1. Head_

    Hùng Lân

    (23.6.1922 - 17.9.1986)

    Lê Thương

    (8.1.1913 - 17.9.1996)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Mưa trong thơ Nguyễn Xuân Thiệp (Trần Thị Nguyệt Mai) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      20-9-2020 | VĂN HỌC

      Mưa trong thơ Nguyễn Xuân Thiệp

        TRẦN THỊ NGUYỆT MAI
      Share File.php Share File
          

       


      Hình ảnh ngày mưa thường gợi buồn. Nhất là những ngày mưa lê thê, rả rích. Hết mưa, đất trời như được tắm gội tươi mát, cảnh vật đẹp hơn bao giờ. Trời cao, nắng đẹp, mây xanh, hoa lá khoe sắc màu tươi mơn mởn. Mưa được ví như giọt nước mắt: Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em (Ru đời đi nhé - Trịnh Công Sơn). Nên mưa cũng biểu hiện cho một đoạn đời khó khăn, buồn thảm. Sông có khúc, người có lúc. Rồi một ngày nắng đẹp lại trở về. Chẳng thế mà tục ngữ Việt Nam có câu: "Sau cơn mưa trời lại sáng.”


      Tôi đã đến với “TÔI CÙNG GIÓ MÙA” của nhà thơ Nguyễn Xuân Thiệp, bắt gặp “Mưa ở đây như mưa ở quê nhà” để cùng chia sẻ với ông một đoạn đời “mưa” khốn khó, khi ông đang như con chim bay trên bầu trời rộng bỗng một hôm sa chân vào chốn tù đày được gọi với mỹ từ “học tập cải tạo”!!!

      ta. con chim hạc. trong thời gian

      một đêm. cánh sa trên đồng nội

      từ đó chung quanh đời bặt tin

      (thảo nguyên)


      Ở đó, ông cùng các bạn của ông, những sĩ quan QLVNCH và những người tù chính trị, bị “bên thắng cuộc” đày ải lên chốn rừng thiêng nước độc ở miền Bắc, bị canh chừng cẩn mật hành động, nghĩ suy, bị buộc lao động khổ sai và đói ăn, hầu tiêu diệt lần mòn thể xác lẫn tâm hồn, nếu được, của những người tù ấy.

      khi ta đi lên miền bắc

      nụ cười quên dưới trời xưa

      trái tim đeo ngoài ngực áo

      như chuông. trước cổ ngựa thồ


      lưu thân đi trong trời đất

      áo quần như gã hề điên

      tóc râu. dựng bờm cổ thụ

      cõi người. chợt lạ. chợt quen

      (điệu hoài hương xanh)


      Làm nhớ những câu thơ của nhà thơ Nguyễn Thị Khánh Minh đã ghi lại nỗi niềm của cha chị trong những năm tháng ở trại tù Gia Trung:

      Bóng tối so dài hạt lệ...

      Khoảnh khắc những đêm thầm, nỗi sợ

      Nín cơn mơ, canh chừng lời nói mớ

      (Một nhịp dừng - Nguyễn Thị Khánh Minh)


      Hay nhà thơ Lữ Quỳnh, để giữ vững khí tiết của người lính miền Nam, đã phải tự canh đến cả giấc mơ của chính mình:

      đêm nằm canh giấc mơ

      sợ những điều giả trá

      chập chờn bóng quỷ ma

      (tiếng chim lạ ở trại tù Cồn Tiên - Lữ Quỳnh)


      Nhưng không vì vậy mà tâm hồn nhà thơ bị đánh mất cái Đẹp, cái Chân Thiện Mỹ. Ông vẫn yêu lắm cuộc đời này bằng một tình yêu nhân bản. Nhìn trời mưa ở chốn ấy, ông an ủi người bạn tù đang buồn lặng thinh đi bên cạnh ông, bằng cách nghĩ: “mưa ở đây như mưa ở quê nhà”.


      Ông nhìn mưa với trái tim nhân hậu, ngỡ như mưa có khả năng gột sạch những nhơ bẩn ti tiện của cuộc sống hiện tại, làm trôi đi những nỗi muộn phiền để đời trở nên thanh cao trong sạch như đóa sen "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn" và đầy niềm vui no đủ đáng yêu như mâm xôi đỏ mọng:

      qua mưa

      thấy đời như một bông sen

      qua mưa

      thấy đời như mâm xôi chín ửng (*)


      Mưa đưa ông trở lại khu vườn xanh xưa, thoảng hương hoa cau đêm hè, trăng lung linh nội cỏ của ngày nào. Kỷ niệm êm đềm chợt về:

      đó vườn ai xanh biếc

      hoa cau. vàng. mấy mùa trăng

      chắc hẳn đêm nay lòng sẽ mát

      đêm sẽ choàng chiếc khăn thơm lên giấc ngủ mơ (*)


      Kỷ niệm này nối tiếp kỷ niệm khác lần lượt về trong ông. Hạnh phúc. Rộn rã.

      câu chuyện thần tiên bên bếp lửa

      đâu ngờ. trở lại. chiều nay. với tôi. người tù xa xứ

      qua mưa

      ta thấy lại. những tầng cửa sổ. bật sáng. trong đêm

      thấp thoáng. đời vui. sau khung kính

      tiếng nói cười. lẫn tiếng hạt mưa

      nay. dẫu đã khép. trước mắt ta. trăm nghìn cánh cửa

      ánh chớp xanh còn sáng mãi hồn (*)

      Này con phố quen, quán cà phê, hiệu sách... của thuở nào:

      qua mưa

      ta thấy lại một hè phố quen

      buổi chiều. tiếng reo của âm thanh. và vầng hương sáng


      một quán cà phê. mở cửa dưới mưa phùn

      rộn rã áo mưa. và nón dạ

      một góc tường bán thuốc lá, và diêm

      nơi dừng lại rồi đi bao nụ cười. tỏa ấm

      nhớ không. cô hàng bán sách cài nơ xanh. (*)

      Mưa, xin hãy gột rửa hết sạch những xấu xa để đời thanh cao lại về:

      nhìn lại ta

      người cùng khổ. kẻ cùng đường. trên mặt đất mênh mông

      trần thân. trong nắng rát

      nay gặp trận mưa hoa. loang loáng. qua trời

      mở tung nghìn cánh cửa

      thấy cây vô ưu. rũ bóng. quanh đời

      đầu cành. chim trắng hót

      kinh lăng nghiêm. và hội pháp hoa (*)

      Tâm hồn thi nhân lồng lộng. Không một lời oán than, trách móc. Bởi ông vẫn tin rằng: “chiếc roi bạo lực chẳng thể vung hoài trong gió” (giả sử. mai ta về). Chỉ mong sau cơn mưa khổ nạn, một ngày được trở về nơi căn nhà gỗ bên đồi để:

      đọc lại cổ thi và cựu ước

      hát khúc kinh vui

      gởi loài người khắp nơi trong cõi gió (*)


      và thực hiện nguyện ước:

      mai về

      tắm mát. dưới trận mưa quê nhà

      ăn bát canh hoa lý

      nghe bình yên. trong giọt nước sa

      nhắm mắt. thấy sông hằng. trải lụa

      thủy triều lên. lồng lộng. tiếng ca (*)


      Mưa ơi! Xin mưa hãy cuốn trôi đi hết những niềm đau nỗi khổ, những thù hận vây quanh, những hố sâu cách trở, những ích kỷ nhỏ nhen, mang lại tin yêu hạnh phúc, để người nhìn người bằng đôi mắt thông cảm, thương yêu, để thế giới này là nơi trú ngụ bình an cho muôn người muôn loài, để mộng dữ không còn và người người reo vui:

      hết rồi. thời quỷ mị

      đời hân hoan. gió gọi ta (*)


      Trần Thị Nguyệt Mai

      Ohio, July 1, 2017


      (*) trích từ bài thơ “Mưa ở đây như mưa ở quê nhà” (Nghệ Tĩnh 1980) trong tập thơ TÔI CÙNG GIÓ MÙA của Nguyễn Xuân Thiệp - Phố Văn tái bản 2012.


      Trần Thị Nguyệt Mai

      Tác giả gởi

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Việt Dương - Chân Dung Ngày Đó Bây Giờ: Thay Lời Tựa - Duyên Khởi Trần Thị Nguyệt Mai Thay lời tựa

      - Những Kỷ Niệm Nơi Phòng Tranh Trương Vũ Trần Thị Nguyệt Mai Hồi ức

      - Theo Dấu Ngô Thế Vinh Qua Những Trang Văn Trần Thị Nguyệt Mai Nhận định

      - Chúc Mừng Quán Văn đạt tới số 100 Trần Thị Nguyệt Mai Giới thiệu

      - Duyên Hạnh Ngộ Trần Thị Nguyệt Mai Hồ ức

      - Nhà văn Hồ Đình Nghiêm Trần Thị Nguyệt Mai Giới thiệu

      - Giới Thiệu Truyện Dài “Đời Thủy Thủ 2” Của Nhà Văn Vũ Thất Trần Thị Nguyệt Mai Giới thiệu

      - Vua Phiếm Trần Thị Nguyệt Mai Thơ

      - Nhớ Một Mùa Xuân Trần Thị Nguyệt Mai Thơ

      - Giới thiệu tuyển tập tiểu luận “CÕI CHỮ CÕI NGƯỜI” của TRẦN HỮU THỤC - TRẦN DOÃN NHO Trần Thị Nguyệt Mai Điểm sách

    3. Bài viết về nhà thơ Nguyễn Xuân Thiệp (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Nguyễn Xuân Thiệp

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Mưa trong thơ Nguyễn Xuân Thiệp (Trần Thị Nguyệt Mai)

      Từ “Tôi Cùng Gió Mùa” đến “Tản Mạn Bên Tách Cà Phê” (Nguyễn Mạnh Trinh)

      Nguyễn Xuân Thiệp, xương rồng nở hoa cùng ‘gió mùa’ (Du Tử Lê)

      Nguyễn Xuân Thiệp  (gio-o.com)

      Nguyễn Xuân Thiệp Dưới cái nhìn của tôi  (Phan Xuân Sinh)

      Bản Giao Hưởng Gió Mùa của Nguyễn Xuân Thiệp  (Nguyễn Lương Vỵ)

      Ðọc lại tập thơ “Tôi Cùng Gió Mùa” của Nguyễn Xuân Thiệp  (Nguyễn Mạnh Trinh)

      Đọc thơ Nguyễn Xuân Thiệp  (Đặng Tiến)

      Hoa Thịnh Đốn: Chiều Thơ Văn Với Nguyễn Xuân Thiệp  (Tâm Việt)

       

      Tác phẩm của Nguyễn Xuân Thiệp

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Trong quán cà phê, với Dương Nghiễm Mậu

      (Nguyễn Xuân Thiệp)

      Tản Mạn Bên Tách Cà Phê

      Trần Phù Thế & Cõi Tình Mong Manh

      Những Quả Bóng Màu, và ... tùy bút thơ

       

         Bài viết trên mạng:

       sangtao.org, damau.org, tienve.org

       phamcaohoang.blog, hoiquantramhuong.com

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Vài cảm nhận nhân đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Đỗ Anh Hoa)

      Lữ Quỳnh, Bạn Tôi (Trần Hoài Thư)

      Nguyễn Thụy Đan: Những thác ghềnh ẩn mật (Nguyễn Minh Nữu)

      Nguyễn Minh Nữu (Nguyễn Vy Khanh)

      Nguyễn Thị Thanh Dương và Một Buổi Giới Thiệu Sách Thật Cảm Động (Chu Tất Tiến)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)