|
Đỗ Khánh Hoan(5.8.1934 - 3.10.2023) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
(Liên-hệ chút ít về sử-liệu: Sau Hiệp-định Paris năm 1973, ở Miền Nam Việt Nam là thời-kỳ tương đối bình yên, phong-trào đọc tiểu-thuyết tình nhẹ nhàng của nhà văn Quỳnh Dao từ Đài-Loan truyền bá sang đang được dân Việt Nam tán thưởng, nhất là ở các thành phố lớn. Những cuốn tiểu-thuyết tình xưa cũ của Tây phương, cũng theo đà thời-cuộc tạm lắng, được tìm đọc qua các bản dịch Việt ngữ, như “Người Tình Đầu Tiên Người Yêu Cuối Cùng” - “Xa Đám Đông Điên Loạn” của Thomas Hardy (nhớ mang máng có nhan-đề khác là Xa Đám Người Rồ Dại) ; như “Anh Em Nhà Karamazov”- “Tội Ác và Hình Phạt” của Dostoevsky; như “Mặt Trận Miền Tây Vẫn Yên Tĩnh” - “Một Thời Để Yêu và Một Thời Để Chết” của E.M. Remarque; như “Giã Từ Vũ Khí” – “Chuông Gọi Hồn Ai” của Hemingway; như “Đỉnh Gió Hú” của Emily Bronte (nhớ có ba bản với nhan-đề này: một là của Nhất Linh với các nhân-vật được sửa đổi thành tên Việt; hai là bản dịch mới của Ngọc Linh Dương Đại Tâm với tên các nhân vật trong truyện được giữ nguyên Anh ngữ, trong bản dịch này trước khi vào truyện còn có thêm phần sắp xếp các thế-hệ làm chủ-nhân lâu-đài Đỉnh Gió Hú; và cuốn “Đỉnh Gió Hú” của Hoàng Hải Thủy là phóng-tác). Thời gian ẩy, tôi đang ở Thị xã Vĩnh Long, cư ngụ tại căn nhà nhỏ trước một trường Trung Học lớn. Với dự-định lấy nơi đây làm địa-điểm cho mướn sách đọc tiểu-thuyết (để có thu-nhập thêm cho gia đình ngoài việc dạy học – nhưng dự định này dở dang bởi thời cuộc); do đó tôi đã mua một số tiểu-thuyết, bao gồm các cuốn trên, cùng một số tiểu-thuyết của Quỳnh Dao; và cũng đã bỏ nhiều công viểt dẫn-lược từng chương mỗi cuốn sách (không giống với tóm tắt),và dán vào bên trong sách, mục đích cho độc-giả (một phần là học sinh Trung học) dễ quyết-định chọn cuốn sách nào để mướn đem về nhà đọc. Qua hơn 30 năm, hầu hết các tiểu-thuyết trên đã bị tiêu-hủy cùng với “Các Bản Dẫn Lược Từng Chương” (do trận lụt lớn năm 1979; sau đó thì mối mọt ăn hết), chỉ còn một bản duy nhất này nay mới tìm lại được. Những sách dịch trên bây giờ rất hiếm ở hải-ngoại; người viết hy vọng bản dẫn lược từng chương này cũng giúp ích được phần nào cho độc giả may mắn tìm gặp lại bản dịch (và mong giúp ích được phần nào về thời giờ nhờ “biết sơ qua trước” cho độc giả nào định đọc nguyên bản Anh-ngữ rất dễ tìm ở Mỹ; hoặc chọn chương nào muốn đọc trước vì các chương đều có đánh số). Và đây là Bản Dẫn Lược Từng Chương cuốn tiểu-thuyết “Người Tình Đầu Tiên Người Yêu Cuối Cùng” của Thomas Hardy, tiểu-thuyết-gia Anh (1840-1928), bản dịch của Nguyễn Đan Tâm từ nguyên-tác “Tess of the D’Urbervilles”(Nàng Tess của Dòng-họ Hiệp-sĩ D’Urbervilles).
Ghi số từng chương theo nguyên tác và bản dịch:
1: Giới-thiệu miền thung-lũng Blackmore-Anh quốc, vào thời xa xưa, là nơi cư-trú của Dòng-dõi Hiệp-sĩ D’Urbervilles thuộc tộc người gốc gác ở xứ Normandie (Miền Bẳc nước Pháp).
2: Hội vui ở làng Marlott. Làng trong thung lũng này chỉ cách Luân Đôn (thủ-đô nước Anh) khoảng 4 giờ với tốc-độ bình thường của tuấn mã. Chàng trai Angel du-ngoạn qua làng tình cờ gặp hội vui ấy. Góp mặt trong hội vui đó, Tess D’Urbervilles là một cô gái con nhà nghèo. Cha Tess thường la cà ngoài quán rượu hay ba-hoa khoe gổc gác quý-tộc thời rất xa xưa của tổ-tiên mình; cũng như khi ở nhà thì ông thường mân mê những di vật như muỗng chén cổ đã sứt mẻ có khắc dấu dòng dõi Hiệp-sĩ D’Urbervilles. Tess vừa được 16 tuổi.
3: Cha mẹ Tess mơ mộng bàn chuyện muốn gả chồng giàu sang cho Tess; và muốn Tess đi nhận họ hàng với một bà lớn đang cư-ngụ tại một tòa lâu-đài ven rừng sở hữu The Chase. Bà lớn ấy cũng tên là D’Urbervilles. Ngày nọ, cha Tess có bệnh, Tess và em trai đi giao mật tổ ong cho khách hàng thay cha, rủi làm chết con ngựa của gia đình.
4: Mặc cảm có lỗi, Tess vâng lời đi nhận họ hàng ở vùng The Chase gần thành phố Shaston. Tại đó, Tess gặp con trai bà lớn, Alexander. Alexander tỏ ra ưa sắc đẹp của Tess, biểu lộ vài cử chỉ tán tỉnh trăng hoa.
5: Alexander tìm đến nhà cha mẹ Tess, trình việc mời nàng làm công nhân nuôi gà vịt ở dinh thự bà lớn D’Urbervilles. Thật ra, gia đình bà chỉ mượn tên để giả dạng thuộc dòng họ hiệp-sĩ D’Urbervilles nay chỉ còn là vang bóng.
6: Tess ra đi nhận việc làm. Mẹ và các em tiễn đưa Tess xuống chân đồi. Alexander cùng Tess đi xe ngựa hai chỗ ngồi đến The Chase.
7: Alexander cho ngựa chạy nhanh, cốt làm Tess sợ phải ép sát vào mình, cách tán tỉnh khả ố. Nhiều lần như vậy, Tess bực mình xuống xe đi bộ.
8: Rồi hai người cũng đến dinh thự ven rừng sở hữu ở The Chase, và Tess được chỉ dẫn nuôi gà vịt, dạy gà rừng theo cách thức lấy làm vui của Bà Lớn.
9: Dân vùng Trantridge thường đến thị-trấn Chaseborough (thuộc miền rừng The Chase) để giải trí vui chơi mỗi chiều thứ bảy trong tuần. Tess nhập hội đến quá đêm mới trở về nơi làm việc, và nàng cùng đi bộ với đám thiếu nữ say rượu. Bất đắc dĩ, để tránh các người say quấy nhiễu, Tess phải lên ngựa cùng Alexander tình cờ hay cố tình qua ngang.
10: Thay vì về thẳng dinh thự, Alexander cho ngựa chạy loanh quanh trong rừng thưa lắm sương mù The Chase, đợi đến lúc Tess mệt mỏi buồn ngủ, Alexander tìm chỗ trống, trải nệm mỏng cho Tess nằm, rồi bỏ đi. Khi Tess đang say ngủ, Alexander đến mò mẫm quyến rủ tình dục. Tess đã thất thân với Alexander trong đêm khuya ấy. Alexander hiện thân là một định-mệnh không ngừng làm khổ Tess, không những ở đoạn khởi đầu này, mà còn tiếp tục trong suốt cuộc đời của Tess D’Urbervilles. Tác giả báo trước cho ta biết như vậy.
11: Sau 4 tháng ra đi nhận việc và sau 2 tuần thất thân với Alexander ở trong rừng The Chase, Tess xin thôi việc và trở về nhà cha mẹ nơi thung lũng Blackmore. Tess thú nhận với mẹ chuyện đã thất thân của nàng.
12: Tess sinh con thiếu tháng, và con nàng chết. Vì là đứa con vô thừa nhận, Tess không được phép chôn con trong nghĩa địa nhà thờ, phải vùi thân nó trong một nấm mộ hoang trên bãi đất xa. Tess có mặc cảm tội lỗi, bi quan trước cuộc đời, thường tìm chốn vắng vẻ quạnh hiu.
13: Tess muốn đi xa để làm lại cuộc đời. Nàng nhận việc vắt sữa và làm bơ tại một nông trại ở phía Nam làng Marlott mấy dặm đường.
14: Tess phiêu du đến tỉnh Stourcastle, nơi con sông Frome chảy qua; với bát ngát cánh đồng cỏ và những đàn bò sữa, gần miền có nhà thờ Kingsbere. Nhà thờ Kingsbere, đó chính là nơi còn lưu lại khu mai táng các hiệp sĩ thuộc dòng họ D’Urbervilles thời xa xưa.
15: Tess làm nghề vắt sữa bò. Nàng gặp lại Angel (người tình cờ đi qua làng Marlott trong hội vui thuở nọ). Angel đến đây để nghiên cứu cách vắt sữa nơi nông trại; đồng thời học về chăn nuôi và trồng trọt.
16: Thân thế và tính tình Angel: thuộc gia đình mộ đạo, cha là Mục sư. Angel thích mơ mộng, chán ghét văn minh.
17: Hai người quen nhau. Tess ngạc nhiên vì sao người quý phái như Angel lại có quan niệm chán đời. Angel thì lấy làm lạ sao một người đẹp như nàng lại mang những tư tưởng bi quan.
18: Tess và Angel rơi vào luyến ái. Họ thường thức làm việc lúc 3 giờ sáng. Cảnh vật thật huyền ảo quanh trại bò sữa trước khi rạng đông.
19: Ba nữ công nhân ở cùng phòng với Tess tỏ ra cũng yêu Angel.
20: Khách hàng than phiền về mùi lạ trong bơ. Gần hết các người trong nông trại đều ùa ra đồng tìm cho ra thứ cỏ có mùi lạ mà bò ăn phải. Tự thấy mình nên tránh xa, Tess tỏ ý chuyển hướng tình cảm của Angel về phía ba người bạn công nhân ở cùng phòng.
21: Vào một ngày chủ nhật, bốn cô đi lễ nhà thờ. Họ gặp vũng nước lụt chắn ngang đường. Angel cõng từng người qua vũng cho khỏi lấm bùn các vạt áo dài. Ba cô kia dù ghen ngầm nhưng đều mến Tess. Họ không hiểu tại sao Tess tỏ ra không muốn Angel cưới làm vợ.
22: Một lần Angel tỏ tình, nhưng Tess lại khóc, có ý muốn xa lánh. Angel không hiểu vì sao.
23: Angel trở về thăm cha mẹ ở Emminster làm các cô nàng nơi nông trại buồn thiu. Cha mẹ Angel là những người rất mộ đạo và họ dường như cũng thích hư danh.
24: Angel ngỏ ý cùng cha mẹ muốn cưới nàng thôn nữ Tess ở nông trại, nhưng cha mẹ chàng thì đã chọn nàng Mercy Chant cũng rất sùng đạo như ông bà. Hết thời gian về thăm nhà, Angel trở lại nông trại nuôi bò sữa.
25: Tess từ chối lời cầu hôn của Angel làm chàng ngạc nhiên, vô cùng đau khổ.
26: Angel lại tỏ tình tha thiết. Tess bị tình yêu và mặc cảm tội lỗi quá khứ dày vò, tự hứa một ngày nào đó sẽ trình bày hết cuộc đời mình.
27: Tess liên-tưởng đến chuyện không dám nói ra sự thật của một thiếu-phụ được cấp dưỡng hàng năm 50 Anh-kim (thời giá cách xa hơn 100 năm lúc Thomas Hardy viết cuốn tiểu-thuyết này).
28: Angel và Tess chở sữa đến nhà ga xe lửa để đại-lý phân phối đi nhiều nơi vùng Tây Nam nước Anh. Trên đường đến nhà ga, họ qua các nơi có vài lâu-đài cổ của dòng họ D’Urbervilles.
29: Tess viết thư cho mẹ kể lể sự tình. Mẹ khuyên nàng tuyệt đối không được nói sự thật về quá-khứ thất thân của Tess. Angel và Tess thời gian này đã cận kề ngày cưới. Họ đi chơi với nhau ở những nơi thơ mộng.
30: Ngày lễ cưới đã đến. Angel chuẩn bị chu đáo. Nhiều quà dành cho Tess.
31: Tess cứ bị dày vò, quyết định viết thư kể hết sự thật. Nàng nghĩ nếu Angel đọc mà vẫn tiến hành hôn lễ thì đó sẽ là hạnh phúc cho nàng, sẽ cởi bỏ niềm lo âu và mặc cảm. Nàng bỏ thư dưới tấm thảm ngay ở cửa vào phòng của Angel. Thư bị kẹt dưới tấm thảm, Angel vô tình không thấy, Tess thì nghĩ Angel đã đọc hết cả rồi. Khi Tess biết thư còn nằm dưới tấm thảm thì đã quá muộn: lễ cưới đang tiến hành, Tess không còn thời giờ đình hoãn. Rất đông người chúc mừng và đưa tiễn cặp tân hôn đi hưởng tuần trăng mật, trong số có ba nữ công nhân, bạn của Tess. Lên xe hoa, Tess thấy mình như đi trên chiếc xe huyền sử trong giấc mơ. Dân địa-phương cũng thường kể nhau nghe thỉnh thoảng họ thấy ở trong mây chiếc xe ngựa huyền sử của dòng họ hiệp sĩ D’Urbervilles thời xa xưa. Lại có tiếng gà gáy bất chợt lúc xế chiêù khi họ lên đường, đây cũng là điềm gở theo mê tín dị đoan của người Anh thời trước ở vùng địa phương này.
32: Hai vợ chồng đến Wellbridge mướn lữ-quán xây trong lâu-đài đổ nát của dòng họ D’Urbervilles bên bờ sông Frome. Ai rời lữ-quán cũng bị ám ảnh trong mơ bởi hai bức hình thế kỷ 17 của hai bà lớn thuộc dòng họ hiệp sĩ treo trên tường, vì khuôn mặt hai bà thật hung ác. Tại đây, Tess hay tin ba nữ công nhân, bạn của Tess, thất vọng vì tình với Angel: người thì tự tử suýt chết, người thì uống rượu tiêu sầu lê lết ven đường. Tess rất đau lòng, quyết-định thú thật chuyện thầm kín của mình cho Angel biết. Trong đêm đầu tiên tại lữ-quán, trước khi Tess kể, Angel cũng thú tội trong quá-khứ đã từng hệ lụy tình ái, say mê sắc đẹp ở Luân Đôn.
33: Angel nghe xong câu chuyện, bỗng thấy Tess trở thành xa lạ. Angel rời phòng, đi ra bờ sông vắng giữa đêm khuya. Tess theo sau. Đôi người địa phương còn thức, tình cờ thấy cặp tân-hôn cứ đi cách quảng nhau như vậy đến tàn khuya bên bờ sông Frome.
34: Ba ngày trong lữ quán mà họ vẫn xa cách nhau. Theo tác-giả Thomas Hardy, nếu Angel ham sắc-dục hơn thì có lẽ chàng thành người cao thượng hơn, dễ tha-thứ hơn.
35: Tess trở về làng Marlott. Rồi nhận được thư của Angel nói chàng đã tới miền Bắc nước Anh. Và Tess cũng lại ra đi, để lại cho cha mẹ một số tiền lớn và một bức thư. Họ tưởng như đôi vợ chồng trẻ đã hàn gắn, tưởng nàng ra đi là để đến với Angel.
36: Sự thật, Angel trở về nhà cha mẹ ở Emminster, không cho cha mẹ biết sự chia tay với Tess, nói chàng đi gấp vì có việc cần qua Brazil ở Nam Mỹ Châu, và nói một năm sau sẽ về đón Tess cùng qua Brazil. Tranh chấp dày vò ở nội-tâm: Angel vừa thương xót vừa giận cái quá-khứ của Tess.
37: Angel gửi ở ngân hàng các nữ trang và tiền bạc cần thiết cho Tess trước khi ra đi. Angel gặp lại một trong ba nữ công nhân bạn của Tess, muốn rủ cô này đi theo qua Brazil, nhưng khi nghe cô nhiệt-tình ca ngợi Tess, Angel thôi có ý định ấy. Angel đến Luân Đôn và đáp tàu thủy qua xứ Brazil.
38: Tess tìm việc làm ở miền Tây núi Blackmore, vùng đồi đá vôi Chalk Newton và rủ theo Marian (một trong ba nữ công nhân).
39: Tess cải trang cho đừng quá đẹp, cùng Marian làm việc nhổ củ cải đỏ nơi đất cằn cỗi bên núi đá vôi này, cách bờ biển Manche vài cây số, bên kia biển Manche là nước Pháp.
40: Ở vùng xa xôi Chalk Newton, vậy mà cũng có người nhận ra Tess là “tình nhân” của Alexander. Tess trốn lánh, ngủ trong ổ lá khô khi đêm đến.
41: Tess viết thư mong Izz đến cùng làm việc. Izz kể lại có lần Angel rủ nàng đi qua Brazil. Cảnh làm việc khổ cực trên cánh đồng băng giá trồng củ cải đỏ; phải nhổ cả những củ cải mà phần trên đã bị bò ngựa ăn. Khi trời mưa, nước chảy xiết đổ xuống từ các đồi dốc. Những cặp mắt chim vùng này có vẻ thật bi thương vì rét và thiếu ăn.
42: Tess đi Emminster để gặp cha mẹ chồng, cốt dò la tin tức của Angel. Nàng sắm sanh quần áo và giày mới để ra mắt cha mẹ chồng, nhưng tình cờ nghe ông bà cũng tình cờ bình phẩm về mình ở ngoài phố, nàng không còn muốn đến nhà họ nữa. Trong phố đông người, có một mục-sư đang giảng đạo, Tess nhập cùng thị-dân đến nghe, không ngờ mục-sư ấy lại là Alexander.
43: Lời giảng đạo của Alexander có vẻ cuồng tín, giọng điệu ba-hoa. Chợt thấy Tess bỏ đi, Alexander ngừng giảng đạo, đuổi theo nàng; bắt nàng thề không được quyến rũ Alexander nữa (mà nào Tess đâu có ý định ấy).
44: Alexander dò đường tìm đến nông trại trồng củ cải đỏ với giấy phép (của giáo-hội?) xin được thành-hôn với Tess. Tess từ-chối. Ái tình đã hết, tôn-giáo cũng đã hết, đối với Alexander.
45: Alexander bỏ đạo; lại đến tìm Tess giữa lúc nàng đang ăn trưa ở trên đống rơm. Alexander nói xấu Angel làm Tess nổi giận.
46: Alexander lì lợm, cứ đến quấy nhiễu Tess. Tess viết thư cho Angel, mong chàng trở về gấp hầu giúp nàng tránh sự vấp ngã vào tay Alexander cứ mãi đeo đuổi.
47: Angel nhận được thư Tess qua mục-sư Clare, cha của Angel. Angel trở nên rộng lượng, hối-hận đã đối xử sai trái với Tess. Angel cũng đang lâm bệnh. Em gái Tess tên Lizalu đến báo tin cha sắp mất. Hai chị em chuẩn bị trở về làng Marlott.
48: Tess cày xới đất, lo việc trồng trọt tại vườn nhà. Alexander lại đến lợi dụng tình thế đang túng quẩn của gia đình Tess, tỏ ý muốn giúp về tài chánh. Cha Tess qua đời. Khế ước mướn nhà và đất canh tác phải trả gấp cho chủ đất. Có lẽ con cháu đời này, đời cha mẹ và đời chị em Tess, phải gánh chịu tội lỗi tổ-tiên thời dĩ-vãng của Dòng dõi Hiệp sĩ D’Urbervilles.
49: Gia đình Tess rời làng Marlott, định mướn căn phố nhỏ để ở trọ tại Kingsbere, và Alexander lại đến tỏ ý muốn giúp gia đình Tess. Alexander kể chuyện về chiếc xe huyền sử của dòng họ d’Urbervilles; chỉ những người nào có dòng máu D’Urbervilles mới nghe được tiếng chiếc xe đó; mà nghe được thì xui xẻo lắm.
50: Tháng 4 năm nào cũng có một cuộc di-trú ồ ạt của người dân quê lên thành phố kiếm việc làm, nên phòng thuê ở trọ không dễ tìm. Gia đình Tess phải tá-túc bên giáo-đường D’Urbervilles, sát gần khu hầm mộ của các hiệp-sĩ tổ-tiên nàng. Hai người bạn nữ công nhân Marian và Izz viết thư cho Angel ở Brazil, báo-động Tess đang bị cám dỗ bởi Alexander giả làm người ân nghĩa.
51: Angel trở về Emminster, đọc nhiều thư từ, đã hiểu tâm hồn Tess. Angel chuẩn bị đi tìm nàng.
52: Angel đi tìm Tess ở nông tại trồng củ cải đỏ, ở làng Marlott. Tại Marlott, Angel mướn thợ khắc chữ dòng dõi hiệp-sĩ D’Urbervilles trên mộ-bia của cha nàng. Có người mách bảo cho Angel biết Tess đang ở tại Sandbourne, thành phố nghỉ mát ven biển.
53: Angel đáp xe lửa đi tìm, dò la ở bưu-điện Sandbourne, và gặp lại Tess ở lữ-quán The Herons. Cả hai đều sững sờ. Mọi hàn gắn đều đã trễ. Angel rời lữ quán, đi lang thang ngoài phố. Tess trở lên phòng đang ở với Alexander, quá tức giận vì Alexander trước đây cứ bịa đặt nhiều nguồn tin tức cốt làm Tess nghĩ Angel không bao giờ trở về nữa.
54: Sau khi Angel bỏ ra phố, Tess lên lầu, bà chủ quán The Herons nghe phòng trên lầu hai người đang cãi vã; có tiếng động như vật gì ngã trên sàn gác; tiếp theo là những tiếng sột soạt của quần áo bỏ vội vào va-ly; rồi có bóng Tess mở cửa xuống lầu và đi ra phố. Vài phút sau, bà chủ nhìn lên trần nhà thấy một vết nhỏ màu đỏ, rồi vết đỏ cứ loang ra dần. Bà vội lên lầu, kinh hãi thấy Alexander nằm chết với con dao cắt bánh mì đâm trúng tim. Tin án mạng lan tràn.
55: Angel và Tess đáp xe lửa rời thành phố, xuống một ga xe lửa rồi đi vào rừng thông, càng lúc càng xa biển. Đi từ sáng đến chiều trong rừng, họ thấy một căn nhà bỏ hoang, vào tạm ngủ đêm. Nghi ngờ bị phát giác, họ đi khi trời còn tinh sương. Lại đi bộ suốt một ngày nữa, khi trời sụp tối, họ lần bước vào vùng mộ đá di-tích cổ Stonehenge trên cánh đồng hoang bao la. Các nhân viên sở cảnh sát Scotland Yard thật ra đang theo dõi họ, đã phục sẵn để bắt Tess tại đây. Angel lờ mờ hiểu chính bởi sức mạnh vô-hình của dòng máu các hiệp-sĩ D’Urbervilles khiến Tess hành động sát nhân do bị nhục mạ.
56: Lời yêu cầu cuối cùng của Tess muốn em gái Lizalu của mình kết hợp cùng Angel sau khi nàng chết. Angel và Lizalu đi lên một đỉnh đồi ngó về đô-thị Wintoncester. Họ nhìn xuống nhà tù, thấy lá cờ đen kéo lên trên mái lao-xá báo-hiệu cho dân chúng biết luật-pháp đã thi hành xong một bản án tử-hình. Angel và Lizalu quỳ xuống khấn nguyện và nắm tay nhau rong ruổi trên đường dài.
City of Walnut, California, tháng 8/ 2017 (sưu-tầm lại tài-liệu dẫn-lược sách)
- Nghĩ Về Di-Cảo Mấy Ngàn Trang Của Một Nhà Thơ Yểu Mệnh Trần Văn Nam Nhận định
- Tình Quê Tường Thuật Và Tình Quê Thăng Hoa Trong Thi Ca (Qua Thơ Đạm Thạch) Trần Văn Nam Nhận định
- Giang Hữu Tuyên, Nhà Thơ Hải Quân Nhưng Tâm Hồn Hướng Về Châu Thổ Trần Văn Nam Nhận định
- Có hay không sự chuyển đổi tình cảm trong thơ phổ nhạc Trần Văn Nam Nhận định
- Trường ca khi ở trên tầng bình lưu Trần Văn Nam Thơ
- Hà Nguyên Du đi giữa Duy Mỹ của Thơ Cũ và rất Hiện Đại của Thơ Tân Hình Thức Trần Văn Nam Nhận định
- Với nhà văn Mặc Đỗ, ta biết thêm vài điều qua cuốn sách mới nhất của ông Trần Văn Nam Nhận định
- Nhà Văn Lữ Quỳnh Viết Truyện Phản Chiến Ở Vị Trí Và Bối Cảnh Nào? Trần Văn Nam Nhận định
- Dẫn Lược Từng Chương Tiểu Thuyết Danh Tiếng của Thomas Hardy Trần Văn Nam Giới thiệu
- Chất Thơ Do Cảm Nhận Vài Kiến Thức Về Tư Tưởng Của Kant Và Hegel Trần Văn Nam Nhận định
• Nguyễn Vỹ (1912- 1971) & Nam Thu Hòa Khúc (Vương Trùng Dương)
• Trịnh Y Thư: Những mối tình trong “Đường về thủy phủ” (Phan Tấn Hải)
• Đọc sách “Sài Gòn không phải ngày hôm qua” của Phúc Tiến (Nguyễn Văn Tuấn)
• Đọc “Cùng nhau đất trời” của Khánh Trường (Song Thao)
• Vài cảm nhận nhân đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Đỗ Anh Hoa)
• Lữ Quỳnh, Bạn Tôi (Trần Hoài Thư)
• Nguyễn Thụy Đan: Những thác ghềnh ẩn mật (Nguyễn Minh Nữu)
• Nguyễn Minh Nữu (Nguyễn Vy Khanh)
• Nguyễn Thị Thanh Dương và Một Buổi Giới Thiệu Sách Thật Cảm Động (Chu Tất Tiến)
• Vùng Hoa Thịnh Đốn: Ra Mắt Sách Ngô Minh Hằng (Huỳnh Mai Hoa)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |