1. Head_

    Trúc Phương

    (.0.1939 - 18.9.1995)

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Về Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Nguyễn Hưng Quốc) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      23-07-2014 | VĂN HỌC

      Về Văn Học Miền Nam 1954-1975

        NGUYỄN HƯNG QUỐC
      Share File.php Share File
          

       

      Thông Báo Hội Thảo Về Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Nguyễn Hưng Quốc,..., Đặng Thơ Thơ)

      1.



        Giáo sư Nguyễn Hưng Quốc

      Trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại, từ đầu thế kỷ 20 đến nay, có lẽ không có giai đoạn nào chịu nhiều bất hạnh như giai đoạn từ 1954 đến 1975 ở miền Nam. Theo nhà văn Võ Phiến, đó là nền văn học được đánh dấu bằng hai cuộc di cư: một, cuộc di cư của gần một triệu người từ Bắc vào Nam; và hai, cuộc vượt biên ồ ạt của cả triệu người hoặc trên đường bộ, băng qua Campuchia hoặc trên biển cả với cả mấy trăm ngàn người bị chết hoặc do hải tặc hoặc do bị đắm thuyền.


      Chưa hết. Giữa hai cuộc di cư khổng lồ ấy là một cuộc chiến tranh kéo dài, hầu như triền miên, giữa hai miền Nam và Bắc. Cũng là chiến tranh, nhưng cuộc chiến tranh chống Pháp trước đó, dù sao, cũng nhiều màu sắc anh hùng ca hơn: Đó là cuộc chiến tranh chống ngoại xâm. Bao nhiêu oán thù đều dồn, chủ yếu, về phía những người ngoại chủng. Còn chiến tranh giữa hai miền Nam và Bắc thì khác. Dân chúng miền Bắc có thể nghĩ đó là cuộc chiến chống ngoại xâm với mục tiêu chính là Mỹ. Nhưng với dân chúng miền Nam thì đó chỉ là một cuộc nội chiến giữa hai anh em một nhà. Tâm trạng của họ, khi tham gia hoặc khi chứng kiến cuộc chiến ấy khác hẳn ở miền Bắc. Khác ở những thao thức và day dứt trước cảnh huynh đệ tương tàn. Giới cầm bút không thể thoát khỏi tâm trạng ấy.


      Vẫn chưa hết. Bi kịch thực sự của văn học miền Nam thời 1954-75 chủ yếu là giai đoạn sau 1975.


      Hầu hết các cuốn sử hoặc hồi ký về giai đoạn hậu 1975 ở miền Nam đều tập trung chủ yếu vào chính sách lùa các sĩ quan và công chức thuộc chính quyền cũ vào các trại học tập cải tạo, chính sách đánh tư sản mại bản, chính sách ép dân đi kinh tế mới, chính sách dùng hộ khẩu và sổ lương thực để kiểm soát dân chúng, v.v… Nhiều người quên đi một đối tượng mà chính quyền mới sau năm 1975 rất quan tâm, thậm chí, có thể nói, một trong những điều họ quan tâm nhất: văn học nghệ thuật, đặc biệt là văn học.


      Trước khi ra lệnh đóng cửa các công ty xí nghiệp tư nhân, chính phủ đã ra lệnh đóng cửa toàn bộ các nhà xuất bản và các nhà sách cũng như quốc hữu hoá hầu như ngay tức khắc các nhà in. Trước khi ra lệnh đổi tiền, chính quyền đã ra lệnh tịch thu toàn bộ sách báo cũ. Cùng lúc với việc bắt bớ các sĩ quan và công chức trung và cao cấp của chính quyền cũ, chính quyền mới tìm bắt hầu hết những cây bút ít nhiều dính líu đến chính trị còn lại trong nước. Trong trại cải tạo, chỉ có giới cầm bút là bị giam giữ lâu nhất, ngang ngửa với các sĩ quan cấp tướng: trên dưới 10 năm.


      Không những chỉ có tác giả bị bắt, ngay cả các tác phẩm của họ cũng bị “bắt”. Chiếm Sài Gòn ngày 30 tháng 4 năm 1975, chỉ hơn 3 tháng sau, Bộ Thông tin Văn hoá đã ra chỉ thị cấm lưu hành các tác phẩm bị xem là phản động hay đồi truỵ. Một số chỉ thị có nội dung tương tự lại được lặp lại với những tên sách cụ thể hơn trong các năm sau đó. Trong số những tác giả bị cấm toàn bộ, có những người ít nhiều viết về chính trị hoặc chiến tranh như Võ Phiến, Doãn Quốc Sỹ, Mai Thảo, Nguyễn Mạnh Côn, Duyên Anh, Chu Tử, Hồ Hữu Tường, Nguyên Sa, Nhã Ca, Phan Nhật Nam, Thế Uyên, v.v… Đã đành. Ngay cả những người hầu như chỉ viết thơ tình như Đinh Hùng, Hoàng Hương Trang hay truyện tình như Tuý Hồng, Nguyễn Thị Hoàng, v.v… cũng bị cấm. Cấm, dưới tên tác giả, dường như sợ chưa đủ rõ ràng, người ta còn soạn ra một danh sách dài loằng ngoằng gồm tên tác phẩm của từng người.


      Bắt tác giả và cấm tác phẩm. Cũng chưa đủ. Người ta còn tổ chức các cuộc hội nghị để vu khống, xuyên tạc và bôi nhọ văn học miền Nam. Ngoài ra, người ta còn viết bài đăng trên các tạp chí cũng như xuất bản thành sách để tiếp tục công việc vu khống, xuyên tạc và bôi nhọ ấy. Nội dung của chiến dịch vu khống, xuyên tạc và bôi nhọ ấy khá giống nhau; giới cầm bút tại miền Nam nếu không ăn tiền của Mỹ thì cũng tuân theo các chỉ thị của chính quyền Việt Nam Cộng Hoà dùng ngòi bút của họ như một vũ khí chống cộng. Nếu không chống cộng thì cũng làm sa đoạ con người bằng thứ văn chương đồi truỵ nhầy nhụa mùi xác thịt. Ngay cả với những tác giả hoàn toàn không dính líu gì đến chính trị, không viết về tình dục, chỉ viết về tình yêu một cách đầy thơ mộng của tuổi học trò cũng bị vu cho cái tội tâm lý chiến: ru ngủ tuổi trẻ, để không ai còn quan tâm đến đất nước cả. Như vậy, viết về chính trị: có tội; không viết về chính trị: cũng có tội. Với lối quy chụp như thế, hầu như không có ai trong giới cầm bút miền Nam thời 1954-1975 có thể được xem là có lý lịch sạch cả.


      Nếu việc bắt bớ và cầm tù các tác giả miền Nam là một chính sách trả thù đối với những người hoặc chống đối hoặc không theo cộng sản trong thời chiến tranh, việc tịch thu và thiêu huỷ sách báo miền Nam là một nỗ lực ngăn chận ảnh hưởng của chúng để trong đầu óc dân chúng không có gì ngoài thứ văn học họ gọi là chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, trong đó, chỉ có hai màu: hồng cho cách mạng và đen cho các lực lượng phản cách mạng. Riêng việc vu khống, xuyên tạc và bôi nhọ được thể hiện trong các cuộc hội nghị cũng như trên sách báo lại nhắm chủ yếu vào người đọc, nhằm tẩy não người đọc để mọi người xem văn học miền Nam không có gì khác ngoài tính chất đồi truỵ và phản quốc.


      Trong ba mục tiêu ấy, có lẽ chỉ có mục tiêu trả thù nhắm vào giới cầm bút miền Nam của chính quyền mới là thành công. Thành công ở số người cầm bút bị chết trong nhà tù hoặc ngay sau khi rời khỏi nhà tù: Vũ Hoàng Chương, Hồ Hữu Tường, Nguyễn Mạnh Côn, Nguyễn Hoạt và Dương Hùng Cường. Thành công ở chỗ giam thật lâu, thật lâu, đến trên 10 năm, một số những người viết văn và làm thơ như Trần Dạ Từ, Tô Thuỳ Yên và Phan Nhật Nam. Còn mục tiêu thứ hai, tiêu huỷ các tác phẩm văn học của miền Nam, có lẽ họ chỉ thành công có mức độ nhờ hai yếu tố: Một là dân chúng, vì yêu mến nền văn học ấy, cố tìm cách giấu giếm hoặc mua bán lén lút với nhau; và hai là nhờ cộng đồng người Việt ở hải ngoại tìm cách sưu tập và tái bản khá nhiều, ít nhất là những tác phẩm ăn khách nhất.


      Riêng mục tiêu thứ ba, nhằm nhồi sọ dân chúng, tôi ngờ là họ không thành công mấy. Tôi không tin là những người từng sống ở miền Nam có thể tin vào các luận điệu tuyên truyền rẻ tiền của chính phủ. Tôi tin điều ngược lại: chính phủ càng lên án văn học miền Nam một cách ầm ĩ bao nhiêu, càng lôi kéo sự chú ý của dân chúng vào nền văn học ấy bấy nhiêu. Tôi biết có nhiều người, từ miền Bắc vào Nam sau năm 1975, cố tìm kiếm các tác phẩm văn học miền Nam để đọc. Nhà văn Dương Thu Hương có lần kể, sau năm 1975, điều khiến bà ngạc nhiên và, sau đó, làm thay đổi hẳn cách suy nghĩ về chính trị của bà chính là các tác phẩm văn học, cả sáng tác lẫn dịch thuật, mà bà được đọc tại Sài Gòn khi đi thăm gia đình.


      Trong các lần về thăm Việt Nam trước đây, tôi gặp nhiều người cầm bút ở miền Bắc. Trong đó có khá nhiều người bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với một số cây bút miền Nam thuở trước, đặc biệt là Thanh Tâm Tuyền và Bùi Giáng, về thơ; Phạm Công Thiện về triết học, Võ Phiến về tuỳ bút, và Dương Nghiễm Mậu về tiểu thuyết. Tuy nhiên, sự ngưỡng mộ của họ hầu như chỉ được bày tỏ trong các cuộc chuyện trò quanh bàn nhậu. Trừ Bùi Giáng, hầu như không có ai được nghiên cứu một cách thấu đáo và công bình trong bất cứ một công trình phê bình nào cả.


      Nói một cách tóm tắt, nền văn học miền Nam giai đoạn 1954-75, cho đến nay, ít nhất với độc giả trong nước, vẫn là một nền văn học bất hạnh: sau khi bị tịch thu và bôi nhọ, nó tiếp tục bị chôn vùi vào quên lãng.


      Do đó, tôi tin cuộc hội thảo về nền văn học ấy do hai tờ nhật báo Người ViệtViệt Báo cùng với hai tờ báo văn học mạng Tiền VệDa Màu được tổ chức tại California vào tháng 12 năm nay là một điều cần thiết.


      Thật ra, nó cũng khá muộn. Nhưng muộn còn hơn không.


      2.


      Ý niệm về sự muộn màng ấy, ở tôi, nổi rõ nhất là vào tháng 7 năm 2013, khi tôi sang California dự cuộc hội thảo về Tự Lực văn đoàn do nhật báo Người Việt tổ chức. Lần ấy, trong các cây bút nổi tiếng ở miền Nam trước đây, chỉ có Doãn Quốc Sỹ tham dự. Tuổi cao, sức khoẻ yếu, bước từng bước hơi chút lẩy bẩy lên khán đài, Doãn Quốc Sỹ vừa đọc vừa nói về nhà thơ Tú Mỡ, nhạc phụ của ông. Giọng ông vẫn sang sảng, đôi lúc dí dỏm, như một nhà giáo giàu kinh nghiệm. Nhưng sau đó, tôi biết được, hầu như tất cả con cháu ông ngồi nghiêm trang phía dưới đều… nín thở. Họ sợ ông quên giữa chừng. Họ sợ ông nói lạc đề. Họ sợ đủ thứ. Lý do của cái sợ ấy là hầu như ai cũng biết ông đang bị bệnh già, có lúc nhớ có lúc quên. Lãng đãng.


      Ngồi nhìn Doãn Quốc Sỹ và nghe con cháu và bạn bè ông nói về ông như thế, tôi nghĩ đến những người vắng mặt trong hai ngày hội thảo. Như Nguyễn Mộng Giác, mới mất chưa đầy một năm trước đó. Như Nguyễn Xuân Hoàng, ở San Jose, muốn tham dự nhưng không thể bay về dự được. Vì bệnh. Và đặc biệt, Võ Phiến, người đáng lẽ không thể thiếu. Không phải vì Võ Phiến được nhiều người xem như một “tiên chỉ” của làng văn Việt Nam ở hải ngoại hoặc ít nhất ở California mà còn, chủ yếu còn, vì ông là một trong những người viết hay nhất về Nhất Linh giai đoạn sau năm 1954. Vậy mà ông lại không thể dự được. Lý do: sức khoẻ.


      Nhớ, tôi gặp Võ Phiến lần đầu tiên là vào đầu năm 1989, khi tôi từ Pháp sang Mỹ tham dự một cuộc hội nghị về văn học Việt Nam ở Chicago. Lúc ấy, anh Nguyễn Mộng Giác rủ về California chơi. Con gái anh Giác ra phi trường đón. Trên đường về nhà, anh Giác đề nghị ghé thăm Võ Phiến. Thời gian ấy Võ Phiến còn đi làm, dáng dấp còn rất nhanh nhẹn. Suốt mấy tiếng đồng hồ, ông nói thao thao về chuyện văn chương nghệ thuật và về những người ông quen biết từ thời tiền chiến, như Hoài Thanh, Đào Duy Anh, Chế Lan Viên và Lam Giang. Nhưng đến năm 2007, khi tôi quay lại California, thấy ông đã có vẻ mệt mỏi lắm rồi. Mệt, nhưng tâm trí ông vẫn còn tỉnh táo. Trong cuộc thảo về văn học Việt Nam ở hải ngoại được tổ chức tại toà soạn Việt Báo và đặc biệt, trong buổi ra mắt cuốn “Tuyển tập Võ Phiến” tại toà soạn Người Việt một ngày sau đó, ông vẫn phát biểu một cách mạch lạc, sắc sảo và duyên dáng. Đó hầu như là hai lần cuối cùng ông xuất hiện trước đám đông với tư cách một diễn giả. Những năm sau, mỗi lần gặp lại ông, tôi đều thấy ông yếu hơn một chút. Mang mặc cảm nặng tai và hay quên, ông co rút lại, né tránh hẳn các đám đông. Giữa bạn bè thân, thật thân, ông thường lim dim im lặng, lâu lâu khẽ cười và lâu lâu than thở là mình hoàn toàn vô dụng rồi. Những lúc ấy, nhìn ông, tôi thấy thương vô cùng.


      Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng, trẻ hơn Võ Phiến gần 20 tuổi, cũng thay đổi sau mỗi lần gặp. Năm 2007, anh còn là một nhà văn trung niên tràn đầy sức sống, nhưng năm 2007, anh đã có dấu hiệu mệt mỏi. Những năm sau đó, lần gặp nào anh cũng than buồn và than mệt. Tháng 7 năm 2012, tôi và Hoàng Ngọc-Tuấn đi Mỹ, ghé San Jose, điện thoại rủ anh đi uống cà phê. Thoạt đầu, anh từ chối vì mới bị té giập xuống đất, mặt mũi còn sưng vù, rất ngại ra đường. Nhưng sau đó, anh vẫn đến. Một bên má anh còn bầm tím. Anh buồn thấy rõ. Anh nói về cái chết và về cái hư không của cuộc đời. Chúng tôi an ủi, thậm chí, lái câu chuyện sang phía hài hước để anh quên. Thì miệng anh vẫn cười, nhưng ánh mắt của anh thì vẫn hiu hắt.


      Cũng ở San Jose, ngoài Nguyễn Xuân Hoàng, còn có hai người cầm bút nổi tiếng khác: Hoàng Ngọc Biên và Huỳnh Phan Anh. Huỳnh Phan Anh thì tôi chỉ gặp một lần (không kể một lần khác, ở Việt Nam, trước đó), thấy có vẻ yếu, dáng đi đã liêu xiêu; lần sau, gọi điện thoại trò chuyện, anh than là yếu lắm rồi, chả muốn đi đâu ra khỏi nhà. Với anh Hoàng Ngọc Biên thì thân hơn. Những lần đầu, anh còn rất sôi nổi bàn chuyện thơ văn, nhưng sau, bị bệnh, phải nằm bệnh viện khá lâu, anh cũng yếu hẳn. Chúng tôi đến thăm, anh vẫn mừng rỡ nhưng trong giọng nói không còn vẻ hào hứng như trước.


      Cứ thế, kể từ năm 2007 về sau, hầu như năm nào tôi cũng đi Mỹ, và lần nào cũng thấy số bạn bè văn nghệ lớn tuổi cứ thưa thớt dần. Dần dần. Những người còn lại thì cũng yếu dần, yếu dần.


      Tôi tưởng tượng: nếu cuộc hội thảo về văn học miền Nam được tổ chức muộn thêm vài năm nữa, con số những người đáng lẽ phải tham dự chắc là sẽ ít hẳn đi. Những nhân chứng, hơn nữa, những tác tố tạo thành nền văn học ấy sẽ vắng dần. Vắng dần.


      Lúc ấy, tổ chức hội nghị, chắc là buồn lắm.

      Nguyễn Hưng Quốc

      voatiengviet.com

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Thư Gửi Người Bạn Họa Sĩ Già Ở Orléans Nguyễn Hưng Quốc Tạp luận

      - Vài Ghi Nhận Về Mai Thảo Nguyễn Hưng Quốc Hồi ức

      - Đôi Nét về Võ Phiến Nguyễn Hưng Quốc Nhận định

      - Số phận của văn học miền Nam sau 1975 Nguyễn Hưng Quốc Khảo luận

      - Những ý nghĩ rời (Lời nói đầu) Nguyễn Hưng Quốc Giới thiệu

      - Sống Và Viết Giữa Các Nền Văn Hoá Nguyễn Hưng Quốc Nhận định

      - Nhiệm Vụ Của Nhà Phê Bình Văn Học Nguyễn Hưng Quốc Nhận định

      - Về Văn Học Miền Nam 1954-1975 Nguyễn Hưng Quốc Nhận định

      - Tự Do Học Thuật Nguyễn Hưng Quốc Nhận định

      - Vụ Án Nhã Thuyên Nguyễn Hưng Quốc Nhận định

    3. Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Vài cảm nhận nhân đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Đỗ Anh Hoa)

      Lữ Quỳnh, Bạn Tôi (Trần Hoài Thư)

      Nguyễn Thụy Đan: Những thác ghềnh ẩn mật (Nguyễn Minh Nữu)

      Nguyễn Minh Nữu (Nguyễn Vy Khanh)

      Nguyễn Thị Thanh Dương và Một Buổi Giới Thiệu Sách Thật Cảm Động (Chu Tất Tiến)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)