1. Head_

    Bùi Giáng

    (17.12.1926 - 7.10.1998)

    Du Tử Lê

    (.0.1942 - 7.10.2019)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Nhà Văn Lữ Quỳnh Viết Truyện Phản Chiến Ở Vị Trí Và Bối Cảnh Nào? (Trần Văn Nam) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      15-9-2017 | VĂN HỌC

      Nhà Văn Lữ Quỳnh Viết Truyện Phản Chiến Ở Vị Trí Và Bối Cảnh Nào?

        TRẦN VĂN NAM
      Share File.php Share File
          

       

       

      “Thư Quán Bản Thảo” số 76 (tháng 9/2017), và Tập thơ của Trần Hoài Thư

      Đọc những bài thơ và truyện của nhà văn Lữ Quỳnh, độc giả chắc đều chung mang cảm nhận được nghệ thuật thiên về tác dụng gây xúc cảm nghệ thuật trong thơ (những tiếng vang vọng và hình ảnh nghiêng về hội-họa); và nội-dung nếu là truyện về chiến tranh thì đều có tính phản-chiến không mang màu sắc chính trị. Những điều này thật rõ ràng, và cũng chính vì vậy mà khi bàn về thơ truyện của Lữ Quỳnh, người viết bài này ngại có sự trùng lẫn với những bài viết của vài tác giả khác. Bắt gặp những câu thơ nào đắc ý nhất có thể tùy theo từng người, và cũng có thể đều cùng bắt gặp bởi cảm-thức đồng hành, do vậy lời bàn chắc phải bàn bằng những lời lẽ giống nhau, hay gần giống nhau. Văn hóa vốn thuộc truyền thống và cộng đồng, sự tương tự là lẽ tất nhiên.


      Tác phẩm “Những con chữ lang thang không ngày tháng” của Lữ Quỳnh xuất bản tại hải ngoại trong năm 2016, gồm có nhiều bài thơ và nhiều truyện của tác giả, chắc đây là cuốn sách toàn-tập của nhà văn, và chắc mang nguyện vọng để lại cho đời công trình tim óc khá đầy đủ của mình. Thơ gồm 61 bài được tác giả có vẻ trang trọng đặt vào phần đầu của toàn tập, nhưng số lượng truyện của nhà văn Lữ Quỳnh bao trùm cuốn sách trên 530 trang, điều này khiến độc-giả có thể lưỡng lự gọi ông là Nhà Văn hay Nhà Thơ. Riêng những người bạn tâm-giao ông thường nhắc đển như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, họa sĩ Bửu Ý, họa sĩ Đinh Cường, nhà văn Trần Hoài Thư; thì chắc chắn họ có thể hiểu tâm hồn Lữ Quỳnh sâu đậm hơn. Ở xa, chỉ qua tác-phấm, ta lờ mờ nhận ra tâm hồn Lữ Quỳnh nghiêng về nghệ thuật Thơ ở phong cách Thiền Vị mà đậm nét là những tiếng vọng xa xăm; nghệ thuật Họa thì ở phong cách chọn lọc cái gì sắc nét, tức là ghi dấu hình ảnh nào nổi-trội trên bối cảnh mông quạnh hay trắng mờ sương khói. Nhận thấy trong thơ Lữ Quỳnh có vài hình ảnh đầy ấn-tượng như vậy, nhưng người viết không rõ thuật-ngữ trong hội họa gọi phong cách ấy là gì. Xin trích dẫn ra đây những câu thơ vang vọng và những câu thơ chủ ý chọn hình ảnh gây xúc cảm nghệ thuật của tác giả Lữ Quỳnh:

      ngày tôi về không còn anh

      chỉ gió lang thang

      trên vòm sấu già

      con đường Duy Tân khô khốc

      ánh đèn đêm.

      (trong “bài tháng tư”)


      nửa đêm tỉnh giấc

      nghe tiếng gà trưa

      đêm nắng ngày mưa

      nửa vòng trái đất

      ... bàn tay ký ức

      lồng ánh trăng hao

      nhớ nắng vườn cau

      mịt mùng mây trắng...

      (trong “đêm, ngày”)


      ... bầy quạ giăng hàng trên dây thép

      những nốt nhạc đen giữa hoàng hôn

      chập chờn trùng vây mộ địa...

      (trong “những giấc mơ tôi”)


      ... chiếc cầu sắt đen

      những thanh tà vẹt rỉ

      tàu qua mỗi buổi chiều

      để lại tiếng còi hoàng hôn

      ... người lính buồn nằm xuống

      giấc ngủ ruộng đồng

      mênh mông mây trắng

      tiếng vỗ cánh

      hư không.

      (trong “người lính buồn”)

      Nghệ-thuật Thiền-vị trong thơ, hình ảnh trổi bật trong Hôị-họa, ta cảm nhận mà khó viết thành một bài nhận-định độc đáo, vì đề-tài này đã có thật nhiều những bàn luận. Tính phản-chiến ở trong truyện cũng là đề tài quen thuộc khi liên-hệ đến chiến tranh Việt Nam trước 1975, vì vậy muốn tránh cảm nghĩ thoạt tiên của độc giả về sự nhàm chán lặp lại của đề-tài này, thiết nghĩ sự độc đáo ở chỗ thử nêu ra bối cảnh nào khiến tác giả Lữ Quỳnh đã hoàn thành (viết và xuất bản trước 1975) hai tập truyện mà toàn bộ nội-dung đều là phản-chiến: Tập truyện ngắn “Cát Vàng” xb. năm 1971(bài của Trần Văn Nam viết về tập truyện “Cát Vàng” đã có trên vài mạng điện tử); và tập truyện vừa “Những Cơn Mưa Mùa Đông” xb. năm 1974. Người viết bài này chỉ mới đọc kỹ hai tác phẩm trên, và kể như biết khá đầy đủ vị trí đứng nhìn chiến tranh và bối cảnh khi sáng tác của Lữ Quỳnh, nên mới thử lấy đó mà nhận định tại sao tác giả cần viết về truyện phản chiến. Nếu là phản chiến địch-vận thì vị-trí tác giả phải là người của chiến tuyến Xã Hội Chủ Nghĩa. Nếu là phản chiến Nhân Bản Ngoài Cuộc thì vị trí phải là người ngoại quốc không thân Mỹ, cũng không ghét Mỹ, nên mới tránh được chủ quan khi phán đoán. Lữ Quỳnh là một sĩ quan (ngành Hành chánh Quân-y của Quân Đội Miền Nam trước1975, tức Việt Nam Cộng- Hòa); phục vụ gần suốt đời quân ngũ tại Tổng-Y-Viện Đà Nẵng, rồi Quân-Y-viện Quy Nhơn, vậy ông viết truyện phản chiến theo “quan-điểm” nào? Hằng ngày ở tại bệnh viện, ông chứng kiến những thống khổ thương tích, những thảm cảnh tang tóc, từ các chiến trường đưa về. Với bối cảnh đó, ông viết theo tâm tình ngao ngán chiến tranh của người dân, muốn được yên ổn hòa bình, không gợn ý-thửc chính trị làm lung lạc hay tác động thuộc phe phái nào. Ông nương theo cảm nghĩ của người dân bình thường trong những gia đình ly tán, kể như không có màu sắc ý-thức-hệ nào. Những cảm nghĩ ấy có thể không làm hài lòng người của hai chiến tuyến. Ta có thể theo dõi cảm nghĩ thực tế này ở bố-cục diễn tỉến trong tập truyện vừa “Những Cơn Mưa Mùa Đông”. Tác giả đã sắp xếp truyện vừa này thành một chuỗi thứ tự có đánh số chương từ I đến XI. Ta thử tóm tắt cho mỗi chương và trích dẫn nguyên văn của tác giả để chứng minh “tâm tình phản-chiến” không màu sắc chính trị của người dân. Tác giả chỉ khách-quan nêu ra ý-kiến của người dân, không thêm lời bình-luận nào, chủ-đỉch làm nổi bật lòng ngao ngán chiến tranh của người dân, do họ đã trải nghiệm những mất mát chia ly trong gia đình. Tác giả thông cảm những thống khổ ấy hằng ngày như đã nói trên, vậy “tâm tình phản chiến” của người dân là thực tế. Với lòng mộ đạo từ-bi của Phật-Giáo, thể-hiện qua những câu thơ của Lữ Quỳnh: “... thanh tịnh quang chân tâm/áng măy vàng tưởng niệm... khai tâm sám pháp di đà/đêm xanh ngồi niệm hằng hà bóng sao... tâm nay nến sẵn ân cần/thắp lên ánh đạo pháp thân hướng người...”, tác giả đồng cảm tâm-tình phản-chiến thực-tế của người dân. Họ không nghĩ xa xôi những viễn ảnh chính trị của hai bên chiến tuyến. Ta có thể nhìn thấy qua diễn-tiến cốt truyện biểu-hiện “tâm-tình phản-chiến” thực-tế của người dân trong tập “Những Cơn Mưa Mùa Đông”:


      Phần I: Ông nội và cháu Vũ đang sống trơ trọi nơi vùng quê không an ninh. Tâm tình của ông nội muốn xa lánh chính trị khi nhớ đến một đứa con đã chết vì chính trị: “Nghịch ngợm như mày... Lại cái tội háu ăn nữa... Thế mà rồi mày không còn ở với tao, mày lại chết trong tư thế của ngưởi lớn...”


      Phẩn II: Lúc này, Vũ đã 11 tuổi. Mẹ Vũ có chồng đi tập-kết ra Bắc, lâu năm đợi chờ mòn mỏi, có ý tiếc thời xuân sắc của mình, bâng khuâng trước tình cảm của đồn-trưởng nghịch chiến tuyến với chồng. Những biến chuyển lung lạc tình cảm của người đàn bà được nhà văn diễn tả: “Anh bỏ đi chừng ấy năm rồi đấy. Ngày chia tay chị đâu có nghĩ đến thời gian xa cách biền biệt đến thế này... Người đàn ông làm đồn trưởng trên khúc sông mà thuyền buôn của chị thường qua lại... ánh mắt y hướng về phía chị và bốn mắt tình cờ giao nhau... Chị đứng dậy cúi nhìn ngực mình. Bộ ngực căng cứng sau lớp vải áo không có nịt vú... chị thấy màu da trắng ngần của mình... vừa đi vừa nghĩ: đã bao lâu rồi mình không để ý đến thân thể mình?”


      Phần III: Thêm chi tiểt tuy tác giả viết mập mờ không rõ lắm về thảm cảnh ly tán dành cho số phận những người con trai của ông nội: cha Vũ tên Cung đi tập kết; hai người chú của Vũ cũng đã mất, mà một người thì hình như bị chết chém vì tham gia chính trị. Ở đây, tác giả lặp lại ý tưởng không ưa chính trị của ông nội từng biểu lộ lúc nói thầm với những người con đã mất, trong phần I: “Tham gia, tham dự, tham gì gì đi nữa, rồi cũng chỉ có khổ cái thân già của cha mày thôi con ạ.”


      Phần IV: Trong đêm với cơn mưa dài mùa đông, có một người lạ mặt đến báo tin: Cha Vũ từ miền Bắc đã đã trở về, hiện đang là Chủ-tịch liên tỉnh. Trích dẫn những vẻ bí mật trong đàm thoại khi người liên-lạc-viên đến trong đêm khuya: “Ảnh của anh ấy đây mà. Trời ơi, anh đây mà. Anh khác quá... Xem rồi đốt ngay đi. Bác và chị đều mạnh cả chứ?... Không lâu lắm đâu. Chính nghĩa sẽ phải thắng... tôi già rồi. Tôi không mơ ước gì nữa hết ngoài việc mong sao gia đình sớm đoàn tụ...”


      Phần V: Đồn trưởng lập kế, lấy cớ một đêm mất an ninh, yêu cầu các thuyền buôn phải ngủ đêm gần đồn, chủ đích quyến rũ mẹ Vũ, người đàn bà mà ông biết rõ lý lịch có chồng đi tập kết. Trích dẫn những dòng về ý thức kháng cự nhưng yếu ớt, cảm thức bẽ bàng, rồi lại xuôi tay đi vào cảm giác: “Người đàn bà ý thức rõ ràng: có phản đối, kháng cự gì chăng nữa thì phải hành động ngay từ đầu, ngay trước khi bước chân vào căn phòng của y... Khi ở trong căn phòng người đàn ông rồi thì tất cả những chống đỡ của chị tưởng đã quá muộn... Chị nhìn y bình thản ngồi hút thuốc trong lòng chiếc ghế mây lớn... Trong sự im lặng bình thản đó của người đàn ông, chị còn tìm thấy vẻ đắc thắng đầy tự tin của y. Điều này bỗng làm chị đâm giận mình khủng khiếp. Chị muốn nguyền rủa chị, khinh bỉ chị... Chị nhắm mắt lại. Hình ảnh người chồng xa xăm theo thời gian đã mất hút dễ dàng... Chị đã quên tất cả. Trong chị chỉ còn có biển cảm giác hực lửa.”


      Phần VI: Mẹ Vũ thú nhận với cha chồng về ý định lập gia đình với đồn trưởng. Những chuyến về thăm con và nhà chồng cũ ngày càng thưa thớt, cuối cùng thì hoàn toàn chấm đứt. Ông nội muốn Vũ lên tỉnh học, không nên ở vùng quê thiếu an ninh. Trích dẫn phản ứng nửa khinh giận, nứa thúc thủ trước động cơ dứt khoát ra đi của con dâu: “Người đàn bà nói, nhưng đến một lúc nào đó rồi cũng phải im lặng khi người đối diện mình với thái độ im lìm khinh bỉ đến bất động như tượng đá... Quyền chị. Tôi tiếc chị đã quyết định quá sớm... Quá sớm ư? Cung, người con trai của ông bỏ đi từng ấy năm rồi mà ông còn bảo là quá sớm ư? Ông còn muốn đứa con dâu của mình chờ đợi Cung đến bao giờ nữa?”


      Phần VII: Vũ lên tỉnh học đã mấy năm rồi, nay đã 16 tuổi. Đồn trưởng bây giờ thành phế binh do thương tích đụng trận. Mẹ Vũ đã có con với người chồng mới đó, hai người sống tại một vùng thôn dã nhưng không xa nơi Vũ trọ học. Vũ cũng đã vài lần đến thăm. Do ảnh hưởng từ ông nội, Vũ tỏ ra không ưa tham gia tổ chức chính trị như Thông, bạn học của Vũ. Và Vũ cũng không ưa đời lính tráng qua đôi lần đàm thoại với cựu đồn-trưởng: “... tình hình mỗi ngày một khó khăn. Không khéo vài năm nữa thằng Vũ đi lính gấp... Không. Không bao giờ tôi đi lính... Người đàn ông và cả mẹ Vũ không thể nào hiểu được... Nếu họ nghe được câu hỏi vang lên theo nhịp tim đứa trẻ thì sẽ không bao giờ họ hỏi hoặc có thái độ chạm đến sự phẫn nộ của hắn... Vũ thường tự hỏi tại sao cha hắn bỏ đi. Tại sao người ta có thể chọn lựa một cuộc sống quá khó khăn... Hình ảnh những người chú bị chết chém... Với tâm trạng đó, Vũ làm sao nghe được những lời... về chuyện chiến tranh, lính tráng; nhất là sự chém giết...”


      Phần VIII: Do đã trải nghiệm nỗi buồn của một gia đình nhiều mất mát ly tán, Vũ có khuynh hướng cầu an, không có tinh thần tranh đấu như Thông, và đầu não chỉ huy là Thầy Trần. Trích dẫn sau đây hai thái độ trái ngược ấy: “Thông ạ, tôi không biết ngày trước, nghĩ thế nào mà ba tôi thoát ly gia đình một cách dứt khoát như vậy... Mẹ như bỏ đi hẳn... còn ông nội già nua... ông chờ gì ở người vắng mặt?... ông chỉ chờ và ao ước mỗi một điều là sự yên ổn, sum vầy.... Thông nói: Mình hãnh diện khi học môn Việt sử. Tao nghĩ mày càng hãnh diện hơn khi có một người thân yêu như vậy.”


      Phần IX: Năm nay, Vũ về quê ăn Tết sớm với ông nội, rồi sẽ trở lại tỉnh hưởng một Tết tha hương với bạn đúng ba ngày xuân. Nhưng ông nội muốn Vũ trở lại tỉnh sớm hơn vì tình hình vùng quê đang bất ổn. Trích dẫn những điều lo lắng của ông nội Vũ: “Mày về chỉ gây thêm mối bận tâm. Lo âu cho tao thôi... Tao biết sắp lộn xộn tới nơi rồi...“


      Phần X: Vũ trở lại tỉnh trong một ngày mưa buồn. Phần tả quang cảnh buổi lên đường và lời dặn dò của ông nội, khiến độc giả phân vân phải chăng tác giả dự báo có màu xanh vương lên từ sự khô héo; đồng thời như có dự báo những điều không may trong những lời nói gở: “Vũ sững sờ trước cây mai chết khô... Chợt Vũ chú ý đến một chút màu xanh nhô ra... để rồi sung sướng đến ngất ngây... cành mai khô kia vẫn chưa chết...Vũ à, con nhớ đi chuyến xe thứ hai... Đường sá lúc này nguy hiếm lắm đấy... Ông nội yên chí, cháu đâu có gấp gì... Hơn nữa, rủi ro lắm mới gặp... Ông già suỵt: Thôi đừng nói nữa.”


      Phần XI: Phần trước, tác giả khiến ta nghĩ tới màu xanh hy vọng; đồng thời lại khiến ta nghĩ tới dị-đoan trong lời nói gở. Phần cuối này, tác giá lại khiến ta nghĩ tới sự may mắn hay rủi ro trong thời chiến tranh, con người không tiên đoán nỗi: tưởng may mà là rủi, tưởng rủi mà lại may... Vũ đi chuyến xe đầu tiên, theo thường lệ có lính mở đường mà bây giờ vẫn chưa khởi sự. Xe lại trục trặc máy móc cần sửa chửa. Phải chăng đó là may. Bỗng một đoàn xe nhà binh gấp rút đi qua, vậy không cần lính mở đường. Và xe hành khách lại nổ máy, bám kịp sát đuôi chiếc xe cuối của đoàn công-voa nhà binh. Nhưng đây lại là rủi: đoàn xe nhà binh bị phục-kỉch; xe hành khách bám sát đuôi cũng bị trúng nhiều loạt đạn, Vũ bị tử-thương ngay ở những trái đạn đầu tiên: “Đôi môi Vũ run rẩy, cuối cùng chỉ thốt được hai tiếng “cha ơi”, trong khi hình ảnh khu vườn của mùa mưa quê nhà, chiếc đầu lắc lư của ông nội, cùng với những kỷ niệm hẩm hiu thời thơ ấu của Vũ hiện ra để rồi trắng dần như mưa mù mùa đông.”


      Qua cốt truyện gồm 11 phần mang tính kết cấu xếp đặt diễn tiến, mở đầu với hai ông cháu, kết thúc cũng là hai ông cháu (cháu thì tử nạn trong cuộc giao tranh; ông thì tiếp tục sống hấm hiu trong vùng quê bất ổn). Hai nhân vật này là chính, cùng mang tâm tình mong đừng có chiến tranh, nhưng rốt cuộc họ chính là nạn nhân. Chiến tranh oan nghiệt và phi lỷ phủ trùm hai nhân vật này. Họ muốn tránh mà không thoát khỏi. Những nhân vật tưởng là chính diện như người cha của Vũ (tập kết ra Bắc và trở về hoạt động); hoặc như Đồn trưởng phía quân đội Miền Nam (Việt Nam Cộng Hòa); hay người mẹ của Vũ (tình yêu trước và sau cho hai ngưởi đàn ông thuộc hai phía đối nghịch): Họ chỉ là phụ-diễn để làm hiện rõ “tâm tình phản chiến” của hai ông cháu. Xin không dùng từ ngữ “quan điểm phản chiến”; bởi vì “Quan Điểm” mang tính trừu-tượng thuộc vể lý tưởng; còn “tâm tình phản chiến” mang tính cụ thể của những con người đã thực sự chạm trán với thống khổ do chiến tranh. Ông già thì với ba người con ly tán và chết vì cuộc chiến; đứa trẻ có người cha biền biệt và người mẹ bỏ đi lấy chồng khác. Cho nên phản chiến thực tế từ hoàn cảnh. Bài này chủ yếu là trích-dẫn: Những trích dẫn trong 11 phần trên chủ-đích làm độc giả cảm thông tính chất “phản chiến thực tế”, có thể không sâu xa như “phản chiến lý tưởng” mang tính “Quan Điểm”. Nhà văn Lữ Quỳnh với hơn 10 năm làm việc trong các quân-y-viện tại Đà Nẵng và Quy Nhơn vào thời chiến tranh khốc liệt, hằng ngày mắt thấy tai nghe những thống khổ của thương bệnh binh, của thân nhân họ, nên không thể không ghi lại tâm tình phản chiến thực tế này. Sống trong bối cảnh ấy, ông đã san sẻ cùng họ nỗi thống khổ qua tập truyện “Những Cơn Mưa Mùa Đông”.

      (Trích trong tạp chí “Thư Quán Bản Thảo” số 76, tháng 9 năm 2017)


      City of Walnut, California, viết trong tháng 7 năm 2017

      Trần Văn Nam

      Nguồn: Tác giả gởi

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Nghĩ Về Di-Cảo Mấy Ngàn Trang Của Một Nhà Thơ Yểu Mệnh Trần Văn Nam Nhận định

      - Tình Quê Tường Thuật Và Tình Quê Thăng Hoa Trong Thi Ca (Qua Thơ Đạm Thạch) Trần Văn Nam Nhận định

      - Giang Hữu Tuyên, Nhà Thơ Hải Quân Nhưng Tâm Hồn Hướng Về Châu Thổ Trần Văn Nam Nhận định

      - Có hay không sự chuyển đổi tình cảm trong thơ phổ nhạc Trần Văn Nam Nhận định

      - Trường ca khi ở trên tầng bình lưu Trần Văn Nam Thơ

      - Hà Nguyên Du đi giữa Duy Mỹ của Thơ Cũ và rất Hiện Đại của Thơ Tân Hình Thức Trần Văn Nam Nhận định

      - Với nhà văn Mặc Đỗ, ta biết thêm vài điều qua cuốn sách mới nhất của ông Trần Văn Nam Nhận định

      - Nhà Văn Lữ Quỳnh Viết Truyện Phản Chiến Ở Vị Trí Và Bối Cảnh Nào? Trần Văn Nam Nhận định

      - Dẫn Lược Từng Chương Tiểu Thuyết Danh Tiếng của Thomas Hardy Trần Văn Nam Giới thiệu

      - Chất Thơ Do Cảm Nhận Vài Kiến Thức Về Tư Tưởng Của Kant Và Hegel Trần Văn Nam Nhận định

    3. Bài viết về nhà thơ Lữ Quỳnh (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Lữ Quỳnh

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Lữ Quỳnh, Bạn Tôi (Trần Hoài Thư)

      Nhà Văn Lữ Quỳnh Viết Truyện Phản Chiến Ở Vị Trí Và Bối Cảnh Nào? (Trần Văn Nam)

      Những Hồi Ức Buồn: Đọc Thơ Lữ Quỳnh (Khuất Đẩu)

      Bên Ly Cà Phê, Ly Rượu... Thấp Thoáng Bóng Lữ Quỳnh (Nguyễn Lệ Uyên)

      Lữ Quỳnh: “Những con chữ lang thang không ngày tháng” (Du Tử Lê)

      Những Giấc Mơ Tôi – Lữ Quỳnh (Du Tử Lê)

      Nghĩ về kết cấu chặt chẽ ở thể truyện ngắn Lữ Quỳnh (Trần Văn Nam)

      Tiếng Kêu Trầm Thống Trong “Những Cơn Mưa Mùa Đông” (Nguyễn Lệ Uyên)

      Lữ Quỳnh, Buồn Như Ly Rượu Cạn! (Khuất Đẩu)

      Lữ Quỳnh, Những Con Chữ Lang Thang Không Ngày Tháng (Nguyễn Mạnh Trinh)

      Lữ Quỳnh Với Những Con Chữ Lang Thang Không Ngày Tháng (Phan Tấn Hải)

      “Sao lâu rồi không thấy Quỳnh viết gì”

       (Đỗ Hồng Ngọc)

      Mây Trong Những Giấc Mơ Của Lữ Quỳnh

       (Nguyễn Lương Vỵ)

      Nhà thơ Lữ Quỳnh và con mắt của giấc mơ

       (Nguyễn Thị Khánh Minh)

      Lữ Quỳnh, Người Bạn Văn Suốt Cả Cuộc Đời Tôi (Nguyên Minh)

      Sinh Nhật của Một Người Không Còn Trẻ - Lữ Quỳnh (Nguyễn Thị Hải Hà)

      Lữ Quỳnh và “Những Giấc Mơ Tôi”

       (Trần Thị Nguyệt Mai)

       

      Tác phẩm của Lữ Quỳnh

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Nỗi Nhớ Hoàng Sa (Lữ Quỳnh)

      Những Kỷ Niệm Về Một Thời Ý Thức (Lữ Quỳnh)

      Những Cơn Mưa Mùa Đông

       

      Tác phẩm Lữ Quỳnh trên mạng:

       - Sáng Tạo, - Luân Hoán, - Phạm Cao Hoàng

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Nguyễn Vỹ (1912- 1971) & Nam Thu Hòa Khúc (Vương Trùng Dương)

      Trịnh Y Thư: Những mối tình trong “Đường về thủy phủ” (Phan Tấn Hải)

      Đọc sách “Sài Gòn không phải ngày hôm qua” của Phúc Tiến (Nguyễn Văn Tuấn)

      Đọc “Cùng nhau đất trời” của Khánh Trường (Song Thao)

      Vài cảm nhận nhân đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Đỗ Anh Hoa)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)