1. Head_

    Đỗ Khánh Hoan

    (5.8.1934 - 3.10.2023)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Vũ Thất - Đời Thủy Thủ 2: Lời BẠT (Lương Thư Trung) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      9-7-2023 | VĂN HỌC

      Vũ Thất - Đời Thủy Thủ 2: Lời BẠT

        LƯƠNG THƯ TRUNG
      Share File.php Share File
          

       


            Nhà văn Vũ Thất

      Truyện dài Đời Thủy Thủ 2 của nhà văn Vũ Thất khởi đăng trên trang nhà Thất Sơn Châu Đốc (thatsonchaudoc.com) từ tháng 10 năm 2022 và kết thúc vào tháng 4 năm 2023 gồm 17 chương sách với phần Mở và phần Kết qua chuyến hải hành từ vùng biển Quy Nhơn qua Phú Yên, Nha Trang, Cam Ranh, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Tuy, Phước Tuy, Gành Rái, sông Lòng Tào và cập bến Sài Gòn. Chuyến đi khởi hành ngày o4 tháng 8 năm 1967 và kết thúc vào ngày 06 tháng 8 năm 1967, vỏn vẹn sau hai ngày và hai đêm đường mà đã xảy ra không biết bao nhiêu sự kiện dồn dập cho một cuộc hành trình nhiều hiểm nguy này... Xin có vài cảm tưởng:


      • Trước nhứt, đọc truyện dài Đời Thủy Thủ 2 của nhà văn Vũ Thất tôi mê nhứt là tác giả đã đưa mình qua các vùng biển vừa kể với nghệ thuật tả cảnh rất là cảnh của một người từng sống trên chiến hạm qua khắp đất trời biển rộng mịt mùng; chỉ riêng về khía cạnh này thôi, tôi tin khó có tác giả nào qua nổi nhà văn Vũ Thất.


      • Ghi nhận kế tiếp là từ những cảnh vật trời biển bao la ấy, với nhân vật Phượng, qua đó tác giả đã cho các nhân vật khác trên chiến hạm, tùy mỗi người, mỗi cấp bậc, mỗi phần hành, mỗi nhiệm vụ và trách nhiệm, các nhân vật vừa hư hư thực thực ấy có dịp trổ tài về khoa ăn nói với cách giới thiệu rất nhà nghề về các nhiệm vụ và cách vận hành của chiến hạm giống như chính tác giả là người nắm tay người đọc và dẫn dắt, cắt nghĩa mạch lạc cho những người đọc nhà quê già như tôi biết thế nào về sự vận hành của một chiến hạm trên mặt đại dương bao la về đêm cũng như lúc ban ngày! Nếu không có dịp may được đọc Đời Thủy Thủ 2, làm gì tôi biết được lon nào là cấp nào trong binh chủng Hải quân; vịnh nào là vùng nào trên các hải phận từ Quy Nhơn tới Gành Rái, và còn biết bao điều thú vị trong các trang sách hấp dẫn ấy nữa...


      • Thêm nữa, ở chương 4, người đọc rất thú vị biết thêm được sở thích và kiến thức quảng bác của Đại úy Võ Bằng qua kệ sách trong phòng ngủ của ông trên tàu, làm cho người đọc nhà quê già khú đế nhưng ưa tò mò như tôi có thể suy đoán rằng có lẽ ông Võ Bằng này có quê quán là dân gốc gác vùng Thất Sơn Châu Đốc vì thấy ông cũng mê “Thất Sơn Mầu Nhiệm” của Nguyễn Văn Hầu chăng?


      "- Nautical Navigation - Dutton

      - Handbook of Damage Control

      - The Cruel Sea - Nicholas Monsarrat

      - The Old Man And The Sea - Ernest Hemingway

      - Martin Heidegger & Tư Tưởng Hiện Đại – Bùi Giáng

      - Quẳng Gánh Lo Đi Và Vui Sống – Nguyễn Hiến Lê

      - Hoàng Tử Bé – Antoine de Saint-Exupéry

      - Điệu Ru Nước Mắt – Duyên Anh

      - Thất Sơn Mầu Nhiệm – Dật sĩ & Nguyễn Văn Hầu”


      • Thứ nữa là qua cái việc hư hư thực thực của nhân vật Phượng trong câu chuyện, chúng tôi nghĩ ngay đến số phận của chiến hạm với chuyến hải hành chỉ dài hai ngày hai đêm nhưng sao nghe thời gian dường như quá dài, dài đến độ mới tới chương 2, nhà văn Lâm Chương phải đành thốt lên: “Đọc hụt hơi luôn!”


      Là người đọc thuộc thế hệ được sanh ra vào các năm đầu thập niên 1940-1943, nhưng sao trong lòng tôi cứ vừa đọc Đời Thủy Thủ 2 với cảnh tàu phải qua các hải phận vào lúc ban đêm trời biển tối đen vừa nhớ câu thơ mở đầu bài thơ Oceano nox (Biển đêm) của Victor Hugo (*) mà cách nay lâu lắm rồi chừng như có tới gần sáu bảy chục năm chúng tôi đã được nghe giáo sư Nguyễn Văn Hay, thầy dạy môn Pháp văn trường Trung học Thoại Ngọc Hầu (Long Xuyên) của chúng tôi đã đọc và cắt nghĩa cho học trò lớp đệ lục chúng tôi hồi đó (niên khóa 1957-1958), dù tuổi đời lúc bấy giờ chúng tôi còn quá nhỏ, vốn vô tư lự nhưng sao chúng tôi ngồi nghe mà lòng cứ bồi hồi về những chuyến hải hành, về phận đời của những thuyền trưởng, những thủy thủ khi tàu bị dông bão mịt mù...


      • Ngoài nội dung với cốt truyện vừa gay cấn, vừa tình cảm, vừa tranh luận đến độ có lúc sự căng thẳng lên tới mức muốn nghẹt thở làm người đọc có cảm tưởng như nhân vật nào cũng ở vào thế thủ, mạnh ai nấy lo thủ thế, lo giữ phần hồn của chính mình; ở đó nó còn cho người đọc biết thêm nhiều chữ dùng rất đặc biệt của những người thủy thủ đi tàu trên biển như: “hữu tiến”, “tả lùi”, “lái thẳng”...(chương 2); “nhiệm sở tác chiến” (chương 17), “hạm kiều” (chương Kết)... v.v... Đặc biệt, chương thứ 10: “Nhật Đạo Thái Bình Dương” là chương sách hấp dẫn với người đọc nhà quê già như tụi tôi vì lần đầu tiên khi ở tuổi đời ngoài tám bó này, tôi mới nghe kể về mấy chữ rất mới như “Nhật đạo Thái Bình Dương”. Sao gọi là “nhật đạo” và sao lại gọi là “Nhật đạo Thái Bình Dương” mà không là “nhật đạo” các đại dương khác trong vũ trụ này? Chắc có lẽ sẽ mời bạn thử đọc lại chương thứ 10 này vì nó lạ và hấp dẫn cho một chuyến hải hành “xuyên nhật đạo” từ bên Mỹ về Việt Nam rất chuyên nghiệp của những người lính biển, mà người ngoài rất khó biết nếu không có dịp tác giả giới thiệu qua chương sách mới vừa kể!


      Bìa trước và sau (Kệ sách Học Xá)

      • Dà, các nhà văn viết tiểu thuyết, truyện ngắn hay truyện dài rồi cũng đến lúc tới hồi phải kết thúc; do vậy mà Đời Thủy Thủ 2 qua hết chương 17 rồi cũng phải Kết với nhân vật Phượng ở chương Kết:

      “Tiếng cộc cộc cộc lớn dần khiến tôi tỉnh ngủ và nhận ra đó là tiếng gõ cửa. Tôi hỏi:

      - “Ai đó?”


      Giọng nói của Võ Bằng:

      “Cô Phượng chuẩn bị rời tàu. Chừng nào xong thì ra phòng ăn."


      Tôi lật đật ngồi dậy. Đồng hồ chỉ 21:05. Chậm thêm một tiếng so với dự trù. Tôi đã ngủ say sưa suốt ba bốn tiếng và mừng là được an toàn. Vĩnh biệt thủy lôi và phục kích! Tôi thở phào nhẹ nhõm, bước đến mở túi xách lấy bọc trang điểm rồi vào buồng vệ sinh.


      Mười lăm phút sau, tôi mang hai túi xách bước ra ngoài. Võ Bằng ngồi ở chiếc ghế vẫn nhường cho tôi và các sĩ quan hiện diện đông đủ. Ghế Hạm Trưởng còn trống. Vừa lúc, tôi nhận ra ông đang ngồi ở bộ salon với vị Thiếu tá lạ mặt. Cả hai đang đăm đăm nhìn tôi. Tôi khẽ cúi chào, vội nói:


      – “Xin lỗi nhị vị Thiếu tá, tôi mải nhìn ghế Hạm Trưởng.”

      - “Tôi biết.” Ông cười nhạo.


      Tôi định nói lời cám ơn và từ biệt thì Hạm Trưởng lên tiếng:

      – “Giới thiệu với cô Phượng, đây là Hải Quân Thiếu tá Thái Quốc Tân, Trưởng Phòng An Ninh Bộ Tư Lệnh Hạm Đội. Thiếu tá muốn gặp cô hỏi vài việc...”


      Tôi lo lắng nhìn vị Thiếu tá đang thong thả đứng lên. Ông tươi cười:

      – “Tôi đã xin phép Hạm Trưởng mời cô lên Hạm Đội.”

      Tôi cố giữ vẻ tự nhiên, hỏi:

      – “Thưa Thiếu Tá, về việc gì?”


      Ông đưa tờ giấy đang cầm lên ngang tầm mắt tôi:

      - “Về việc này.”


      Đó là tờ giấy phép quá giang của tôi. Chẳng lẽ họ đã biết đó là giấy giả? Tôi ra vẻ ngac nhiên:

      - “Thưa tôi không hiểu!”

      – “Tôi được biết đó là giấy giả.”

      – “Giấy giả?” Tôi kêu lên.

      – “Vì vậy chúng tôi cần mời cô về Phòng An Ninh để hỏi thêm chi tiết.”

      (...)

      Ngay từ đầu, ở phần Mở, qua Đại úy Võ Bằng, tác giả đã gợi cho biết Giấy Phép Chuyển Vận có sự nghi ngờ là giấy giả nên việc xuống tàu không suôn sẻ rồi:

      “Tôi dừng chân ở cuối cầu thang cũng vừa đúng lúc anh chàng hạ sĩ quan mang hai gạch gãy đặt chân lên cầu tàu. Anh lịch sự hỏi:

      - “Chào cô. Cô muốn tìm ai?”


      Tôi nở nụ cười thật tươi gây cảm tình:

      - “Tôi muốn xin quá giang về Sài Gòn!”

      - “Cô có giấy phép quá giang?”


      Tôi mở bóp, trao tờ Lệnh Chuyển Vận. Anh hạ sĩ quan xem rồi nhã nhặn:

      - “Cô vui lòng chờ một chút.”

      (...)


      “Tiếng “giấy phép” gợi trong tôi cảm giác nôn nao, bồn chồn. Nếu như họ biết đó là giấy giả thì sao? Hưng đã trấn an tôi nhiều lần rằng không ai có thể khám phá ra giấy giả. Trước tôi anh đã cho hai cô đi quá giang dò đường cũng bằng giấy giả và mọi sự êm xuôi. Hai lần đó, người bảo lãnh là hai thủy thủ. Riêng với tôi lần này là một Trung úy, xem ra uy thế hơn nhiều.”

      Và quả đúng như vậy! Hạm phó Đại úy Võ Bằng lẽ ra từ chối cho quá giang vì đây là tàu chiến nhưng vì nghĩ đến người bạn cùng khóa của mình: Trung úy Phan Kim Đính nên ông trình xin Hạm Trưởng chấp thuận. Đến khi tàu cập bến Sài Gòn, chính cách cư xử khá ân cần và quá tử tế của thủy thủ đoàn dành cho mình trong suốt lộ trình từ Quy Nhơn về Sài Gòn tới giờ phút chót, đã cảm hóa nhân vật Phượng để rồi cô phải thốt lên với Đại úy Võ Bằng qua suy nghĩ cuối cùng trước khi rời tàu:

      “Tôi nghẹn ngào nhìn Võ Bằng. Tôi có thể hứa láo nhưng đã tự thề là từ nay không sống bằng dối trá. Thôi thì đang mặt đối mặt, lời cuối gọi anh xưng em thay cho thời điểm hẹn hò...

      Theo thiển ý của tôi, tôi mạo muội nghĩ rằng ở phần Mở và phần Kết truyện Đời Thủy Thủ 2 như vậy không phải là lối kết có hậu như các truyện Tàu ngày xưa (2) mà ở đây nó có sự nhất quán giữa lời Mở và lời Kết để rồi sự tình sau khi nhân vật Phượng theo Thiếu tá Thái Quốc Tân lên bờ, rồi số phận của cô Phượng sẽ ra sao; phần này tác giả có dụng ý muốn dành cho người đọc góp phần của mình sau khi đọc hết cuốn truyện của ông, mỗi người sẽ có cái kết rất riêng của mình tùy theo cái nhân sinh quan và cái nhìn của mỗi người đọc về cốt truyện vừa kể.


      THAY LỜI KẾT:


      Viết về Đời Thủy Thủ 1 của nhà văn Vũ Thất, tám năm về trước, tôi có viết:

      “Tôi không mơ mình sẽ đem lại cho bạn điều gì mới mẻ, bởi một lẽ giản dị là tác phẩm này in lần đầu vào năm 1969, tức đã lâu lắm rồi, làm sao mình có thể tìm ra được điều gì mới lạ sau khi cuộc chiến cũng đã tàn rồi sau bốn mươi năm?!?


      Nhưng có một điều là, sở dĩ tôi đọc lại Đời Thủy Thủ 1 và ghi lại vài cảm tưởng này bởi vì khi tác giả sáng tác tác-phẩm này là lúc tôi cũng chỉ thua ông vài ba tuổi, và có thời tôi cũng ở Nha Trang ba bốn năm, và tôi có biết thế nào là tình yêu thuở đôi mươi và tôi cũng biết thế nào là chiến tranh khốc liệt khi mình còn rất trẻ nên khi đọc lại Đời Thủy Thủ và ngồi xuống ghi lại mấy cảm tưởng này không phải nhằm giới thiệu hay quảng cáo sách cho tác giả, bởi lẽ chắc ông nay cũng không còn cần ai quảng cáo hay khen chê gì về mình; mà ở đây tôi chỉ muốn ghi lại cho mình, cho chính mình mà thôi, và dịp này, như một lời cảm ơn chân thành của một người đọc, tôi muốn gởi đến tác giả khi tác phẩm của ông mang cho mình bồi hồi sống lại một thời hoa mộng của tuổi đôi mươi ngày nào, nay đã xa rồi, xa lắm hơn năm mươi năm!”

      (Kinh Xáng Bốn Tổng, ngày o2 tháng 12 năm 2015)

      Và hôm nay, cách nay vừa 8 năm về trước, cũng cùng tâm trạng như vậy, khi chúng tôi ngồi ghi lại vài cảm tưởng về Đời Thủy Thủ 2 của nhà văn Vũ Thất, chúng tôi chỉ muốn vừa để giới thiệu vừa để bày tỏ cùng tác giả niềm ngưỡng mộ một nhà văn dù ở tuổi ngoài tám mươi nhưng ở ông vẫn tỏa sáng một văn tài qua tác phẩm mới còn nóng hổi này vậy!


      Quả thật, truyện dài Đời Thủy Thủ 2, về nhiều phương diện, là một tác phẩm rất thú vị!


      Trân trọng,

      Hai Trầu Lương Thư Trung

      (Một người đọc nhà quê già)

      Houston, ngày 08 tháng 4 năm 2023.


      Cước chú:


      1/ Bài thơ Oceano nox (Biển đêm) của Victor Hugo dài có tới 8 đoạn, mỗi đoạn gồm sáu câu với câu mở đầu:

      "Oh! Combien de marins, combien de capitaines..."

      (Ôi! Bao thủy thủ, bao thuyền trưởng?)


      2/ “Bốn Lối Kết Bốn Nhân Sinh Quan” trong tác phẩm Mười Câu Chuyện Văn Chương của học giả Nguyễn Hiến Lê, nhà xuất bản Văn Nghệ, California, Hoa Kỳ, năm 1986.


      Lương Thư Trung

      Nguồn: Đời Thủy Thủ 2 (Vũ Thất)
      Nxb Nhân Ảnh, 2023


      MỤC LỤC


      - Tựa (Trần Thị Nguyệt Mai) ...     Tr. 9


      - Mở

      - Chương 1: Vịnh Quy Nhơn              13

      - Chương 2: Hải phận Bình Định         23

      - Chương 3: Hải phận Bình Định         38

      - Chương 4: Hải Phận Phú Yên           56

      - Chương 5: Hải phận Khánh Hòa         83

      - Chương 6: Hải phận Khánh Hòa         98

      - Chương 7: Hải phận Khánh Hòa        113

      - Chương 8: Hải phận Khánh Hòa        128

      - Chương 9: Vịnh Cam Ranh             145

      - Chương 10: Nhật đạo Thái Bình Dương 162

      - Chương 11: Hải phận Ninh Thuận      179

      - Chương 12: Hải phận Bình Thuận      193

      - Chương 13: Hải phận Bình Thuận      222

      - Chương 14: Hải phận Bình Tuy        238

      - Chương 15: Hải phận Phước Tuy       252

      - Chương 16: Vịnh Gành Rái            268

      - Chương 17: Sông Lòng Tào            282

      - Kết                                 295


      - Bạt – Hai Trầu Lương Thư Trung ...  299


      - Vài Cảm Nhận Của Độc Giả            309

      *


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Đọc vài bài thơ của Đoàn Xuân Thu Lương Thư Trung Nhận định

      - Vũ Thất - Đời Thủy Thủ 2: Lời BẠT Lương Thư Trung Nhận định

      - Vài Ghi Nhận Sau Khi Đọc Lại "Đời Thủy Thủ" Của Nhà Văn Vũ Thất Lương Thư Trung Điểm sách

      - Vài Ghi Nhận Về Những Ngày Đầu Của Tạp Chí Thư Quán Bản Thảo Lương Thư Trung Hồi ức

      - Vài hình ảnh kỷ niệm anh Trần Hoài Thư về Houston mừng Thư Quán Bản Thảo số 100 Lương Thư Trung Tường thuật

      - Vài hình Kỷ niệm Giới thiệu "Thơ Tuyển Toàn Tập" của Trần Hoài Thư Lương Thư Trung Giới thiệu

      - Thơ Đức Phổ, nỗi nhớ, tình yêu và cuộc đời Lương Thư Trung Nhận định

      - Trần Kiều Bạt qua vài câu thơ bắt gặp Lương Thư Trung Nhận định

      - Vài phút với nhà văn Song Thao nhân PHIẾM 10 chào đời Lương Thư Trung Phỏng vấn

      - Thử đọc lại vài trang sách của Trần Doãn Nho Lương Thư Trung Nhận định

    3. Bài viết về nhà văn Vũ Thất (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Vũ Thất

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Cảm tưởng khi đọc truyện Đời Thủy Thủ 2 của Vũ Thất (Thuhuongseattle)

      Vũ Thất - Đời Thủy Thủ 2: Lời BẠT (Lương Thư Trung)

      Giới Thiệu Truyện Dài “Đời Thủy Thủ 2” Của Nhà Văn Vũ Thất (Trần Thị Nguyệt Mai)

      Vài Ghi Nhận Sau Khi Đọc Lại "Đời Thủy Thủ" Của Nhà Văn Vũ Thất (Lương Thư Trung)

      - Cảm nghĩ về tác phẩm Đời Thủy Thủ 2 của nhà văn Vũ Thất (Vương Trùng Dương)

      - Tâm tình giữa hai trầu và nhà văn vũ thất, tác giả truyện dài “đời thuỷ thủ” (Hai Trầu)

      - Điểm sách “Đời thủy thủ” của Vũ Thất (Hoàng Lan Chi)

       

      Tác phẩm của Vũ Thất

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Đêm Đình Chiến (Vũ Thất)

      Xem Và Đọc The Da Vinci Code (Vũ Thất)

      Chào Mẹ (Vũ Thất)

      Xem Và Đọc Memoirs Of A Geisha (Vũ Thất)

      - Đời thủy thủ -2

      - Đời thủy thủ -5

      - Chào mẹ

      - Về Hưu

      - Trang nhà

         Bài viết trên mạng:

      - vietmessenger.com

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Nguyễn Vỹ (1912- 1971) & Nam Thu Hòa Khúc (Vương Trùng Dương)

      Trịnh Y Thư: Những mối tình trong “Đường về thủy phủ” (Phan Tấn Hải)

      Đọc sách “Sài Gòn không phải ngày hôm qua” của Phúc Tiến (Nguyễn Văn Tuấn)

      Đọc “Cùng nhau đất trời” của Khánh Trường (Song Thao)

      Vài cảm nhận nhân đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Đỗ Anh Hoa)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)