1. Head_

    Bùi Giáng

    (17.12.1926 - 7.10.1998)

    Du Tử Lê

    (.0.1942 - 7.10.2019)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Một Vài Ký Ức về cụ Nhạc Phụ Tú Mỡ (Doãn Quốc Sỹ) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      08-07-2012 | VĂN HỌC

      Một Vài Ký Ức về cụ Nhạc Phụ Tú Mỡ

        DOÃN QUỐC SỸ
      Share File.php Share File
          

       

      Kính thưa quí vị quan khách,


      Hôm nay tôi xin được kể một vài điều mà tôi con nhớ về cụ nhạc phụ Tú Mỡ Hồ Trọng Hiếu.



        Nhà văn Doãn Quốc Sỹ

      Nhà thơ trào phúng Tú Mỡ- Hồ Trọng Hiếu là thân phụ của bà nhà tôi-Hồ Thị Thảo. Cụ Tú Mỡ có 8 người con, mà cụ đã kể ra trong hai câu thơ:

      Năm trai ba gái tám tên

      Trung, Hiền, Thảo, Dũng, Hùng, Chuyên, Vĩ, Cường.


      Bà nhà tôi là con gái thứ ba trong thứ tự này.


      Nhà cụ Tú Mỡ ở ngoại thành Hà Nội, thuộc làng Láng, nằm trên con đường Láng, chạy dọc theo con sông Tô Lịch, rất gần địa danh lịch sử Cầu Giấy. Làng Láng có đặc sản được nhiều người biết đến là rau húng Láng thơm đặc biệt. Về danh lam thắng cảnh thì có Chùa Láng, một trong những ngôi chùa cổ rất nổi tiếng của Hà Nội. Còn nhà của tôi thì thuộc làng Cót, cách nhà cụ Tú Mỡ chừng hơn một cây số, dọc theo con sông Tô Lịch.


      Tôi và bà nhà tôi quen nhau qua sự mai mối của cô em ruột của tôi là Doãn thị Chừng. Trong ngày cưới, tôi còn nhớ khi mình đứng trước bàn thờ chuẩn bị làm lễ gia tiên, cụ Tú Mỡ tiến đến gần tôi hỏi khẽ: “Có biết lễ không?...”. Thì ra, cụ vẫn nghi ngờ là những thanh niên theo Tây học như tôi thời bấy giờ chắc là không biết lễ bái theo đúng truyền thống. Tôi trả lời là: “Dạ thưa có ạ!”. Thế là cụ đứng sang một góc, kín đáo nhìn tôi lễ trước bàn thờ, thấy tôi lễ bộ, lên gối xuống gối đàng hoàng, cụ mới yên tâm sau đó.


      Cụ Tú Mỡ là nhà thơ trào phúng nổi tiếng nhất của văn học Việt Nam trong Tự Lực Văn Đoàn. Một trong những bài thơ của cụ mang tính chất ngụ ngôn mà tôi rất thích, đó là bài Tú Mỡ Đi Xe Bình Bịch như sau:


      Tú rửng mỡ cưỡi xe bình bịch

      Máy nổ vang xình xịch chạy như bay

      Bóp còi toe như quát tháo dương vây

      Khách đường cái vội giãn ngay tăm tắp

      Tú nhớ thuở còn đi xe đạp

      Một thứ xe chậm chạp hiền lành

      Trên đường đông dù chuông bấm liên thanh

      Khách đủng đỉnh làm thinh không chịu tránh

      Ồ ngán nhỉ ở trên cõi tục

      Con người ta bất độc bất anh hùng.


      Một trong những bài thơ không có tính chất trào phúng nhưng nổi tiếng vào bậc nhất của cụ Tú Mỡ là bài Khóc Người Vợ Hiền, viết để tiễn đưa bà Tú Mỡ về nơi cõi vĩnh hằng. Có đoạn cuối mà tôi rất thích, và tôi cũng đã đọc lên trong ngày tiễn linh cửu bà nhà tôi về cõi Phật cách đây hai năm:


      Bà đi rồi nhưng tôi phải ở,

      Công việc đời còn dở chút thôi,

      Bao giờ nhiệm vụ xong xuôi,

      Về nơi cực lạc, lại tôi với bà...


      Có một chi tiết mọi người ít biết đến, đó là cụ Tú Mỡ không hề vào đảng Cộng Sản Việt Nam. Nghe nói là vì cụ cho rằng vào đảng thì không còn làm thơ châm biếm được nữa. Cụ có làm một bài thơ nói về việc này như sau:


      Đồng chí chết cũng ra ma,

      Quần chúng chết cũng đưa ra ngoài đồng.

      Miễn là làm việc gắng công,

      Vì dân, vì nước một lòng trung kiên.

      Cứ gì có thẻ Đảng viên,

      Kè kè giắt túi mới nên con người.


      Không biết có phải vì thế mà mãi cho đến ngày hôm nay, Hà Nội vẫn chưa có con đường nào mang tên Tú Mỡ. Con cháu của cụ ở HÀ Nội thì cho rằng cũng có thể tại gia đình không có ai “chạy chọt, lo lót” chính quyền về chuyện này. May sao, ở trong Sài Gòn, cách đây chừng 10 năm có một con đường nhỏ được mang tên Hồ Trọng Hiếu, nằm ở Ngã Ba Cây Thị, Quận Gò Vấp. Ngay tại ngã ba này có căn nhà của người em ruột của cụ Tú Mỡ là cụ Hồ Trọng Phú, mà tôi và bà nhà vẫn gọi là chú Tư Phú, người cũng di cư vào Nam đợt 1954 giống như gia đình tôi. Hy vọng sự sắp đặt cho dù là tình cờ này cũng an ủi phần nào cho con cháu của cụ Tú Mỡ, một nhà thơ trào phúng độc đáo của nền văn học Việt Nam.


      Xin trân trọng kính chào quí vị trong buổi họp mặt thân tình ngày hôm nay.


      Doãn Quốc Sỹ

      Nguồn: Diễn Đàn Thế Kỷ

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Một chút Đinh Cường Doãn Quốc Sỹ Nhận định

      - Một Vài Ký Ức về cụ Nhạc Phụ Tú Mỡ Doãn Quốc Sỹ Ký ức

      - Kể Lại Vài Giai Thoại Trong Tập Vào Thiền Doãn Quốc Sỹ Truyện đạo

      - Nụ Cười Việt Doãn Quốc Sỹ Tiểu luận

      - Đi tìm dân tộc tính trong cổ tích Việt Nam Doãn Quốc Sỹ Tiểu luận

    3. Bài Viết Về Tự Lực Văn Đoàn (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Tự Lực Văn Đoàn

        Tạp Chí (Link)

      Mấy gợi ý về thời đại Tự Lực Văn Đoàn (1932-1942) (Phạm Quốc Bảo)

      Tự Lực Văn Đoàn Tập Đại Thành Chữ Văn Quốc Ngữ (Trần Bích San)

      Sách Hồng, Một chủ trương “Xây Dựng” của Tự Lực Văn Đoàn (Đỗ Quý Toàn)

      Tự Lực Văn Đoàn Và Văn Học Hiện Đại Việt Nam (Kawaguchi Kenichi)

      Nhiều Sách Tự Lực Văn Đoàn Bị CSVN Cắt, Sửa Khi In Lại... (Phan Tấn Hải)

      Một buổi sinh hoạt văn học đích thực (Cam Vũ)

      Lời Nói Đầu Kỷ Yếu Triển Lãm và Hội Thảo về Tự Lực Văn Đoàn, 2013 (Phạm Phú Minh)

      Thử đánh giá lại Hồn Bướm Mơ Tiên của Khái Hưng (Ngự Thuyết)

      Tình Yêu trong tiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn (Trần Mộng Tú)

      Tự Lực Văn Đoàn trong tôi (Huy Phương)

      Đi tìm Nhất Linh (Nguyễn Tường Thiết)

      Y Phục Phụ Nữ Tân Thời Le Mur trên sân khấu SBTN (Thiên An)

      Phong trào Nhà Ánh Sáng của Tự Lực Văn Đoàn (Đỗ Quý Toàn)

      Phát biểu của Tanaka Aki (Tanaka Aki)

      Giới thiệu Kịch mới những năm 1930-40 (Phạm Thảo Nguyên)

      Một Vài Ký Ức về cụ Nhạc Phụ Tú Mỡ (Doãn Quốc Sỹ)

      Tự Lực Văn Ðoàn, nền tảng của văn học hiện đại Việt Nam (NguyênHuy&HàGiang)

      Tự Lực Văn Đoàn: 80 năm ảnh hưởng không ngừng (NguyênHuy&HàGiang)

      Diễn Văn Khai Mạc cuộc Triển Lãm và Hội Thảo về TLVĐ (Phạm Phú Minh)

      Tôi tìm lại Tự lực văn đoàn (Martina Nguyen)

       

      - Chương Trình Triển Lãm và Hội Thảo về báo Phong Hóa Ngày Nay và Tự Lực Văn Đoàn

      - Thế Lữ (1907-1989) Và Tự Lực Văn Đoàn

       (Phạm Thảo Nguyên)

      - Tự Lực Văn Đoàn và chuyện văn phong

       (Trần Doãn Nho)

      - Đánh giá lại Tự Lực Văn Đoàn (Nguyễn Hưng Quốc)

      - Đi tìm câu trả lời (Phạm Phú Minh)

      - Hình ảnh ngày khai mạc Triển lãm và Hội thảo báo Phong Hóa Ngày Nay và Tự Lực Văn Đoàn

       

      - 13 số đầu báo Phong Hóa (Phạm Hữu Ninh phụ trách)

      - Từ Phong Hóa số 14 trở đi (Nguyễn Tường Tam chủ bút)

      - Tự Lực Văn Đoàn và các cây bút hậu duệ

       

      Báo Phong Hóa và Tự Lực Văn Đoàn

       

      Một buổi sinh hoạt văn học đích thực (Cam Vũ)

      Lời Nói Đầu Kỷ Yếu Triển Lãm và Hội Thảo về Tự Lực Văn Đoàn, 2013 (Phạm Phú Minh)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Vài kỷ niệm với Nhất Linh về báo Phong Hóa & Ngày Nay (Nguyễn Tường Thiết)

      Việc điện toán hóa báo Phong Hóa Ngày Nay: Những ý nghĩ lãng mạn giữa một ngày mùa đông (Phạm Phú Minh)

      Gặp Tự Lực Văn Đoàn (Võ Hồng)

       
      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Nguyễn Vỹ (1912- 1971) & Nam Thu Hòa Khúc (Vương Trùng Dương)

      Trịnh Y Thư: Những mối tình trong “Đường về thủy phủ” (Phan Tấn Hải)

      Đọc sách “Sài Gòn không phải ngày hôm qua” của Phúc Tiến (Nguyễn Văn Tuấn)

      Đọc “Cùng nhau đất trời” của Khánh Trường (Song Thao)

      Vài cảm nhận nhân đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Đỗ Anh Hoa)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)