1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Kể Từ Ngày Ấy(Đào Anh Dũng) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      24-4-2014 | TRUYỆN

      Kể Từ Ngày Ấy

        ĐÀO ANH DŨNG
      Share File.php Share File
          

       

      1.


      Năm nay ba đã 74 tuổi rồi. Món quà sinh nhật bất ngờ của Ngữ tặng ba là quyển gia phả hai họ Lê-Trần nhà anh. Ngữ biết đây là một ước mơ ba muốn thực hiện từ lâu vì ba hằng lo âu con cháu sẽ quên đi gốc gác. Quyển gia phả sẽ là đầu dây về nguồn của chúng sau này. Mấy năm nay ba đã âm thầm ghi chép, vẽ sơ đồ gia tộc bằng tay, viết lại những kỷ niệm gia đình và cất chúng trong một hộp plastic mua ở Walmart. Năm kia Ngữ có mua tặng ba một máy vi tính xách tay nhưng ba chỉ dùng để liên lạc điện thư với bạn bè mà thôi. Ba cố gắng dùng Word nhưng không xong vì mấy ngón tay của ba ít khi chịu nghe lời: ba gõ từng chữ một, bỏ dấu tiếng Việt sai lên sai xuống. Đánh máy xong một bài, tuy đã cất (save) nó rồi nhưng ba tìm mãi không ra. Thiệt là uổng công! Mỗi lần nghe ba than phiền như vậy, má cười, ghẹo rằng tay ba là tay bóp cò, tay vặn ốc! Đúng vậy, ngày xưa ba là lính đi đánh giặc, rồi ở tù cải tạo gần 10 năm; ra tù ba làm nghề vá vỏ xe đạp, qua Mỹ ba cầm mỏ-lết trong xưởng hết mười mấy năm mới nghỉ hưu. Lần nào nghe má ghẹo ba như vậy, Ngữ cũng ngậm ngùi nghĩ đến cậu tư. Hồi đó, cậu thương Ngữ như con.


      2.


      Cậu tư là một người bạn thời trung học, một bạn đồng đội với ba trước khi tơ duyên của ba má biến cậu thành một người ruột thịt trong gia đình. Ngữ không biết nhiều về thời tuổi trẻ của cậu vì khi anh lên ba tuổi thì cậu và ba đã vào tù cải tạo rồi. Anh chỉ nghe ba má kể rằng cậu gan lì và bướng bỉnh lắm. Nhập ngũ một lượt với ba mà năm ba lên đại úy cậu còn mang lon thiếu uý vì cậu thường hay bị phạt kỷ luật (ba gọi là “ký củ”). Cũng vì cái tánh này mà trong suốt đời lính cậu luôn ở ngoài mặt trận, còn ba thì được về làm tham mưu. Nhưng cái may vào thời chiến lại thành cái rủi ở thời bình. Công việc tham mưu đã cất thêm nhiều năm tù khổ cực trên hai vai của ba. Cậu tư ra tù trước, chạy xe đạp ôm phụ má nuôi anh em của Ngữ. Vài năm sau cậu mới lập gia đình, mợ sanh được hai em, Hòa và Hiền. Đến lúc có chương trình HO, cái may không bị ở tù lâu năm lại thành cái rủi của cậu. Là lính tác chiến, ở tù cải tạo dưới ba năm, nên cậu tư không đủ điều kiện đi Mỹ. Mấy năm sau, cậu qua đời.


      3.


      Trước khi bắt tay vào việc Ngữ tưởng đây là một chuyện dễ làm: anh chỉ phải đánh máy các bài viết của ba, vẽ các sơ đồ gia phả, trình bày quyển sách trên máy vi tính, rồi gởi đến nhà in trên mạng. Thời buổi này, với kỹ thuật số, khách hàng đặt một quyển sách họ cũng nhận in, giá không mắc lắm, khoảng 20 đô-la một quyển. Tuy nhiên, thực hiện một quyển gia phả không đơn giản như vậy. Điều cốt yếu của gia phả là những chi tiết như tên họ, ngày sanh/tử, sinh quán, trú quán và mối dây liên hệ huyết thống của thân tộc. Vậy mà, ngày tháng, tên họ của ông bà, cô bác ba nhớ đến đâu, ghi đến đó; má cũng không khá hơn, hỏi thì má nói nhớ như vậy, chứ không chắc lắm. Vì thế, quyển gia phả hai họ Lê-Trần có nhiều chi tiết cần được cập nhật. May sao nhờ có Hòa và Hiền hăng hái giúp Ngữ trong công việc này. Hòa về làng viếng các ngôi mộ ông bà, thân tộc, chụp hình mộ bia và gởi cho Ngữ. Hiền tìm gặp, hỏi thăm các cô bác để biết thêm nhiều chi tiết và xin được một số hình ảnh xưa. Nhờ vậy mà quyển gia phả của ba đã được thành hình khá hoàn hảo. Ngữ đặt in và nhận được nó một tuần lễ trước ngày sinh nhật của ba. Anh mường tượng đến vẻ mặt sung sướng của ba khi cầm trong tay ‘tác phẩm’ của mình là quyển gia phả hai họ Lê-Trần in đàng hoàng trên giấy trắng mực đen.


      4.


      Đúng vậy, hôm sinh nhật ba lộ vẻ ngạc nhiên khi nhìn hình bìa quyển gia phả, rồi ba nở một nụ cười mãn nguyện, tay run run lật từng trang sách. Má ngồi bên ngó từng tấm hình người thân, nhắc tên từng người. Lũ con cháu im lặng nhìn hai ông bà hạnh phúc trở về dĩ vãng.


      Bỗng ba lên tiếng:

      “Sao kỳ vậy cà?! Mộ bia cậu tư của con ghi ngày tử là 30 tháng 4, 1975. Mình qua đây mấy năm sau cậu con mới mất mà!”


      Nghe ba hỏi, Ngữ giật mình, trả lời:

      “Dạ, khi nhận được hình con cũng có email hỏi Hòa rồi. Nó nói cậu tư trối với mợ rằng cậu muốn mộ bia của cậu đề ngày tử là 30 tháng 4. Cậu nói kể từ ngày ấy cậu coi như đã chết rồi...”


      Ba đóng quyển gia phả lại, ngồi thừ người như tượng gỗ, lặng thinh. Má mở lại trang có hình mộ bia cậu tư, chép miệng nói:

      “Cái thằng...! Cậu tư của tụi con sao chứng nào tật nấy, đến chết vẫn còn ba gai. Coi nè:


      Lính Cộng Hòa

      Trần Văn Nam

      Sanh 22/9/1942

      Tử 30/4/1975”


      Nghe má nói đến đó, Ngữ thấy ba gỡ cặp kiếng, vuốt nhẹ qua đôi mắt. Anh bỗng nhận ra đôi mắt ấy ươn ướt, mang một nỗi buồn thăm thẳm. Và, anh tự hỏi, phải chăng trong lòng ba cũng đã chết kể từ ngày ấy...


      tháng tư còn tuyết 2014


      Đào Anh Dũng

      (daoanhdung.blog)

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Mai Vàng Trên Đảo Bidong Đào Anh Dũng Truyện ngắn

      - Mùa Xuân Trở Lại Đào Anh Dũng Truyện ngắn

      - Chiếc Áo Nhà Binh Đào Anh Dũng Truyện ngắn

      - Cội Nguồn Đào Anh Dũng Truyện ngắn

      - Cặp Song Sinh Ái Nhĩ Lan Đào Anh Dũng Truyện ngắn

      - Hãy xét đoán cho công minh Đào Anh Dũng Truyện ngắn

      - Vác chõng mà đi Đào Anh Dũng Truyện ngắn

      - Theo Đạo Vợ Đào Anh Dũng Truyện ngắn

      - Vé số cuộc đời Đào Anh Dũng Truyện ngắn

      - Chuyện Một Ngôi Sao Đào Anh Dũng Truyện ngắn

    3. Truyện Ngắn (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Truyện

        Cùng Mục (Link)

      Ông Giáo Sư Dạy Sử (Vương Mộng Long)

      Người Tù Binh Trở Về (Thảo Ca)

      Đêm Đình Chiến (Vũ Thất)

      Chuyện nàng Feridah Challoner (Trần Hồng Văn)

      Bắn chậm thì chết (Lê Hữu)

      Mua bán lạc xoong (Trần Yên Hòa)

      Căn Nhà (Trần Hồng Văn)

      Dáng Mỏng (Trần Yên Hòa)

      Người Khách Lạ (Trần Hồng Văn)

      Tên Phản Bội (Trần Hồng Văn)


      Truyện Đọc

       

      Cánh Vạc Mùa Thu (Trần Hồng Văn) 

      Đêm Giáng Sinh Nhiệm Mầu

       (Trần Hồng Văn) 

      Đứa Con Út (Trần Hồng Văn) 

      Một Đêm Phiền Muộn

       (Trần Hồng Văn) 

      Tiếng Vọng từ Đáy Vực

       (Trần Hồng Văn) 

      Con Cọp (Trần Hồng Văn) 

      Đại Sư Và Giai Nhân

       (Trần Hồng Văn) 

      Tây Ninh – Chút Còn Lại Trong Lòng Người Lính (Nguyễn Mạnh An Dân) 

      Cái Giếng (Trần Hồng Văn) 

      Vùng Đồi (Phạm Văn Nhàn) 

      Người Cha (Trần Hồng Văn) 

      Ngọn Đồi Trầm Lặng (Trần Hồng Văn) 

      Người Mẹ (Trần Hồng Văn) 

      Lưỡi Dao Cạo (Trần Hồng Văn) 

      Hoa Với Lá Chỉ Một Màu Trắng Đục

       (Trần Hồng Văn)    

       

      Truyện Đạo

        Cùng Mục (Link)

      Im Lặng Của Thiền Sư (Phan Trang Hy)

      Kể Lại Vài Giai Thoại Trong Tập Vào Thiền (Doãn Quốc Sỹ)

      Con Thằn Lằn Chọn Nghiệp (Hồ Hữu Tường)

      Mẹ Quán Thế Âm (Phạm Huê)

      Những Hạt Đậu Biết Nhảy (Phạm Huê)

      Maria Quán Thế Âm (Phạm Huê)

      Sợi Tơ Nhện (Nguyễn Văn Thực)

       
      Ad-33 (Học Xá) Ad-33 - Google - QC4 (Học Xá)

       

      Phim VN trước 1975

       

      (Thẩm Thúy Hằng-Kiều Chinh-ThanhNga-BạchTuyết)

       

      - Chiếc Bóng Bên Đường   - Nàng (1970)

      - Người Cô Đơn (1972)    - Xa Lộ Không Đèn

      - Bão Tình (1972) - Sóng Tình (1972)

      - Chúng Tôi Muốn Sống (1956)

      - Trường Tôi (1973) - Nắng Chiều (1973)

      - Giỡn Mặt Tử Thần (1975)

      - Năm Vua Hề Về Làng (1974)

      - Tứ Quái Sài Gòn  - Những Giọt Sương Khuya

      - Như Hạt Mưa Sa 1 - Như Hạt Mưa Sa 2

      - Như Hạt Mưa Sa 3 - Như Hạt Mưa Sa 4

      - Vượt Sóng

      - Cuộc Di Cư Năm 1954

        Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)