|
Hoàng Giác(..1924 - 14.9.2017) | Nhật Tiến(24.8.1936 - 14.9.2020) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Lớp tuổi của chúng tôi, những người sinh ra và lớn lên trong những thập niên 30, 40, 50 của thế kỷ trước, được cắp sách đi học đến bậc trung học, chắc có lẽ ai ai cũng biết đến nhà văn Nhất Linh, người sáng lập Tự Lực Văn Đoàn, cũng là nhà hoạt động cách mạng và chính trị Nguyễn Tường Tam.
Hình ảnh của ông là biểu tượng cho một ước vọng tuổi trẻ - tuổi thanh niên lúc bấy giờ: Đó là khát vọng yêu nước, tự nguyện dấn thân làm cách mạng, chống thực dân Pháp, chống độc tài, giải phóng dân tộc, và thêm nữa, đổi mới hoàn toàn nếp sống cũ, nếp sống hủ lậu, nô lệ, của phong kiến, của thực dân.
Chương trình Việt Văn trung học đệ nhất cấp thời Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975 đã có học về Nhất Linh. Tôi nhớ mãi một đoạn văn trong tác phẩm Đoạn Tuyệt, Nhất Linh tả tâm trạng cô Loan, nhân vật nữ chính trong truyện, là một cô gái tân thời, yêu Dũng, một thanh niên đi hoạt động cách mạng. Nhưng hoàn cảnh trớ trêu, Loan bị gia đình ép phải lấy Thân, một người nàng không yêu. Trong tâm trang đó, nửa muốn thoát ly ra khỏi nếp sống gia đình của xã hội cũ, nửa lo sợ không biết khi mình thoát ra khỏi chiếc lồng đó, rồi sẽ ra sao? Nhất Linh tả cảnh đó như sau:
"Loan đi rẽ lên đê Yên Phụ. Gió bãi thổi làm quần áo Loan phất phới. Tay giữ chặt lấy khăn san, nàng đi ngược lên chiều gió, hai con mắt buồn bã nhìn ra phía sông rộng.
Sau mấy rặng xoan thưa lá, dòng sông Nhị thấp thoáng như một dải lụa đào. Bên kia sông gió thổi cát ở bãi tung lên trông tựa một đám sương vàng lan ra che mờ mấy cái làng con ở chân trời. Xa nữa là dãy núi Tam Đảo màu lam nhạt, đứng sừng sững to tát nguy nga, ngọn núi mù mù lẫn trong ngàn mây xám.
Loan đưa mắt nhìn một cánh buồm in trên nền núi xanh, nghĩ đến những cuộc phiêu lưu hồ hải ở nơi nước lạ, non xa. Loan ao ước được ở một chiếc thuyền kia tháng ngày lênh đênh trên mặt nước, mặc cho nó đưa đến đâu thì đến, để xa hẳn cái xã hội khắt khe nàng đương sống.
- Trốn!
Nghĩ đến rằng ở trong cái thuyền nhỏ ấy chắc lại thấy đủ các thứ khó chịu của xã hội kia, Loan mỉm cười thất vọng. Cái thuyền ấy biết đâu lại không phải là cái nhà tù trôi nổi...
- Trốn không được thì chỉ có một cách là can đảm nhận lấy cái đời hiện tại của mình, nhìn sự thực bằng đôi mắt ráo lệ không phiền muộn, không oán hờn, mạnh mẽ mà sống."
Qua đoạn văn được học thuộc lòng từ hồi học trung học đệ nhất cấp, tôi bỗng thích Loan, thích Dũng và yêu mối tình đó. Loan là một cô gái tân thời, đẹp, có học, tâm hồn phóng khoáng, muốn thoát ra khỏi cái xã hội cũ với nhiều nề nếp ràng buộc. Còn Dũng, một thanh niên có tâm hồn tự do, nguyện hiến cuộc đời cho tha nhân. Mối tình ấy và hai con người ấy thật là lý tưởng. Trải qua bao nhiêu hoàn cảnh nghiệt ngã, Loan phải lấy Thân, rồi sống không hạnh phúc, rồi Thân chết, Loan bị tiếng oan là giết chồng...Sau đó Loan ra tòa, được trắng án... Nàng nghĩ ngay đến Dũng ...
Tôi thích và say mê Đoạn Tuyệt nên yêu luôn tác giả. Nhất Linh thuở đó - thuở tôi còn học trung học, ông đã sáng ngời trong tâm trí tôi. Dù lúc đó, khoảng năm 1959, ông đã lên Đà Lạt, sống cùng với hoa lan, cùng suối Dame...ông đã quy ẩn, đã rút khỏi những hoạt động chính trị, rút khỏi những sóng gió của chính trường...
Nhất Linh thành lập Tự Lực Văn Đoàn
Năm 1933, Nhất Linh cùng hai em là Hoàng Đạo và Thạch Lam xin ra tờ báo trào phúng "Tiếng Cười", nhưng thiếu tiền chưa ra được báo thì giấy phép quá hạn, bị rút. Trong hai năm 1930 đến 1932, ông dạy học tại trường Thăng Long, ở đó ông quen biết với Trần Khánh Giư (Khái Hưng).
Năm 1932, cùng một số người khác, Nhất Linh mua lại tờ Phong Hóa của Phạm Hữu Ninh và Nguyễn Xuân Mai. Ông chủ trương dùng tiếng cười trào phúng để đả kích lễ giáo phong kiến, hô hào "Âu hóa" và đề cao chủ nghĩa cá nhân. Nhất Linh làm giám đốc kiêm quản lý tờ báo Phong Hóa. Kể từ ngày 22 tháng 9 năm 1932, báo Phong Hóa ra tám trang lớn, chú trọng về văn chương và trào phúng, tạo ra ba nhân vật điển hình: Xã Xệ, Lý Toét và Bang Bạnh.
Tự Lực Văn Đoàn gồm có:
Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam)
Khái Hưng (Trần Khánh Giư), còn gọi là Nhị Linh
Hoàng Đạo (Nguyễn Tường Long)
Thạch Lam (Nguyễn Tường Lân)
Tú Mỡ (Hồ Trọng Hiếu)
Thế Lữ (Nguyễn Thứ Lễ)
Cơ quan ngôn luận của Tự Lực Văn Đoàn là báo Phong Hóa.
Năm 1936 tờ Phong Hóa bị đóng cửa vì Hoàng Đạo viết bài châm biếm Hoàng Trọng Phu. Tờ Ngày Nay, trước ra kèm với Phong Hóa, tiếp tục và kế tiếp Phong Hóa. Tháng 12 năm 1936, trên báo Ngày Nay, Nhất Linh cùng nhóm Tự Lực Văn Đoàn phát động phong trào Ánh Sáng, một tổ chức từ thiện với mục đích cải tạo nếp sống ở thôn quê, trong đó có việc làm nhà hợp vệ sinh cho dân nghèo. Ngày Nay cũng là tờ báo hậu thuẫn mạnh mẽ cho tân nhạc trong những năm đầu hình thành.
Nhất Linh tự huỷ mình
Trong hồi ký "Nhất Linh - cha tôi" của nhà văn Nguyễn Tường Thiết phát hành tại Sài Gòn năm 1964, những ngày cuối cùng của Nhất Linh được kể lại như sau:
"... Buổi sáng ngày 7/7/1963, Nhất Linh đi thật sớm. Ông mở ngăn kéo, lấy mấy tập sách, tập bản thảo những tác phẩm cuối cùng, gói vào một tờ nhật báo. Các con đoán có lẽ ông đi họp ở đâu vì cũng đúng vào Chủ nhật tuần trước, tức 30/6 ông đã tới dự phiên họp đặc biệt của nhóm Bút Việt.
Khoảng gần 10 giờ Nhất Linh về. Ông không thay quần áo ngay như mọi lần, cứ để nguyên quần áo tây ngồi xuống ghế xích đu, bên cạnh người con trai. Điếu thuốc lá rung rung ở trên đầu hai ngón tay, ông mở bia, rót vào cốc nhỏ ra dáng suy nghĩ. Một sấp ronéo để trước mặt ông.
Đó là bản cáo trạng khá dày, trong đó có những lời kết tội như "phản quốc", "xâm phạm an ninh quốc gia". Trong suốt hơn một giờ, Nhất Linh vẫn giữ im lặng, suy nghĩ. Khoảng 11 giờ, với vẻ thảnh thơi, ông thay quần áo ngủ, rồi dặn người con trai Nguyễn Tường Thiết: "Chiều nay con lại luật sư Chính lấy hết các giấy bác sĩ về. Biết địa chỉ không?".
Con trai nói: "Con đoán họ chẳng làm gì cậu đâu, nếu họ muốn bỏ tù thì họ đã bắt từ lâu rồi. Việc này họ đem ra xử cho có lẽ, rồi kết mình vô tội để hạ nhục chơi. Vả lại nếu có ra Côn Đảo thì cũng chả sao, chỉ làm giàu thêm cuộc đời tranh đấu của cậu. Cứ coi như là một dịp đi nghỉ mát".
Nhất Linh đáp lại: "Cậu chẳng sợ kết quả ngày mai ra sao vì ở nhà hay ở tù thì cũng mất tự do như nhau. Có điều bực nhất là họ lấy tư cách gì mà lại đem xét xử những người quốc gia đối lập rồi gán cho họ tội phản quốc".
Nhất Linh đã chủ ý cho độc dược vào rượu uống. Khi gia đình phát hiện ra thì đã muộn: Cuối phòng, vẫn trên cái ghế xích đu, ông gục đầu hơi ngoẹo về phía vai phải, một cánh tay buông lỏng thả xuống sàn nhà. Dáng điệu ấy thoạt trông thì khổ sở nhưng nhìn lên gương mặt thì tuyệt nhiên không một nét đau đớn. Ông như người ngủ gục.
Gương mặt êm ả, bình thản. Để ý lắm mới thấy một ít nước bọt rỉ ra ở khóe mép... Thân thể ông mềm, trong túi có một tờ giấy, đó là Di ngôn. Ông đã viết hai bản di chúc, một để trong túi áo ngực, một tờ dặn đưa cho bác sĩ Đặng Văn Sung, nhờ ông ấy chuyển ra ngoại quốc.
Di ngôn đó là:
Bức thư tuyệt mệnh của Nhất Linh
viết ngày 7-7-1963
“Đời tôi để lịch sử xử. Tôi không chịu để ai xử cả.
Sự việc đem các đảng phái quốc gia đối lập ra xét xử là một trọng tội đối với quốc gia, chỉ đưa đất nước rơi vào tay Cộng Sản.
Vì thế tôi tự hủy mình cũng như Hòa Thượng Thích Quảng Đức đã tự thiêu là để cảnh cáo những ai chà đạp mọi thứ tự do.
Ký tên: Nhất Linh Nguyễn Tường Tam,
Ngày 7 tháng 7 năm 1963.”
Sắp tới ngày 7.7.2021, tính ra nhà văn Nhất Linh mất đã tròn 57 năm (1963-2021).
Trong hai thập niên qua, nhà văn Phạm Phú Minh và nhật báo Người Việt đã tổ chức thành công:
- Năm 2013: Triển lãm và Hội Thảo về báo Phong Hóa Ngày Nay và Tự Lực Văn Đoàn, tại Little Saigon, Nam California.
Và nhà văn Phạm Phú Minh cùng nhà xuất bản Thế Kỷ đã cho phát hành tập sách:
- Nhất Linh: Người Nghệ Sĩ - Người Chiến Sĩ.
Gồm các cây bút giá trị đóng góp bài vở như: Nguyễn Tường Bách, Võ Phiến, Trương Bảo Sơn, Anh Thơ, Tú Mỡ, Nguyễn Thị Vinh, Thụy Khuê, Đông Hồ, Linh Bảo, Trần Thanh Hiệp, Lê Đình Thông, Khoa Hữu, Bùi Bích Hà, Trần Khánh Triệu, Nguyễn Tường Thiết, Trương Kim Anh, Lưu Văn Vịnh, Phạm Phú Minh...
Như vậy đã nói lên sự trân quý của thế hệ sau với Nhất Linh đến dường nào.
Với tôi, Nhất Linh sống mãi.
- Một Đêm Trần Yên Hòa Truyện ngắn
- Trần Hoài Thư Người Thầy Dạy Cũ Trần Yên Hòa Hồi ức
- Mua bán lạc xoong Trần Yên Hòa Truyện ngắn
- Gọi Yêu Dấu & Trong Giấc Mơ Nào Trần Yên Hòa Thơ
- Dáng Mỏng Trần Yên Hòa Truyện ngắn
- Tiếng Nói Trần Yên Hòa Truyện ngắn
- Buổi Trưa Ấy Trần Yên Hòa Thơ
- Cỏ Non Trần Yên Hòa Truyện ngắn
- 10 khúc. nhớ. người bội vong Trần Yên Hòa Thơ
- Trần Thế Phong "Em Ngó Giùm Ta, Những Buổi Chiều" Trần Yên Hòa Nhận định
• Nhất Linh Sống Mãi (Trần Yên Hòa)
• Phỏng vấn Maria Strasakova, tác giả luận án tiến sĩ về Nguyễn Tường Tam... (Nguyễn Tường Thiết)
• Nhân ngày giỗ Nhất Linh 7/7 Hạnh phúc trong tác phẩm Nhất Linh (Đặng Tiến)
• Nho Phong và Người Quay Tơ như là những báo hiệu thiên tài của một nhà văn (Nguyễn Văn Sâm)
• Những ngọn cỏ may trong truyện Nhất Linh (Lê Hữu)
• Đi tìm Nhất Linh (Nguyễn Tường Thiết)
• Vĩnh Quyết Nhất Linh (Nguyễn Mạnh Côn)
• Hai Vẻ Đẹp của Nhất Linh (Nguyễn Tường Thiết)
• Nhất Linh người định nghĩa sống và định nghĩa chết (Lưu Văn Vịnh)
• Cúc Xưa (Nhất Linh)
• Nhất Linh Nguyễn Tường Tam (T. V. Phê)
• Nhất Linh (Thụy Khuê)
Tủ sách Talawas:
- Chân dung Nhất Linh (Hồi ký, nhiều tác giả)
- Đọc bản thảo của Nhất Linh (Võ Phiến)
- Tạp chí VĂN, Hoài niệm Nhất Linh (Nhiều tác giả)
• Cúc Xưa (Nhất Linh)
- Giòng sông Thanh Thủy, Xóm Cầu Mới
- Viết và đọc tiểu thuyết (Talawas)
• Vài cảm nhận nhân đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Đỗ Anh Hoa)
• Lữ Quỳnh, Bạn Tôi (Trần Hoài Thư)
• Nguyễn Thụy Đan: Những thác ghềnh ẩn mật (Nguyễn Minh Nữu)
• Nguyễn Minh Nữu (Nguyễn Vy Khanh)
• Nguyễn Thị Thanh Dương và Một Buổi Giới Thiệu Sách Thật Cảm Động (Chu Tất Tiến)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |