|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
WESTMINSTER (VB) -- Không khí ngày Mùng Một Tết Mậu Tuất thêm hương sắc, rộn ràng, và tưng bừng hẳn lên tại Tòa Soạn Nhật Báo Việt Báo, trên Đường Moran, Thành Phố Westmister, Nam California, với sự hiện diện của các vị dân cử Mỹ-Việt, các văn nghệ sĩ, các thân hữu và đại gia đình Việt Báo.
Những tà áo dài truyền thống Việt Nam tha thước với đủ màu sắc tươi tắn bay lả lướt dưới ánh nắng dễ chịu của sáng ngày Mùng Một Tết như hòa cùng tiếng pháo nổ, tiếng reo hò, tiếng cười vui như ngày hội trước cửa Tòa Soạn Việt Báo.
Chưa hết, cuộc vui đón mừng năm mới Mậu Tuất còn tiếp diễn ngay bên trong Việt Báo Gallery với mọi người cùng hát các ca khúc nổi tiếng về Xuân như, “Ly Rượu Mừng” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương, và “Xuân Ca” của nhạc sĩ Phạm Duy.
Đặc biệt, Tết năm nay Việt Báo cũng chúc mừng sinh nhật thứ 95 của Nhà Văn Lão Thành Doãn Quốc Sỹ.
Nhà Thơ Trần Dạ Từ cho biết điều rất hiếm có là năm nay trùng ngày tháng trong âm và dương lịch của ngày sinh nhật Nhà Văn Doãn Quốc Sỹ. Nhà Thơ Trần Dạ Từ cho biết Nhà Văn Doãn Quốc Sỹ sinh đúng vào Mùng Hai Tết Quý Hợi, nhằm ngày 17 tháng 2 năm 1923. Năm nay, Mùng Hai Tết cũng rơi vào ngày 17 tháng 2. Nhà Văn Doãn Quốc Sỹ sinh tại Tỉnh Hà Đông, Miền Bắc Việt Nam.
Nhà Văn Nhã Ca đọc hai câu đối khai bút đầu năm của nhà văn, nhà thơ, và nhà báo Phan Tấn Hải, cũng là Chủ Bút Việt Báo viết để tặng Nhà Văn Doãn Quốc Sỹ nhân sinh nhật 95 của ông. Nhà Văn Nhã Ca đọc 2 câu đối như sau:
MANG GƯƠM GIỚI ĐỊNH HUỆ, ĐI TẬN CÙNG TRỜI CUỐI ĐẤT
PHÁ TRẬN THAM SÂN SI, VIẾT ĐỂ GIỮ NGỌC GÌN VÀNG...
Nhà Văn Doãn Quốc Sỹ kể rằng lúc còn nhỏ tại làng quê không biết vì sao mọi người đều gọi ông là “Thằng Chưng.” Ông nói “Chưng” là cái bánh chưng. Ông còn kể một cách dí dỏm rằng, hồi trẻ ông hay nói với những người bạn ông rằng, chỉ có ai sinh vào Mùng Một Tết thì mới là anh của ông.
Nhà Văn Doãn Quốc Sỹ, dù ở tuổi 95, vẫn trông tỉnh táo và giọng còn rất rõ ràng khi đọc bài thơ bất hủ Thề Non Nước của Thi Sĩ Tản Đà:
Nước non nặng một lời thề,
Nước đi, đi mãi, không về cùng non.
Nhớ lời "nguyện nước thề non",
Nước đi chưa lại, non còn đứng không.
Non cao những ngóng cùng trông,
Suối tuôn dòng lệ chờ mong tháng ngày,
Xương mai một nắm hao gầy,
Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương.
Trời tây ngã bóng tà dương,
Càng phơi vẻ ngọc nét vàng phôi pha.
Non cao tuổi vẫn chưa già,
Non thời nhớ nước, nước mà quên non.
Dù cho sông cạn đá mòn,
Còn non, còn nước, hãy còn thề xưa.
Non cao đà biết hay chưa?
Nước đi ra bể lại mưa về nguồn.
Nước non hội ngộ còn luôn,
Bảo cho non chớ có buồn làm chi.
Nước kia dù hãy còn đi,
Ngàn dâu xanh tốt non thì cứ vui.
Nghìn năm giao ước kết đôi,
Non non nước nước không nguôi lời thề.
Nhà Thơ Trần Dạ Từ nhắc lại, “Non non nước nước không nguôi lời thề.” Và ông cho biết rằng Nhà Văn Doãn Quốc Sỹ đã từng bị tù CS 14 năm trước khi qua Mỹ.
Lời của bản nhạc “Happy Birthday” được mọi người hát lên để chúc mừng sinh nhật 95 của Nhà Văn Lão Thành Doãn Quốc Sỹ.
Đặc biệt ca khúc “Lòng Ta ở Với Người” phổ từ bài thơ nhà báo Trần Dạ Từ làm chung với nhà văn Doãn Quốc Sỹ khi 2 ông ở chung một trại tù của CSVN đã được bác sĩ Bích Liên hát, trong khi Doãn Quốc Hưng (con trai nhà văn Doãn Quốc Sỹ) đàn đệm.
Theo Từ Điển Bách Khoa có một số tác phẩm tiêu biểu của Nhà Văn Doãn Quốc Sỹ như sau:
- Sợ Lửa (1956)
- U Hoài (1957)
- Gánh Xiếc (1958)
- Gìn Vàng Giữ Ngọc
- Dòng Sông Định Mệnh (1959)
- Hồ Thuỳ Dương (1960)
- Trái Cây Đau Khổ (1963)
- Người Việt Đáng Yêu (1965)
- Cánh Tay Nối Dài (1966)
- Đốt Biên Giới (1966)
- Sầu Mây (1970)
- Vào Thiền (1970)
- Khu Rừng Lau
- Người Vái Tứ Phương
- Dấu Chân Cát Xóa
- Mình Lại Soi Mình
- Chiếc Chiếu Hoa Cạp Điều, v.v...
Chương trình mừng xuân Mậu Tuất của Việt Báo còn tiếp tục với nhiều ca sĩ góp tiếng hát đầu năm.
Các dân cử cùng đến chúc và mừng Tết với Việt Báo gồm, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Sát Quận Cam Andrew Đỗ, Thượng Nghị Sĩ tiểu bang Janet Nguyễn, Thị Trường Westminster Trí Tạ, Nghị Viên Westmister Tyler Diệp, Nghị Viên Westmisnter Sergio Contreras, Nghị Viên Westminster Kimberly Hồ, Ủy Viên Giáo Dục Học Khu Westminster Nguyễn Thế Thủy, Nghị Viên Garden Grove Thu Hà, Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Dục Học Khu Garden Grove LS Nguyễn Quốc Lân, Cựu Nghị Viên Westminster Diana Carey. Đặc biệt có sự hiện diện của ông bà ký giả Lê Văn đến từ Texas, nữ tài tử Kiều Chinh, ca sĩ Khánh Ly, ca sĩ Bích Liên, họa sĩ Ann Phong, họa sĩ Nguyễn Việt Hùng, GS Nguyễn Viết Kim, ca sĩ Thương Linh, nhạc sĩ Cao Minh Hưng, nhạc sĩ Cung Tiến, v.v...
Chúc mừng sinh nhật Nhà Văn Lão Thành Doãn Quốc Sỹ.
- Bùi Vĩnh Phúc Ra Mắt Sách: 9 Khuôn Mặt, 9 Phong Khí Văn Chương Việt Báo Tường thuật
- Viện Bảo Tàng Quân Lực VNCH Và Buổi Nói Chuyện Về Trận Đánh Cuối Cùng 30/04/1975 Việt Báo Tường thuật
- Nhà thơ Viên Linh “Hóa Thân” tại VA, Hoa Kỳ, hưởng thọ 86 tuổi Việt Báo Phân ưu
- Giáo Sư Đỗ Khánh Hoan Qua Đời Tại Ontario, Canada, Hưởng Thọ 90 Tuổi Việt Báo Tưởng niệm
- GS Lưu Khôn Ra Sách Dịch ‘80 Tuổi Kể Chuyện Mình’ Việt Báo Tường thuật
- Mừng Sinh Nhật Doãn Quốc Sỹ 97 Tuổi Việt Báo Phỏng vấn
- Nhà Biên Khảo Lịch Sử Phạm Trần Anh Ra Mắt Sách ‘Quốc Tổ Hùng Vương’ Việt Báo Tường thuật
- Việt Báo Đón Tết, Mừng Sinh Nhật Thứ 95 Của Nhà Văn Doãn Quốc Sỹ Việt Báo Tạp bút
- Tuyển Tập Nguyễn Văn Sâm: Văn Học, Biên Khảo, Chữ Nôm Việt Báo Giới thiệu
- Tưởng Niệm Nhạc Sĩ Nhật Ngân Việt Báo Tạp bút
• Mừng 100 tuổi nhà văn Doãn Quốc Sỹ, đọc lại ‘Đi!’ của Hồ Khanh (Trùng Dương)
• Trăm Tuổi Hạc Bố Sỹ (Doãn Tư Liên)
• Dòng sông qua những tác phẩm của Doãn Quốc Sỹ (Trần Hoài Thư)
• Buổi gặp gỡ hai nhà văn Doãn Quốc Sỹ và Linh Bảo (Phạm Xuân Đài)
• Mừng Sinh Nhật Doãn Quốc Sỹ 97 Tuổi (Việt Báo)
• Việt Báo Đón Tết, Mừng Sinh Nhật Thứ 95 Của Nhà Văn Doãn Quốc Sỹ (Việt Báo)
Hình ảnh SN 100 tuổi của Nhà văn Doãn Quốc Sỹ (doanquocsy.com)
Doãn Quốc Sỹ, văn chương và cái đói (Viên Linh)
Doãn Quốc Sỹ, nỗi buồn và, niềm vinh dự, hân hoan lớn (Du Tử Lê)
Doãn Quốc Sỹ, người anh khả kính (Nguyễn Mộng Giác)
Một vài kỷ niệm với nhà văn Doãn Quốc Sỹ (Nhật Tiến)
Doãn Quốc Sỹ, Kẻ Sĩ Thời Đại Chúng Ta (Nguyễn Mạnh Trinh)
Nhà văn Doãn Quốc Sỹ,và hai mươi năm văn học miền Nam (1954-1975) (Nguyễn Mạnh Trinh)
Kinh Nghiệm Văn Chương Doãn Quốc Sỹ (Nguyễn Vy Khanh)
- Doãn Quốc Sỹ (Hoàng Khởi Phong)
Doãn Quốc Sỹ, một ngòi bút chân phương, cổ điển (Mặc Lâm)
Doãn Quốc Sỹ (phannguyenartist.com)
Tiểu sử (doanquocsy.com)
• Một chút Đinh Cường (Doãn Quốc Sỹ)
• Một Vài Ký Ức về cụ Nhạc Phụ Tú Mỡ
(Doãn Quốc Sỹ)
• Kể Lại Vài Giai Thoại Trong Tập Vào Thiền
(Doãn Quốc Sỹ)
• Nụ Cười Việt (Doãn Quốc Sỹ)
• Đi tìm dân tộc tính trong cổ tích Việt Nam (Doãn Quốc Sỹ)
Tác phẩm trên mạng:
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
• Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)
• Trò chuyện với dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |