1. Head_

    Phan Lạc Phúc

    (.0.1928 - 28.4.2016)

    Trần Tấn Quốc

    (..1914 - 28.4.1987)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Nghĩ về thơ (Tô Thẩm Huy) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      22-1-2024 | VĂN HỌC

      Nghĩ về thơ

          TÔ THẨM HUY
      Share File.php Share File
          

       


           Nhà thơ Tô Thẩm Huy

      Cách đây vài năm tôi có xem một đoạn phim ngắn, chỉ độ vài ba phút. Đoạn phim mở ra bằng cảnh nắng đẹp chan hòa trên một công trường đông người bộ hành qua lại. Ngồi bệt giữa phố xá đông người ấy là một ông già mù, bên cạnh ông là một tấm bảng nguệch ngoạc giòng chữ: “Lạy ông đi qua, lạy bà đi lại, xin xót thương kẻ mù lòa”, và một ống lon lèo tèo vài đồng kẽm. Ống kính sau đó bắt đầu chiếu vào những gót chân thờ ơ qua lại, chẳng thấy ai tiếp sức cho cái ống lon trống rỗng ấy. Kế đến là đôi chân của một anh chàng xách cặp Samsonite đang từ từ bước đến, đi qua ông già mù vài bước, rồi quay gót lại, cúi người cầm tấm bảng lên, viết mấy chữ lên mặt sau tấm bảng, rồi để lại chỗ cũ, trước khi lại quay gót tiếp tục đi. Ống kính lại chiếu vào cái ống lon. Khách qua đường thi nhau bỏ tiền cắc, tiền giấy vào cái ống lon bây giờ đã đầy ắp tiền, vương vãi cả ra ngoài. Mấy chữ ấy là những chữ gì mà đã làm thay đổi cuộc diện một cách ngoạn mục như vậy ? Khi anh chàng Samsonite quay trở lại, ông già mù vừa mân mê đôi giầy của ân nhân vừa lên tiếng hỏi: “Xin ông cho biết ông đã viết gì lên tấm bảng của tôi ?” Câu trả lời: “Tôi cũng viết cùng một ý như ông đã viết, nhưng bằng một cách khác.” Đoạn phim kết bằng cảnh ống kính chiếu vào giòng chữ mới viết:


      “Hôm nay là một ngày đẹp, và tôi không nhìn thấy.”


      Đoạn phim ấy soi sáng được một sự tình kỳ bí, vốn khó giải thích. Rằng sự mầu nhiệm của ngôn ngữ, của thi ca, không nằm ở “ý”, mà ở “cách nói”. Trong thơ, “ý” đóng một vai trò thứ yếu. “Cách nói” mới là cái mầu nhiệm, cốt tuỷ của thi ca. Nói như thế nào để rủ rê được người đọc mon men đến bến bờ của cái đẹp vốn thường bất khả đáo, ấy chính là sự tình gay go, thử thách của văn chương. Như là lời của anh chàng xách cặp Samsonite, ý vẫn thế, nhưng lời đã khác: “I wrote the same thing, just differently.” Trong hội hoạ cũng vậy, dù lập thể, trừu tượng, hay đa đa, hay gì gì chăng nữa, bức tranh ấy tác giả có chủ ý gì. muốn vẽ cái gì, điều ấy không quan trọng. Điều quan trọng là ở cách vẽ, cách trình bầy – mà hiểu theo nghĩa đen, nghệ thuật là gì nếu không phải là cái cách, cái thuật để làm một điều gì đó. Ngôn ngữ tự nó vốn bất lực, cần phải có sự trợ lực của nghệ thuật mới có thể đẩy được cánh cửa hạn hẹp dẫn vào tâm hồn. Nghệ sĩ là kẻ bằng vào khả năng nội tại, và bằng một mặc khải siêu nhiên, đã khám phá ra cái cách khua thức cảm nhận của con người về điều mà tự khả năng hắn, hắn không đến được.

       

      “Ý”, vì vậy, không phải là cái làm nên thơ. Sự tình kỳ bí của cái làm nên thơ lại dễ nhận ra khi người ta dịch một bài thơ. Dịch một bài thơ, thật ra, là bỏ công tạo nên một bài thơ khác, bằng một cách nói khác, trong một ngôn ngữ khác. “Nguyên tác” có thể là đứng ở Thái Bình ngắm trăng rằm ngày Tết mà bàng hoàng cảm xúc, viết nên 8 câu 5 vần “Quỳnh Hải Nguyên Tiêu” bằng tiếng Hán, như Nguyễn Du đã làm. Còn “bản dịch” là ngắm trăng rằm tháng giêng qua lăng kính của cặp mắt Nguyễn Du, bàng hoàng cảm xúc, mà dịch thơ, mà tìm cách diễn tả lại cái tâm tình đến từ bài thơ ấy bằng tiếng Việt, như nhiều người đã làm. Chẳng là anh chàng xách cặp Samsonite đã chỉ diễn lại ý của ông già mù bằng một cách nói khác đấy hay sao? Anh ta đã “dịch” một câu Espanol sang một câu Espanol, đã làm cho nó trở thành thơ. Bùi Giáng cũng đã từng hỏi liệu người ta có thể dịch một bài thơ tiếng Việt ra tiếng Việt, chẳng hạn như từ một bài lục bát sang một bài thất ngôn ? Hoặc như chính Nguyễn Du, có thể nào tự Nguyễn Du đem thơ lục bát của mình ra dịch trở lại làm thơ lục bát ? Nếu có, theo lời Bùi Giáng, anh hoa của Nguyễn Du phát tiết ra lần sau ắt hẳn sẽ khác lần trước. Bài thơ lần sau ắt sẽ khác lần trước. Dịch vì thế là sáng tạo. Bùi Giáng cũng chỉ nói cho vui vậy thôi, chứ nào có ai dịch thơ tiếng Việt ra tiếng Việt bao giờ. Nhưng cái chuyện nói cho vui ấy lại làm sáng tỏ một điều, rằng cốt tuỷ của việc dịch thơ không nằm ở chỗ chuyển đổi từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ kia, mà ở chỗ, bằng những ngôn từ khác, tái tạo ra cái mầu xanh ban sơ bất tuyệt của truông đèo nghìn năm dạt dào sương khói, trong một cung bậc khác, một cách nói khác. Thơ khác tài liệu ở chỗ trong tài liệu “ý” là tất cả. Viết tài liệu cốt là làm thế nào cho “ý” được rõ ràng, chính xác. Dịch tài liệu vì thế phải trung thành tuyệt đối với “ý”.


      – Thế thì khi dịch thơ phải trung thành với cái gì ? Chẳng lẽ lại cũng đi trung thành với “ý”, với cái vốn đóng vai trò thứ yếu !


      Đây thật là một câu hỏi đặt không đúng cách, một câu hỏi không nên hỏi, vì hỏi như thế là đi ngược lại với cốt tính của thơ. Thơ vốn bay lượn không ngừng, nó có đứng một chỗ bao giờ đâu mà nói chuyện trung với lại thành.


      – Vậy là sao ?


      Nói một cách bâng quơ thì trung thành với cái gì cũng được, không cũng được. Bài thơ dịch trước hết phải là thơ cái đã. Đã là thơ thì nó chẳng có bổn phận, chẳng mang trách nhiệm gì với ai, ngoài cái trách nhiệm “là thơ”, là đem xương thịt, hồn phách mình ra mà dấn liều một cuộc với ngàn năm mây trắng.


      – Sao gọi là thơ ? Thơ là gì ? Thơ khác văn xuôi ở chỗ nào ? Có phải câu văn có vần, có điệu, có bằng, có trắc thì thành câu thơ không? Nếu không thì cái gì làm cho thơ là thơ ?


      – Thưa, mấy cái ấy có cũng tốt, mà không cũng tốt. Cái làm nên thơ là cái còn lại sau khi đã xoá bỏ hết “ý”, nó là cái ở đàng sau “ý”. Cái làm cho văn tài liệu khác thơ là vì sau khi cắt bỏ hết ý thì nó không còn gì cả.


      – Thế là thế nào? Thử cho một thí dụ xem sao.


      Thưa, khi một người con gái mời ta một tách trà, cũng lời mời ấy, cũng tách trà ấy, nhưng cái gì ở đằng sau ánh mắt của người bán chiếu von, cái ấy mới là cái làm nên lịch sử.


      – Vậy thì “ý” đóng vai trò như thế nào trong thơ ? Sao gọi là thứ yếu ?

      – Thưa, “ý”, hay tách trà, chỉ là cái cớ, cái cớ để qua đó con người có thể đến gần cái đẹp. Nghệ thuật nói cho cùng chỉ là phương tiện để con người đến gần cái đẹp. Hội hoạ, hay âm nhạc, hay văn chương là những ngõ ngách ấy. Mỗi tác phẩm nghệ thuật là mỗi trò chơi, mà “ý” là cái cửa để đi vào chốn ấy. Trò chơi ắt là không thể dừng ở cánh cửa. Nói theo thầy Tuệ Sỹ thì đó là nơi khởi đầu của cuộc lữ về những phương trời viễn mộng, nơi chốn của cái đẹp nghìn đời u uẩn.

      – Nhưng cái đẹp là cái gì ?

      – Thưa cái đẹp là cái mà mọi người đều mơ hồ cảm thấy, mà không ai biết nó là cái gì. Nó là cái mà ông Adam khao khát muốn biết nên ghé răng cắn vào trái cấm mọc trên cây kiến thức. (Mà cắn vào rồi cũng chẳng hiểu biết gì hơn, chỉ làm Thượng Đế nỗi giận quất roi đuổi ra khỏi vườn địa đàng, suốt đời lam lũ khó nhọc tìm kiếm miếng ăn, cho chừa cái tội muốn biết.) Ấn tượng mong manh về cái đẹp đã được cấy vào hồn chúng ta từ lúc sơ sinh, và vai trò của nghệ thuật là giúp chúng ta đến gần nó hơn, nhìn nó rõ hơn.

      – Để làm gì ?


      Nào ai biết! Chỉ biết là chúng ta khao khát tìm về nó. Có thể là để được hạnh phúc, được giải thoát, giác ngộ thành Phật, hay thấy nhan thánh Chúa, hay được ngang hàng với Thượng Đế, mà cũng có thể chỉ để được “biết”, thế thôi.


      – Không trung thành với “ý” thì chẳng nhẽ cứ dịch lung tung, bạ đâu viết đó ?


      Thưa, cũng có sao đâu.


      – Sao lại không ! Dịch lung tung, loạn cào cào như thế thì Nguyễn Du đâu còn là Nguyễn Du, và Thôi Hiệu đâu còn là Thôi Hiệu. Không được ! Không được là không được.

      – Thưa, quả là không được. Quả là làm như thế thì Thôi Hiệu có thể thành Thôi Hộ mất. Có lẽ chúng ta có lúc cũng nên đọc thơ, dịch thơ của Bạch, Hạ nhị vị họ Lý một cách nghiêm túc, lời đáp lời, chữ đáp chữ, câu đáp câu, để hiểu bút pháp, để hiểu “ý” của tác giả, để được tác giả dẫn dắt đi dạo, nhưng có lúc cũng nên đùa giỡn với thơ, mà nắm tay nó tung tăng chạy nhẩy trên cánh đồng trăng thơ dại. Nếu có tha thiết với cái gì thì tha thiết với cái “trò chơi” mà tác giả bầy ra, tha thiết với cái cảm xúc đến từ nguyên tác, để người con gái trong “Đề Tích Sở Kiến Xứ” còn thấy ngày quay trở lại của Thôi Hộ. Thế là vui rồi. Chứ còn “ý” thì dắt nó đi xa nó cũng chẳng phiền hà gì, có khi lại còn thích được chạy nhẩy lăng quăng chỗ này chỗ nọ.

      – Nghĩa là ?

      – Là thôi thì làm người, xin đứng cùng Thượng Đế, và đọc thơ, xin chơi cùng tác giả. Đọc một bài thơ là chui qua cánh cửa mà tác giả đã dựng lên. Phải có cánh cửa ấy, phải có cái ý ấy. Nhưng cánh cửa là cánh cửa, nó không phải là cái nên ôm lấy, mà là cái nên chui qua. Không nên bám vào “ý”, vào “nghĩa”, dù là nghĩa đen hay nghĩa bóng. Nó chỉ là cánh cửa. Phải bỏ nó lại sau lưng. Bỏ “ý” đi thì sẽ gặp được thơ. Không bỏ “ý” đi thì thơ sẽ bỏ đi mất.

      – Thế ngộ nhỡ bỏ “ý” đi mà không gặp được thơ, không thấy gì cả thì sao ?


      Thưa, cũng có lúc gõ nhầm cửa.


      Đường Thi, hay Nguyễn Du, hay Vũ Hoàng Chương, hay Thanh Tâm Tuyền, hay Cao Đông Khánh là những cánh cửa tôi yêu thích. Đọc thơ CĐK hay đọc thơ chữ Hán của Vương Duy, của Nguyễn Du, là chơi cùng một trò chơi với CĐK, với Vương Duy, với Nguyễn Du, là chui qua cái cánh cửa của Khánh, của Vương Duy, của Nguyễn Du. Còn dịch thơ chữ Hán của Nguyễn Du, của Vương Duy, là chơi với họ trong cùng một trò chơi do họ tạo nên, qua cùng một cánh cửa, nhưng trong một góc vườn khác, một góc vườn trong khu rừng Việt ngữ. Dựng lên một góc vườn tự nó đã là một điều gay cấn, trầy da rớm máu. Rủ rê được người khác chui vào góc vườn của mình để chơi cùng Nguyễn Du há chẳng phải là điều hạnh phúc ư ?


      Xin mượn hai câu thơ của Hồ Dzếnh để tạm chấm dứt bài này.


      Nhưng nghĩ lại mối tình đau đớn ấy

      Để riêng tây e có chỗ không đành.


      Tô Thẩm Huy

      Houston, Tháng 9, 2011

      Tô Thẩm Huy

      (Nguồn: damau.org)

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Nghĩ về thơ Tô Thẩm Huy Tạp luận

      - Vài Ngẫm Nghĩ Đọc Bảng Lược Đồ Văn Học Của Linh Mục Thanh Lãng Tô Thẩm Huy Tạp luận

      - Việt Thạch Nguyễn Thụy Đan Và Tấc Lòng Thiên Cổ Tô Thẩm Huy Nhận định

      - Lữ Kiều, Giòng Suối Dịu Dàng Hơn Tình Yêu, Dữ Dội Như Định Mệnh Tô Thẩm Huy Nhận định

      - Việt Thạch Nguyễn Thụy Đan và Chướng Vân Từ Tô Thẩm Huy Nhận định

      - Cao Đông Khánh Kẻ Say Đắm Hồn Nhiên Với Cuộc Đời Tô Thẩm Huy Nhận định

    3. Bài viết về nhà thơ Tô Thẩm Huy (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)
      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Hồi tưởng lại 32 năm trước về chuyến đi Định Mệnh của tàu Trường Xuân (Phạm Ngọc Lũy)

      Linh Bảo - Tác Giả Tầu Ngựa Cũ Qua Đời (Trần Mộng Tú)

      Vài suy nghĩ nhân đọc Mây trên đỉnh núi của Nguyên Vũ (Đỗ Trường)

      Giới thiệu tác phẩm Mắt Ngọc của Dương Thượng Trúc (Điệp Mỹ Linh)

      Chữ Tâm trong văn học Việt (Thái Công Tụng)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  Bùi Kỷ,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)