|
Hoàng Giác(..1924 - 14.9.2017) | Nhật Tiến(24.8.1936 - 14.9.2020) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Gặp nhau trong hoàn cảnh
Chẳng ai muốn xảy ra [1]
Tiễn đưa người bạn lớn
Đã vĩnh viễn đi xa...
Bạn sống rất khép kín
Không nói năng chi nhiều
Sau đôi câu chào hỏi
Chụp vài tấm hình chung
Bây giờ muốn vẽ bạn
Đành lên mạng kiếm tìm
Từ đó mình được biết
Thêm về Hồ Đình Nghiêm
Bạn sinh năm 57
Tại xứ sở Thần Kinh
Lớn lên bên Đà Nẵng
Tuy Hòa, rồi Nha Trang
Đà Lạt, xuống Sài Gòn
Cuối cùng trở lại Huế
Theo học ngành Mỹ Thuật
Đến 78 ra trường
Nhưng từ bỏ nhiệm sở
Chả thèm làm “cán” đâu
Ghét Thông tin Văn hóa
Loa phường thêm mệt đầu...
Lập gia đình với Bích
(Con chủ rạp Châu Tinh)
Cha mẹ vợ rất quý
Cho vợ chồng vượt biên
Chuyến đi êm, trót lọt
80 đến Kowloon [2]
Mang nỗi buồn thê thiết
Của người mất quê hương
Nơi đây phần báo chí
Bạn minh họa vẽ vời
Tô điểm thêm nhan sắc
Báo tị nạn thêm tươi...
Một ngày chợt nhận thấy
Vẽ khó nói đủ lời
Sẵn tự do, bút giấy
Bạn thử trải lòng chơi
Truyện đầu tay: “Chuyện cũ
và niềm đau mới” này
Xuất hiện trên trang báo
Đất Mới, Seattle
Vào 1981
Đánh dấu một kỷ nguyên
Có thêm nhà văn mới
Mang tên Hồ Đình Nghiêm
Từ đó bạn tiếp tục
Giấy bút sẵn trong tay
Viết nhiều thêm, nhiều nữa
Những truyện ngắn thật hay
Đã từng là họa sĩ
Nên nắm bắt rất tài
Những chi tiết nổi bật
Tả nhân vật tuyệt thay!
Dẫu chưa về cố quận
Từ lúc rời chân đi
Nhưng chuyện nơi chốn ấy
Không sai sót một ly
O Huệ trang Gió-O
Đã “ngôn” rất chính xác:
“Hồ Đình Nghiêm là một
Trong ba nhà văn nam
Xuất sắc nhất thập niên
1980 đó
Với khả năng nhận xét
Một bút pháp thông minh
Tinh nghịch và duyên dáng...
Nếu chịu khó đầu tư
Vào sáng tác mạnh mẽ
To lớn hơn bây giờ
Rất có thể trở thành
Cây đại thụ tiểu thuyết
Trong thế hệ của anh...” [3]
Sáu tập truyện đã in:
Nguyệt Thực năm 88
Kế Tờ Mộng Rách Rồi
Tiếp Vầng Trăng Nội Thành
Đến Mùi Hương Trên Đồi
Lần lượt hai tập cuối
Kẻ Âm Lịch, Ngoại vực
Vào 17, 18
Chưa kết thúc cuộc chơi
Nên mong bạn tiếp tục
Viết đều đều liền tay
Biết đâu chừng ra mắt
Thêm tập truyện năm nay
Người lữ hành không có
Trong túi rất nhiều tiền [4]
Nhưng luôn thừa ý chí
Tin bạn sẽ viết thêm
Nhớ nhé, Hồ Đình Nghiêm!
Trần Thị Nguyệt Mai
30-6-2023
[1] Tang lễ Họa sĩ Đinh Cường
[2] Một khu đô thị của Hồng Kông
[3] Nguồn: http://www.gio-o.com/HoDinhNghiem.html
[4] Nguồn: Hợp Lưu 112, Phỏng vấn Nhà văn Hồ Đình Nghiêm do Lê Quỳnh Mai thực hiện (Montreal, tháng 8 năm 2010)
- Việt Dương - Chân Dung Ngày Đó Bây Giờ: Thay Lời Tựa - Duyên Khởi Trần Thị Nguyệt Mai Thay lời tựa
- Những Kỷ Niệm Nơi Phòng Tranh Trương Vũ Trần Thị Nguyệt Mai Hồi ức
- Theo Dấu Ngô Thế Vinh Qua Những Trang Văn Trần Thị Nguyệt Mai Nhận định
- Chúc Mừng Quán Văn đạt tới số 100 Trần Thị Nguyệt Mai Giới thiệu
- Duyên Hạnh Ngộ Trần Thị Nguyệt Mai Hồ ức
- Nhà văn Hồ Đình Nghiêm Trần Thị Nguyệt Mai Giới thiệu
- Giới Thiệu Truyện Dài “Đời Thủy Thủ 2” Của Nhà Văn Vũ Thất Trần Thị Nguyệt Mai Giới thiệu
- Vua Phiếm Trần Thị Nguyệt Mai Thơ
- Nhớ Một Mùa Xuân Trần Thị Nguyệt Mai Thơ
- Giới thiệu tuyển tập tiểu luận “CÕI CHỮ CÕI NGƯỜI” của TRẦN HỮU THỤC - TRẦN DOÃN NHO Trần Thị Nguyệt Mai Điểm sách
• Nhà văn Hồ Đình Nghiêm (Trần Thị Nguyệt Mai)
• Hồ Đình Nghiêm Nhà văn đương đại (Võ Công Liêm)
• Hồ Đình Nghiêm (Học Xá)
• Phan Nhiên Hạo phỏng vấn Hồ Đình Nghiêm (Phan Nhiên Hạo)
- Nghiêm giữa bè bạn (Song Thao)
- Phỏng vấn nhà văn Hồ Đình Nghiêm
(Lê Quỳnh Mai)
- Phỏng Vấn Nhà Văn Hồ Đình Nghiêm (Quỳnh My )
- Phỏng vấn nhà văn Hồ Đình Nghiêm
(Phan Nhiên Hạo)
- Chúc Mừng Sinh Nhật Nhà Văn Hồ Đình Nghiêm (tranthinguyetmai.wordpress.com)
• Thưa Chuyện Cùng Người Quản Thủ (Hồ Đình Nghiêm)
• Những Người Biết Yêu (Hồ Đình Nghiêm)
• Đất hoàng thổ (Hồ Đình Nghiêm)
• Đồng Hương (Hồ Đình Nghiêm)
• Mới Nên Con Người (Hồ Đình Nghiêm)
- Phỏng vấn nhà thơ Nguyễn Xuân Thiệp
- Phỏng vấn nhà văn Trịnh Y Thư
- Bữa Điểm Tâm Của Trân Sa (Hồ Đình Nghiêm)
- Bài viết trên mạng:
- sangtao.org, gio-o.com, damau.org
• Vài cảm nhận nhân đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Đỗ Anh Hoa)
• Lữ Quỳnh, Bạn Tôi (Trần Hoài Thư)
• Nguyễn Thụy Đan: Những thác ghềnh ẩn mật (Nguyễn Minh Nữu)
• Nguyễn Minh Nữu (Nguyễn Vy Khanh)
• Nguyễn Thị Thanh Dương và Một Buổi Giới Thiệu Sách Thật Cảm Động (Chu Tất Tiến)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |