1. Head_

    Trần Thiện Thanh

    (12.6.1942 - 13.5.2005)

    Từ Thế Mộng

    (.0.1937 - 13.5.2007)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Tiểu Sử Văn Hào Nhất Linh (Học Xá) Ad-23-Index Ad-23-Index = (Ad-23-468x60created-2-1-10) (Học Xá)

      TIỂU SỬ

      Nhất Linh


      Nhất Linh, tên thật là Nguyễn Tường Tam (1), sinh ngày 25 tháng 7 năm 1906, tại huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương, trong một gia đình sáu trai, một gái. Trừ người anh cả Nguyễn Tường Thụy, là công chức không dính líu đến văn nghệ và chính trị, từ người anh thứ hai Nguyễn Tường Cẩm, mất tích ở gần Hà Nội, đến Nhất Linh - Nguyễn Tường Tam, Tứ Ly Hoàng Đạo - Nguyễn Tường Long, Nguyễn Thị Thế, Thạch Lam - Nguyễn Tường Lân và bác sĩ Nguyễn Tường Bách, đều là những người tham dự vào văn chương. Nguyễn Thị Thế và Nguyễn Tường Bách viết hồi ký về gia đình Nguyễn Tường; và năm anh em Nhất Linh có những đóng góp tích cực trong việc quản trị các cơ sở báo chí và nhà in của Tự Lực Văn Đoàn.

      Thích văn chương từ nhỏ, năm 16 tuổi Nhất Linh làm thơ đăng báo Trung Bắc Tân Văn, và năm 18 tuổi, có bài Bình Luận Văn Chương Về Truyện Kiều trong Nam Phong Tạp Chí.

      Cuối năm 1923 đậu bằng Cao Tiểu. Nhưng vì chưa đến tuổi vào trường cao đẳng, nên làm thư ký sở tài chính Hà Nội, kết duyên văn nghệ với Tú Mỡ Hồ Trọng Hiếu, viết Nho Phong. Lấy vợ và theo ban cao đẳng. Lúc đầu, năm 1924 học thuốc được một năm thì bỏ, chuyển sang học Mỹ Thuật, được một năm cũng bỏ.


      1926, Nguyễn Tường Tam vào Nam, gặp Trần Huy Liệu, Vũ Đình Di định cùng làm báo. Nhưng vì tham dự đám tang Phan Chu Trinh, hai người này bị bắt, Nguyễn Tường Tam phải trốn sang Cao Miên, sống bằng nghề vẽ và tìm đường đi du học.

      1927 du học Pháp. Đậu cử nhân khoa học. Ở Pháp ông nghiên cứu về nghề báo và nghề xuất bản.

      1930 trở về nước. Nhất Linh cùng hai em là Hoàng Đạo và Thạch Lam xin ra tờ báo trào phúng Tiếng Cười, nhưng thiếu tiền, chưa ra được báo thì giấy phép quá hạn, bị rút.

      Từ 30 đến 32, Nguyễn Tường Tam dạy tư ở các trường Thăng Long và Gia Long. Ở đây ông quen với Trần Khánh Giư - Khái Hưng. Sẵn có tờ Phong Hóa của giáo sư Phạm Hữu Ninh vừa đình bản, Nhất Linh mua lại và tục bản tờ Phong Hóa.

      Kể từ ngày 22 tháng 9 năm 1932, báo Phong Hóa ra tám trang lớn, chú trọng về văn chương và trào phúng, tạo ra ba nhân vật điển hình: Xã Xệ, Lý Toét và Bang Bạnh.

      Tự Lực Văn Đoàn được thành lập năm 1933 với bảy người: Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam, Hoàng Đạo, Tú Mỡ, Nguyễn Gia Trí và Thế Lữ. Về vai trò lãnh đạo của Nhất Linh, Tú Mỡ kể lại:

      "Anh Tam thuê một cái nhà nhỏ ở ấp Thái Hà để mấy anh em làm việc. Tôi đi làm thì chớ, về đến đấy bàn bạc về cái tôn chỉ của nhà báo và soạn bài vở dự bị cho đủ in trong sáu tháng. Anh Tam vừa viết, vừa vẽ. Anh đặt ra mục này, mục nọ, giao cho mọi người. Anh có lối làm việc rất khoa học. Anh đã giao cho ai việc gì thì chỉ có chuyên việc ấy. Nhiều lúc tôi muốn viết những bài thuộc về loại khác, anh khuyên chỉ nên chuyên về một lối. Có lẽ là một điều rât hay cho chúng ta. Tôi có thể nói, anh Tam là người đã tạo ra Tú Mỡ vậy." (2)

      Năm 1936, Phong Hóa bị đóng cửa vì Hoàng Đạo viết bài châm biếm Hoàng Trọng Phu.

      Tờ Ngày Nay - trước đã ra kèm với Phong Hóa - tiếp tục và kế tiếp Phong Hóa. Tháng 12 năm 1936, trên báo Ngày Nay, Nhất Linh phát động phong trào Ánh Sáng cùng nhóm Tự Lực, chống lại các nhà ổ chuột ở các khu lao động.

      Năm 1939 Nguyễn Tường Tam lập đảng Hưng Việt, sau đổi thành Đại Việt Dân Chính. Hoạt động chống Pháp của nhóm Tự Lực trở thành công khai.

      Năm 1940, Hoàng Đạo, Khái Hưng, Nguyễn Gia Trí bị Pháp bắt, bị đầy lên Sơn La, đến 1943 mới được thả. Trong thời gian này, Thạch Lam và Nguyễn Tường Bách tiếp tục quản trị tờ Ngày Nay.

      Cuối năm 1941, Ngày Nay bị đóng cửa.

      1942 Nhất Linh chạy sang Quảng Châu, Thạch Lam mất tại Hà Nội vì bệnh lao.


      Tại Quảng Châu, Liễu Châu, gặp Nguyễn Hải Thần và Hồ Chí Minh mới ở tù ra, Nguyễn Tường Tam cũng bị giam bốn tháng. Trong thời gian từ 42 đến 44, ông học Anh văn và Hán văn, hoạt động trong Cách Mạng Đồng Minh Hội, rồi về Côn Minh hoạt động trong hàng ngũ Việt Nam Quốc Dân Đảng. Sự tranh chấp, bắt bớ và thủ tiêu giữa hai đảng Việt Minh và Việt Quốc càng ngày càng gia tăng. Giữa năm 1945, Nguyễn Tường Tam trở về Hà Giang với quân đội, nhưng rồi lại quay lại Côn Minh và đi Trùng Khánh. Giai đoạn này đã được phản ánh trong Giòng Sông Thanh Thủy.

      Theo lệnh của Nhất Linh từ Trung Quốc gửi về, báo Ngày Nay lại tục bản, khổ nhỏ, ngày 5 tháng 3 năm 1945 và trở thành cơ quan ngôn luận của Việt Nam Quốc Dân Đảng, với Hoàng Đạo, Khái Hưng, Nguyễn Gia Trí và Nguyễn Tường Bách.

      Biến cố 19 tháng 8 năm 1945 bùng nổ. Việt Minh lên nắm chính quyền. Ngày Nay bị đóng cửa và phân tán.

      Sau chiến tranh Việt Pháp ngày 19 tháng 12 năm 1946, Khái Hưng rời Hà Nội, tản cư về quê vợ ở Nam Định. Tại đây, bị công an Việt Minh bắt, ông bị thủ tiêu năm 1947.

      Hoàng Đạo và Nguyễn Tường Bách sang Trung Quốc. Hoàng Đạo mất ở Quảng Châu tháng 8 năm 1948.


      Thời điểm năm 1946, Việt Minh và Quốc Gia chủ trương hòa hoãn và hợp tác. Đầu tháng 6 năm 1946, Nguyễn Tường Tam trở về Hà Nội. Hợp tác với chính phủ liên hiệp kháng chiến, giữ ghế bộ trưởng ngoại giao, cầm đầu phái đoàn Việt Nam dự hội nghị trù bị Đà Lạt. Được cử làm trưởng phái đoàn đi dự hội nghị Fontainebleau, nhưng ông từ chối và bỏ sang Tàu, gặp cựu hoàng Bảo Đại, và ở lại Trung Quốc bốn năm.

      Năm 1951, ông trở về Hà Nội và tuyên bố không thuộc đảng phái nào, không hoạt động chính trị.

      Vài tháng sau, vào Nam, mở nhà xuất bản Phượng Giang, tái bản những sách Tự Lực Văn Đoàn.

      Năm 1953 lên Đà Lạt ở ẩn, sống với hoa lan ven suối Đa Mê.

      1958 rời Đà Lạt về Sài Gòn, chủ trương tờ Văn Hóa Ngày Nay, phát hành được 11 số thì bị đình bản.

      Dính líu đến vụ đảo chính ngày 11 tháng 11 năm 1960, ông bị chính quyền Ngô Đình Diệm gọi ra xử ngày mùng 8 tháng 7 năm 1963. Nhất Linh uống thuốc độc tự tử ngày mùng 7 tháng 7 năm 1963.


      Trong 40 năm hoạt động văn học và chính trị, Nhất Linh đã hoàn thành trên 20 tác phẩm, và những sách sau đây đã được xuất bản:

      Nho phong, viết năm 1924

      Người quay tơ, 1926

      Anh phải sống, viết chung với Khái Hưng 1932-1933

      Gánh hàng hoa, viết chung với Khái Hưng 1934

      Đời mưa gió, viết chung với Khái Hưng 1934

      Nắng thu, 1934

      Đoạn tuyệt, 1934-1935

      Đi Tây, 1935

      Lạnh lùng, 1935-1936

      Hai buổi chiều vàng, 1934-1937

      Thế rồi một buổi chiều, 1934-1937

      Đôi bạn, 1936-1937

      Bướm trắng, 1938-1939

      Xóm Cầu Mới, 1949-1957

      Viết và đọc tiểu thuyết, 1952-1961

      Giòng sông Thanh Thủy, 1960-1961

      Thụy Khuê

      Paris 1996
      (Nhất Linh người nghệ sĩ - người chiến sĩ, nhiều tác giả)

      1. Bài viết này một phần dựa theo tiểu sử Nhất Linh, do Nguiễn Ngu Í soạn trongcuốn Sống Và Viết Với ..., Sàigòn 1966, Xuân Thư in lại, không đề rõ xuất xứ và năm tái bản. Trong phần chú thích, Nguiễn Ngu Í viết:"Tiểu sử này, do chính Nhất Linh đọc cho tôi viết và đã xem lại trước khi in, tôi xin giữ trọn vẹn và không thêm đoạn đời từ thu 1954 đến thu 1963, để giữ chút kỉ niệm về anh. Khi tái bản sẽ in bổ túc" Và Nguiễn Ngu Í mất tháng 8 năm 1977 tại Sài Gòn. Hình như sách chưa tái bản khi còn sinh thời Nguiễn Ngu Í, cho nên chúng ta không có được phần tiểu sử Nhất Linh từ 54 đến 63, do chính Nhất Linh biên soạn.

      2. Trích Chân Dung Nhất Linh của Nhật Thịnh, trang 128-129, Đại Nam tái bản, không đề rõ xuất xứ và năm tái bản, Tú Mỡ trả lời Lê Thanh trong bài "Phỏng vấn các nhà văn".


      Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532


      Bài viết của Nhất Linh:


      Bài Viết Của Tác Giả

      - Cúc Xưa Tạp bút  14.9.2002

      Ad-22 Ad-22


    3. Tiểu Sử (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

      Tiểu Sử:

       

      ,  Bùi Vĩnh Phúc,  Cao Tiêu,  Choé,  Chu Trầm Nguyên Minh,  Cung Tiến,  Du Tử Lê,  Dương Nghiễm Mậu,  Hồ Trường An,  Hồ Đình Nghiêm,  Hoàng Dung,  Hoàng Ngọc Hiển,  Huy Phương,  Huỳnh Hữu Ủy,  Khái Hưng,  Khuất Đẩu,  Lâm Chương,  Lãng Nhân,  Lê Hữu,  Lê Văn Trung,  Luân Hoán,  Lương Thư Trung,  Mai Thảo,  Minh Đức Hoài Trinh,  Ngô Nguyên Nghiễm,  Ngô Thế Vinh,  Ngu Yên,  Nguiễn Ngu Í,  Nguyễn Hưng Quốc,  Nguyễn Hữu Bào,  Nguyên Khai,  Nguyễn Lệ Uyên,  Nguyễn Mạnh Trinh,  Nguyễn Nho Sa Mạc,  Nguyễn Phan Thịnh,  Nguyễn Phước,  Nguyễn Sỹ Tế,  Nguyễn Tà Cúc,  Nguyễn Thị Thanh Bình,  Nguyễn Văn Lục,  Nguyễn Văn Sâm,  Nguyễn Vy Khanh,  Nguyễn Xuân Hoàng,  Nguyễn Xuân Vinh,  Nguyễn Đình Toàn,  Nhất Linh,  Nhất Tuấn,  Phạm Khắc Hàm,  Phạm Ngọc Lư,  Phạm Phú Minh,  Phạm Quốc Bảo,  Phạm Thế Ngũ,  Phạm Tín An Ninh,  Phạm Văn Nhàn,  Phan Lạc Phúc,  Phan Ni Tấn,  Phan Tấn Hải,  Phan Thanh Tâm,  Phương Tấn,  Song Thao,  T. V. Phê,  Tạ Tỵ,  Tâm Thanh,  Thái Công Tụng,  Thái Văn Kiểm,  Thanh Lãng,  Thanh Thương Hoàng,  Thảo Ca,  Thảo Trường,  Thu Nhi,  Thụy Khuê,  Tô Thẩm Huy,  Trần Doãn Nho,  Trần Hoài Thư,  Trần Hồng Châu,  Trần Hồng Văn,  Trần Huy Bích,  Trần Long Hồ,  Trần Mạnh Hảo,  Trần Mộng Tú,  Trần Ngọc Ninh,  Trần Thị Nguyệt Mai,  Trần Thúc Vũ,  Trần Trung Đạo,  Trần Văn Nam,  Trần Yên Hòa,  Trịnh Bình An,  Trịnh Cung,  Trịnh Thanh Thủy,  Trịnh Y Thư,  Trùng Dương,  Trường Kỳ,  Tưởng Năng Tiến,  Văn Cao,  Văn Quang,  Viên Linh,  Vĩnh Hảo,  Võ Phiến,  Võ Đình,  Vũ Hoàng Chương,  Vương Trùng Dương,  Xuân Thao,  Xuân Vũ,  Y Uyên,  Đàm Trung Pháp,  Đặng Tiến,  Đào Anh Dũng,  Đào Như,  Đinh Cường,  Đỗ Quang Em,  Đỗ Quý Toàn,  Đỗ Tiến Đức,  Đỗ Trường,  Đoàn Thêm,  Đông Hồ,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)