|
Trần Trọng Kim(.0.1883 - 2.12.1953) | Văn Đen(.0.1919 - 2.12.1988) | Đàm Trung Pháp(.0.1941 - 2.12.2021) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
“Ký ức biết chọn lọc, chỉ giữ lại những mầu hồng mà thôi.”
Tôi nhớ đã đọc câu ấy trong truyện ngắn nào của Hoàng Quân, dường như nhân vật nào ở trong truyện đã thốt lên như vậy. Tôi không chắc có phải tác giả đã để nhân vật nói thay cho mình nhưng tôi thích câu nói ấy; hơn thế nữa, tôi tin là ký ức của tác giả cũng chỉ muốn giữ lại màu hồng và những truyện của Hoàng Quân mà tôi từng đọc cũng là được ghi chép lại từ một ký ức tươi hồng.
Màu hồng phơn phớt ấy có thể nhìn thấy được qua các truyện ngắn trong tập truyện Sợi Vắn, Sợi Dài (*), qua mối tình nhẹ nhàng phất phơ như cánh cò bay lả bay la trong truyện Ca dao hay mơ màng lãng đãng như chuyện liêu trai trong truyện Người trong mộng, hay qua những “hoa bướm ngày xưa” nơi sân trường kỷ niệm trong truyện Thầy trò một thuở… và nhiều truyện khác nữa.
Kể từ Bông Hoa Trên Phím (2015), tập truyện đầu tay đẹp như “đóa hoa đời xinh xinh”, có thể xem như “mối tình đầu” của tác giả với sinh hoạt văn chương ở hải ngoại, cho đến tác phẩm mới nhất này, nhà văn Hoàng Quân đã có tới năm tuyển tập truyện ngắn cho thấy một sức viết thật khỏe khoắn. Không lâu sau ngày đặt những bước chân đầu tiên lên sân chơi chữ nghĩa như một cuộc dạo chơi thong thả, đến nay tác giả những tập truyện ngắn ấy đã trở thành cái tên quen thuộc và được người đọc yêu mến qua các thể loại truyện ngắn, bút ký hay tự truyện.
Những truyện ngắn ấy được người đọc yêu thích ở những điểm nào, có lúc tôi đã tự hỏi như vậy và không khó để tìm ra câu trả lời. Hẳn là ở lối văn trong sáng, nhẹ nhàng, ở lối dẫn dắt câu chuyện thật tự nhiên mà lôi cuốn như người kể chuyện có duyên trong một bàn tiệc khiến người đọc đã trót đọc những dòng đầu là phải đọc cho đến dòng cuối để biết câu chuyện diễn biến và kết thúc như thế nào. Hẳn là ở giọng văn đầy nữ tính, ở tài quan sát, nét tinh tế và nhất là nét dí dỏm, nghịch nghịch nấp sau những dòng chữ ấy khiến người đọc có lúc cười thầm, có khi bật lên tràng cười sảng khoái.
Cứ thế, dòng văn chương của Hoàng Quân xuôi chảy như dòng suối trong trẻo, róc rách, từ lối dẫn truyện thật linh hoạt đến những tình tiết đầy bất ngờ và thú vị, từ chuyện này thoắt nhảy sang chuyện khác như chú sóc nhỏ chuyền cành.
Người đọc là tôi cũng hiểu được vì sao truyện Hoàng Quân vẫn được yêu chuộng khi đọc Khoảng cách vô hình, truyện đầu tiên tôi chọn đọc trong tập truyện này, chỉ vì cái tên truyện. Đúng ra, chỉ vì muốn biết cái “khoảng cách” ấy là khoảng cách gì, dài ngắn, xa gần, rộng hẹp thế nào và vì sao lại gọi là “vô hình”.
Hóa ra đây là một truyện mang tính thời sự, trong bối cảnh mùa đại dịch. “Khoảng cách” ở đây là khoảng cách giữa hai vợ chồng dưới một mái ấm gia đình có những lúc không được “ấm” cho lắm. Một khoảng cách mơ hồ, bàng bạc nên gọi là “khoảng cách vô hình” cũng đúng thôi.
Đọc, đôi lúc tôi bỗng giật mình vì thấy mình có vẻ giông giống nhân vật ông chồng ở trong câu chuyện, thấy mình cũng là “tác nhân” tạo nên “khoảng cách vô hình” trong mái ấm của chính mình như kẻ gây nên tội. Thử đọc một đoạn ngăn ngắn để thấy cái “khoảng cách” ấy như thế nào qua lời kể của tác giả.
Cả hai như có thỏa thuận ngầm, lúc nào cảm thấy quá sức chịu đựng thì tự bấm nút “hai không”: không nghe, không thấy, mà sao bây giờ anh lại phá lệ. Cơn bướng trong chị trỗi dậy. Chị vào phòng lấy cái điện thoại, mở vội một chương trình nhạc và gắn headset vào tai. Chị dọn cà phê, bánh ra bàn, nói lạt lẽo:
- Anh uống cà phê ăn bánh.
Chị biết, ngồi hai người bên bàn ăn mà mang headset rất khó coi, rất bất lịch sự. Nhưng chị muốn cho anh biết, chị thực sự cảm thấy bị xúc phạm. Chị cố giữ vẻ bình tĩnh, uống cà phê, ăn bánh ngọt. Cả cà phê lẫn bánh ngọt đắng nghét.
Theo lời kêu gọi của “bà mẹ” Merkel, bà thủ tướng Đức, khoảng cách quy định nơi công cộng là hai mét. Khoảng cách trong nhà chị tuy vô hình, không đo được, nhưng dường như rộng lắm.
Đọc, cũng để thấy giãn cách xã hội dù sao vẫn dễ chịu hơn là “giãn cách gia đình”.
Câu nói lạt lẽo của cô vợ, thái độ lạnh lùng của anh chồng gợi nhớ câu nói của nhà văn, nhà viết kịch W. Somerset Maugham, “Thảm kịch của tình yêu không phải là cái chết hay nỗi chia lìa, mà là sự dửng dưng.”
Những ngày dài “stay home” dễ làm con người trở nên bực bội, quạu cọ khi phải tự nhốt mình trong một không gian kín và khi mà hai vợ chồng không còn biết làm gì hơn là ngồi... nhìn nhau. Truyện còn là lời cảnh báo mọi người phải lo “bảo quản” không khí trong lành trong ngôi nhà của mình kẻo không khéo lại chết vì thiếu dưỡng khí trước khi con virus quỷ quái ấy kịp ghé thăm.
Những nỗi nhàm chán, dửng dưng trong tình yêu vợ chồng cũng dựng lên bức tường ngăn cách vô hình làm mất mát ít nhiều hạnh phúc trong cuộc sống lứa đôi.
Đọc thêm ít truyện như Sợi vắn, sợi dài, như Dọn nhà, dọn lòng, như Vẫn chuyện cố nhân… vẫn thấy như có mình trong đó. Vẫn chuyện cố nhân chẳng hạn, một truyện cười ra nước mắt, người đọc có lúc thấy ông chồng trong truyện giông giống ông chồng mình hoặc cô vợ trong truyện giông giống cô vợ mình.
Khi mà người đọc phải khó chịu vì cô bạn gái vô duyên của ông chồng hoặc phải bực mình vì ông chồng “dại gái”, tựa như ghét cay ghét đắng nhân vật “phản diện” trong cuốn phim nào, thì xem như tác giả đã thành công. Những anh chàng, những cô nàng thật “vô tư”, những vị khách không mời mà đến trong những câu chuyện ấy ta vẫn gặp đâu đó trong đời này, ở đâu bỗng nhảy xổ vào cuộc sống êm đềm của chúng ta mà không thèm hỏi qua ý kiến của ai cả.
Người đọc thích đọc truyện Hoàng Quân một phần cũng vì tìm thấy mình, tìm thấy những chuyện dở khóc dở cười, những cảnh ngộ trái ngang mà ai cũng có lần đụng phải, rơi vào. Điều này cho thấy ở Hoàng Quân cái sở trường về giọng văn kể chuyện, từ những chuyện thường ngày của “gia đình tôi”, “chồng con tôi”, “chàng (hay nàng) của tôi”… đến những mẩu chuyện buồn vui gần gũi đời thường.
Không chỉ là những truyện vui vui, truyện ngắn của Hoàng Quân đôi lúc vẫn có cái buồn buồn nhẹ nhàng tựa những cơn mưa bóng mây. Con đường mùa xuân chẳng hạn, là câu chuyện về những tình bạn ấm áp và cảm động, có vui có buồn với một kết thúc... có hậu.
Tôi nhớ, có lần nói với tác giả nửa đùa nửa thật, “Văn Hoàng Quân như ‘liều thuốc bổ’ giúp tăng cường sinh lực, mang đến sự trẻ trung, vui tươi cho người đọc.” Nói thế là có lý do, vì có câu “Tiếng cười là liều thuốc bổ”. Đặc biệt, truyện Hoàng Quân còn là món ăn tinh thần hợp khẩu vị giúp người đọc tạm quên đi phần nào những âu lo và làm dịu bớt bầu không khí nặng nề, ngột ngạt trong mùa dịch giã này.
Nhiều truyện trong tập truyện này có vẻ là truyện thật hoặc tạo cho độc giả cảm tưởng là những câu chuyện thật, nếu không là bút ký hay tự truyện của tác giả thì cũng được viết xuống từ những chuyện “người thật, việc thật”. Có bao nhiêu phần trăm sự thật trong những truyện ấy thì khó ai biết được ngoài tác giả, trên hết vẫn cứ là giọng văn, là câu chuyện thu hút độc giả; hơn thế nữa, còn khiến độc giả cảm thấy thật gần gũi và yêu mến tác giả. Tôi chắc người viết nào cũng chỉ mong được vậy.
Trong chương trình nhạc Văn Phụng, ca sĩ Châu Hà, với mái tóc ngắn, bà bảo Suối Tóc ngày xưa là nguồn cảm hứng để ông viết nhạc tặng bà, bây giờ đã thành suối cạn…
Nàng không hề mơ chàng viết nhạc, viết thơ tặng nàng. Nàng chỉ ước ao, ngày nào khi suối cạn, nàng vẫn còn nhận được ánh mắt đằm thắm của chàng, dẫu hấp háy qua làn kính lão.
Đoạn văn ấy ở trong truyện Sợi vắn, sợi dài. Câu trên là chuyện có thật, câu dưới là mượn ý từ mẩu chuyện có thật để bày tỏ nỗi “ước ao” của nhân vật về một tình yêu bền chặt.
Tên truyện cũng là tên của tuyển tập truyện ngắn này. Liệu truyện ấy có là truyện ưng ý nhất của nhà văn trong số 15 truyện của tuyển tập? Nếu không phải vậy hẳn tác giả chọn tên ấy ngẫu nhiên, hoặc vì lý do thầm kín nào đó chỉ… tác giả biết mà thôi.
Và người đọc, hoặc sẽ chọn ra được trong tập truyện này truyện nào mình yêu thích nhất, hoặc cũng khó mà nói được mình thích nhất truyện nào vì mỗi truyện mỗi khác cũng tựa như những lọn tóc mai vẫn có… sợi vắn, sợi dài.
Lê Hữu
(*) Sợi Vắn, Sợi Dài, tập truyện Hoàng Quân, Nxb Nhân Ảnh, 11/2021
Sách có thể mua qua Amazon:
https://www.amazon.com/dp/1990434282/
Hoặc liên lạc tác giả: hoangthingocthuy@hotmail.com
- Một tách cà-phê cho hai người Lê HỮu Tùy bút
- Lá gan của cô còn tốt lắm! Lê Hữu Truyện ngắn
- Ảo giác Trịnh Công Sơn Lê Hữu Nhận định
- Ngôn ngữ thơ là cái quái gì vậy? Lê Hữu Nhận định
- Nhạc vàng boléro, sến hay không sến? Lê Hữu Nhận định
- Màu tím vấn vương trong nhạc Việt Lê Hữu Tản mạn
- Thơ Như Thương, tình yêu, những khuôn mặt Lê Hữu Nhận định
- Ngày Của Mẹ, Ngày Của Con Lê Hữu Tạp luận
- Bắn chậm thì chết Lê Hữu Truyện ngắn
- “Mùa xuân đầu tiên”, hai bài nhạc Xuân cùng tên Lê Hữu Nhận định
• Những sợi vắn, sợi dài trong truyện Hoàng Quân (Lê Hữu)
Hoàng Quân (Hoàng Thị Ngọc Thuý)
(vbmdhk.org)
Hoàng Quân (Ngọc Thuý) (vietpen.org)
Đứng Ngẩn Trông Vời (T.Vấn)
Đọc "Đứng ngẩn trông vời" của Hoàng Quân (Lê Hữu)
Đọc “Đứng Ngẩn Trông Vời” của Hoàng Quân (Song Thao)
Bài viết trên mạng:
- t-van.net - sangtao.org
• Bùi Giáng, bước chân đi tìm hồn nguyên tiêu và một màu hoa trên ngàn (Bùi Vĩnh Phúc)
• Bùi Giáng (1926 - 1998) (Bùi Vĩnh Phúc)
• Ôn ra đi để lại nụ cười (Trần Trung Đạo)
• Tuệ Sỹ: Tuổi Trẻ Vạn Hạnh (Viên Linh)
• Tâm Thức Phật Việt: Sức Mạnh Từ Tam Tạng Thánh Điển Đến Lịch Sử Dân Tộc (Nguyên Siêu)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |