|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nhà thơ Cao Tiêu
(1929-2012)
Thi sĩ Cao Tiêu đã lên Tiên, hưởng thọ 83 tuổi. Ông là sản phẩm của một nền văn hóa Việt Nam mà mấy mươi năm trời ở Hoa Kỳ, một nơi có thứ văn hóa hùng cường, hùng cường như các anh cao bồi ở Texas, dễ lấn áp mọi thứ văn hóa du nhập từ các nơi khác đến, Cao Tiêu vẫn là Cao Tiêu.
Thơ ông cổ kính mà vẫn tân kỳ. Ở thơ ông niêm luật vẫn chặt nhưng chữ đã thoát ra, lượn ra khỏi cái hình vuông của tám câu đế lung linh tâm hồn của một chàng nghệ sĩ. Người ta có thể nhớ nhiều thứ về Cao Tiêu như nhớ hình ảnh hai vợ chồng ông êm đềm ngồi cạnh nhau trong một bữa tiệc vui với văn hữu - là cái chứng của một hạnh phúc toàn vẹn hay giọng nói của một người quê ở Thái Bình không lẫn vào với ai và chắc chắn phải nhớ đến những lần ông hát ả đào. Có lẽ ông là người duy nhất hát được và đưa người nghe trở lại những buổi hát của một thời vang bóng, nói theo kiểu Nguyễn Tuân, nhưng những lần hát ả đào của ông không có cái hờn chết người như của anh chàng đánh đàn đáy nhất định bắt người vợ góa của mình không được hát nữa và cả chiếc đàn đáy cũng đêm đêm lại cựa mình trong cái hiu quạnh ghê rợn của tiểu thuyết Chùa Đàn. Nghệ thuật với Cao Tiêu không ích kỷ đến nỗi như thế.
Ông hát thơ ông làm, những bài thơ về số phận thống khổ của phụ nữ sau 1975. Từng là cựu Đại tá Cục trưởng Cục Tâm lý chiến, Chủ nhiệm Nguyệt san Tiền phong & Bán nguyệt san Chiến sĩ Cộng hòa (1968-1975) và thành viên trong Hội đồng Giám khảo Bộ môn Thơ - Giải thưởng Văn học Nghệ thuật của Việt Nam Cộng hòa, Cao Tiêu vẫn chú ý đến số phần phụ nữ ở mảnh đất ông và các quân nhân khác đã cùng ông bảo vệ. Bởi thế, ông sốt sắng nhận lời mời của chúng tôi khi Khởi Hành tổ chức những buổi diễn thuyết trong các lần Diễn đàn Phụ nữ. Đây không phải là lần đầu ông giúp.
Cách đây đúng 40 năm, ông đã giúp chúng tôi, những cô nữ sinh của trường Trung học áo tím Gia Long, gây quỹ cho trường. Những người nào ở Miền Nam chắc không thể quên việc hàng năm các trường Trung học lớn đều phát hành báo Xuân để gây quỹ cho trường. Mỗi trường có một Trưởng ban Báo chí và một Phó. Năm ấy (niên khóa 1972-1973), chúng tôi làm một việc khác thường là tìm tới những nhân vật tai mắt (phụ huynh của các nữ sinh khác) để xin họ mua báo. Thời may, cô con gái của Đại tá Cao Tiêu nhận dẫn chúng tôi đến gặp ông. Vì trong giờ học và vì công việc của trường nên chúng tôi được cho phép bà Hiệu trưởng và Thầy Cố vấn cho di chuyển bằng phương tiện của trường, nghĩa là xe buýt có sơn tên và biểu hiệu hình hoa mai năm cánh.
Người viết còn nhớ như in cái cảm tưởng khi gặp ông: ông ngồi sau một chiếc bàn lớn, nét mặt tươi hơn bộ quân phục và vui vẻ trao chiếc ngân phiếu (với một con số rất lớn) cho người viết sau khi cô con gái giới thiệu xong. Ông dặn thêm: “Các cô chỉ cần giao cho tôi vài số tượng trưng. Giữ lại mà gây quỹ và tặng cho các quân trường.” Thế có nghĩa là chúng tôi bán một phần số báo này đến hai lần: một cho Đại tá Cao Tiêu và một cho vô số những người khác. Niên khóa ấy, chúng tôi tạo được một số quỹ khổng lồ cũng là nhờ thêm được sự rộng rãi của Đại tá Cao Tiêu.
Sang đến đây, chúng tôi lại nhờ nữa. Lần này là nhờ tài nghệ của ông. Cách đây mấy tháng, chúng tôi còn được hầu chuyện ông cho nên sự lên Tiên của ông thực là bất ngờ. Nhưng ông đã để lại một hình ảnh và sự nghiệp đẹp: tranh đấu chống người Cộng sản với vũ khí là súng đạn nhưng cái vũ khí quan trọng hơn lại là cách sống liêm chính và rất thơ của ông, một người trong giới lãnh đạo của Quân lực Việt Nam Cộng hòa.
- Thi Sĩ Cao Tiêu Lên Tiên Nguyễn Tà Cúc Nhận định
- Kỷ niệm 20 năm tạp chí Khởi Hành có mặt tại Hải ngoại Nguyễn Tà Cúc Giới thiệu
- "Chúng ta đi mang theo Văn học Miền Nam": Trường hợp tạp chí Khởi Hành Bộ Mới... Nguyễn Tà Cúc Nhận định
- Những con chí mén, vài nhân vật nữ và Sisyphe của Nguyễn Xuân Hoàng Nguyễn Tà Cúc Nhận định
- Diễn Thuyết Về Các Nhân Vật Nữ và Ra Mắt Cuốn Sách Đầu Tay của Nguyễn Tà Cúc Nguyễn Tà Cúc Diễn thuyết
- Qua Trận Gió Kinh Thiên Nguyễn Tà Cúc Phỏng vấn
- Phần Thư, Sát Sư: Chính Sách Tiêu Diệt Người Dạy Học Nguyễn Tà Cúc Nhận định
- Đọc một số Tuyển tập Văn chương Nữ Việt Nam sau 1975 Nguyễn Tà Cúc Khảo luận
- Giấc Mơ Không Dứt Đó Của Thần Linh Nguyễn Tà Cúc Phỏng vấn
• Thi Sĩ Cao Tiêu Lên Tiên (Nguyễn Tà Cúc)
• Cao Tiêu (Học Xá)
(Vi Lang/Viễn Đông)
Bên kia dãy Sơn Chà (Cao Mỵ Nhân)
Tiểu sử (wiki)
• Văn Tế Trận Vong Chiến Sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (Cao Tiêu)
Tác phẩm trên mạng:
- thivien.net - thica.net
- Tình Thu
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
• Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)
• Trò chuyện với dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |