1. Head_

    Hùng Lân

    (23.6.1922 - 17.9.1986)

    Lê Thương

    (8.1.1913 - 17.9.1996)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Tình Quê Tường Thuật Và Tình Quê Thăng Hoa Trong Thi Ca (Qua Thơ Đạm Thạch) (Trần Văn Nam) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      11-9-2020 | VĂN HỌC

      Tình Quê Tường Thuật Và Tình Quê Thăng Hoa Trong Thi Ca (Qua Thơ Đạm Thạch)

       TRẦN VĂN NAM
      Share File.php Share File
          

       


            Nhà thơ Đạm Thạch

      Đọc thơ Đạm Thạch đăng trong các tạp chí văn chương hải ngoại, ngoài những nội dung nghĩ về đời về thời thế cũng bao quát rộng như nhiều người khác, do đó không dễ nắm bắt nội dung nào là chủ yếu. Nhưng có hai điều không phải tứ thơ trừu tượng, dễ nhận ra trong thơ anh: tường thuật nhiều về kỷ niệm quê hương thời niên thiếu và dùng khá dồi dào phương ngữ Nam Bộ. “Vấn Đề Phương Ngữ Trong Thơ”, người viết đã một lần bàn qua và có vài ý kiến bất đồng, nên bài viết này muốn trình bày nhận xét thơ anh qua 4 phần như sau: – Tình quê có tính chất tường thuật đi kèm với phương ngữ – Ngôn ngữ tường thuật phát lộ chất siêu hình – Thơ của ngôn ngữ văn chương quy ước thanh nhã và ngôn ngữ văn chượng hiện thực trần trụi – Thơ đến mức độ văn chương độc sáng.


      Tình quê hương ai cũng có với thế hệ những người ra đi sau 1975, thế hệ càng có tuổi đời thì kỷ niệm càng sâu đậm, tình quê thêm thắm thiết. Muốn kể hết ra có tính chất tường thuật qua vần điệu, có thể thích thú với người này mà hững hờ đối với người khác, khi những khác biệt về thổ nhưỡng khá xa. Nhận xét thấy trong thơ Đạm Thạch, tính chất tường thuật muốn kể hết ra những đặc thù của quê mình khá dồi dào, nhất là những bài thơ nhớ thời niên thiếu ở chốn quê nhà...

       

      Đầu tiên, người viết muốn nêu rõ nét tính tường thuật trong thơ Đạm Thạch. Đặc thù của cảnh vật, đặc thù của phương ngữ, hiện diện rất nhiều trong thơ Đạm Thạch, đôi khi quá đặc thù làm người xa với địa phương mình không rõ cảnh vật ra làm sao, từ ngữ riêng đó nghĩa là gì. Thậm chí có người không mường tượng những hàng so đũa thanh nhã với hoa trắng lắc lư rất đẹp, vì họ chỉ thường thấy hoa so đũa bán ngoài chợ (hoa so đũa trắng, có loài màu đỏ, thường được dùng để nấu canh chua, hoặc ăn trong món “lẩu” ở Nam Bộ.) Thật ra so đũa là thực vật nhập từ xứ Mã Lai. Những điều quá đặc thù về cảnh vật và phương ngữ riêng ở Nam Bộ thấy rải rác trong thơ Đạm Thạch (chẳng hạn: mừng quýnh, mủ mĩ, tròn ủm, lúc vầy lúc khác, gọn lòn, tươi rói, muỗng vùa, phủi cẳng lên giường, bện khít rim, neo ụ lại, bất kể quân thần, đau thấu ông bà ông vải, lón lén, nghèo mạt rệp...) Dồi dào tính tường thuật tình quê đậm nét địa phương, có khi làm ta thấy tác giả không ngần ngại dùng phương ngữ (như nở tè le); có khi làm ta thích thú với những cách ví von rất thơ tự coi mình như con cá lìm kìm khiêm tốn; có khi khiến ta lưu tâm những phát biểu ý kiến về “thế đứng” của con cá giữa hai dòng mặn ngọt:


      ... Tuổi thơ tôi mùa mưa thăm nấm mối

      Trong lùm tre, bụi khóm, bờ nương

      Thấy đất nứt lấy tàu dừa đậy lại

      Phổi nấm tàn, nấm bỏ nở tè le.

      (Trong bài: Bến Tre Tuổi Thơ – Một Đời Tôi Yêu Đó)


      ... Tôi như con cá lìm kìm trong mương cạn

      Sống quẩn quanh ở kinh rạch quê nhà

      Thả trôi nổi theo nước ròng nước lớn

      Đâu có bao giờ trước vọng đi xa.

      (Trong bài: Con Cá Lưu Vong)


      ... Con cá duồn vẫn tra dòng sông ngọt nước

      Cá chìa vôi thích biển mặn vẫy vùng

      Cá Cháy thịt ngon và trái ngược

      Sống một đời giữa mặn-ngọt riêng-chung

      ... Ôi! Con cá sống giữa dòng gạch nối

      Khác con người lặn ngụp cả hai nơi...

      (Trong bài: Con Cá Cháy)


      Đến phần “ngôn ngữ tường thuật phát lộ chất siêu hình” thì vấn đề có lẽ ở ngoài chủ tâm của tác giả. Điều này vẫn thường có, không ở người sáng tác mà ở nội tại chính trong ngôn ngữ. Ví dụ khi ta đọc tới “chín mươi chín ngọn Hồng Lĩnh” thì ngôn ngữ ấy nhắc nhở đến nhân vật văn chương kỳ tài; đọc tới “đầm lầy U Minh Hạ" khiến ta mường tượng rừng tràm mịt mịt một vùng bao la, đọc tới “ngàn cánh chim trên trời Việt Bắc” làm ta nghĩ đến đồi núi chập chùng của một dải biên cương mà một nhạc sĩ lớn đã hứng cảm. Cũng vậy, “con cá duồn Biển Hồ, cá chìa vôi Vàm Láng Gò Công" trong thơ Đạm Thạch gợi cả một dòng trường giang trên con đường di chuyển của muôn loài cá tôm từ Biển Hồ ở Kampuchia ra tới cửa sông Cửu Long Giang. Nó nhắc việc cần giữ môi trường làm nguồn sống cho bao nhiêu triệu con người. Nó nhắc đến viễn tượng tranh chấp quốc tế của dòng nước sinh tử trong tương lai. Mười mấy đập nước ở thượng nguồn Mekong, những kế hoạch khổng lồ chuyển nước Mekong từ Lào qua Thái Lan, đại công trình thủy lộ từ Miến Điện nối vào Mekong để tới Vân Nam, tất cả làm cho chúng ta lo về sinh thái, lo về những toan tính lớn có ảnh hưởng lợi hay hại cho toàn vùng. Có vẻ lớn lao, ta nghĩ đến việc tạo dựng hòa bình vĩnh viễn giữa Việt Nam và Kampuchia với kế hoạch hai quốc gia cùng nhau hợp tác làm hồ chứa nước khổng lồ tại Kontum để đưa nước vào Mekong trong mùa hạn. (Hồ chứa nước có thể thực hiện, vì là chỗ hợp lưu sông Poko Việt Nam và sông Xê Xan của Kampuchia chảy vào Mekong).


      Biển Hồ và Vàm Láng Gò Công, địa danh khiến ta nghĩ xa xôi, vì ngôn ngữ gợi về một hành trình xa xôi. Cũng vậy, sinh vật từng hiện diện rồi mất tích gợi cho ta những ý nghĩ xa xôi khác, xa xôi về lẽ sinh diệt mất còn của các tạo vật trong vũ trụ. Có loài một thời hiện diện nay diệt vong, bằng chứng sự có mặt của chúng là những hóa thạch xưa hàng chục triệu năm. Ta nhớ đến cá voi Moby Dick của nhà văn Mỹ Herman Melville, cá voi trắng ngoi lên trong những đêm sương mù và đàn chim linh hộ vệ bay phía trên. Cá voi trắng là tạo vật thiêng liêng của Tạo Hóa, vậy mà một thuyền trưởng dám thách đố dong thuyền khắp đại dương đi tìm để trả thù, vì Moby Dick từng làm ông cụt chân trong một chuyến săn cá voi. Con cá Cháy chỉ ngoi ăn sương khi đêm về sáng và chỉ có ở Trà Ôn mà thôi, đây là một huyền-ảo-có-thực như huyền ảo “cá bông lau” khổng lồ chỉ có ở Vàm Nao và một khúc sông sâu thuộc địa phận Thái Lan; hoặc như huyền ảo loài “cá heo Mekong” chỉ lên xuống một vùng gần Thác Khone thuộc địa phận Kampuchia:


      ... Con cá duồn từ Biển Hồ ngon thế nào Bến Tre đã biết

      Hay cá chìa vôi Vàm Láng Gò Công

      Tôi vẫn nhắc hoài con cá Cháy

      Sống giữa dòng nước lợ miệt Trà Ôn

      (Con cá thích trầm sâu giữa dòng mặn-ngọt

      Ngoi ăn sương giữa đêm về sáng)

      (Trong bài: Con cá Cháy)


      Từ ngữ “vàm sông” ở vùng ven sông Cửu Long được quen dùng trong tiếng nói dân gian, ở đâu cũng nghe nói tới vàm sông; nó chứng tỏ sự trù phú của vô vàn sông rạch nhỏ chảy vào sông cái Cửu Long Giang; nó gợi trong ta tiếng róc rách ngàn năm của thủy triều lên xuống, của nước ròng nước lớn. Ta không rõ đây là ngôn ngữ quy ước chung cho cả ba miền Nam Trung Bắc Việt Nam chỉ về chỗ sông rạch chảy vào sông lớn, hay đây là phương ngữ Miền Nam. Nhưng dù là phương ngữ hay không, "vàm sông” gợi lên tính chất siêu hình của chu kỳ sông nước, của thiên nhiên vận chuyển tuần hoàn:


      ... Nhanh nhanh lên còn ở đầu vàm

      Con sông rộng còn nhìn triều sóng vỗ

      Kẻo rồi đây luồng kinh rạch xa xăm

      Nhanh nhanh lên khi còn ngoài sống cái...

      (Trong bài: Nhanh Nhanh Lên)


      Ta đã vừa hứng thú với cách mô tả so sánh đặc biệt (như trường hợp con cá kìm) và từ ngữ dù địa phương vẫn gợi tính siêu hình về chu kỳ và hành trình xa xăm, nhưng làm khi ta thấy tác giả tường thuật hơi nhiều và dùng phương ngữ khắp các bài thơ (nhất là những bài thơ nhắc nhở thú vui thời niên thiếu nơi quê hương), bây giờ ta sẽ tìm thấy ngôn ngữ văn chương quy ước rất trang nhã của Đạm Thạch, đồng thời với ngôn ngữ trần trụi của thơ hiện thực rất đời thường không riêng gì ở Nam Bộ. Chính vì tận dụng phương ngữ, chính vì quá nhiều tính tường thuật đặc sản quê mình, mà có thể ta không đọc hết để bắt gặp tính văn chương quy ước rất chung cho cả ba miền trong thơ, không có chất gì riêng Nam Bộ.

       

      Qua thơ Đạm Thạch, ta không khỏi liên tưởng (không phải so sánh) đến thơ Nguyễn Du trong đoạn Hoạn Thư tự nhủ về những khôn khéo cần thi thố để đối phó với liên hệ tình cảm giữa Thúc Sinh và Thúy Kiều:


      ... Trốc mồ dĩ vãng một thời

      Chính anh tẩn liệm, chôn vùi, lãng quên

      Làm chi sóng gió bấp bênh

      Thuyền không bến đậu cuối ghềnh, đầu song

      Làm chi mặt lạnh như đồng

      Ngày cơm nước nhạt, tối phòng quạnh hiu...

      (Trong bài: Chi Bằng Nếu Em Đừng Nói)


      Văn chương quy ước trang nhã, ta đã thấy trong thơ Đạm Thạch. Và văn chương quy ước hiện thực ta cũng thấy trong thơ anh. Sở dĩ ta thêm từ ngữ quy ước, vì những câu thơ trần trụi dễ làm ta nghĩ đó là thơ “nói thẳng” kiểu Nam Bộ, mà thật ra tính chất trần trụi trích trong thơ dưới đây không dành riêng cho miền nào. Từ ngữ diễn tả những điều xấu trong xã hội, những cái thật trong đời sống, những cần thiết cho nhu cầu:


      ... Thư cho vợ đã giấu thầm giọt lệ

      Quà thăm nuôi em chớ bận tâm

      Tiện thì gửi mắm ruốc

      Nhớ xào thiệt mặn

      (Trong bài: Dẫu Biết Rằng)


      ... Mỗi ngày nhìn sông Cái Khế

      Rác rưởi, lời chửi, trộn vào nhau

      (Trong bài: Trên Bến Củi)


      ... Hồi ấy tiếng gõ mì khuya khoắt

      Dựng tôi lên trong ngõ hẻm tồi tàn

      Hồi ấy giọng rao chè lạnh buốt

      Đọng trong tôi bao số phận nghèo nàn

      (Trong bài: Tín Hiệu Đổi Thay)


      Kể ra, tính chất thơ tường thuật, tính chất thơ tận dụng phương ngữ, tính chất thơ thuộc văn chương quy ước trang nhã hay văn chương hiện thực, ta đã thấy hiện diện trong thơ Đạm Thạch, nhưng ta chưa hoàn toàn đồng điệu với các đường hướng ấy. Vậy thì sau đây là đường hướng ta đồng ý nhất. Đó là độc sáng những bài thơ hay câu thơ lạ, riêng biệt chưa ai có, dĩ nhiên là đạt chất thơ. Tân kỳ nhưng thiếu chất thơ thì không phải thơ mà chỉ là câu viết lạ lẫm. Dù có dùng phương ngữ, dù có tường thuật đặc sản đặc điểm quê mình, nhưng đã được thăng hoa thành thơ độc đáo, tránh khuôn sáo lặp lại những điều nhiều người khác đã từng đặt thành thơ thành văn từ lâu rồi.


      Nhà thơ Mai Băng Phương ở thành phố Hà Nội trong tuần báo Đời Mới khoảng năm 1953 đã làm tân kỳ một hình ảnh được nhắc nhở nhiều trong thơ, tà áo tím: “Tím tím tà bay, tím tím lên thân/Ôi tím ơi sao màu tím phân vân” (tân kỳ ở từ ngữ màu áo leo lên thân thể). Nhà thơ Thanh Thuyền ở thành phố Huế cũng trên tờ Đời Mới năm 1954 đã tân kỳ hóa mùa thu như chiếc xe trời đem về gió lạnh: “Thu chở heo may vàng cỏ dại/Hoàng hôn ngăn bóng nẻo kinh kỳ”. Nhà thơ Tô Thùy Yên năm 1974 đã tạo từ ngữ khá mới “ngất gió trùng điệp” và “nỗi tả tơi” nói về gió chướng nơi đảo Trường Sa: “Nghe cây dừa ngất gió trùng điệp/ Suốt kiếp đau dài nỗi tả tơi”.


      Nếu truy tìm thì sẽ không hiếm những câu thơ tân kỳ trong thật nhiều nhà thơ xưa nay, nhưng tìm được nguyên bài thơ tân kỳ thì thật ít khi, vì các nhà thơ nhiều người không chủ trương sáng tạo hoàn toàn tân kỳ, nên chỉ thỉnh thoảng tạo vài từ ngữ độc sáng. Đôi người chủ trương quyết liệt dùng toàn thơ từ ngữ mới lạ, cách đặt câu không ngại quy ước văn phạm, đưa vào toàn thi ảnh quái dị hoặc gây choáng váng thuần phong mỹ tục, đó là những người muốn tạo một trang mới cho lịch sử văn chương. Còn đa số, làm thơ là muốn được người đời chấp nhận ngay nên phải sáng tác trong quy ước chung về Chân Thiện Mỹ, cho nên các câu thơ tân kỳ không đến mức độ quá đáng. Ta tìm thấy trong thơ Đạm Thạch những câu thơ độc sáng trong khuôn khổ quy ước Chân Thiện Mỹ; văn chương thăng hoa thổ nhưỡng đặc thù và phương ngữ; hoặc tạo từ ngữ khá mới thật đắc địa (như “chiếc lá đuối sức” rơi trong chiều cuối năm):


      ... Xa rồi tuổi hụp kinh mương

      Chỉ còn ngụp lặn với bươn chải đời

      (Trong bài: Câu Thơ Còn Cố Mỉm Cười)


      ... Thương em ngồi khóc lục bình

      Tôi còn trôi giạt với nghìn nỗi đau

      (Trong bài: Dỗ Tình)


      ... Chiều cuối năm chiều thấp ngang vai

      Chiếc lá đuối đường bay nỗi nhớ

      (Trong bài: Chiều Cuối Năm)


      Đạt được cái lạ trong nội dung quen, nói về tình yêu (đôi lứa chứa đựng nhau trong hồn); với cách dùng từ ngữ quy ước chung cho cả ba miền Nam Trung Bắc; với so sánh thân thiết tình yêu qua vật liệu gần gũi của người sống nơi miệt vườn; lời thơ giản dị nhưng không thô thiển... phải chăng đó là những ưu điểm gần đến mức độc sáng trong bài thơ “Đựng” của Đạm Thạch:

      Cái giỏ đựng mận

      Dòng sông đựng cá

      Bầu trời đụng chim

      Mẹ đựng con

      ... Duy chỉ có anh và em

      Không là gì

      Mà đựng lẫn nhau

      Anh đựng em

      Em đựng anh

      Đựng cả hình hài và nỗi nhớ.

      (TVN - Tháng 10 năm 2009)

      Trần Văn Nam

      Nguồn: Tiếp Nối Dòng Cảm Thức Văn Học Sau Năm 1975
      Tác Giả Xuất Bản 2016

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Nghĩ Về Di-Cảo Mấy Ngàn Trang Của Một Nhà Thơ Yểu Mệnh Trần Văn Nam Nhận định

      - Tình Quê Tường Thuật Và Tình Quê Thăng Hoa Trong Thi Ca (Qua Thơ Đạm Thạch) Trần Văn Nam Nhận định

      - Giang Hữu Tuyên, Nhà Thơ Hải Quân Nhưng Tâm Hồn Hướng Về Châu Thổ Trần Văn Nam Nhận định

      - Có hay không sự chuyển đổi tình cảm trong thơ phổ nhạc Trần Văn Nam Nhận định

      - Trường ca khi ở trên tầng bình lưu Trần Văn Nam Thơ

      - Hà Nguyên Du đi giữa Duy Mỹ của Thơ Cũ và rất Hiện Đại của Thơ Tân Hình Thức Trần Văn Nam Nhận định

      - Với nhà văn Mặc Đỗ, ta biết thêm vài điều qua cuốn sách mới nhất của ông Trần Văn Nam Nhận định

      - Nhà Văn Lữ Quỳnh Viết Truyện Phản Chiến Ở Vị Trí Và Bối Cảnh Nào? Trần Văn Nam Nhận định

      - Dẫn Lược Từng Chương Tiểu Thuyết Danh Tiếng của Thomas Hardy Trần Văn Nam Giới thiệu

      - Chất Thơ Do Cảm Nhận Vài Kiến Thức Về Tư Tưởng Của Kant Và Hegel Trần Văn Nam Nhận định

    3. Bài viết về nhà thơ Đạm Thạch (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Đạm Thạch

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Tình Quê Tường Thuật Và Tình Quê Thăng Hoa Trong Thi Ca (Qua Thơ Đạm Thạch) (Trần Văn Nam)

      Đạm Thạch, Người Làm Thơ Miền Nam (Trần Yên Hòa)

      Đạm Thạch: “Con Cá Lưu Vong” (Du Tử Lê)

      Giới thiệu tập thơ: Con Cá Lưu Vong của Đạm Thạch (Trần Yên Hòa)

       

      Tác phẩm của Đạm Thạch

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Nhớ và Quên

      Truyện và Thơ trên Bạn Văn Nghệ

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Vài cảm nhận nhân đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Đỗ Anh Hoa)

      Lữ Quỳnh, Bạn Tôi (Trần Hoài Thư)

      Nguyễn Thụy Đan: Những thác ghềnh ẩn mật (Nguyễn Minh Nữu)

      Nguyễn Minh Nữu (Nguyễn Vy Khanh)

      Nguyễn Thị Thanh Dương và Một Buổi Giới Thiệu Sách Thật Cảm Động (Chu Tất Tiến)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)