|
Cao Đông Khánh(..1941 - 12.12.2000) | Lê Phổ(2.8.1907 - 12.12.2001) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nhà văn Hồ Đình Nghiêm
Hồ Đình Nghiêm sinh năm 1957 tại Huế. Học xong Cao đẳng Mỹ thuật năm 1978. Làm thuyền nhân năm 1980. Viết truyện ngắn đầu tay ở trại tị nạn Kowloon, Hong Kong. Định cư ở Montréal, Canada từ 1981. Đã xuất bản bốn tập truyện:
- Nguyệt Thực (Văn Nghệ, California 1988)
- Tờ Mộng Rách Rồi (Tân thư-Thời văn, California 1991)
- Vầng Trăng Nội Thành (Văn Mới, California 1997)
- Mùi Hương Trên Đồi (Văn Mới, California 2005)
Phan Nhiên Hạo: Trong khi tìm thêm tài liệu về Hồ Đình Nghiêm để đặt câu hỏi, tôi gặp bài phỏng vấn của Quỳnh My đăng trên tạp chí Hồn Quê hồi năm 2003 và bài viết cách đây vài năm của nhà thơ Luân Hoán. Hai bài này, tôi nghĩ đã cung cấp khá nhiều thông tin về nhà văn Hồ Đình Nghiêm. Trong cuộc phỏng vấn này, tôi sẽ cố gắng tìm vài câu hỏi mà tôi nghĩ vẫn còn có thể “khai thác” được. Nhưng trước hết, vẫn có vài câu hỏi thêm về con người nhà văn Hồ Đình Nghiêm.
Trong bài viết của nhà thơ Luân Hoán, một bạn văn sống cùng thành phố Montreal với anh, nói về tính ít giao du của Hồ Đình Nghiêm như sau:
“Anh bạn của tôi giàu thân tình nhưng khá lười biếng trong giao du. Cả năm, ai cần đến anh thì chịu khó điện thoại, không thì nhà ai nấy ở, tuyệt đối anh chẳng bao giờ gọi thăm ai. Nhưng nếu lỡ gặp nhau ngoài đường lại là chuyện khác, có thể kéo nhau vào cà phê, quán phở hàng giờ không chừng”.
Tôi yêu mến những nhà văn có tinh thần “ung dung tự tại” như anh và nhà văn Võ Đình, mà tôi biết cũng là một người rất gần gũi với anh. Nhưng trong thời buổi “tiếp thị”, “xa lộ thông tin” hiện nay – nói theo kiểu thời thượng – anh có cảm thấy việc nhà văn sống như một “ẩn sĩ” sẽ có phần thiệt thòi cho vấn đề phổ biến tác phẩm của họ. Quan niệm của anh về quan hệ giữa nhà văn và công chúng như thế nào? Anh nghĩ gì về hiện tượng nhà văn Việt Nam, hải ngoại cũng như trong nước, đang hoạt động sôi nổi trên internet, thậm chí làm blog, viết “văn” theo kiểu blog?
Hồ Đình Nghiêm: Mình nhớ Đỗ Kh. trả lời trong một bài phỏng vấn đăng trên tờ Thế kỷ 21 cách đây đã lâu, đại để: “Tôi đã dành thời gian làm thơ viết văn cho quý vị đọc, vậy thì hà cớ gì quý vị lại bắt tôi phải ra quán ngồi hầu chuyện với quý vị”. Cách nói rất Đỗ Kh. Mình chẳng được thứ “dũng khí” như thế. Mình thích la cà ngoài hàng quán với “quý vị viết văn làm thơ”, nhưng lần hồi những buổi chuyện trò như vậy đâm nhạt nhẽo dần, hết chuyện để bông lơn. Bây giờ, thời buổi “xa lộ thông tin”, nó lại khiến mình nên ru rú trong nhà để nối mạng… cho được việc. Ra quán nước, cấm hút thuốc, thấy nó nhạt mồm! Sống khép kín, kể cũng thiệt thòi; nhưng tiếp xúc nhiều chưa hẳn là tác phẩm họ sẽ được phổ biến rộng. Một tác phẩm hay, tự nó sẽ được nhiều người đón nhận. Ngang đây lại đẻ ra vấn nạn: hay hoặc dở cũng tùy thuộc vô cách cảm nhận của mỗi người. Mình nghĩ mỗi người viết họ có riêng cho họ một số độc giả. Mình không lạ khi thấy tác giả nọ ăn khách, mặc dù mình chẳng “mặn” lối viết của người ấy. Và dường như thị hiếu của công chúng thì ưa tìm những thứ “bậy bạ” để giải trí. Họ ưa truy cập những nguồn tin có tính hình sự, họ ưa nghe chúng nó chửi nhau. Ví dụ vụ ông Trịnh Cung nổ phát súng đầu tiên vào Trịnh Công Sơn, sau đó biết bao là cối 87 ly, lựu đạn, M72, pháo không giật… đồng loạt bắn, ném, phóng từ những kẻ khác “chiến tuyến”. Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng phủ Ngọc Phan, mấy tay dữ dằn khác nhập cuộc và đến khi mặt trận yên tĩnh, người ta thấy tiếc (sao ngưng sớm vậy!). Thêm một chuyện khác, khi Phan Nhiên Hạo đưa tin cùng những cảm nhận về trường hợp Đại tá Lương Xuân Việt (mà mình hoàn toàn đồng ý), ở mục phản hồi độc giả lại gay gắt phản đối. Mình thấy, hoá ra công chúng, họ không cùng “khẩu vị” giống mình. Internet là thứ chiến trường với rất nhiều những phe phái, mình sợ miệng mồm của các “băng đảng” ấy rất mực.
Nhưng cũng trên internet, gạt bỏ những thứ ruồi bu kia, nhà văn trong ngoài đang hoạt động sôi nổi là điều đáng mừng. Bởi vì nó tựa một vùng đất chẳng có biên giới, rào cản. Nó làm cho những tâm hồn đồng điệu xích lại gần nhau, và như thế, có được sự hỗ tương, thơ văn sẽ đâm chồi.
Phan Nhiên Hạo: Anh rời Việt Nam năm 1980, nghĩa là anh chỉ sống năm năm ở Huế sau khi thành phố “được giải phóng”. Nhưng đó là những năm đói khổ, nặng không khí khủng bố nhất. Có lẽ vì vậy mà ký ức hằn sâu về giai đoạn này vẫn đủ cho anh khai thác làm chất liệu sáng tác từ nhiều năm nay. Nhưng có khi nào anh cảm thấy mình đã khai thác kinh nghiệm này hết rồi, sợ lập lại mình? Ba mươi năm nay anh có trở về Việt Nam lần nào không?
Hồ Đình Nghiêm: Bạn nói đúng, gia tài mình chẳng có gì nhiều, mình yếu kém ở mặt đó. Ngồi vào canh bài xì-phé, đứa ít tiền trong túi là đứa sớm bỏ cuộc nhất, nó không dám sát phạt dù nó biết nước bài đang sáng, dù nó biết con tẩy của đối phương. Mình tựa như một tên đầu bếp mà trong tay có rất ít muối đường tiêu ớt tỏi nước mắm. Mình loay hoay chưa tìm ra cách chế biến một món ăn mới.
Từ khi liều chết vượt biển tới giờ, mình chưa trở lại Việt-nam lần nào cả. Mình không thấy có nhu cầu để về. Bao giờ mình cũng buồn lòng khi đọc phải những tin tức xẩy ra ở Việt-nam. Từ A tới Z, tin nào cũng não nề. Vừa thương vừa khó chịu. Và căm ghét là chuyện “tất yếu”. “Quê hương là gì hở mẹ…?” Chắc bạn biết bài thơ chẳng mấy hay đó. Trong đầu óc của người đóng vai bà mẹ ấy chứa rất nhiều chất xám của ban tuyên huấn, mất đi sự thật thà đáng yêu của một người mẹ và cưỡng hiếp thô bạo lên sự hồn nhiên của con thơ. Người ta liều chết rời bỏ thứ quê hương đó chỉ vì muốn con mình được giáo dục bằng một thứ sách giáo khoa giản dị hơn, ngay thẳng hơn, trong sáng hơn.
Một nhà văn trong nước (không nhớ rõ tên) nói, gần như chê bai: những người di tản mang theo họ một thứ ngôn ngữ đông lạnh, giờ này tiếng Việt đã không ngừng đổi thay… Mình là đứa di tản (buồn) nhưng mình vui vì mình vẫn giữ khư khư thứ ngôn ngữ đông lạnh kia. Hãy nói mình là đứa lạc hậu, nhưng xin đừng biểu mình phải dùng những chữ: ùn tắc, sự cố, siêu đẹp, nhất cự ly nhì cường độ, khẩn trương, đột xuất, hoành tráng… Những thứ chữ ấy có vẻ như học mót từ phía người đàn anh Trung quốc vĩ đại. Nói ra chẳng ngượng mồm, không mắc cở sao?
Phan Nhiên Hạo: Anh có đọc văn chương trong nước những năm gần đây không? Anh có nhận xét chung gì, đặc biệt về những người viết văn xuôi. Nếu được xin anh cho biết vài nhận xét về những người viết thường được nhắc đến hiện nay.
Hồ Đình Nghiêm: Mình cộng tác với tờ Hợp Lưu ngay từ số đầu tiên với cái thiết tha mong được đọc những gì người trong nước viết, nhất là mảng văn chương đến từ miền Bắc. Dạo đó, mình chỉ chấm có mỗi một ông Nguyễn Huy Thiệp. Chữ của ông ấy sắc, có hồn, ý tưởng cũng bạo, nói chung người đọc sẽ yếu đuối đưa tay cho ông ấy dắt đi. Dắt một đỗi thì đến ngõ cụt. Ông ấy là một võ sĩ quyền Anh từ 12 hiệp, sa xuống hiệp thứ 2 thì bị đo ván. Mà cũng chả có ai đủ sức đánh gục ông. Tự ông đã đuối sức. Những năm gần đây, vì nhiều lý do, mình chẳng theo dõi nhiều. Mình có một nhận xét, tiếc uổng cho họ, là họ chưa làm chủ được ngòi viết của mình, họ dường như bị áp đặt bởi một thế lực nào đó, họ phải đứng trên một quan điểm nhất định, một lập trường kiên định khi sáng tác. Ông Nguyễn Viện có đưa ra nhận xét: “một số người trẻ đang nổi lên trong sự sùng bái hình thức. Có khuynh hướng chạy theo sự tục tĩu như một thứ thời thượng”. Một nhà văn đang nổi tiếng ở trong nước như ông Nguyễn Viện, khi nói thế, thì mình nên tin. Phải ở trong chăn mới biết là có rệp hay không? Cô Đỗ Hoàng Diệu nổi tiếng với truyện ngắn “Bóng Đè”, có ai dè truyện ấy Trần Vũ đã nhúng tay vô, tựa như đồng tác giả. Sao kỳ cục thế!
Phan Nhiên Hạo: Văn chương hải ngoại nổi lên những người viết hay vào thập niên tám mươi và chín mươi như Trần Vũ, Hồ Đình Nghiêm, Hoàng Mai Đạt… Nhưng sau đó có vẻ lắng xuống. Anh nghĩ gì về hiện tình và tương lai của văn chương hải ngoại? Anh có nghĩ với hiện tượng internet, văn chương hải ngoại và mảng văn chương tự do trong nước, mà tôi tạm gọi là “văn chương ngoài lề”, sẽ gặp nhau, hay mỗi bên sẽ vẫn đi đường riêng?
Hồ Đình Nghiêm: Tương lai của văn chương hải ngoại là chiếc ghe gặp phải bão cấp 4, cấp 5 (trước khi nó bị hải tặc nước lạ hiếp dâm). Bọn mình lần hồi già cỗi đi, Trần Vũ cũng đang hư hao đánh mất nhuệ khí thuở ban đầu. Sau lưng bạn, có phải là một khoảng trống? Ai sẽ nối tiếp bước chân nhà thơ Phan Nhiên Hạo? Câu hỏi hơi (bị) nhức nhối. Mình đã từng hãnh diện khi có người xếp trang lứa của bọn mình tựa như một cái gạch nối, một cái cầu (lắc lẻo gập ghềnh) cho kẻ đi sau tiếp nối con đường chông gai. Và mình đã từng buồn khi ngó lại con đường thưa thớt nhạt nhòa nhân ảnh kia. Cũng không nên trách móc gì nhau, bởi giản dị một điều, chúng ta đang ở ngoài đất nước, chúng ta đi lao động bở hơi tai bằng một thứ nghề ngỗng trái khuấy (có khi là kẻ thù đối với văn chương). Những đứa cầm bút ấy khó mà lập nên kỳ tích. Nó bị tước đoạt quá nhiều thứ, hạnh phúc, sức khoẻ, tiền bạc… khi thao thức làm thơ viết văn (toàn những chuyện huyễn mộng!). Có lẽ mình nên khôi hài một chút: “Em ơi, ngày mai trời lại tối!”
Thú thật, mình rất quý bạn. Càng nể nang hơn khi có lần bạn chia xẻ ước muốn: ưa nghỉ hưu non để chú tâm vào lãnh vực sáng tác. Ông Nguyễn Viện nói đúng (mình nhớ không lầm?): “Thận Nhiên và Phan Nhiên Hạo là hai người ý thức rất rõ về chuyện văn chương. Họ đến với chữ nghĩa bằng một thái độ nghiêm túc và trân trọng…”
Mình vui khi bạn tạo dựng được diễn đàn litviet. Nó sẽ là nơi gặp gỡ của những người đến với món quà duy nhất: thơ văn. Đừng sa lầy vào những thị phi khác. Và như vậy, mình nghĩ, sẽ tạo điều kiện cho hai luồng văn học trong ngoài gặp gỡ nhau. Đồng thuận hay không là chuyện của mai hậu. Nhưng xin hãy giữ riêng cho mình một điểm dị biệt. Đi giữa phố, mặc áo cùng màu, dù màu chói lọi, ngó cũng nản.
Phan Nhiên Hạo: Tôi thích không khí truyện của anh: hài hước, chua chát nhưng kín đáo, với một thái độ rất nghệ sĩ. Có lẽ vì anh xuất thân là hoạ sĩ. Dĩ nhiên họa sĩ theo quan niệm hơi cổ điển, như phần lớn những người bạn họa sĩ mà tôi chơi thân ở Việt Nam thời những năm 90, chứ họa sĩ sau này thì không hẳn vậy, vài tay rất lớn lối. Trở lại không khí truyện của anh, anh có nghĩ anh chịu ảnh hưởng, hay có sự tương đồng với những nhà văn Việt Nam nào không?
Hồ Đình Nghiêm: Câu này rất khó trả lời. Nếu bạn là nhà phê bình văn học thì mình “dễ thở” biết mấy. Bạn sẽ chỉ thẳng vào mặt: này ông Nghiêm, ông bị thằng cha X, bị bà Y đóng dấu vào người rồi đó, biết không? Mình sẽ lẳng lặng vạch áo ra xem lưng, rồi mình sẽ chịu khó đi tắm rửa kỳ cọ chà xát, tẩy trần. Mình cám ơn những lời khen của bạn ở trên. Được khen nhưng mình lại áy náy.
Phan Nhiên Hạo: Một đặc điểm dễ thấy trong lối viết của anh là việc trộn lẫn hiện tại và chuyện đời xưa, cho phép nhân vật đối thoại và hành xử với phong thái ít nhiều như trong những truyện cổ. Một nhà văn nổi tiếng khác là Cung Tích Biền cũng thường viết với kỹ thuật như vậy. Xin anh cho biết tại sao anh chọn lối viết này? Anh có chú trọng đến việc gọi là “cách tân kỹ thuật” trong văn hay không?
Hồ Đình Nghiêm: Mình tâm sự với bạn: Lâu rồi, khoảng từ 1989 đến 93, tháng nào mình cũng nhận hai ba lá thư của Trần Vũ gửi đi từ Paris. Thư gõ bằng máy đánh chữ, bỏ dấu tay trên giấy màu xanh. (Bạn ấy trần tình: tha lỗi, vì chữ viết của mình xấu). Trần Vũ viết thư hay như viết truyện ngắn, ân cần, ấm áp tình nghĩa, dù chỉ là trao đổi với bạn văn. Bạn ấy ưa luận bàn đến văn chương, quan tâm theo dõi từng bài viết bất kể ai là tác giả, sôi nổi đưa ra những ý kiến rất xác đáng. Bạn ấy quý mình qua những góp ý chân tình, bảo mình nên viết khác đi, một thứ “cách tân kỹ thuật”. Mình không nhớ đã trả lời Vũ ra sao trong những bức thư hồi âm. Điều mà mình biết chắc, là Vũ đã thất vọng về mình rất nhiều.
Có thể dùng chữ “dấn thân” để nói tới trường hợp Trần Vũ cũng như Phan Nhiên Hạo. Phần mình, ở “sân chơi” đó mình gần như là kẻ ngồi ở ghế dự bị, chưa hẳn là chủ lực quân. Mình dễ nản. Mình chơi chưa hết sức. Mình viết do tính cả nể, nộp bài đúng hạn kỳ theo lời yêu cầu của mấy vị chủ bút những tờ tạp chí. Và sau đó, thỏa mãn vì đã trút xong một thứ nợ.
Mình luôn có cảm tình với người xưa về cách ứng xử của họ trước cuộc đời, cái thái độ gần như là một sự yếm thế. Bất bình thì treo áo từ quan về ở ẩn, lánh xa chốn nhiệt náo, “ta dại ta tìm nơi vắng vẻ”… Có phải đó là lí do khiến bạn có nhận xét trên? Không khí trong truyện cổ thường u ẩn, ám tối, tịch lặng, có vẻ không thật. Mình rất thích cái khí hậu ấy. Thanh Tâm Tuyền, Dương Nghiễm Mậu… là những người rất khéo tay, họ tạo dựng được sự huyễn hoặc đó trong phần lớn các tác phẩm của họ. Có lẽ là đến một thời điểm nào đó mình sẽ viết khác đi. Và việc đầu tiên là mình sẽ “chào hàng” trên litviet.
Phan Nhiên Hạo: Anh nghĩ nhà văn có thể làm gì được trước những vấn nạn chính trị, xã hội của Việt Nam hôm nay như vấn đề nhân quyền, lãnh thổ, dân chủ…
Hồ Đình Nghiêm: Nhà văn bó tay. Nhà văn là thứ trói gà không chặt. Đó là một tập thể yếu đuối và chẳng mấy đoàn kết. Mình nghĩ vậy. Nhất là nhà văn Việt Nam. Trải qua những biến cố, người ta rút tỉa ra được một kinh nghiệm: thôi, nên thủ phận. Nên đứng ngoài những thứ râu ria chính trị. Chấp nhận sống chung với sự giả dối, thấp hèn khiếp sợ trước bạo lực… Những thứ ấy nằm trong nhiều lý do để giải thích câu hỏi: Tại sao người Việt không hề có nhà văn lớn? Giả như ai kia vừa đoạt được giải Nobel, họ viết thỉnh nguyện thư yêu cầu nhà nước Việt Nam thực thi những điều ích quốc lợi dân, mình hình dung tới ngay số phận của bức thư đó. Nó sẽ bị vày vò đi, hoặc tốt đẹp hơn, chôn vùi trong ngăn chứa hồ sơ cho mối mọt gặm.
Phan Nhiên Hạo: Một nhà văn Việt Nam được giải Nobel lên tiếng thì tôi nghĩ sẽ có trọng lượng. Chỉ có điều khi nào thì mới kiếm ra một người như vậy? Đó có thể là đề tài cho một truyện hư cấu của anh. Còn hiện tại, đời sống và công việc viết lách của anh ra sao?
Hồ Đình Nghiêm: Hiện tại đời sống mình chả khá giả gì. “Cầu, dừa, đủ, xoài”. Với bốn thứ “trái cây” đó, hỏi bạn: Viết lách làm sao khá được? Mình vẫn quan niệm, muốn viết khá người ta phải thay đổi không khí bằng cách đi cho thật nhiều. (Đi một ngày đàng học một sàng khôn. Lời tiền nhân). Nói bạn đừng cười, mình chưa hề biết một địa danh có tên gọi là California mặt ngang mặt dọc nó ra làm sao. Đó là nơi mà mình có rất nhiều địa chỉ để tới ân cần thăm hỏi (quý vị nhà văn nhà thơ). Bạn đừng chê mình nhà quê, Houston nằm nơi mô? Hỏi mình, mình bù trất. Chao ôi! Lời tiền nhân thì bao giờ cũng đúng: Cái khó bó cái khôn! Muốn hẹn gặp mặt hàn huyên cùng nhà thơ Phan Nhiên Hạo thì chắc không dám hứa bởi khó thực hiện. Trần Vũ cũng như bạn lá số tử vi có cung di chuyển. Mình thèm được vậy mà hổng có! Viết lách ngưng trệ là chuyện dễ hiểu.
Nói chung, tóm tắt, tụi mình ở ngoài này “khó ở” như đàn bà đang cấn thai. Mình nói thế, bạn có buồn không?
Phan Nhiên Hạo: Tôi không buồn gì, ngược lại vẫn nghĩ mình đã may mắn thoát được ra ngoài này. Cảm ơn những chia sẻ thân tình của anh và mong đọc truyện mới của nhà văn Hồ Đình Nghiêm.
(Phỏng vấn thực hiện qua email, 8.2009)
- Phan Nhiên Hạo phỏng vấn Hồ Đình Nghiêm Phan Nhiên Hạo Phỏng vấn
- Năm Này Tôi Bằng Tuổi Ba Tôi Phan Nhiên Hạo Truyện ngắn
• Nhà văn Hồ Đình Nghiêm (Trần Thị Nguyệt Mai)
• Hồ Đình Nghiêm Nhà văn đương đại (Võ Công Liêm)
• Hồ Đình Nghiêm (Học Xá)
• Phan Nhiên Hạo phỏng vấn Hồ Đình Nghiêm (Phan Nhiên Hạo)
- Nghiêm giữa bè bạn (Song Thao)
- Phỏng vấn nhà văn Hồ Đình Nghiêm
(Lê Quỳnh Mai)
- Phỏng Vấn Nhà Văn Hồ Đình Nghiêm (Quỳnh My )
- Phỏng vấn nhà văn Hồ Đình Nghiêm
(Phan Nhiên Hạo)
- Chúc Mừng Sinh Nhật Nhà Văn Hồ Đình Nghiêm (tranthinguyetmai.wordpress.com)
• Thưa Chuyện Cùng Người Quản Thủ (Hồ Đình Nghiêm)
• Những Người Biết Yêu (Hồ Đình Nghiêm)
• Đất hoàng thổ (Hồ Đình Nghiêm)
• Đồng Hương (Hồ Đình Nghiêm)
• Mới Nên Con Người (Hồ Đình Nghiêm)
- Phỏng vấn nhà thơ Nguyễn Xuân Thiệp
- Phỏng vấn nhà văn Trịnh Y Thư
- Bữa Điểm Tâm Của Trân Sa (Hồ Đình Nghiêm)
- Bài viết trên mạng:
- sangtao.org, gio-o.com, damau.org
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
• Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)
• Trò chuyện với dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |