1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Thử đọc lại vài trang sách của Trần Doãn Nho (Lương Thư Trung) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      8-11-2017 | VĂN HỌC

      Thử đọc lại vài trang sách của Trần Doãn Nho

        LƯƠNG THƯ TRUNG
      Share File.php Share File
          

       


      Nhà văn Trần Doãn Nho

      Tôi nhớ vào khoảng mùa Thu năm 1996, lúc sáu giờ chiều, trời lờ mờ tối, có một người khách có vẻ trung niên đến dự buổi ra mắt sách, tập Thơ Tuyển của thi sĩ Tô Thúy Yên, tại Dorchester House, Boston. Nhà văn Trần Hoài Thư giới thiệu với tôi người khách đó là nhà văn Trần Doãn Nho, tác giả nhiều bài viết trên các tạp chí văn học ở Sài Gòn trước năm 1975.


      Khi được giới thiệu như vậy thì tôi hay vậy và tôi gật đầu chào ông. Đặc biệt tôi không bắt tay ông, một phần bản chất tôi là người nhà quê, ít khi nào bắt tay ai và thứ nữa là do lòng tự trọng cố hữu của tôi là không bao giờ dám làm quen với nhà văn, nhà thơ vì mình chỉ là một người đọc bình thường, chỉ biết các trang sách mình thích mà thôi, không dám đến gần các tác giả đến độ tay bắt mặt mừng. Tôi không nghĩ đó là một thứ tự ti mặc cảm, mà chỉ là thói quen trong cách ứng xử của một người đọc bình thường có lòng tự trọng tối thiểu.


      Rồi buổi giới thiệu Thơ Tuyển của Tô Thùy Yên cũng chấm dứt ngay trong đêm hôm ấy và mọi người nhà ai nấy về. Tôi không có dịp gặp lại các khách dự nữa, một phần vùng Đông Bắc Hoa Kỳ đang vào mùa lạnh tháng 10, tháng 11 và rồi mùa Đông tràn về, tuyết rơi đầy; một phần vì tôi không phải là người trong giới viết văn nên chẳng quen biết ai ở đây, nên không bận tâm giao tiếp qua lại vào những năm đầu mới tới định cư nơi này.


      Thế nhưng, ở Boston có cái vui là vài ba tháng giới văn nghệ ở đây thường tổ chức các buổi giới thiệu tác phẩm mới của các tác giả, không những cho các tác giả sống trong thành phố Boston này, mà còn nhằm giới thiệu các tác giả các tiểu bang xa xôi khác và cả Canada nữa như Texas, California, Georgia, Louisiana, Minnesota, Motréal, Toronto. Ngoài ra, các nhạc sĩ Nguyễn Trọng Khôi, Hoàng Long, Bùi Thạch Trường Sơn… còn tổ chức “Quán Văn” với những buổi văn nghệ thính phòng, nhạc chủ đề vào mỗi cuối tháng, nên thỉnh thoảng tôi có đến nghe nhạc và một đôi lần gặp lại Trần Doãn Nho và được nghe ông hát bản “Tôi đã đi”, do chính ông sáng tác sau khi từ giả Huế đến định cư tại Massachusetts, Hoa Kỳ vào năm 1993:

      Tôi đã đi

      (nhạc và lời: Trần Doãn Nho)


      Tôi đã đi, đi rất xa

      Xin gửi lại những tháng ngày qua

      Xin gửi lại con sông hiền hòa

      Cuộc phù sinh sớm nắng chiều mưa

      Tôi đã xa qua khứ tôi

      Xa bạn nghèo rượu chén buồn vui

      Xa ngôi trường, xa dốc cầu đợi

      Hẹn thề xưa năm tháng đầy vơi

       

      ĐK: Đâu còn, đâu còn đường xưa dấu bướm

      Đâu còn, những chiều nắng thắp bên sông

      Dáng hồng em qua, trời mây cúi xuống

      Bước về ngõ vắng phân vân

      Giã từ, giã từ người thương kẻ ghét

      Giã từ những ngày dâu bể tang thương

      Giã từ quá khứ một thời rong ruổi

      Giã từ đất nước quê hương

       

      Tôi đã đi, bao xót thương

      Xin gửi lại những ngóng cùng trông

      Xin gửi lại hoa niên tuổi hồng

      Mộng ngày xanh lấp bể dời non

      Tôi đã đi nhưng vẫn mong

      Mong một ngày đất nước tự do

      Khắp phố phường anh em hội ngộ

      Người gặp người hát khúc trùng tu

      Tôi đã xa… nhưng vẫn mong

      Tôi vẫn mong… tôi sẽ về

      Ngồi nhìn ông vừa ôm đàn, vừa hát, người nghe nhạc mới thấy hết cái chất lãng mạn trong hồn một nhà văn mà ta thường nghe mọi người ở đây thường nhắc đến tên ông mỗi khi nói về các tác giả vùng Boston. Thế rồi, sau những lần đi xem văn nghệ như vậy, tôi lần mò tìm đọc các trang sách của Trần Doãn Nho như một tính tò mò xem ông đã nghĩ gì và viết gì.


      Trước nhất, vào năm 1995, ông cho ra đời tập truyện Vết Xước Đầu Đời dày 252 trang, do nhà Thanh Văn (Hoa Kỳ) xuất bản, mà tựa sách là tên một trong số 13 truyện ngắn của toàn tập. Mười hai truyện ngắn còn lại là “Cái giá của mùa xuân”, “Lặng lẽ ánh trăng”, “Người chú”, “Bạn cũ”, “Cuộc đời ở một phía khác”, “Kỷ niệm”, “Một chút Việt Nam”, “Dùng dằng”, “Vướng víu”, “Người đi kẻ ở”, “Good stuff”“Nắng trên đồi”.


      Như một thói quen, mỗi lần đọc sách, tôi hay đọc truyện nào tác giả lấy làm tên cho cuốn sách, vì tôi nghĩ, dù nhiều khi ý nghĩ này không được đúng lắm, tác giả chắc ưng ý truyện này nhứt hay ít ra tác giả cũng gởi gắm điều gì đó qua truyên ngắn tiêu biểu này... Quả tình, khi đọc lại, tôi mới thấy cái nét rất ư là truyện cuả Trần Doãn Nho. Ở đó, nó cho người đọc nhận ra cái trớ trêu của một cuộc tình cũ mà nhân vật chính là Tâm, và người yêu cũ là Ánh. Hai người yêu nhau nhưng họ lại xa nhau. Rồi Tâm lấy vợ ở Vĩnh Long. Và Ánh lại có chồng là Tuân như một cách trả thù Tâm đã phụ bạc và chẳng may chồng nàng bị cánh quạt máy bay trực thăng đụng phải khi đi hành quân và tử nạn. Sau năm 1975, Tâm bị vợ bỏ, về lại Huế tìm lại Ánh và hai người lại có những trách móc sau khi Tâm dẫn Lan, con gái của Ánh “đi dạo loanh quanh ngoài đồng”. Ánh thì lo con gái mình không khéo lại bị chú Tâm du dỗ; còn Tâm thì khẳng định đời nào có chuyện tài trời như vậy. Và dưới mắt Ánh, khi rầy con với giọng chua chát: “Đời mẹ đã khổ vì đàn ông. Đàn ông không có gì đáng tin hết. Họ luôn luôn phỉnh phờ, lường gạt. Họ không hề biết yêu như người đàn bà. Có họ mình cũng khổ, mất họ mình cũng khổ. Mẹ không muốn con gần đàn ông, vì không muốn con khổ, con hiểu chưa?” (1) Và ngay trong đêm khuya hôm ấy, Lan nghe lời qua tiếng lại giữa mẹ và chú Tâm về chuyện đi dạo buổi chiều giữa Lan và chú ấy, và Lan “cảm thấy có chút gì tái tê, một chút gì đăng đắng, nghèn nghẹn của mùi vị cuộc đời. Như một vết xước đầu đời, nhưng cô cảm thấy buốt.” (2)


      Theo dõi câu chuyện như vậy người đọc mới thấy cách dựng truyện của Trần Doãn Nho có pha trộn giữa thực và ảo, giữa cái có và cái hư cấu khá lôi cuốn. Câu chuyện tình cuả những chàng trai cô gái ngày ấy, của những năm thập niên 1960, 1970, là cho dù chiến tranh đang ngùn ngụt khói súng nhưng những chàng trai cô gái ở thành thị họ vẫn tha thiết yêu nhau và rồi họ lại xa rời nhau là một điều có thật giữa lòng xã hội lúc bấy giờ. Và rồi sau chiến tranh, Trần Doãn Nho cho hai người tình cũ gặp lại nhau vì “bồ cũ không rủ cũng tới” với hy vọng họ sẽ làm lại cuộc đời . Đó cũng là một chút gì của tính chất hư cấu trong cách dựng truyện. Nhưng truyện nếu chỉ có vậy thì còn gì là truyện. Thế nên tác giả lại cho họ dằng co với nhau qua chuyện Tâm dẫn con gái của Ánh đi dạo và họ lại một lần nữa chia tay vì lòng tự ái của Tâm sau khi Ánh nghi ngờ tình ý của người bồ cũ muốn rủ rê con gái của mình. Câu chuyện chỉ đơn giản vậy mà làm trăn trở người đọc về số phận của những mảnh đời của các nhân vật trong đó.


      Nhưng tại sao lại là người vợ Vĩnh Long mà không phải một nơi nào khác? Đành rằng ai cũng có thể bỏ chồng khi gặp những nghịch cảnh nhưng chắc không riêng gì người vợ Vĩnh Long trong truyện. Điều đặc biệt về Vĩnh Long này làm người đọc nghĩ ngợi mông lung rằng có thể đây là một tình cờ khi dựng truyện hay cũng có thể là giây phút bất chợt nhớ về một dấu tích, một địa danh của một thời chăng?


      Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

      Qua các truyện còn lại của tập truyện này, các nhân vật của Trần Doãn Nho là những nhân vật sống đời thường, không có ai là anh hùng, hay địa vị cao trọng. Họ có những suy nghĩ và hành động rất bình thường của một hạng người bình thường trong xã hội nhưng cách đối đáp của họ lại có chút gì khá thông minh, tinh tế. Trong truyện, điều khó nhất có lẽ là văn đối thoại, vì đối thoại mà không giống những câu nói ngoài đời thì cốt truyện dù hay nhưng người đọc vẫn thấy chút gì đó không thật, không giống ngoài đời và truyện trở nên ít hấp dẫn và nó có gì hơi gượng ép, giả tạo. Nhà văn có tài, họ viết đối thoại như thật. Về phần này, các mẫu đối thoại trong văn Trần Doãn Nho khá thành công bởi ông có sống thật và chạm trán thật với những nghịch cảnh ngoài đời và khi viết truyện, các mẩu đối thoại của Trần Doãn Nho như một bản sao lại của những câu chuyện trao đổi ngoài đời.


      Trần Doãn Nho viết nhiều về những dấu tích một thời ấy, những dấu tích do ông thấy và do chính nơi cuộc sống đời ông đã trải qua và làm nên chất liệu cho truyện của ông tràn đầy sự kiện, mà sự kiện nào cũng có cái hấp lực riêng, cái lôi cuốn riêng của nó. Chẳng hạn như nhân vật Điền trong “Căn phòng thao thức” (3) là một tiêu biểu. Hoặc như “Một ngày hơi khác mọi ngày”, “Dáng buồn mệnh phụ” (4), “Cái giá của mùa Xuân” (5) là những chất liệu mà ông có được qua những chuyến đi buôn đường dài với những nét nhìn sắc sảo của một nhà văn từng trải nghiệm. Với “Người chú”, tác giả cho hay liên hệ huyết tộc chẳng giúp được gì cho đứa cháu bị kết án tử hình trong hoàn cảnh sau cuộc chiến tranh khốc liệt vừa tàn; với “Bạn cũ”, “Kỷ niệm” là những xung khắc giữa các tình cảm cũ và hoàn cảnh mới của những người có một thời hoà điệu chung nhau về lý tưởng nhưng khi thực tế đời sống có mặt, thì mọi liên đới xưa trở thành những bi kịch của cuộc đời.


      Trong tập ký Loanh quanh những nẻo đường (6), là một tập hợp các ký sự về những đoạn đời mà tác giả đã đi qua và ghi lại, từ những ngày cuối tháng Tư năm 1975 ở Sài Gòn, ở Huế, cho chí đến những cảnh mùa Thu vùng New England ở Hoa Kỳ. “Chiều 29 tháng 4 trên đường Công Lý” là một bài ký dưới dạng một bài thơ tự do, đã vẽ lại một buổi chiều ảm đạm của Sài Gòn của 22 năm về trước, thật ngắn mà bao quát, đầy đủ:

      thành phố thất thần

      bóng tối đến sớm

      mây thấp và cửa đóng, đường run

      năm giờ chiều, chiếc đồng hồ bứt rứt

      tôi đi trong bóng của mình

      dinh độc Lập úa

      như phế tích âm thầm

      góc đường Hồng thập Tự-Công Lý

      toán lính nhảy dù ngồi ăn cơm

      lá rơi trên tấm poncho

      lá rơi trên ga-men

      lá rơi thảng thốt

      chiếc áo trận nhòe

      ngậm ngùi lịch sử

      lá rơi, rơi

      mải miết như đùa

      như trò chơi

      như mơ như thực

      cuộc phế hưng bủn rủn phận người

      lính nhảy dù, người ngồi kẻ đứng

      sung nghiêng

      nhắm vào thành phố vô hồn

      những góc đường bối rối

      dấu châm chìm

      đêm xuống nhanh

      cho một ngày mai khác

      ngày mai mặt trời vẫn sẽ lên

      thành phố khép chặt

      lạnh

      và quên.

       

      (tháng 4/1997)

      Đúng vào những giờ khắc ấy, là một nhân viên thừa hành lệnh thượng cấp một cách tuyệt đối, chúng tôi phải túc trực nơi đơn vị ở tại trung tâm Sài Gòn, nên không có dịp nhìn ngắm Sài Gòn vào những giờ khắc bồn chồn với “những góc đường bối rối” ấy ; mà cho dù có được nhìn ngắm Sài Gòn như tác giả đã nhìn, cũng không làm sao ghi lại được vài dòng chữ chứ nói gì làm thơ khắc họa lại một “buổi chiều” …


      Trần Doãn Nho viết truyện với tài dựng truyện, sắp xếp tình tiết làm cho truyện nào cũng có những xung đột, gây cấn mà hấp dẫn, lôi cuốn với cách dùng chữ vừa vặn, không dư không thiếu như cốt cách của một nhà mô phạm, mà ông lại là nhà mô phạm, nên truyện của Trần Doãn Nho không chuyên chở những thù hằn, những xưng tụng như một tiếng nói mang giá trị tuyệt đối đúng, mà là một phơi bày ra một hoàn cảnh, một tâm cảm rằng đời sống là một bắt gặp không phải tình cờ mà do một sắp đặt sẵn của trời đất, con người chỉ còn biết sống sao cho phải lẽ của một con người. Chính vì vậy truyện của Trần Doãn Nho dù có nhiều xung khắc, những bi kịch đấy nhưng rồi cũng được hóa giải, nhưng không phải do tác giả làm sẵn cho người đọc, mà tác giả cần người đọc làm tiếp giùm cái phần hạ hồi phân giải này.


      Đọc phiếm của Song Thao và đọc truyện của Trần Doãn Nho nó thú vị là ở chỗ tác giả bỏ lửng nửa chừng đó của những trang đời. Như cái kết của truyện “Căn Phòng Thao Thức” giữa bà Phượng và ông Điền:

      Ông nhìn đồng hồ:

      - Bốn giờ rồi. Tôi chắc tụi nó cũng sắp về.


      Ngừng một lát, ông nói thêm một câu, ngoài ý muốn:

      - Chị nên đi ngủ cho khỏe. Đừng lo lắng vu vơ nữa.


      Bà Phượng miễn cưỡng đứng dậy, không nói gì, lẳng lặng bước đi. Chiếc rốp ngủ phất phơ với những đường nhăn vô tình, ý nhị. Bà vào phòng, khép cửa. Then cài. Đèn tắt. Im lặng. Ông nhìn đăm đăm. Đường sang trên cánh cửa không còn. Ông thở dài, nằm xuống, tự hỏi chẳng biết một lúc nào đó, cánh cửa sẽ mở ra, bạo dạn đón ông vào, rồi khép lại, khép chặt lại (7).

      Có hay không “cánh cửa sẽ mở ra,…, rồi khép chặt lại”? Nào ai biết được! Làm sao biết được những “thao thức” của “căn phòng” với hai con người luôn ‘thao thức” trong nhau !?!


      Nhưng có lẽ trong tập ký Loanh Quanh Những Nẻo Đường với “Mùa Thu New England” là một bút ký tuyệt bích; ở đây nó tuyệt bích không phải chỉ vì màu sắc mà còn do cái tài tả cảnh mùa thu lá đổi màu của tác giả. Chúng ta thử nghe tác giả tả cảnh lá mùa thu:

      Lá. Lá. Lá. Nhìn đâu cũng thấy lá. Lá nhuộm cả trời mây. Lá làm quên mất nắng và gió. Cả một vùng bao la chin hẳn đi…. Nếu nó không tím được như lời thơ của Đoàn Phú Tứ, thì cũng thấp thoáng tím bên cạnh vô số màu sắc khác: đỏ tươi, đỏ rực, đỏ cháy, đỏ tía, đỏ hung, vàng tươi, vàng đậm, hoàng yến, nâu sẫm, nâu cháy, cam, san hô, cà rốt… Màu vàng hình như là nền, là “phông” với đủ mọi sắc độ. Nổi bật lên giữa màu vàng đó là màu đỏ. Màu đỏ rực lên, mời mọc, khêu gợi. Nhất là màu đỏ đặc biệt của lá phong, maple. (8)

      Không những chỉ có lá phong, mà rừng còn nhiều cây mọc hoang dã, cây lạ cũng háo hức bước vào thu . Tác giả tả lá mùa thu nơi này đổi màu mà như tác giả cũng chìm vào biển màu của lá, không làm sao lội la khỏi rừng thu đang rực rỡ giữa một biển màu rực rỡ. Thêm một lần nữa xin mời qúy vị nghe tác giả tả cảnh cây lạ đổi màu:

      Lạ, vì không biết tên. Mà lạ cũng vì lá đổi màu “tuyệt” quá khiến ta chỉ còn có một cảm giác duy nhất: ngẩn ngơ! Có cây đỏ một bên, lại vàng một bên. Có cây nhuốm trong một màu đỏ đậm hay nâu sậm – quá đậm, quá sậm làm nặng trịch cả một không gian. Có cây vươn cao trong bầu trời với màu lá vàng nhạt ngả sang màu xanh lơ lơ như lá chuối non, lấm tấm thêm những vết đỏ không đều như tranh màu nước, nên trông có vẻ như mơ hơn là thực. Đôi lúc gặp một dãy cây, màu huyết dụ phía dưới rồi đỏ dần lên và trên cùng lại đỏ tươi một cách bất thường. Có những đoạn đường vàng hẳn đi như bị bao phủ bởi những cây phượng vàng đương độ ra hoa. Thỉnh thoảng lại gặp một bụi dây leo chằng chịt, cành nhánh bừa bộn, mà cũng rỡ rang khoe sắc lá… (9)

      Ai có qua vùng New England vào mùa thu, dọc theo các con đường xa lộ xuyên bang 90, 93, 95, sẽ thấy bức tranh màu mà tác giả tả trong những trang sách của ông là một điều không hư cấu chút nào … Ở đây, chúng tôi muốn lưu ý đến óc quan sát và cách dùng chữ rất chính xác của tác giả cho từng sắc màu của từng loại lá giữa rừng thu, hòa cùng với bầu trời xanh lơ lững trên cao và gió mát nơi này làm thành một bức tranh thiên nhiên tuyệt diệu biết bao !


      Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

      Ở vùng Boston có ba nhà văn mà nhiều người biết tên và cả ba đều có ba bài bút ký tuyệt diệu. Đó là nhà văn Lâm Chương với “Thượng du, niềm thương nhớ” (10), Trần Trung Đạo với “Tìm sông” (11) và Trần Doãn Nho với “Mùa Thu New England”. Một hội tụ của ba cây bút với ba bài bút ký vừa kể quả là một điều qúy báu cho người đọc vùng Boston vô cùng. Vì với nội dung nào, qua ba bài bút ký ấy, cái phần gần như có một mẫu số chung của ba tác giả là đều tả cảnh thiên nhiên, thiên nhiên nơi Hoàng Liên Sơn hay thiên nhiên nơi New England, tât cả đều có khả năng “miêu tả thiên nhiên mà làm lành được nhiều vết thương tinh thần” giống như thơ văn Trung Hoa mà Lâm Ngữ Đường có lần đã nhận xét như vậy. (12)


      Trở lại với các trang văn của Trần Doãn Nho, có lẽ cũng nên nhắc đến tác phẩm gần đây nhất của tác giả là quyển tạp bút Từ ảo đến thực (13) với lời “mở” tác giả chỉ ghi vỏn vẹn một câu: “Đời là một tạp bút” và phần “khép”, tức là mấy dòng cuối sách, tác giả cũng chỉ ghi thận ngắn gọn:

      Đọc xong, bạn hỏi tôi: viết gì vậy,

      chính trị

      tùy bút

      tâm bút

      triết lý

      văn chương

      tôn giáo

      phê bình

      dịch

      ?

      xin thưa

      tôi viết chữ (14)

      Thật ra, Trần Doãn Nho nói thế không có gì lạ. Bởi lẽ, “chữ” tự nó đã có nghĩa; và khi nhà văn “viết chữ” là viết những điều có nghĩa. Người đọc khó tính có thể không chịu cách trả lời câu hỏi quá ngắn mà ông tưởng tượng và đặt ra như vậy. Nhưng ông có liệt kê ra khá đầy đủ những điều ông đã viết, và dường như trong văn của Trần Doãn Nho nó hàm chứa khá chi ly về các thể loại mà ông đã dùng tới nhằm chuyên chở những ý tưởng của mình.. Do vậy, khi viết lời “khép” cho cuốn Từ ảo đến thực, thật ra văn chương cũng chỉ là sự pha trộn giữa “ảo” và “thực”, nên dù thể loại nào chăng nữa, hình thức không quan trọng, mà cái nó chứa bên trong những “chữ” giống như tác giả nói: “tôi viết chữ”, mới là điều đáng quan tâm và đó cũng là tâm ý của tác giả.


      Có lần tôi hỏi ông “Văn chương có cần cho đời sống không? Nếu cần, sao ngày nay người ta ít đọc sách quá vậy?” Tôi được ông trả lời là: “Về văn chương tôi chẳng băn khoăn gì hết. Còn viết được thì cứ viết. Có ai đọc không tôi không quan tâm. Mình chấp nhận thời buổi này là thời buổi Internet. Mọi thứ đều trở thành ‘thông tin’. Mình cứ thông tin, còn ai đọc được thì cứ đọc mà không đọc thì … thôi. Cũng giống như chúng ta vẫn đọc hằng ngày trên Net”.


      Điều này cũng phù hợp với lời “Tựa” trong cuốn Tác giả, Tác phẩm và Sự kiện, tác giả viết:

      “Theo tôi, trong thời đại toàn cầu hóa và bùng nổ thông tin khó thể đảo ngược hiện nay, thông tin càng ngày càng quan trọng hơn bản thân một lý thuyết hay một lập trường có sẵn….. Trong ý hướng đó, mục đích cuốn sách này khá đơn giản: mang lại cho các độc giả yêu văn chương càng nhiều thông tin càng tốt về một số tác giả và tác phẩm nổi tiếng của Việt Nam cũng như trên thế giới, từ Á Châu (Ấn Độ, Trung Quốc) đến Âu Châu (Pháp, Anh, Ái Nhĩ Lan), từ Phi Châu (Nam Phi), và Trung Đông (Ai Cập, Syria) đến Mỹ Châu (Hoa Kỳ, Chile)” (15)

      Thế cho nên, với các cuốn truyện, tạp bút, và ký mà tôi vừa nhắc qua và kể cà cuốn truyện dài Dặm Trường dày hơn 600 trang (16) và hai cuốn tiểu luận Viết và Đọc (17), Tác giả, Tác phẩm và Sự kiện ký tên Trần Hữu Thục, tổng cộng là bảy cuốn sách của Trần Doãn Nho, là một tập hợp do tác giả “viết chữ” mà có. Những tác phẩm ấy dù là dưới bất kỳ thể loại nào, nó cũng là khối óc, là những suy nghĩ, là những chất liệu sống một đời của tác giả qua những ngày tháng còn là sinh viên, rồi vào đời, rồi đứng trước bảng đen phấn trắng, rồi vào quân ngũ, rồi đi cải tạo về, đi buôn đường dài, đi tìm trầm, ra hải ngoại cặm cụi đi làm, nuôi con khôn lớn và đọc sách, viết văn. Với chừng ấy vốn sống được tác giả chắt lọc qua khoảng gần 2,500 trang sách quả là một công khó giữa thời buổi mà sách vở quá ít người đọc này.


      Và sẽ còn thiếu, nếu chúng tôi không nhắc đến bút hiệu khác của Trần Doãn Nho là Thế Quân, khi ông tổng kết các sự kiện văn học trên thế giới cho tạp chí Văn Học thời nhà văn Nguyễn Mộng Giác còn là Chủ nhiệm kiêm Chủ bút. Những trang tổng kết tình hình văn chương thế giới ấy là cách cập nhật các thông tin mà tác giả hằng ấp ủ mang đến cho người đọc những chuyển động, những sinh hoạt cùng những biến đổi của các tác giả và tác phẩm văn chương trên thế giới mà ông đã đọc được và cô đọng lại.


      Khi có dịp ngồi đọc lại những trang sách của Trần Doãn Nho, và đặc biệt với cuốn Tác giả, Tác phẩm và Sự kiện gồm 352 trang sách lý luận, với gần 140 tài liệu, sách báo tham cứu (18), tôi tin ông đã hội đủ ba điều căn bản của một tác giả cần có là “đọc sách, trước thuật và nghị luận” như trong sách Thuyết Uyển nói: “Học giả nên có ba sự nhiều: đọc sách nhiều, lý luận nhiều, trước thuật nhiều. Trong ba điều ấy, thì nghị luận là khó nhất” (19).


      Đọc lại Trần Doãn Nho, mới thấy được niềm đam mê “viết chữ” của ông và phải thành tâm nhận ra rằng tác giả với bảy tác phẩm đã có mặt như một gia tài của một nhà văn, dù chưa nhiều, nhưng đó là cả một công trình tim óc mà ông hằng ấp ủ mang lại cho đời . Có lẽ với mấy mươi năm miệt mài viết văn, tôi nghĩ ông không nhằm lấy việc “viết chữ” để làm giàu làm có gì, và chắc ông cũng không nhằm mục đích viết để nổi danh hay lấy tiếng, hoặc vì bất cứ điều gì khác, mà ông chỉ mê “viết chữ” là trên hết, một niềm đam mê rất dễ thương nhưng cũng trần ai khổ nhọc giữa cõi nhân sinh đầy bất trắc này vậy !


      Houston, ngày 06 tháng 6 năm 2008

      Lương Thư Trung
      thatsonchaudoc.com/

      Phụ chú:


      1/ “Vết xước đầu đời”, tập truyện, của Trần Doãn Nho, Thanh Văn xuất bản, Hoa Kỳ, năm 1995, trang 171.

      2/ “vết xước đầu đời”, sđd, trang 175

      3/ “Căn phòng thao thức”, tập truyện, của Trần Doãn Nho, Thanh Văn xuất bản, Hoa Kỳ, năm 1977, trang 55.

      4/ “Căn phòng thao thức””, sđd, trang 31 và trang 71.

      5/ “Vết xước đầu đời”, sđd, trang 13.

      6/ “Loanh quanh những nẻo đường”, tập ký, của Trần Doãn Nho, Văn Mới xuất bản, Hoa Kỳ, 1999.

      7/ “Căn phòng thao thức”, sđd, trang 70

      8/ “Loanh quanh những nẻo đường”, sđd, trang 178.

      9/ ”Loanh quanh những nẻo đường”, sđd, trang 179.

      10/ ”Thương du, niềm thương nhớ” in trong cuốn “Đoạn đường Hốt Tất Liệt”, tập truyện, của Lâm Chương, nhà xuất bản Văn Mới, Hoa Kỳ, năm 1998, trang 77.

      11/ “Tìm sông” của Trần Trung Đạo, trang nhà Talawas, ngày 12-11-2004

      12/ ”Nhân sinh quan và thơ văn Trung hoa” của Lâm Ngữ Đường, do Nguyễn Hiến Lê dịch, Ca Dao xuất bản, Sài Gòn, năm 1970, nhà Xuân Thu tái bản, Hoa Kỳ, năm 1991, trang 88.

      13/ “Từ ảo đến thực”, tạp bút, Trần Doãn Nho, Văn Mới xuất bản, Hoa Kỳ , năm 2005

      14/ “Từ ảo đến thực”, sđd, trang 259

      15/ “Tác giả, tác phẩm và sự kiện”, tiểu luận văn học, của Trần Hữu Thục, Văm Mới xuât bản, Hoa Kỳ , 2005, trang 10.

      16/ “Dặm trường”, truyện dài, cuả Trần Doãn Nho, Văn Mới xuất bản, Hoa Kỳ, năm 2001.

      17/ “Viết và Đọc”, tiểu luận, của Trần Hữu Thục, Văn Học xuất bản, Hoa Kỳ, năm 1999.

      18/ “Tác giả, Tác phẩm và Sự kiện”, sđd, mục “Tài liệu tham khảo”, từ trang 347 đên trang 352.

      19/ “Vân Đoài Loại Ngữ” của Lê Qúy Đôn, do Trần Văn Giáp biên dịch và khảo thích; Trần Văn Khang làm sách dẫn; Cao Xuân Hạo hiệu đính và giới thiệu, Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin, Hà Nội, năm 2006, mục Văn Nghệ, điều 19, trang 240.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Đọc vài bài thơ của Đoàn Xuân Thu Lương Thư Trung Nhận định

      - Vũ Thất - Đời Thủy Thủ 2: Lời BẠT Lương Thư Trung Nhận định

      - Vài Ghi Nhận Sau Khi Đọc Lại "Đời Thủy Thủ" Của Nhà Văn Vũ Thất Lương Thư Trung Điểm sách

      - Vài Ghi Nhận Về Những Ngày Đầu Của Tạp Chí Thư Quán Bản Thảo Lương Thư Trung Hồi ức

      - Vài hình ảnh kỷ niệm anh Trần Hoài Thư về Houston mừng Thư Quán Bản Thảo số 100 Lương Thư Trung Tường thuật

      - Vài hình Kỷ niệm Giới thiệu "Thơ Tuyển Toàn Tập" của Trần Hoài Thư Lương Thư Trung Giới thiệu

      - Thơ Đức Phổ, nỗi nhớ, tình yêu và cuộc đời Lương Thư Trung Nhận định

      - Trần Kiều Bạt qua vài câu thơ bắt gặp Lương Thư Trung Nhận định

      - Vài phút với nhà văn Song Thao nhân PHIẾM 10 chào đời Lương Thư Trung Phỏng vấn

      - Thử đọc lại vài trang sách của Trần Doãn Nho Lương Thư Trung Nhận định

    3. Bài viết về nhà thơ Trần Doãn Nho (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về nhà văn Trần Doãn Nho

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Giới thiệu tuyển tập tiểu luận “CÕI CHỮ CÕI NGƯỜI” của TRẦN HỮU THỤC - TRẦN DOÃN NHO (Trần Thị Nguyệt Mai)

      Thế giới truyện ngắn Trần Doãn Nho: Con người là ẩn số của chính mình (Đặng Thơ Thơ)

      Trần Doãn Nho: Chữ Nghĩa - Văn Chương - Cuộc Đời (Trịnh Y Thư)

      Trần Doãn Nho Người Dẫn Nắng Đi Chơi (Nguyễn Lệ Uyên)

      Trần Doãn Nho (Học Xá)

      Thử đọc lại vài trang sách của Trần Doãn Nho (Lương Thư Trung)

      Tiểu sử Trần Doãn Nho  (vanngheboston.com)

      Đàm thoại với nhà văn Trần Doãn Nho

        (Lương Thư Trung )

      Vết xước đầu đời của Trần Doãn Nho  (Nguyễn Mộng Giác)

       

      Tác phẩm

       

      Tự Lực Văn Đoàn và chuyện văn phong

      Văn chương thời kỳ ‘đồ online’

      Trò chuyện cùng Trần Hoài Thư về Thư Ấn Quán & Thư Quán Bản Thảo

      Tạ Chí Đại Trường: miên man chữ nghĩa

      Tôi đọc Vườn Măng Cụt của Trần Mộng Tú

      Norman Mailer, nhà văn “đa sự” của văn chương Hoa Kỳ

      Một khuôn mặt độc đáo của văn chương Ấn Ðộ: Arundhati Roy

      Pablo Neruda: nhà thơ đa dạng

      Sartre và Beauvoir: tình yêu và triết lý

      Bùi Giáng giữa chúng ta

      Võ Phiến - Tâm và Cảnh

      Nắng

      Bữa Ăn

      Vết Xước Đầu Đời

      Tạp ghi tháng tư: Vết thương

      Một cái gì rất Nguyễn Xuân Hoàng: Sổ tay

      (Trần Doãn Nho)

      ‘Nghiệp’ thơ của Trần Yên Hòa (Trần Doãn Nho)

      Đọc Ngu Yên: Trải nghiệm học thuật về thơ

      (Trần Doãn Nho)

       

         Bài viết trên mạng:

       diendantheky.net, damau.org, tienve.org

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc vài bài thơ của Đoàn Xuân Thu (Lương Thư Trung)

      Đọc Chuyện Khảo về Huế của Trần Kiêm Đoàn (Thái Kim Lan)

      Nguyễn Đạt Thịnh: Con Người Và Tác Phẩm (Nguyễn Khánh Văn)

      Stephen B. Young: 'Sự phản bội của Henry Kissinger... khiến Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ' (Huyền Trân)

      Phỏng vấn Giáo Sư Stephen Young (Đinh Quang Anh Thái)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  Bùi Kỷ,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)