1. Head_

    Bùi Kỷ

    (5.1.1888 - 19.5.1960)

    Thu Hồ

    (14.10.1919 - 19.5.2000)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. ‘Bức Tử VNCH: Kissinger và 8 Thủ Đoạn Nham Hiểm’ của Nguyễn Tiến Hưng ly kỳ bất ngờ (Đằng Giao) Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

      3-5-2024 | VĂN HỌC

      ‘Bức Tử VNCH: Kissinger và 8 Thủ Đoạn Nham Hiểm’ của Nguyễn Tiến Hưng ly kỳ bất ngờ

        ĐẰNG GIAO/NGƯỜI VIỆT
      Share File.php Share File
          

       


       Cuốn sách hứa hẹn có nhiều tiết lộ nóng bỏng.
       (Hình: Nguyễn Tiến Hưng cung cấp)

      LITTLE SAIGON, California (NV) – Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng sẽ có buổi ra mắt sách “Bức Tử VNCH: Kissinger và 8 Thủ Đoạn Nham Hiểm,” mô tả những ngày cuối cùng của VNCH và lột trần những đòn phép chính trị của Hoa Kỳ, vào lúc 1 giờ trưa Chủ Nhật, 5 Tháng Năm, tại 14361 Beach Blvd., Westminster, CA 92683.


      Trong cương vị tổng trưởng Bộ Kế Hoạch và Phát Triển Quốc Gia VNCH, từ năm 1973 đến năm 1975 kiêm phụ tá tái thiết cho cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ năm 1971 đến năm 1973, Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng được tiếp cận một số tài liệu quốc gia tối mật, nay dùng làm nền tảng cho “Bức Tử VNCH: Kissinger và 8 Thủ Đoạn Nham Hiểm.”


      Dù tuổi đời đã cao, ông tự ép mình phải hoàn tất cuốn sách này vì “người Việt Nam, con em chúng ta và thế giới phải biết Hoa Kỳ đã đối xử như thế nào với đồng minh.”


      Để hoàn tất công trình này, ông phải bỏ ra hơn 10 năm.


      “Nếu muốn chính xác thì phải nói là tôi bỏ ra hơn 10 năm làm việc toàn thời gian chứ không đùa đâu,” ông Hưng vui vẻ nói. “Ấy là đã nhờ có một người bạn thân ở Paris hiệu đính phụ tôi.”


      “Bức Tử VNCH: Kissinger và 8 Thủ Đoạn Nham Hiểm,” một bộ tài liệu đầy đủ dữ liệu cũng như hình ảnh, minh chứng cho sự sụp đổ của VNCH là một ý đồ có dự tính của Mỹ.


      Cuốn sách gói ghém bao nhiêu uất ức, trăn trở, và nghẹn ngào của tác giả trong suốt gần 50 năm qua.


      “Bức Tử VNCH: Kissinger và 8 Thủ Đoạn Nham Hiểm” buộc ông phải sống lại những giây phút ông muốn quên và buộc ông phải có những cơn ác mộng.

      “Khi ngồi sắp xếp lại chi tiết của những sự kiện theo thứ tự lớp lang cho cuốn sách, tôi rất ư là xúc động thấy mình như phải sống lại những giây phút đau thương kinh hoàng khi miền Nam Việt Nam đang thoi thóp. Cứ thấy lại gương mặt ưu tư thất vọng của cố Tổng Thống Thiệu, cứ nghe lại những câu nói xót xa cho quê hương và dân tộc của ông là tôi lại thấy lòng mình như quặn thắt,”

      Vị tiến sĩ chia sẻ. “Hơn ai hết, ông Thiệu vô cùng bàng hoàng trước sự độc quyền thao túng chính trường của ông Henry Kissinger.”


      “Bức Tử VNCH: Kissinger và 8 Thủ Đoạn Nham Hiểm” kể lại rất nhiều biến cố lịch sử mà thế giới chưa biết, những khúc quanh chính trị hiểm hóc mà Hoa Kỳ muốn giấu nhẹm.


      Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng trong buổi nói chuyện với Người Việt TV.
      (Hình: Chụp từ màn hình Người Việt TV)

      Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng chợt hào hứng: “Tuy nhiên, có một điều mà tôi vô cùng hãnh diện và vui mừng cho dân tộc mình là nhờ tôi kín đáo chuyển những tài liệu này qua Hoa Kỳ mà Quốc Hội Mỹ, sau cùng, phải chấp nhận nhận 130,000 thuyền nhân tị nạn thay vì chỉ 50,000 như họ dự định.”


      Ông thêm: “Và cũng nhờ tôi có tài liệu này trong tay mà ông Kissinger không thể thực hiện được âm mưu là sẽ trả 130,000 người này về Việt Nam sau khi cho mỗi người và Cộng Sản Việt Nam một số tiền.”


      “Bức Tử VNCH: Kissinger và 8 Thủ Đoạn Nham Hiểm” chứng minh rằng Hoa Kỳ nhận người Việt tị nạn qua đường vượt biên, H.O., và OPD không hoàn toàn do lòng nhân đạo mà vì họ muốn giấu kín một số sự thật, theo Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng.


      Trước đây, ông Hưng từng tung ra những cuốn sách “best seller” gây xôn xao trong cộng đồng Hoa Kỳ và Việt Nam tị nạn như “Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập” (1986), “Khi Đồng Minh Tháo Chạy” (2005), và “Tâm Tư Tổng Thống Thiệu” (2010).


      “Bức Tử VNCH: Kissinger và 8 Thủ Đoạn Nham Hiểm” là “công trình” thứ tư của ông và cũng sẽ gây nhiều ngạc nhiên cho độc giả Việt lẫn Mỹ. [đ.d.]


      Đằng Giao/Người Việt

      Liên lạc tác giả: ngo.giao@nguoi-viet.com

      Đằng Giao

      Nguồn: nguoi-viet.com

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - ‘Bức Tử VNCH: Kissinger và 8 Thủ Đoạn Nham Hiểm’ của Nguyễn Tiến Hưng ly kỳ bất ngờ Đằng Giao Giới thiệu

      - Danh họa Vũ Hối về cõi thiên thu Đằng Giao Thông báo

      - Nhà văn Huy Phương, tác giả ‘Ga Cuối Đường Tàu,’ đã ra đi Đằng Giao Nhận định

      - Cuộc ‘đọ màu’ lý thú của 6 họa sĩ lão thành tại Little Saigon Đằng Giao Giới thiệu

      - Sáu họa sĩ Little Saigon cùng ‘Hồi Tưởng’ Đằng Giao Giới thiệu

      - Ann Phong, ‘họa sĩ sóng biển’ Đằng Giao Nhận định

    3. Bài viết về nhà văn Nguyễn Tiến Hưng (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Nguyễn Tiến Hưng

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      TS Nguyễn Tiến Hưng ra mắt sách ‘Bức Tử VNCH-Kissinger và 8 Thủ Đoạn Nham Hiểm’ (Lâm Hoài Thạch)

      ‘Bức Tử VNCH: Kissinger và 8 Thủ Đoạn Nham Hiểm’ của Nguyễn Tiến Hưng ly kỳ bất ngờ (Đằng Giao)

      Sách "Tâm Tư Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu" của Nguyễn Tiến Hưng (Vi Anh)

      - Kissinger bức tử VNCH, với Ts Nguyễn Tiến Hưng (Bích Trâm)

      - Tác giả Nguyễn Tiến Hưng và ‘Khi Ðồng Minh Nhảy Vào’ (Văn Lan/Người Việt)

      - Tác giả Nguyễn Tiến Hưng ra mắt sách ‘Khi Ðồng Minh Nhảy Vào’ (Nguyên Huy/Người Việt)

      - Tiểu sử (wiki)

       

      Tác phẩm của Nguyễn Tiến Hưng

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Đao phủ Henry II: Đại họa cho cả VNCH lẫn Mỹ (Nguyễn Tiến Hưng)

      - Tâm Tư Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu

        Giọng đọc Tâm An

      - Biden và đồng minh VNCH

      - Hải Quân VNCH, Mỹ Và Tổng Thống Thiệu; Từ Dinh Độc Lập 1969 Tới Ngôi Nhà Ngoại Ô London Sau 1975

      - Nhà Ngô thứ nhì nằm xuống, loạn lạc nổi lên

      - TS Nguyễn Tiến Hưng nói về cuốn Tâm Tư Tổng Thống Thiệu

      - “Khi Ðồng Minh Tháo Chạy” – Lời Nói Đầu

      - Việt Nam Cộng Hòa và những định mệnh xui xẻo

      - Dinh Độc Lập tháng 3/1975: Lệnh rời bỏ Cố đô Huế

      - Từ lệnh bỏ Huế ngày 25/3/1975: Vĩnh Biệt Chốn Kinh Kỳ!

       

      Tác phẩm trên mạng:

      - vietbao.com - hung-viet.org

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Ngày Của Mẹ, Ngày Của Con (Lê Hữu)

      Xúc động đọc "Thưa Mẹ" của Phương Tấn (Thiếu Khanh)

      Thơ Phương Tấn Là Đồng Vọng Những Đau Thương Của Dân Tộc (Nguyễn Lệ Uyên)

      TS Nguyễn Tiến Hưng ra mắt sách ‘Bức Tử VNCH-Kissinger và 8 Thủ Đoạn Nham Hiểm’ (Lâm Hoài Thạch)

      Hiệu Ứng Của Âm Và Thanh Trong Thơ Qua Lăng Kính Của Nhà Phê Bình Văn Học Bùi Vĩnh Phúc (Trần C. Trí)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  Bùi Kỷ,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)