1. Head_

    Song Linh

    (15.12.1940 - 24.1.1970)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Hành Trình Của Một Người Tìm Kiếm Ý Nghĩa Cuộc Đời (Trần Hoài Thư) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      8-3-2020 | VĂN HỌC

      Hành Trình Của Một Người Tìm Kiếm Ý Nghĩa Cuộc Đời

       TRẦN HOÀI THƯ
      Share File.php Share File
          

       

      Nguyễn Nam Châu (phải) cạnh một người bạn già

      Còn tôi, cũng như khi viết và hơn năm mươi tác giả trước kia trong mấy tập sách khác, tôi có ý tìm hiểu ý lực liên quan đến nhân sinh, và vũ trụ quan trong tác phẩm của họ, để nhờ đó mà tự tìm kiếm suy luận về thân phận làm người của mình. Tôi không phải là người phê bình hay khảo luận văn nghệ. Tôi chỉ là kẻ tìm kiếm ý nghĩa cuộc đời.

      (NNC: Mấy Lời Thanh Minh, Bách Khoa số 79)

      Hiện tượng Nguyễn Nam Châu.


      Bút danh Nguyễn Nam Châu chỉ thực sự bừng rộ từ năm 1958. Chỉ trong năm 1958, ông có đến bốn bài khảo luận về tư tưởng, đồng loạt xuất hiện trên hai tạp chí. Tạp chí thứ nhất là Đại Học số 4&5 tháng 9 năm 1958 với ba bài. Một bài ký bút hiệu Nguyễn Nam Châu: “ Guareschi và tương lai nhân loại” và hai bài ký bút hiệu Hoài Yến: “Tình cảm đời sống đạo đức”“Felleni và giá trị con người”. Và một bài đăng trên nguyệt san Văn Hóa Á Châu số 5 tháng 8-1958 nhan đề “Địa vị văn nghệ trong văn hóa và văn minh”.


      Mặt khác, cũng trong năm 1958, nhà xuất bản Đại Học Huế cũng tung ra hai tác phẩm của Nguyễn Nam Châu. Đó là: “Sứ mệnh văn nghệ”“Những nhà văn hóa mới”.


      Sự xuất hiện ồ ạt dữ dội này đã gây một rúng động lớn. Nó trở thành một hiện tượng. Hiện tượng Nguyễn Nam Châu..


      Nhà văn Võ Phiến đã nhận định về hiện tượng này như sau:

      “Ngoài Nguyễn Văn Trung, trong nhóm Đại Học bấy giờ còn một cây bút rất được giới trẻ mến chuộng, là Nguyễn Nam Châu, tác giả các cuốn Sứ mệnh văn nghệ, Những nhà văn hóa mới v.v...


      “Trong cuốn thứ nhất, ông điểm qua tư tưởng từ Thích Ca, Epictète, Epicure... cho đến Các Mác, J.P. Sartre, tố giác một khuynh hướng văn hóa muốn từ chối các giá trị siêu linh, khiến thế giới lâm vào hỗn loạn, nêu cao sứ mệnh cao cả của hoạt động văn nghệ. Trong cuốn Những nhà văn hóa mới, ông giới thiệu một số tác giả tiêu biểu cho cái “luồng tư tưởng đang thành hình trong thế giới hiện thời”: C.V. Gheorghiu, De Sica, Arthur Koestler, G. Guareschi, V. Doudintsev, M. Djilas, E. Mounier, Gabriel Marcel, Charles Péguy, St. Exupéry, Francoise Sagan...


      Thanh niên, sinh viên đọc Nguyễn Văn Trung và Nguyễn Nam Châu nhiều đến nỗi những danh từ như sứ mệnh, thân phận con người, tha hóa, ngụy tín v.v... lan tràn khắp nơi, và câu văn của St. Exupéry: “Yêu không phải là nhìn nhau nhưng là cùng nhìn về một hướng” được ai nấy nhắc nhở khi giỡn khi thật rất rộng rãi. ” (Võ phiến: Văn học tổng quan, Chương 16)

      Những nhận định của nhà văn Võ Phiến không phải là không có bằng chứng. Sau đây là hồi ức của một cựu học sinh Quốc Học về hiện tượng Nguyễn Nam Châu:

      “...Chúng tôi còn tự học bằng cách đọc sách báo tiếng Việt. Trong bài của mình, Vĩnh Tân đã nhắc lại rất đầy đủ những sách báo mà thế hệ học sinh Quốc Học chúng tôi thích thú tìm đọc trong những năm cuối thập niên năm mươi và vài năm đầu thập niên 60. Trong đó, phải đặc biệt nhắc đến hai quyền sách Những Nhà Văn Hóa MớiSứ Mệnh Văn Nghệ của tác giả Nguyễn Nam Châu. Đó là hai quyển sách do Đại học Huế xuất bản trong hai năm 1958-1959, giới thiệu tư tưởng của mười bốn tác giả phương Tây như Koestler, Gheorghiu, Gabriel Marcel, Saint Exupery, Dostoievsky v.v... (trong Những nhà văn hóa mới), và mười bốn nhà văn hóa lớn từ trước Thiên Chúa Giáng sinh như Thích ca, Khổng Tử đến Marx, Kant, Malraux, Sartre, Camus v.v... (trong Sứ mệnh Văn nghệ). Thông điệp mà tác giả này muốn nhắn gởi là: thế giới cần những người có đủ cả trí tuệ và tình thương. Đối với những học sinh đang ở trên lằn ranh giữa trẻ con và người lớn của thế hệ chúng tôi lúc ấy, đang thích thanh bình và mong đóng góp để xây dựng đất nước, thông điệp này thực sự có tính thuyết phục, thông qua cách viết đơn giản và rất súc tích. Phải nói rằng thông điệp Tình thương đó đã ảnh hưởng đến nhiều người trong thế hệ chúng tôi, khiến chúng tôi biết thương người, thương đời hơn. (Cho đến bây giờ, anh em chúng tôi đều không biết gì vể tiểu sử của tác giả Nguyễn Nam Châu mà chúng tôi kính trọng qua tác phẩm. Theo cách viết, tôi đoán tác giả là người Công giáo, và tên Nguyễn Nam Châu chỉ là bút hiệu).” (Trần Anh Tuấn, Chân Dung Một Thế Hệ Quốc Học, nguồn: vanchuongviet.org)

      Nhà văn Lữ Kiều - một cựu học sinh Quốc Học cũng đã kể lại về nỗi say mê của ông về Nguyễn Nam Châu:

      “Cám ơn Trần Hoài Thư đã tìm hiểu tác giả Nguyễn Nam Châu, người đã ảnh hưởng đến tôi, đến các bạn Nhóm thứ năm hàng tháng (Quốc Học 1960), một thời mà đã 60 năm. Bài viết của NNC về Fellini với phim LA STRADA vẫn còn làm tôi xao xuyến mỗi lần nhớ lại. Hình như tôi đã nhắc nhiều lần nàng Gelsomina trong những bài văn thời trẻ của mình, nhờ NNC đó.” (trích điện thư)

      MỘT ĐỜI NGƯỜI, BA TÁC PHẨM CHO QUÊ HƯƠNG


      Thời sinh tiền tác giả Nguyễn Nam Châu có ba tác phẩm viết bằng Việt ngữ được xuất bản. Đó là:


      1) Những Nhà Văn Hóa mới (Đại Học Huế 1958)

      2) Sứ mệnh Văn Nghệ (Đại Học Huế 1958)

      3) Karl Marx, con đường huyễn hoặc (Hoàng Nguyên, California 2002)


      Để quí bạn có cái nhìn về cuộc hành trình của nhà biên khảo nhận định triết học Nguyễn Nam Châu chúng tôi sưu tầm và đăng lại phần mục lục của mỗi tác phẩm.


      1) Sứ mệnh Văn nghệ (1958)


      MỤC LỤC


           PHẦN NHẤT: KHÁI LUẬN TỔNG QUÁT


      THIÊN I: (nhập đề) Đặt lại vấn đề văn nghệ

      THIÊN II: Chủ đích và ảnh hưởng văn nghệ

      THIÊN III: Địa vị văn nghệ trong văn hóa và văn minh


      - Nhuận chỉnh mấy quan niệm sai lầm

      - Xác định lãnh vực văn hóa

      - Liên hệ giữa văn hóa và văn minh

      - Văn minh trong tay các nhà văn hóa

      - Kết luận trên quan điểm Văn nghệ


      THIÊN IV: Cái đẹp trong Văn nghệ


      - Đẹp là khát vọng của mọi người

      - Cái đẹp khách quan trong sự vật đẹp

      - Điều kiện Chủ quan của tâm lý lĩnh hội

      - Cái Đẹp trong con người Đẹp

      - Tương quan giữa Chân Thiện Mỹ

      - Cái Đẹp trong Văn Nghệ


      THIÊN V: Văn nghệ và vấn đề Siêu hình


      - Con người trong cuộc đời

      - Quan niệm của Auguste Comte


           PHẦN HAI: Ý LỰC CHI PHỔI VĂN NGHỆ THẾ GIỚI


      THIÊN VI: Văn Nghệ Nhân bản


      - Hàng ngũ Nhân bản

      - Ý nghĩa hẹp hòi của chữ Nhân bản trong lịch sử

      - Định nghĩa Phổ quát

      - Nguyên nhân sự khác biệt


      THIÊN VII: Mầu nhiệm con người


      - Những quan niệm về Con Người

      - Họa đồ biểu kê các quan niệm

      - Con người thực hiện thân phận mình


      THIÊN VIII : Những thuyết nhân bản duy tân.


      - Tư tưởng chung Ấn-Độ.

      - Từ Phệ-Đà đến hệ thống UU-BÀ-NI.

      - Học thuyết UU-BÀ-NI

      - Phật-Giáo và Con Người.

      - Ý lực hướng dẫn Văn-Nghệ Phật-Giáo


      THIÊN IX : Nhân bản Thiên Chúa Giáo


      - Nhân vị thuyết.

      - Ý lực Văn Nghệ Công Giáo.


      THIÊN X: Nhân bản Thiên nhiên thuyết


      - Đại quan

      - Phái khắc kỷ.

      - Con người theo đạo KHOÁI-LẠC Epicure

      - Chủ-nghĩa Vụ Lợi của Bentham

      - Con người vì bổn-phận theo E. KANT.

      - Người Quân-Tử theo Nho-Giáo.

      - SCHOPENHAUER, con người bi quan.


      THIÊN XI: Văn Nghệ Nhân Bản Duy vật


      - Đại quan

      - FEUERBACH, con người giết Thiên Chúa

      - NIETZSCHE, con người SIÊU-NHÂN cuồng tín.

      - MARX và con vật sản-xuất

      - SARTRE, con người nôn mửa trước cuộc đời

      - A. GIDE, đứa con phung-phá.

      - A. MALRAUX, kẻ chinh-phục mù-quáng.

      - CAMUS, con người công-phẫn.


      THIÊN XII : Thế giới và giờ thứ 25


      - Bắt mạch Thời-Đại

      - Thân-phận con người trong thế-giới giờ thứ 25


      THIÊN KẾT-LUẬN: NIỀM TIN CỦA NGƯỜI VĂN-NGHỆ NHÂN-BẢN.


      - Văn-nghệ đối với thân xác Con Người.

      - Văn-nghệ đối với Tư-Tưởng và Tự-Do.

      - Văn-nghệ và Tình-Cảm Con Người.

      - Văn-nghệ và khát vọng Siêu-Linh.

      - Gửi người Chiến-Hữu Văn-nghệ


      2. Những nhà văn hóa mới (1958)



      Bình luận tư tưởng của: Thích-Ca, Epictèle, Bentham E. Kant, Khổng-Tử, Schopenhauer, Feuerbach Nietzsche, K. Marx, J.P. Sartre, A. Gide, Marlaux, A. Camus

                  MỤC - LỤC


      PHẦN NHẤT: ÓC DUY-VẬT TRƯỞNG-GIẢ THỐNG-TRỊ THẾ- GIỚI


      CHƯƠNG I:  Toàn Thế Giới Nhiễm Độc.

      CHƯONG II:  Hình Ảnh Của Người Trưởng Giả

      CHƯƠNG III: Căn Bản Óc Trưởng Giả Duy Vật

      CHƯƠNG IV: Óc Trưởng Giả Nơi Tín Đồ Đạo Giáo

      CHƯƠNG V: Óc Trưởng Giả Nơi Nhà Chính Trị và Văn Hóa

      CHƯƠNG VI: Óc Trưởng Giả chi-phối xã-hội TƯ BẢN, CỘNG-SẢN, PHÁT-XÍT, PHONG-KIẾN và THỰC-DÂN.


      PHẰN HAI: CÁC NHÀ VĂN-HÓA MỚI CHỒNG LẠI ÓC DUY-VẬT


      CHƯƠNG VII: Các Chứng Nhân của Thời Đại

            C.V. Gheorghiu: Thế-giới tuyệt vọng.

            De Sica: Sự đau khổ của kẻ khác.

            Arthur Koestler: Thế-giới bầy sói.

            G. Guareschi: Thế-giới Đồng-Cam-Lộ.


      CHƯƠNG VIII: Những Người Tố Cáo Thời Đại

            V. Dedijer: Đế-quốc Nga-Sô.

            V. Doudintsev: Chế-độ khinh dể Con Người.

            M. Djilas: Giai cấp thống-trị mới


      CHƯƠNG IX: Những Thẩm Phán của Thời Đại

            N. Berdiaeff: Giải-pháp thứ Ba,

            E. Mounier: Thảo luận trong thân ái.


      CHƯƠNG X: Các Triết Gia của Thời Đại

            Dostoievsky: Thân phận con Người.

            Gabriel Marcel: Con Người Huyền nhiệm.

            Fellini: Giá trị con Người.


      CHƯƠNG XI: Những Người Thời Đại

            Charles Péguy: Tình huynh-đệ loài Người.

            Saint-Exupéry: Cộng-đổng huynh-đệ.


      CHƯƠNG XII: Francoise Sagan và những ngưười con hoang tàng của Thời Đại


      CHƯƠNG KẾT-LUẬN: Nền Tảng Văn Hóa Mới


      3. Karl Marx, con đường huyển hoặc (2002)



      Tác phẩm này được xuất bản vào năm 2002. Ở trang đầu, ông ghi:

      - Thân gửi quê hương, gia đình và bạn hữu

      3 năm sau, ông mất (2005). Hưởng dương 76 tuổi.

       

           MỤC LỤC


      Phần thứ Nhất

      Tư tưởng của Marx và Engels.


      Lời mở đầu                                                            1


      Chương Nhất


      Đời sống và Lịch trình phát triển

      của Tư tưởng Marx và Engels.


      1. Buổi thiếu thời                                                     19

      2. Người bạn tâm huyết                                            21

      3. Nguồn mạch tư tưởng                                          25

      4.Kình nghiệm chính trị đầu tiên: viết báo                 50

      5. Đời sống tại Paris                                                61

      6. Chế độ tư hữu cần thiết                                        72

      7. Lý thuyết cộng sàn nhân bản                                75

      8. Bruxelles: khúc quặt của tư tưởng và hành động     90

      9. Chống lại các học thuyết cộng sản đương thời       98

      10. Đoạn tuyệt với Proudhon                                  102

      11. Liên minh cộng sản và Bản Tuyên ngôn             106

      12. Kinh nghiệm cuộc Cách mạng 1848                   115

      13. Londres và đời sống nghèo khổ                         128

      14. Đệ Nhất Quốc Tế                                             132

      15. Xung đột với Bakounine                                    137

      16. Cuộc chiến tranh Pháp-Đức (1870)                    152

      17. Cuộc nổi dậy tại Lyon (1870)                            154

      18. Công xã Paris (1871)                                        159

      19. Sự tan rã của Đệ Nhất Quốc tế                          167

      20. Những năm cuối cùng của Marx và Engels         179

      21. Engels và gia nghiệp của Marx                           184


      Chương Hai

      Những tư tưởng căn bản của Marx


      1. Vũ trụ quan của Marx: vạn vật nhất thể duy vật      188

      2. Nhân sinh quan của Marx: nhân bản vô thần          205

      3. Xã hội quan của Marx: Duy vật lịch sử biện chứng 210

      4. Thượng tầng và Hạ tầng cơ sờ                               212

      5. Phương thức sản xuất và chế độ xã hội                  217

      6. Giai cấp đấu tranh                                                 225

      7. Phân tách kinh tế theo "Tư bản luận"                     229

      9. Cách mạng vô sản                                                235

      10. Từ chủ nghĩa Xã hội sang chế độ Cộng sản         240

      11. Tổ chức chính trị trong xã hội Cộng sản              243

      12. Tổ chức kinh tế trong xã hội Mác-xít                   248

      13.Vấn đề văn hóa trong xã hội Mác-xít                    251

      14. Vài nhận định về tư tuởng của Marx                    254


      Phần Hai

      Các lý thuyết Mác-xít


      Chương Nhất

      Chủ nghĩa Xã hội Dân chủ                                       265


      1. Engels, người Xét lại thứ nhất                               266

      2. Eduard Bernstein: ông tổ của chủ nghĩa xét lại      268


      Chương Hai


      Lý thuyết cách mạng Mác-xít của Lênin                   291

       

      1. Vaí trò thiết yếu của giai cấp vỏ sản                    294

      2. Chính sách chuyên chế vô sản                           296

      3. Luân lý cộng sản                                                303

      4. Dân chủ vô sản và Dân chủ tư sản                      305

      5. Đảng Cộng sản Mác-xít-Lê-nin-nít                     311


      Chương Ba

      Bình luận về chế độ Mác-xít của Lê nin                 315


      1. Bình luận của Rosa Luxembourg                       315

      2. Alexandra Kallontai: Đối lập Lao Động              318

      3. Cuộc nổi dậy của Kronstadt                              320


      Phần kết luận chung


      1. Léon Trotski: chế độ quan liêu ăn bám               327

      2. Bruno Rizzi: Giai cấp bóc lột mới                      331

      3. Rudolf Hilferding: Kinh tế Nhà nước độc tài       332

      4. Janusz Kuczynski: sự dối trá của ý hệ thức         334

      5. Leszek Kolakowski: xã hội cộng sản lộn ngược  336

      6. Alexandre Soljénitsyne: ra khỏi ý hệ thức           340

      7. Mikhail Gorbatchev: Chỉnh đốn Đảng                343

      8. Anatoli Sobtchak: trở về Nhà nước Pháp quyền 349

      9. Lời kết luận                                                      351


      Chú dẫn                                                               367

      Mục lục                                                               377


      Trần Hoài Thư

      Thư Quán Bản Thảo số 88, tháng 2.2020
      (Tưởng nhớ Nguyễn Nam Châu)

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Lữ Quỳnh, Bạn Tôi Trần Hoài Thư Nhận định

      - Bức Tranh Quyên Sinh Trần Hoài Thư Tản mạn

      - Ân Tạ Của Một Người Vừa Thoát Chết Trần Hoài Thư Tản mạn

      - Dòng sông qua những tác phẩm của Doãn Quốc Sỹ Trần Hoài Thư Nhận định

      - Nguyễn Phương Loan Người thi sĩ có tâm hồn vô lượng Trần Hoài Thư Hồi ức

      - Hành trình tạp chí Chỉ Đạo Trần Hoài Thư Giới thiệu

      - Sự Mầu Nhiệm của Nghệ Thuật Trần Hoài Thư Tản mạn

      - Hành trình của ký giả Lô Răng Trần Hoài Thư Nhận định

      - Thăm vợ vào ngày giáng sinh Trần Hoài Thư Thơ

      - Quà Giáng Sinh 2021 của Blog THT: Thêm 72 số báo Văn của năm 1969, 1970, 1971... Trần Hoài Thư Giới thiệu

    3. Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)