1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Tiếng Sáo Người Em Út (Khuất Đẩu) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)
       
      21-01-2013 | VĂN HỌC

      Tiếng Sáo Người Em Út

        KHUẤT ĐẨU
      Share File.php Share File
          

       


      Nhà văn Dương Nghiễm Mậu
      (Đinh Cường vẽ)

      Dù là một nhà văn được nhóm Sáng Tạo phát hiện, nhưng Dương Nghiễm Mậu không viết như Mai Thảo, nghĩa là không cách tân lối viết, không quá chú trọng làm sao cho mỗi chữ gõ lên nghe leng keng.


      Ông có vẻ như một “phu chữ” kiên nhẫn “gánh” những con chữ như cách Hữu Loan gánh từng tảng đá, để dựng nên ngôi nhà chữ nghĩa của mình. Ngôi nhà ấy, mới trông rất bình thường nếu không muốn nói là tầm thường. Nhưng bước vào trong, cái vừa hấp dẫn vừa làm ta ngài ngại, chính là không khí trong mỗi truyện, một không khí hơi lành lạnh, hơi u uất, hơi dằng xé. Truyện nào cũng đau đau, buồn buồn, để lại hay làm bật lên trong lòng người đọc những suy nghĩ, những băn khoăn thực khó gọi tên, nhưng rất gần và rất thực.


      Như truyện có thể gọi là rất mỏng và rất nhẹ của ông mà tôi sắp nói tới đây: truyện Tiếng sáo người em út. Truyện không hơn 10 trang in, chỉ có 3 nhân vật. Người anh cả, người em út và người cha vừa mới chết.


      Người anh cả về thăm nhà không báo trước, nghe tiếng sáo của người em út không còn thô mộc mà nay đã chín, cảm thấy rất vui. Người anh vào nhà, thấy cha đang nằm, để yên cho cha ngủ. Nói chuyện với người em đang xúc lúa từ cỗ áo quan, mới biết người em gái kế đã chết. Nói về ông nội, về mẹ. Sau cùng người em út nhờ người anh cả giúp mình khiêng cỗ áo quan lên nhà trên. Người anh nhíu mày: “Mang lên làm gì?”. “Cho cha nằm”, người em nói. Người anh lặng đi đôi mắt mở lớn nhìn người em không chớp: “cha chết rồi sao?”. “Cha đi tối hôm qua”. Người anh vụt bỏ chạy lên nhà trên, tiếng bước chân, tiếng cửa va đập rồi tiếng khóc oằn lên…


      Những sự việc nêu trên tưởng là rất bình thường hóa ra rất kịch tính. Từng lớp, từng lớp như những cánh cửa gỗ trong một ngôi nhà cổ mở dần ra, để sau cùng dẫn người đọc tới cái nỗi đau òa vỡ của người anh cả: sau bao nhiêu năm mới về thăm nhà thì cha đã chết! Chỉ ba chữ khóc oằn lên đã cho ta thấy được cái bất hạnh nghẹn ngào của đứa con tự kết tội mình.


      Nhưng nếu chỉ để kể lại một câu chuyện buồn như thế thì chắc tác giả cũng không muốn kể làm gì. Tác giả còn muốn hơn thế nữa. Muốn qua người em út nói đến cách sống và cách nhìn đời của người cha. Một người, cả đời không làm gì quấy, không có gì phải hối hận…cha nhẹ lòng khi nhắm mắt có con ở bên. Con hãy thổi sáo cho cha nghe. Và em đã thổi sáo từ đêm qua đến giờ...


      Người em út mới đọc lướt qua, tưởng đó là một người vô tâm nếu không muốn nói là không giữ tròn chữ hiếu. Cha chết mà lại đi thổi sáo! Chẳng tẩm liệm, chẳng để cha mang theo một thứ gì ngoài những hạt thóc đựng trong ruột tượng của mẹ. Tự mình bồng cha lên đặt vào cỗ áo quan, để cha gối đầu lên đó. Cũng không ma chay, chỉ có bát cơm trắng mời cha cùng ăn với hai anh em. Cũng không trống kèn ỉ eo, chỉ có mỗi tiếng sáo đơn độc của mình!


      Nhưng đó là một người con trai út rất hiểu cha, yêu cha và biết nối chí cha, dù giặc giã, dù trâu không còn một con cũng cố bám lấy đất vì đất vẫn chung tình cho họ từng hạt lúa. Khi người em thổi cơm, từng hạt gạo rơi xuống gặp phải lửa thành bỏng gạo, người em nhặt lên bỏ vào miệng chứ không để cháy thành than. Và tuy người em út bảo anh về thì em sẽ đi, nhưng cuối cùng: anh nghĩ em bỏ nơi này mà đi được sao? Ai cũng bỏ đi cả thì nơi này ai coi, ruộng ai cày và những người như anh lấy đâu nơi để trở về?


      Người em út qua những cử chỉ, lời nói có vẻ không còn là một người em nhỏ bé nữa. Anh ta sống bên cạnh cha từ nhỏ, chứng kiến bao nhiêu cái chết, bao nhiêu đổi thay chẳng những đã trưởng thành mà còn trở nên già dặn, sâu sắc. Ta có cảm tưởng người anh cả đang nói chuyện với cha mình chứ không phải với người em út. Hay nói cách khác, chính người em út là hình bóng còn đọng lại của người cha.


      Người anh cả, thời gian và đường xa đã dạy cho anh những gì? Chị bé đã chết, bao nhiêu người đã chết, bao nhiêu đổi thay, anh đâu có sống với những điều đó? người mà mỗi lần nhắc tới anh, cha tép miệng rồi mỉm cười: nó có còn sống thì cũng như đã chết.


      Người anh trở về ít nhiều mang mặc cảm tội lỗi với gia đình. Nhưng đó không phải là một người phá gia chi tử, không đàng đúm ngược xuôi mà bỏ nhà đi vì một mộng tưởng nào đó, cho dù là lạc đường dại dột. Người cha với lòng thương con, đã bênh vực người anh cả khi nói, anh đã sống thay cho cha.


      Trong truyện Gia tài của mẹ, người mẹ chính là hình ảnh tượng trưng của một nước Việt Nam nội chiến từng ngày. Thì ở truyện này, tôi cũng thấy một nước Việt Nam qua hình ảnh của người cha nghèo dù trải qua bao đời vẫn bám giữ lấy đất và truyền lại ý nguyện đó cho thế hệ mai sau.


      Truyện được viết tại Sài Gòn, 1974. Gần 40 năm sau, đọc lại mà giật mình. Những ruộng đồng Việt Nam, giờ rất thiếu đàn ông, chỉ có đàn bà và các người già là còn cố bám lấy đất.


      Người anh cả ấy, giả dụ như ra đi từ sau 75 liệu lúc này trở về có còn được nghe tiếng sáo của người em út? Một tiếng sáo rất nhẹ nhàng nhưng là tiếng sáo nhẫn nhục của người ở lại. Tiếng sáo không than van, không oán trách, nhưng sao nghe rất bùi ngùi.


      bỏ nơi này mà đi được sao, nên tác giả sau 75 không ngờ lại là “người em út”, người sống với bao nhiêu đổi thay, bao người đã chết, quyết trụ lại nơi này dù biết rằng ô nhục, tù đày vì nếu không thì những người như các anh lấy đâu nơi để trở về?


      Trên tôi đã nói, những con chữ của tác giả rất thô mộc. Không kéo lê thê với những tính từ trùng lắp không cần thiết. Tôi có cảm giác những con chữ ấy là những hạt gạo trên sàng, nghĩa là tác giả đã lọc lựa rất kỹ, nhất là những hạt sạn. Người khác, có thể vì tiếng sáo mà kết thêm hoa lá cành để có thể là tiếng sáo của Trương Lương, hay của Trương Chi. Nhưng ở đây: tiếng sáo không còn thô mộc, non nớt, chập chững những bước đầu đời mà nay tiếng sáo đã chín. Từ thô mộc/non nớt/chập chững đến đã chín là cả một khoảng thời gian dài. Những lần tiếng sáo cất lên, đều vui tươi thanh thoát, chỉ sau cùng, khi chôn cha xong, mới bi thiết.


      Tiếng sáo ấy tuy phát ra từ hơi thở của người con út, nhưng thực sự là tiếng lòng của người cha. Vì thế, khi thổi xong, người em út đã cắm chiếc sáo trên mộ cha. Cử chỉ này gợi nhớ đến người xưa trả kiếm bên mộ. Lòng hiếu thảo của người em út thật khác người, bi tráng.


      Tác giả cố ý không đặt tên cho các nhân vật. Chỉ nhắc đi nhắc lại, người cha, người anh cả, người em út. Vậy nên, người nào cũng có thể là người cha, người anh cả và người em út trong mỗi gia đình Việt Nam. Có nghĩa rằng ít nhiều người đọc bồi hồi thấy thấp thoáng hình bóng của mình trong đó.


      Tiếng sáo nói lên được tiếng lòng của người cha, thì cỗ áo quan lại nói lên cả một khoảng thời gian dài từ ông nội với cái án xử bắn, với đứa con gái chết chùm một lúc bốn người không nhặt được xác để chôn, nó gợi nhớ đến một cuộc chiến tranh quá dài, dài đến nỗi không còn làm ai xúc động được nữa trước cái chết. Và tấm nhiễu đỏ, được chôn theo cha, phải chăng là máu và nước mắt từ nay hãy tan vào lòng đất để cho cây lúa lại mọc lên tươi tốt?


      Nhiều người thường nói tới cái hiện sinh mà Dương Nghiễm Mậu chịu ảnh hưởng của các trào lưu phương tây. Tôi nghĩ, cũng chỉ là một chiếc áo mà chính họ cho là đẹp, là mới, muốn khoác lên tư tưởng Dương Nghiễm Mậu, thế thôi. Tư tưởng của ông rất Việt Nam, rất nhân hậu. Có ảnh hưởng chăng là cách viết, cách dùng câu chữ, cách dựng truyện của ông. Mỗi chi tiết đều phải thật cần thiết, phải sắp xếp sao cho thật khoa học. Từ chiếc sáo đến cỗ áo quan, cái ruột tượng của mẹ, bát cám lợn, bát cơm… đều được đặt đúng lúc đúng chỗ. Vì vậy, truyện không lan man mà chặt chẽ như một kịch bản phim. Trọng tâm của truyện là tâm hồn và nhân cách của người cha được bao quanh những lớp vỏ như một củ hành. Cái lõi cay nhất, nồng nhất nằm ở lớp vỏ tận cùng. Chỉ một cái ruột tượng của mẹ đựng đầy lúa để gối đầu cho cha, cũng đủ cho ta thấy ông yêu vợ đến thế nào. Và cũng chỉ có người con út mới hiểu được tình yêu đó của ông.


      Tôi thấy cách viết đó phảng phất như E. Hemingway viết Lão ngư ông và biển cả. Cái bộ xương cá bên cạnh chiếc thuyền tơi tả kia nếu tác giả không đưa vào truyện thì coi như đã không có một Lão ngư ông và biển cả làm xúc động cả thế giới.


      Truyện cũng gợi nhớ đến Malentendu của A. Camus, ở đó người em gái Martha đã nguyền rủa người anh vắng mặt của mình với tất cả căm hận, vì thế mới đưa đến ngộ nhận đến nỗi người mẹ giết con. Ở đây, người em không kết án người anh, tuy có ít nhiều trách móc anh đã bỏ nhà đi. Vì vậy, toàn bộ câu chuyện tuy có vẻ buồn nhưng không đến nỗi trở thành bi kịch. Vẫn có chỗ cho tình anh em, tình cha con, có chỗ cho sự dung thứ. Và đó là cái khác biệt giữa một Âu châu đổ nát sau thế chiến thứ hai với một Việt Nam sau một cuộc chiến tương tàn quá dài.


      Chỉ với một truyện ngắn này thôi, ta cũng đã nhìn ra được tầm vóc của một bậc thầy. Phải chăng vì vậy mà Vũ Hạnh đã dùng cái mã tấu “phản động” để “chặt” ông khi thấy tác phẩm này được tái bản?

      (06/12/2012)

      Khuất Đẩu

      (Thư Quán Bản Thảo số 55, Tháng 1-2013)

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Dương Nghiễm Mậu và Tủ Đựng Sách Rỗng Không Khuất Đẩu Tùy bút

      - Viết Như Kinh Kha Buồn Khuất Đẩu Nhận định

      - Nhà Văn Gai Góc Của Xứ Xương Rồng Khuất Đẩu Nhận định

      - Diễn từ nhận giải Đặc biệt của Khuất Đẩu Khuất Đẩu Diễn từ

      - Những Hồi Ức Buồn: Đọc Thơ Lữ Quỳnh Khuất Đẩu Nhận định

      - Đọc Lại Cõi Đá Vàng của Nguyễn Thị Thanh Sâm Khuất Đẩu Giới thiệu

      - Khúc Bi Tráng Khuất Đẩu Truyện ngắn

      - Đọc Đan Tâm của Phạm Ngọc Lư Khuất Đẩu Tạp luận

      - Tiếng Sáo Người Em Út Khuất Đẩu Khảo luận

    3. Bài viết về nhà văn Dương Nghiễm Mậu (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Dương Nghiễm Mậu

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Dương Nghiễm Mậu và Tủ Đựng Sách Rỗng Không (Khuất Đẩu)

      Ông Dương, Ông Đã Về Trời (Cung Tích Biền)

      Dương Nghiễm Mậu, hiện thân đau thương của văn học miền Nam trước 1975 (Lâm Bình Duy Nhiên)

      Trong quán cà phê, với Dương Nghiễm Mậu (Nguyễn Xuân Thiệp)

      Dương Nghiễm Mậu: Cuộc Đời Tình Cờ (Nguyễn Vy Khanh)

      Bốn Mươi Năm Dương Nghiễm Mậu Và Tự Truyện Nguyễn Du (Ngô Thế Vinh)

      Đi Tìm Địa Ngục Có Thật (Trần Hoài Thư)

      Con Đường Dương Nghiễm Mậu (Mai Thảo)

      Niềm Đau Nhức Của Khoảng Trống (Nguyễn Văn Trung)

      Dương Nghiễm Mậu, Thử Xét Giới Hạn Ba Lối Viết Trong Ba Thời Kỳ (Trần Văn Nam)

      Tiếng Sáo Người Em Út (Khuất Đẩu)

      Dương Nghiễm Mậu (Học Xá)

      Thư Quán Bản Thảo tập 55: Chủ đề Dương Nghiễm Mậu (Blog Trần Hoài Thư)

      Dương Nghiễm mậu, con người nội soi trong bạo lực chiến tranh và thân phận nhược tiểu (Thuỵ Khuê)

      Đọc lại Dương Nghiễm Mậu, nghĩ về văn chương và thời thế (Nguyễn Mạnh Trinh)

      Dương Nghiễm Mậu, “sống tự do hay là chết”

        (Nguyễn Lệ Uyên)

       

      Tác phẩm của Dương Nghiễm Mậu

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Kinh Kha, Con Chủy Thủ và Đất Tần Bất Trắc (Dương Nghiễm Mậu)

      Niềm Đau Nhức Của Khoảng Trống

      (Dương Nghiễm Mậu)

      Tiếng Sáo Người Em Út (Dương Nghiễm Mậu)

      Địa Ngục Có Thật (Thư Ấn Quán)

      Thanh Tâm Tuyền và những người bạn trước khi có tạp chí Sáng Tạo (hopluu.net)

      Tuổi Nước Độc (talawas)

      Bài đã ấn hành của Dương Nghiễm Mậu (damau.org)

      Dương Nghiễm Mậu: Lẽ Phải và Ánh Sáng (1,2&3)

      (Blog Trần Hoài Thư)

      Dương Nghiễm Mậu–Thanh Tâm Tuyền, những người bạn và tạp chí Sáng Tạo (litviet)

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Vài suy nghĩ nhân đọc Mây trên đỉnh núi của Nguyên Vũ (Đỗ Trường)

      Giới thiệu tác phẩm Mắt Ngọc của Dương Thượng Trúc (Điệp Mỹ Linh)

      Chữ Tâm trong văn học Việt (Thái Công Tụng)

      Đọc Thơ Hồ Thanh Nhã: Trân Trọng Với Cuộc Đời (Phan Tấn Hải)

      Trang Thơ (Vương Đức Lệ)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  Bùi Kỷ,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)