1. Head_

    Toan Ánh

    (..1915 - 14.5.2009)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Đọc Lại Cõi Đá Vàng của Nguyễn Thị Thanh Sâm (Khuất Đẩu) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      07-10-2014 | VĂN HỌC

      Đọc Lại Cõi Đá Vàng của Nguyễn Thị Thanh Sâm

        KHUẤT ĐẨU
      Share File.php Share File
          

       


      Nhà văn Nguyễn Thi Thanh Sâm

      Nếu Trần Hoài Thư, người đã suốt bao nhiêu năm tìm lại trong đống tro tàn của trận phần thư sau 1975, những tác phẩm văn học của miền Nam Việt Nam, không nhắc đọc tác phẩm đầu tay và duy nhất của một góa phụ một nách 5 con và nhất là không có mấy chữ anh đã nếm trải, thì chắc tôi đã không có được cái bồi hối run rẩy khi viết những dòng dưới đây.


      Một cái file đến những 400 trang, đọc tốc hành trên mạng, với một người lão hóa cả lưng, cả mắt như tôi quả là một việc không dễ. Lại càng không dễ khi tôi phải nếm lại cái chén đắng mà những người dân ở các vùng "tự do" liên khu Tư và khu Năm, đã phải nếm trải trong suốt 9 năm kháng chiến vừa thần thánh vừa dại khờ của dân tộc.


      Người viết không phải để "tố cộng", mà để tìm thấy anh trong Cõi Đá Vàng. Tìm lại bóng hình của người thương còn đọng lại trong thời gian đã mất bằng ngòi bút là một cách sống lại vừa lãng mạn vừa dũng cảm. Bởi vì, khoảng thời gian không dễ quên ấy, ngoài những trận càn, những cuộc oanh tạc của giặc Pháp, còn có những cuộc thủ tiêu, thanh trừng của chính những người đồng đội. Còn có những trại tù bí mật trong rừng sâu mà mãi sau 75 người ta mới kinh hoàng nhận ra là có thực trên cõi đời. Viết lại những cảnh ấy, với một ngòi bút nam đã là khó, mà nữ càng khó hơn nếu không tìm thấy bóng dáng anh trong đó.


      Tác giả sinh 1933, sống ở vùng xôi đậu xung quanh kinh thành Huế, đã tìm thấy trong những ngày nghẹt thở ấy, một nét đẹp lạ lùng như đôi mắt lé của nhân vật nữ tên Hiếu, người góa phụ hai con mà nhân vật chính Nguyễn Trần đã yêu đắm đuối, bất chấp sự ngăn cấm của đảng. Cái nét đẹp áy là cái đẹp của đoàn binh không mọc tóc, đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm của Trần, của Huỳnh, của Lương, của Huyên... của những trí thức tiểu tư sản theo tiếng gọi của núi sông, tưởng đi theo những tráng sĩ oai hùng hóa ra là đi theo một lũ cướp.


      Bằng ngòi bút hết sức tỉnh táo, bằng kinh nghiệm máu xương và những mất mát không gì bù đắp được, tác giả đã tái hiện lại những năm 49, 50 thế kỷ trước, những năm mà cộng sản trắng trợn cướp công của những người thực sự yêu nước, quy cho họ là phản động, là Việt gian.


      Nguyễn Trần, một thanh niên 23 tuổi, thông minh, có tài viết văn làm thơ, được kết nạp đảng và được giao phụ trách tờ QĐND của tỉnh bộ Thừa Thiên, chỉ vì không đồng tình cách xử tử một cô gái có chồng Tây lén về quê thăm nhà bằng cách bắn tên tẩm thuốc độc, mà bị kiểm điểm. Khi Trần đưa đơn xin ra khỏi đảng, liền bị đưa đi cải tạo ở Bố Hạ. Sau cùng bị gài bẫy, tan xác khi cho đi thăm mộ vợ và con ở vùng giáp ranh đồn địch.


      Huỳnh, không vào đảng, nhưng ngây thơ đề nghị ngưng thực hiện CCRĐ, ngưng đấu tố nên bị quy tội chống chính sách, bị cải tạo cùng với Trần. Lợi dụng bệnh tim của Huỳnh, cứ nửa đêm lại gọi lên tra hỏi, bắt viết kiểm điểm, khiến Huỳnh bị sốc mà chết.


      Lương, đậu Tú tài, không làm việc cho Pháp, bỏ Huế về quê nuôi vịt, lấy vợ sinh con, tự nguyện làm một anh giáo làng dạy bình dân học vụ, nhưng vẫn không yên vì là con ông nghè, vì gia đình dòng họ còn ở Huế, vì con địa chủ nên bị bắt quy tội là Việt gian, bị xử tử.


      Đó là ba mẫu người tiêu biểu cho lớp thanh niên trí thức bỏ tất cả để đi kháng chiến, mà kháng chiến chưa thành công đã bị thủ tiêu.


      Nữ nhân vật chính tên Hiếu, lại càng ngây thơ hơn khi chịu cực khổ sống trong vùng "tự do" không chịu về thành để hai con được trông thấy và lớn lên trong cuộc kháng chiến, cuối cùng rơi xuống hố sâu, chỉ mang theo có mỗi cái thai hai tháng!


      Đó là một thế hệ sục sôi lòng yêu nước, những người làm nên những chiến thắng Cao Bắc Lạng, Điện Biên Phủ lẫy lừng, nếu không bị thủ tiêu thì cũng sống còm cõi đói khát như Quang Dũng, Hữu Loan.


      Là một cây bút nữ, nhưng tác giả rất bản lĩnh khi nhận định CS đã thừa hưởng cái khí thế bừng bừng lòng yêu nước của cả dân tộc được nuôi dưỡng từ Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu, Nguyễn Thái Học. Chẳng những họ cướp được chính quyền năm 1945, mà còn cướp cả công lao của các bậc tiền bối. Ngọn cờ giành độc lập không phải họ giương lên mà chính các vị tiền bối ấy đã phất cao từ những cuộc khởi nghĩa Yên Thế, Yên Bái.


      Cho nên, nếu bạn là người sống ở các vùng "bị tạm chiếm" tức là ở Hà Nội, Sài Gòn và các thành phố khác thì đừng vội kết tội họ là những kẻ mê muội. Họ có đi theo CS đâu, họ đi theo ngọn cờ cách mạng đã tung bay từ lâu trong tâm hồn họ. Tác giả đã ví von CS ngon ngọt xảo trá như Sở Khanh và họ chính là những nàng Kiều tội nghiệp. Không chỉ có họ bị lừa mà cả dân tộc bị lừa. Cái quả lừa ấy tàn độc và tai hại như thế nào thì ngày nay chúng ta đã rõ.


      Tác phẩm ra đời năm 1972 cùng lúc với mùa hè đỏ lửa, với hiệp định Paris, thật đáng tiếc là gây rất ít tiếng vang. Có lẽ lúc ấy người ta đang lo Mỹ rút về nước, đang tính chuyện giành dân lấn đất, chuyện bầu cử chứ không ngờ sẽ phải sống với CS. Người ta biết được những tội ác của CS ở Huế, ở Cai Lậy, chứ ít ai biết được thế nào là đấu tranh giai cấp, bị thải ra ngoài biên chế, bị đưa đi cải tạo mút mùa lệ thủy.


      Nhà xuất bản An Tiêm vốn đã kín tiếng mà các nhà phê bình lại càng kín tiếng hơn. Chẳng có ngòi bút nào đả động đến, ngay cả những cây bút chống cộng như Võ Phiến. Một phần người ta cho rằng cái gì có dính dáng đến "tố cộng" là của chính quyền, là tuyên truyền, là không có tính nghệ thuật.


      Nếu được PR một cách có bài bản thì tác phẩm Cõi Đá Vàng cũng đã có một chỗ đứng xứng đáng như Cúi Mặt của Bùi Đăng, được giải thưởng văn học và được quay thành phim.


      Trong khi các cây bút nữ nếu không mê man với vòng tay học trò, nếu không ấm ức với mưa không ướt đất hay lặng nhìn tôi trên vách thì bắt đầu đòi nữ quyền bằng cách moi ra những cái xấu, những ham muốn thấp hèn của đàn ông, chứ chưa có ai dũng cảm phơi bày bộ mặt thật gian hiểm của CS cũng như đã nhìn thấy được cái đẹp của một đôi mắt lé, một cách nói độc đáo khi nói về nhân cách và tâm hồn của những con người trí thức đi theo ngọn cờ cách mạng. Ngọn cờ ấy không phải nền đỏ sao vàng, cũng không phải nền vàng ba sọc đỏ, mà là màu xanh của đồng lúa, màu nâu của đất mẹ và màu trắng của thanh bình.


      Có một điều mà nhiều người có lẽ phân vân tự hỏi khi gập lại cuốn sách, ấy là anh là ai, anh ở đâu mà chị đã đề từ: em tìm thấy anh trong Cõi Đá Vàng. Theo tôi, anh có thể là một phần của Trần, của Huỳnh và cũng có thể là của Lương. Một Trần theo kháng chiến mà vẫn nhớ tới bến đò Thừa Phủ, với những mái tóc thề, chiếc nón bài thơ, tà áo lụa và môi rất hồng. Là Trần khi bẻ một nhánh cây đắp lên thi thể lõa lồ của nữ "Việt gian". Là Trần khi dám yêu một thiếu phụ nghèo, xấu xí dưới mắt mọi người nhưng rất đẹp với anh. Là Huỳnh với người yêu tên Lan trong mộng. Là Lương với mặc cảm nếu bỏ về thành sẽ bị coi như Việt gian. Có anh thì cũng phải có em trong đó. Em có thể là Thương, là Huyền, là Hiếu, rất nhân hậu, rất dịu dàng.


      Hai chữ Kim Thạch, nơi người chồng bỏ mình vì một trái mìn, có nghĩa là đá vàng. Nhung Cõi Đá Vâng lại có nghĩa là tình chồng nghĩa vợ. Không khóc than, không kể lể, người viết chỉ nói tới những cái xấu cái ác của CS để làm nổi bật tính cách cao đẹp của những con người thực sự yêu tổ quốc, yêu đồng bào trong đó có chồng và chính bản thân tác giả. Một gói ghém thật kín đáo, thật khiêm nhường nhưng xiết bao trân trọng. Đây là một bài thơ xuôi khóc chồng mà chỉ có những người góa phụ dũng cảm và đoan chính như tác giả mới viết được.


      Tôi không có được cái may của họa sĩ Đinh Cường hay nhà văn Hoàng Ngọc Tuấn, được quen biết vào ra ngôi nhà có hoa mimosa vàng của chị ở Đà Lạt. Nhưng qua tác phẩm Cõi Đá Vàng, tôi có thể hình dung một thiếu phụ đẹp dịu dàng, rất mực yêu chồng thương con. Ngôi nhà chìm trong sương mờ và trong phấn thông vàng ấy, đêm đêm khi các con đã yên giấc, một mình một bóng bên bàn viết, chị đã sống lại những tháng năm mà một củ khoai luộc với nước dưa cải ngon lạ lùng, hay trước những thố bồ câu tiềm ngon bổ đã quên mất không biết phải ăn như thế nào, những năm tháng ấy với những con người có thể là anh, là chú, là người yêu thầm lặng đã lần lượt hiện ra trên trang bản thảo, biến thành những nhân vật ngập tràn tình yêu thương.


      Một Trần yêu một góa phụ mắt lé. Một Huỳnh yêu Lan trong mộng và Lan thực trong trại cải tạo. Bọn họ đã chết trong đói nghèo nhưng sống giàu có trong tình yêu. Dù đảng canh chừng, dù cái chết rình rập, họ vẫn yêu nhau với tất cả cung bậc buông thả của tình yêu. Đó chính là thông điệp gửi tới người đọc, rằng tình yêu vượt thoát lên trên tất cả, tình yêu chiến thắng cái ác và vĩnh viễn bất diệt.


      Vậy nên, đừng xếp chị vào nhũng nhà văn chống cộng mặc dù tác phẩm là một bản cáo trạng rất chân thực và sâu sắc, bởi vì đứng trên đỉnh cao của tình yêu, chị nói tới cái Đẹp viết hoa của chính con Người.


      Là người đã từng nếm trải chín năm kháng chiến, vị đắng tưởng đã tan đi trong bộn bề nhọc nhằn của cuộc sống, tưởng đã chai lì cảm xúc sau 37 năm bắt buộc phải bám theo cái đuôi XHCN, không ngờ đọc Cõi Đá Vàng, tôi vẫn không quên cái thuở ban đầu cay đắng ấy và thực sự ngậm ngùi cho số phận của những nhân vật trong truyện.


      Tôi xin bày tỏ lòng ngưỡng mộ sâu sắc cây bút đàn chị Nguyễn Thị Thanh Sâm, với một bút lực vững chãi, một tầm nhìn nhân ái bao dung, đã khái quát được một giai đoạn lịch sử vừa hào hùng mà cũng vừa khờ khạo của dân tộc.


      Tôi cũng xin được cảm ơn những người bạn Đinh Cường, Trần Hoài Thư và nhiều bạn khác đã làm sống lại một tác phẩm xứng đáng được sống, tưởng chừng đã bị thất lạc và chìm trong quên lãng.


      Việt Nam

      16/2/2012


      Khuất Đẩu

      Thư Quán Bản Thảo số 51 tháng 4-2012

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Dương Nghiễm Mậu và Tủ Đựng Sách Rỗng Không Khuất Đẩu Tùy bút

      - Viết Như Kinh Kha Buồn Khuất Đẩu Nhận định

      - Nhà Văn Gai Góc Của Xứ Xương Rồng Khuất Đẩu Nhận định

      - Diễn từ nhận giải Đặc biệt của Khuất Đẩu Khuất Đẩu Diễn từ

      - Những Hồi Ức Buồn: Đọc Thơ Lữ Quỳnh Khuất Đẩu Nhận định

      - Đọc Lại Cõi Đá Vàng của Nguyễn Thị Thanh Sâm Khuất Đẩu Giới thiệu

      - Khúc Bi Tráng Khuất Đẩu Truyện ngắn

      - Đọc Đan Tâm của Phạm Ngọc Lư Khuất Đẩu Tạp luận

      - Tiếng Sáo Người Em Út Khuất Đẩu Khảo luận

    3. Bài viết về nhà văn Nguyễn Thị Thanh Sâm (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Nguyễn Thị Thanh Sâm

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Một Người Viết Nữ Ngoài Vòng Đai Nhà văn Nguyễn Thị Thanh Sâm (Trần Thị Nguyệt Mai)

      Đọc Lại Cõi Đá Vàng của Nguyễn Thị Thanh Sâm (Khuất Đẩu)

      - Nguyễn thị Thanh Sâm và cõi đá vàng: Một hiện tượng văn học hy hữu (Trần Hoài Thư)

      - Hành trình của “Cõi Đá Vàng” (Trần thị Nguyệt Mai)

       

      Tác phẩm Nguyễn Thị Thanh Sâm

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      - Cõi Đá Vàng (Blog THT)

      - Thơ Nguyễn thị Thanh Sâm (Phay Van)

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Ngày Của Mẹ, Ngày Của Con (Lê Hữu)

      Xúc động đọc "Thưa Mẹ" của Phương Tấn (Thiếu Khanh)

      Thơ Phương Tấn Là Đồng Vọng Những Đau Thương Của Dân Tộc (Nguyễn Lệ Uyên)

      TS Nguyễn Tiến Hưng ra mắt sách ‘Bức Tử VNCH-Kissinger và 8 Thủ Đoạn Nham Hiểm’ (Lâm Hoài Thạch)

      Hiệu Ứng Của Âm Và Thanh Trong Thơ Qua Lăng Kính Của Nhà Phê Bình Văn Học Bùi Vĩnh Phúc (Trần C. Trí)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  Bùi Kỷ,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)