1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Thử Đọc Lại Mấy Bài Thơ Quốc Âm Của Cụ Phan Thanh Giản (GS. Lưu Khôn) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      25-5-2020 | VĂN HỌC

      Thử Đọc Lại Mấy Bài Thơ Quốc Âm Của Cụ Phan Thanh Giản

        GS. LƯU KHÔN
       
      Cựu Hiệu Trưởng Trung Học Phan Thanh Giản
      Nguyên Giáo Sư Đại Học Văn Khoa Sài Gòn và Cần Thơ
      Share File.php Share File
          

       


           Cụ Phan Thanh Giản
            (1796 – 1867)

      Nhắc đến sự nghiệp văn chương của Cụ Phan Thanh Giản các sách thường chỉ nhắc đến bộ “Lương Khê Thi Thảo,” là bộ sưu tập hầu hết thơ văn bằng chữ Hán của Cụ.


      Theo lời tựa Cụ viết năm Tự Đức thứ 19 (1866, sách được biên soạn là “để cháu chắt sau này biết rằng ông ấy đã sống trong một cuộc đời long đong như vậy” (Lương Khê Tiểu Thảo Tự Tự - Tô Nam dịch). Sách in năm 1876, và theo Đại Nam Chính Biên Liệt Truyện, sách có tên “Lương Khê Thi Văn Tập”.


      Thật ra, vị lão thần mà văn phong được Vua Tự Đức phê cho hai chữ “cổ nhã” này còn là tác giả các bộ:


      - Du Kinh, nhân đi thi Hội tại Huế năm Minh Mạng thứ 7 (1826)

      - Toái Cầm, khóc bạn là Lê Bích Ngô, mất năm Minh Mạng thứ 10 (1829)

      - Kim Đài Thi Tập, làm trong dịp đi sứ Tàu năm Minh Mạng thứ 13 (1832)

      - Minh Mạng Chính Yếu soạn theo lệnh Vua, năm Minh Mạng thứ 18 (1837)

      - Khâm Định Việt Sử Thông Giám Tổng Mục, soạn năm Tự Đức thứ 6 (1853)

      - Sứ Trình Nhật Ký, nhân đi sứ Pháp năm Tự Đức thứ 16 (1863). Tôn Thọ Tường diễn ra quốc âm, đề là “Tây Phù Nhật Ký”. Có người cho rằng Phạm Phú Thứ mới là tác giả của tập nhật ký này.

      - Khảo Cổ Ức Thuyết.


      Tuy nhiên, các tác phẩm được truyền tụng nhiều nhất của Cụ lại là những thơ văn quốc âm do Cụ sáng tác trong khoảng thời gian từ khi xuất chính cho đến khi nhắm mắt lìa đời.


      Chúng ta thử đọc lại mấy bài thơ ấy, ngõ hầu có thể cảm nhận một cách sâu sắc hơn tâm tư tình cảm của Cụ là người suốt đời tận tụy vì dân, vì nước, mà cuối cùng đành phải chết một cái chết rất đau thương.


      - Trước hết là bài:

      Từ thuở vương xe mối chỉ hồng,

      Lòng này ghi tạc có non sông.

      Đường mây cười tớ ham giong ruổi,

      Trướng liễu thương ai chịu lạnh lùng.

      Ơn nước, nợ trai đành nỗi bận,

      Cha già, nhà khó cậy nhau cùng.

      Mấy lời dặn bảo cơn lâm biệt

      Rằng nhớ, rằng quên lòng hỏi lòng?

      * Theo Đào Văn Hội (Danh Nhân Nước Nhà, nhà in Lý Công Quan, Sài Gòn 1951),

      “Năm Minh Mạng thứ 6 (1825), khoa Ất Dậu, thi tại thành Gia Định, Giản đậu Cử Nhơn. Năm Minh Mạng thứ 7 (1826), khoa Bính Tuất thi Hội tại kinh đô, Giản đậu Tiến Sĩ. Lúc ra đi, Giản có làm bài thơ gởi vợ.

      Bà vợ này họ Lê, ở làng Long Hồ (Vĩnh Long), không con, bị xuất.”

      * Mai Chưởng Đức (Lương Khê Thi Thảo, Tập San Sử Địa) cũng cho rằng Cụ làm bài thơ này là để “giã vợ đi làm quan," và có nhận xét:

      “Chỉ tạm xa cách vợ đi nhậm chức quan mà dặn dò, than thở não nuột như thế, có khác nào bị lưu đầy vĩnh biệt chốn non lam chướng khí chăng nhỉ?


      *Ý kiến của Nam Xuân Thọ (Phan Thanh Giản 1796-1867, nhà xuất bản Tân Việt, Sài Gòn) về nguồn gốc bài thơ có lẽ dễ chấp nhận hơn, khi ông viết:

      “Năm Mậu Tí (1828), nhằm năm Minh Mạng thứ 9, Thanh Giản nghe Viên Huấn Đạo Nguyễn Văn Đức ca tụng đức hạnh một người phụ nữ tên Trần Thị Hoạch, người làng Đơn Vệ, huyện Minh Linh, tỉnh Quảng Trị, con Cụ Án Trần Công Án. Thanh Giản khi ấy đã 33 tuổi, mà Trần Thị Hoạch cũng đã 30 tuổi, nhưng chưa chồng vì rất kén. Thanh Giản hâm mộ tiếng tăm Trần Thị, mới cậy người mai mối mà cưới.

      Nếu Thanh Giản cưới vợ rồi lập gia đình, thì cũng là chuyện thường, còn có gì đáng nói. Nhưng đây chúng ta lại phải phục vợ chồng Thanh Giản là người rất phi thường. Vì sau khi cưới hỏi nhau rồi, chẳng được bao lâu, Thanh Giản ngậm ngùi nỗi cha già trong Nam vò võ, mới than thở với vợ, xin Trần Thị hãy tưởng tình mình mà vào Nam phụng dưỡng cha già. Vợ chồng mới cưới, ân tình còn đang nồng, thế mà Trần Thị Hoạch vui lòng đảm nhận cái nhiệm vụ của Thanh Giản trao cho. Thanh Giản sa nước mắt vì cảm động. Ngày đưa vợ về làng Bảo Thạnh, vợ chồng Thanh Giản đều ngùi ngùi, riêng Thanh Giản đã băn khoăn cảm động rất mực mà đưa tặng vợ một bài thơ lâm ly, tình tứ.”

      Trần Thị Hoạch là vợ thứ ba của Cụ Phan Thanh Giản, sau bà họ Lê, và lúc cưới bà, cụ đang làm Tham Hiệp tỉnh Quảng Bình.


      Phải nhìn nhận rằng qua bài thơ này, tình cảm Cụ dành cho Cụ Bà thật đậm đà, riêng các chữ “tớ”, chữ “ai”, chữ “nhau”, chữ “lòng” dùng trong bài đọc lên nghe thắm thiết làm sao.


      Vốn một lòng thương vợ, Cụ không khỏi tự trách mình đã chạy theo công danh, sự nghiệp, mà lơ là tình nghĩa phu thê. Vì công vụ đa đoan, Cụ đành phải cậy Cụ Bà vào tận trong Nam thay Cụ mà lo phụng dưỡng cha già. Sứ mạng quá nặng nề, Cụ chỉ biết kêu gọi sự thông cảm, lòng hi sinh của Cụ Bà mà thôi.


      “Rằng nhớ, rằng quên, lòng hỡi lòng?”


      Lại cũng vì công vụ đa đoan, nợ nước trước tình nhà, Cụ đã làm mấy câu thơ sau đây:


      Thương vua, mến chúa phải ra đi,

      Bịn rịn làm chi thói nữ nhi?

      Muôn dặm Tràng An mau trở lại,

      Vào chầu bệ ngọc hả lòng ni.


      Số là năm Thiệu Trị thứ 2 (1842), tháng 6, được tin cha mất, Cụ về cư tang tại làng Bảo Thạnh. Tháng 10 mãn phép, Cụ trở về kinh. Trong khi Cụ sắp sửa lên đường, Cụ Bà ngỏ ý xin Cụ ở nán lại, thì Cụ khảng khái vịnh mấy câu thơ trên.


      Ôi, cao cả thay tinh thần trách nhiệm của một bậc trung thần!


      Tiếp theo là mấy bài thơ Cụ làm lúc đi đường.

      - Bài thứ nhất:

      Muôn dặm đường xa mới tới kinh

      Bao nhiêu non nước, bấy nhiêu tình.

      Rừng không, người vắng, chim bay rốn

      Trăng lặn, sao mờ, gió thổi rinh.


      “Tháng 8 năm 1826, Phan Thanh Giản được bổ Hàn Lâm Viện biên tụ. Sang tháng 11, được bổ làm Tham Hiệp Quảng Bình. Lúc lên đường vào kinh nhậm chức ở Quảng Bình, nhân đi qua rừng vắng, Phan Thanh Giản bồi hồi ngâm mấy câu thơ trên.” (Nam Xuân Thọ)

      Đào Văn Hội thì cho rằng Cụ làm bài này lúc đi sứ Tàu.


      Tuy không biết rõ bài thơ được sáng tác vào lúc nào, nhưng khi đọc lại, chúng ta cũng cảm thấy tâm hồn lâng lâng, man mác, như đang cùng tác giả hội nhập vào trong cõi hư vô, tịch mịch.


      Hai câu:

      Rừng không, người vắng, chim bay rốn

      Trăng lặn, sao mờ, gió thổi rinh

      khiến chúng ta liên tưởng đến bài Điểu Minh Giản (khe nước có chim kêu) của Vương Duy đời Đường.


      Nhân nhàn, quế hoa lạc,

      Dạ tĩnh, xuân sơn không.

      Nguyệt xuất, kinh sơn điểu

      Thời minh xuân giản trung.

      Dịch nghĩa:

      Người nhàn (nhìn) hoa quế rơi

      Đêm yên lặng, núi về mùa xuân vắng vẻ

      Trăng mọc làm cho chim trên núi giật mình

      Thỉnh thoảng kêu lên trong khe nước mùa xuân.


      - Bài thứ hai là bài:

      Buổi sứ trình đêm mưa, ngày tuyết,

      Bạn cố tri minh nguyệt quan san.

      Rạng ngày đến cửa, Đồng Quan

      Tiếng xưa “thập khứ nhất hoàn” là đây.


      Sau những ngày đi đường vất vả dãi dầu mưa tuyết, làm bạn với trăng suông ngoài quan ải, tác giả vui mừng khi đến cửa Đồng Quan. Trong nỗi vui mừng ấy, dường như có pha chút hãnh diện của một người vừa đặt chân đến một nơi có tiếng là “thập khứ nhất hoàn” ý nói trong mười người đi chỉ có một người về.


      Phải chăng đó cũng là niềm hãnh diện được bộc lộ qua hai câu thơ sau đây của Chu Mạnh Trinh trong bài “Hương Sơn phong cảnh”?


      Kìa non non, nước nước, mây mây

      “Đệ nhất động” hỏi rằng đây có phải?


      Đệ nhất động, tức Nam thiên đệ nhất động, chữ của Vua Lê Thánh Tông đề ngay tại cửa động Hương Tích.


      Giáo Sư Hà Như Chi (Việt Nam Thi Văn Giảng Luận Toàn Tập, nhà xuất bản Sống Mới, Sài Gòn) đã viết:


      “Văn chương Chu Mạnh Trinh êm nhẹ, thanh tao. Điều này có thể nhận thấy trong bài thơ của ông tả phong cảnh Hương Sơn. Đọc bài này ta có cảm giác rằng cái nhìn của ông lướt nhẹ trên cảnh vật như cánh chim trên đồi núi chập chùng.”


      - Thứ ba là hai bài Cụ làm trong lúc đi sứ Pháp, một bài có tựa là “Đi sứ nước Pháp” và một bài có tựa là “Cảm hoài.”

      * Đi sứ nước Pháp

      Chín tầng lồng lộng giữa trời thinh

      Phụng chỉ ra đi buổi sứ trình

      Lo nỗi nước kia cơn phiến biến

      Thương bề dân nọ cuộc giao chinh

      Ngàn trùng biển cả sang Tây địa

      Muôn dặm đường xa thẳng đế kinh

      Mây nước sang qua cùng Pháp quốc

      Rước đưa mầng rỡ cuộc hòa minh.


      * Cảm hoài

      Chút nghĩa vương mang phải gắng đi

      Tang bồng đành tỏ chí nam nhi.

      Thuyền ngô phơi phới giương hòn bạc

      Khói đá phăng phăng lướt tích ti.

      La Hán giang tay chờ khách đến

      Tướng quân ghé mắt hẹn ngày về

      Phen này miễn đặng hòa hai nước

      Nỗi tớ xin đừng bận bịu chi.

      Như chúng ta đều biết, không những đi sứ Tàu, Cụ Phan còn đi sứ Pháp, một chuyến đi cực kỳ quan trọng, nhằm xin chuộc lại ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, mà chính Cụ và Cụ Lâm Duy Hiệp đã buộc lòng ký nhượng cho Pháp theo hòa ước năm Nhâm Tuất (ngày 5 tháng 8 năm 1862).


      Thuyền của quân đội Việt Nam hộ tống sứ bộ

      Cuộc hành trình của sứ bộ được Nam Xuân Thọ kể lại như sau:

      “Trước hết sứ bộ xuống tàu Echo vào Gia Định (tàu này do Thiếu Tướng De Lagrandière chấp thuận đề nghị của Vua Tự Đức cho phái ra Huế để đón sứ bộ). Ngày 1 tháng 7 năm 1863, sứ bộ từ Gia Định xuống tàu Européen sang Pháp, có Trung úy Reumer đi hộ vệ. Tàu Européen tới Alexandrie, lại sang qua chiếc Labrador.

      Hai tháng bảy ngày, sứ bộ mới tới đất Pháp. Ngày 10 tháng 9 năm 1863, sứ bộ đến quân cảng Toulon.

      Sử chép thời bấy giờ, hải quân Pháp chào sứ bộ Việt Nam bằng 17 phát thần công, các chiến thuyền đậu trên hải cảng Toulon đều có treo cờ Việt Nam. Chính phủ Pháp phái Đại tá Aubaret là người ở Bộ Ngoại Giao thông thạo tiếng Việt đứng ra làm thông ngôn, khi nhà cầm quyền Pháp xuống tàu tiếp rước sứ bộ.


      Chiều hôm 9 tháng 10 năm 1863, tàu Labrador lại đưa sứ bộ tới Marseille. Chính phủ Pháp tổ chức một cuộc tiếp rước chính thức. Ông Mure de Pelaure, đại diện cho Tổng Trưởng Bộ Ngoại Giao, tiếp rước sứ bộ đúng nghi lễ, rồi mời hết phái đoàn lên một biệt thự, đã có mặt nhiều viên chức văn võ Pháp chực đón.

      Sứ bộ tạm nghỉ ở Marseille. Ngày hôm sau 4 tháng 9 năm 1863, sứ bộ lên Paris.


      ới kinh đô Pháp, sứ bộ được tiếp rước long trọng. Ông Feuillet de Conches, đại diện của Hoàng Đế Nã Phá Luân Đệ Tam, đến chào mừng sứ bộ, rồi đưa luôn sứ bộ về ở một biệt thự đường Lord Byron."

      Suốt cuộc hải trình, xúc động trước cảnh trời cao biến rộng, nước tuôn khói tỏa, Cụ Phan không giấu được nỗi lòng nặng trĩu âu lo, chỉ mong sao chu toàn được trọng trách, mà không nề hà gì đến nỗi vất vả dọc đường.


      Sau cùng là mấy bài thơ Cụ làm sau khi đi sứ nước Pháp về.


      * Đó là bài:

      Từ ngày đi sứ tới Tây kinh

      Thấy việc Âu Châu phải giật mình

      Kêu tỉnh đồng bang mau kịp bước

      Hết lời năn nỉ, chẳng ai tin


      mà chúng ta có thể coi như là một tiếng than dài não nuột của Cụ, sau khi trở về triều tấu trình những gì Cụ quan sát được trong chuyến đi sứ. Những gì đó, chúng ta có thể hình dung qua câu nói sau đây của Cụ:


      Bá ban xảo diệu tề thiên địa

      Duy hữu tử sinh tạo hóa quyền

      Nam Xuân Thọ dịch:

      Trăm món khéo tay tày thợ Tạo

      Duy còn sống chết chịu thua Trời.


      Lần đầu tiên có dịp tiếp xúc với nền văn minh Tây Phương, Cụ đã “giật mình” vừa kinh ngạc, vừa thán phục trước những tiến bộ phi thường của xứ người. Là một bề tôi lương đống hằng quan tâm đến vấn đề quốc kế dân sinh, Cụ hẳn mong sao đất nước sớm được canh tân, nhưng vì đầu óc thủ cựu, đình thần không ai chịu tin lời Cụ.


      Thật không có gì đau khổ đối với một người có lòng như Cụ, mà phải bó tay nhìn thế nước ngửa nghiêng.


      Phải chăng nỗi đau khổ này đã khiến Cụ thất vọng đến độ năm 1866 (Tự Đức thứ 19), sau khi được bổ chức Kinh Lược đại thần, Cụ đã dâng sớ xin trả lại áo mão, vì cảm thấy bất lực trước tình thế ngày càng căng thẳng tại miền Nam?


      * Đó cũng là bài:

      Trời thời, đất lợi lại người hòa,

      Há dễ ngồi coi phải nói ra.

      Lăm trả ơn vua, đền nợ nước,

      Đành cam gánh nặng ruổi đường xa.

      Lên ghềnh xuống thác, thương con trẻ

      Vượt suối trèo non, cám phận già.

      Cũng tưởng một lời an bốn cõi,

      Nào hay ba tỉnh lại chầu ba.

      Qua lời lẽ trong bài, nhất là trong câu thơ cuối, chúng ta có thể đoán được trong hoàn cảnh nào Cụ đã nghĩ ra nó. Vì bài thơ được sáng tác vào những giây phút cuối cùng trong đời Cụ, chúng ta có thể gọi đó là bài thơ tuyệt mệnh hoặc di bút. Có người cũng đề tựa là “Tuyệt cốc," ngày nay chúng ta nói là “tuyệt thực.” Sử chép tuyệt thực 17 ngày không chết, Cụ bèn dùng độc dược để kết liễu đời mình.


      Sau khi suy gẫm về ba chữ Thiên thời, Địa lợi, Nhân hòa, tức là ba yếu tố định đoạt sự thành bại của con người trong bất kỳ cuộc đấu tranh nào, Cụ ngậm ngùi thương cho chính mình cũng như cho bọn trẻ đương thời đã trải qua bao gian khổ hiểm nguy mà chí lớn không thành. Cụ cũng cảm thấy ngao ngán cho lòng người tráo trở, cho tình đời đen bạc, mà hậu quả là toàn bộ Nam Kỳ Lục Tỉnh lọt vào tay quân xâm lược. Trong chương “Công luận phẩm bình” (sách đã dẫn), Nam Xuân Thọ có nhắc đến một giai thoại trong chuyến đi Pháp của Cụ.

      “Và nếu ta biết rằng khi sang Pháp, cụ Phan được tiếp nước niềm nỡ, chính Ngoại Trưởng Pháp là Achille Fould đến thăm sứ bộ ta ở quán số 17 đường Lord Byron. Ngoại Trưởng đã trân trọng bỏ găng tay mặt ra và yêu cầu cụ Phan đưa tay ra bắt, rồi ân cần thiết tha nói một câu... đã đi vào lịch sử: “Xin Ngài hãy thực hành cái tục chào của Tây Phương chúng tôi, để chúng ta tỏ tình huynh đệ với nhau.” Người ngay thẳng và thành thật như Cụ Phan cảm động với lời ân cần mật thiết ấy biết bao nhiêu! Mà ai lại không tưởng với cái tình “huynh đệ” ấy, thì có đâu chuyện xâm chiếm nữa mà chị? Và rồi ai bội tín? Ai ngậm cười khinh bỉ?”

      Tóm lại, qua thơ văn quốc âm của Cụ Phan Thanh Giản, chúng ta nhận thấy


      - Về hình thức

      Lời lẽ bình dị, tao nhã, câu văn nhẹ nhàng, trong sáng, hầu như thiếu hẳn khí thế hào hùng, sôi nổi.


      - Về nội dung

      Cụ đã tỏ ra có một tâm hồn đa cảm, một tình cảm dạt dào và một tâm sự u ẩn.

       

      Dễ dàng xúc động trước cảnh thiên nhiên với rừng núi hiểm trở, trời biển mênh mông, lúc nào cũng canh cánh bên lòng nào tình gia đình, nghĩa chúa tôi, tình yêu quê hương dân tộc, âm thầm chịu đựng nỗi oan khiên mà chỉ cái chết mới hóa giải được, đó là hình ảnh qua một số thơ văn của Lương Khê Phan Thanh Giản, một danh nhân của miền Nam nước Việt vào thế kỷ thứ 19.


      San Jose, tháng 7-2004

      Lưu Khôn

      Thế Kỷ 21, số 185, Sep 2004
      Số Đặc Biệt về Phan Thanh Giản

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Thử Đọc Lại Mấy Bài Thơ Quốc Âm Của Cụ Phan Thanh Giản Lưu Khôn Thơ

      - Mùa Xuân Nói Chuyện Hoa Lưu Khôn Phiếm luận

    3. Thơ và bài viết về Thơ (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

        Thơ và Bài viết về Thơ:

        Cùng Mục (Link)

      Ngôn ngữ thơ là cái quái gì vậy? (Lê Hữu)

      Trường Ca Việt Nam (Thiếu Khanh)

      Chiều Trên Phá Tam Giang (Tô Thùy Yên)

      Ba Dòng Thơ Tiêu Biểu Phương Đông: Thơ Thiền Việt Nam, Đường Thi Trung Hoa Và Haiku Của Nhật (Thái Tú Hạp)

      Vài lời Cần Nói Về Ngày 30 Tháng 4 (Bùi Chí Vinh)

       
      Ad-33 (Học Xá) Ad-33 - Google - QC4 (Học Xá)

       

        Thơ Dịch:

       (Vietnamese Poetry translated into English)

       

      Đàm Trung Pháp & Viên Linh dịch và chú giải:

       

      Vịnh Hai bà Trưng (Hồng Đức Quốc Âm Thi Tập)

      Ăn Cỗ Đầu Người (Nguyễn Biểu)

      Đoạt Sáo Chương Dương Độ (Trần Quang Khải)

      Nam Quốc Sơn Hà (Lý Thường Kiệt)

      ......

      Huỳnh Sanh Thông dịch:

       

      Thăng Long (Nguyễn Du)

      Vọng Phu Thạch (Nguyễn Du)

      Hồ Hoàn Kiếm (Vô Danh)

      Thăng Long Thành Hoài Cổ

       (Bà Huyện Thanh Quan)

      ......

      Lê Đình Nhất-Lang & Nguyễn Tiến Văn dịch:

       

      Cùng khổ (Bùi Chát)

      Hoa sữa (Bùi Chát)

      Bài thơ một vần (Bùi Chát)

      ......

      Các tác giả khác dịch:

       

      Tôi đã cố bám lấy đất nước tôi (Nguyễn Đình Toàn) (Do Dinh Tuan dịch)

      Bữa Tiệc Hòa Bình (Nguyễn Thị Thanh Bình) (Nguyễn Ngọc Bích dịch)

      Từ Một Cuốn Rún (Nguyễn Thị Thanh Bình) (Đinh Từ Bích Thúy dịch)

      ......

        Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

        Thơ Cổ:

        Cùng Mục & Chỉ Số (Link)

      Sau đúng 60 năm, đọc lại bài thơ trừ tịch của Đặng Đức Siêu và Đông Hồ (Trần Từ Mai )

      Mùa Thu Trong Đường Thi (Lê Đình Thông)

      Những Vần Thơ Xuân Của Vua Trần Nhân Tông (Tạ Quốc Tuấn)

      Về một bài thơ dạy học vào mùa xuân của Trần Quý Cáp (Ngô Thời Đôn)

      Cảnh Đẹp Thành Thăng Long Thời Tây Sơn Qua Thi Ca Đoàn Nguyễn Tuấn (Phạm Trọng Chánh)


      Ngày Xuân Đọc "Đào Hoa Thi" của Nguyễn Trãi (Trần Uyên Thi)

      Thơ Lý Bạch (Đàm Trung Pháp)

       

       

        Thơ Tuyển:

        Cùng Mục & Chỉ Số (Link)

      Trường Ca Việt Nam (Thiếu Khanh)

      Chiều Trên Phá Tam Giang (Tô Thùy Yên)

      Vài lời Cần Nói Về Ngày 30 Tháng 4 (Bùi Chí Vinh)

      Điếu thi: Thủ̉y Mộ Quan (Viên Linh)

      Lời Cầu Nguyện Của Rừng (Bùi Bá)


      Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

        Trang Thơ các Tác Giả:

       

      Cùng Chỉ Số - Lưu Trữ (Link) Chu Ngạn Thư   Chu Trầm Nguyên Minh   Hồ Minh Dũng   Hoàng Anh Tuấn   Hoàng Hương Trang   Lê Hữu Nghĩa   Lê Phương Nguyên   Lê Văn Trung   Mai Trung Tĩnh   Minh Đức Hoài Trinh  

       

        DANH NGÔN (Proverbs)

       

         • Chí Khí

         • Xử Thế

       

        TỤC NGỮ (Proverbs)

       

      Tre già măng mọc

      Đục nước béo cò

      Trúc dẫu cháy đốt ngay vẫn thẳng

      Gà một mẹ đá nhau

       

        ĐỐ VUI (Puzzles)

        Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)