

      Chiều trên phá Tam Giang (Thanh Lan & Nhật Trường)

      Anh Không Chết Đâu Anh - Trần Thiện Thanh

      (Asia DVD 50)

      Người yêu của lính (Hoàng Oanh )

      Tình thư của lính (Thế Sơn )

      Nhật Trường Trần Thiện Thanh (by Phung Nang Tran )

       

      Bài viết về Âm Nhạc (Học Xá)

       

      Âm Nhạc

       

      Tình Ca Mùa Xuân

      Tình Ca Mùa Thu

      Thơ Phổ Nhạc

      Thơ Nhạc Giao Duyên

       
      Cùng Mục (Link)

      Ảo giác Trịnh Công Sơn (Lê Hữu)

      Nguyễn Đình Nghĩa - Bắt Đầu... Từ Một Đêm Trăng (Phan Nhật Nam)

      Theo Hoàng Thi Thơ, đi tìm lại đường xưa lối cũ (Cao Vị Khanh)

      Nhạc sĩ Vinh Sử kể tình đời qua những khúc bolero (Hoàng-Dung)

      Nhạc sĩ Hoài Nam và ca khúc “9 Tháng Quân Trường”: Gắn trên vai chiếc lon Chuẩn-úy… (Đông Kha)

      Nhạc vàng boléro, sến hay không sến? (Lê Hữu)

      Tô Vũ: Em đến thăm anh một chiều mưa (Hà Đình Nguyên)

      Nguyễn Vũ và, một ca khúc trở thành kinh-nguyện-riêng (Du Tử Lê)

      Trần Quang Hải: Nhà âm nhạc học (Trường Kỳ)

      Màu tím vấn vương trong nhạc Việt (Lê Hữu)

       

      Các nhóm nhạc (Wikipedia):

       Myosotis, Tricéa, Tổng Hội Sinh Viên, Đồng Vọng

       

      Nhạc sĩ:

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) Anh Bằng,  Anh Linh,  Anh Việt,  Anh Việt Thu,  Bảo Thu,  Canh Thân,  Châu Kỳ,  Châu Đình An,  Chung Quân,  Cung Tiến,  Dương Thiệu Tước,  Duy Khánh,  Duy Trác,  Dzoãn Mẫn,  Dzũng Chinh,  

       

      Trang nhà:

      Phạm Duy, Trường Sa

       

      Nhạc tuyển::

      Dòng nhạc gợi nhớ Taberd75.com

      Sài Gòn ơi! Vĩnh biệt Ngọc Lan

      Mùa thu Paris Thái Thanh

      Lòng Mẹ (Y Vân) Lê Tấn Quốc, Saxo

      Hận Đồ Bàn (Xuân Tiên) Chế Linh

       

      - Hình Ảnh Ca Nhạc Sĩ Sài Gòn trước 1975

      - Ảnh Nghệ Sĩ Sài Gòn Xưa

      - Bìa Các Bản Nhạc Xưa

      - Cổ Nhạc Miền Nam: I, II

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)