1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Tuệ Sỹ Và Giấc Mơ Trường Sơn (Quảng Đức) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      26-11-2023 | VĂN HỌC

      Tuệ Sỹ Và Giấc Mơ Trường Sơn

      Chuyện Cái Tách Trà Màu Xanh Men Lam


        QUẢNG ĐỨC
      Share File.php Share File
          

       

           Trưởng lão Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ đã viên tịch


      Trưởng Lão Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, pháp húy Nguyên Chứng, sinh năm 1943 tại Paksé (Lào), đã viên tịch ở chùa Phật Ân (tỉnh Đồng Nai) vào 16 giờ chiều ngày 24-11-2023 (12-10-Quý Mão).

      Kính tiễn biệt Thầy về đất Phật!

      *



         Hòa Thượng Tuệ Sỹ
         (1943 - 24.11.2023)

      Cái tách trà màu xanh men lam của thầy Tuệ Sỹ chắc chắn không thể vẽ tích Thái Công Điếu Vị, là vì thầy chưa bao giờ cầu mong Công Hầu Khanh Tướng như Khương Tử Nha thủa còn hàn vi ngồi câu trên sông Vị Thủy. Vả lại, Thầy cũng chưa đã già và phải chạy vạy như hình ảnh của một lão ông ngồi buông câu dưới gốc cây tùng, gió thổi tạt cả râu tóc, tượng trưng cho sự vất vả của kẻ sĩ thời xưa. Cái tách trà nhỏ xíu theo thầy từ nhà tù này sang nhà tù khác, từ Phan Đăng Lưu giữa Sài gòn đô hội cho tận mãi trại A 20 phía Bắc Tuy Hòa đèo heo hút gió. Cái tách trà xưa cho dù không thể xếp được vào loại trân ngoạn hay kỳ ngoạn như các chén gốm hoa lam, phóng vẽ màu xanh men Hồi của đồ ngự dụng, lại cũng không phải là Bleu de Huế "Nội Phủ thị trung" hay "Nội Phủ thị đoài" của thời chúa Trịnh, chúa Nguyễn. Nhưng chắc chắn, cái tách trà xưa của thầy ít ra cũng là một hảo ngoạn là vì Thầy thích cái tách trà ấy lắm.


      Trước ngày Thầy bị đày ra Bắc, cái tách trà được giao cho Thầy Phước An đem về lưu lại trên đồi Hải Đức. Kể từ ngày ấy, tính đến bây giờ cũng đã hơn 10 năm rồi, thì lẽ ra cái vận xui của Thầy phải hết. Đã ba lần, Thầy mang tách trà ra nhâm nhi thì y rằng ba lần đại nạn lại ụp đến.


      Có người cho rằng, Trà thì phải có đủ bộ ‘một Tống ba Quân.' Và, nếu là Rượu thì bộ phải đủ bốn. Người đời xưa vẫn thường hay nói "trà tam tửu tứ" là vậy. Thầy Tuệ Sỹ duy chỉ có một cái tách trà, nếu không Độc Dương thì cũng phải là Cô Âm, là vì không vật gì trên cái Ta bà thế giới này mà thoát được ra khỏi quy luật của Âm Dương. Cô Âm thì không thể Sinh - Độc Dương thì không thể Thành - Không Sinh, không Thành thì ắt phải bị tuyệt diệt!

       

      Không lẽ cái tách trà xưa mà lại liên quan đến cái án tử hình tháng 9 năm 1988? Hay cái tách trà là cái án chung thân khổ sai đổi lại là 14 năm dài biệt xú?


      Sương mai lịm khói trà

      Gió lạnh vuốt tờ hoa

      Nhè nhẹ tay nâng bút

      Nghe lòng rộn âm ba.


      Thơ hay là nhạc? Nhạc hay là Thơ? Nghe sao mà nhẹ nhàng thanh thoát- Chữ nghĩa sao mà cô đọng, hàm súc mà ý thì lại bát ngát, thâm sâu. Ngày xưa Lưu Bang cho dù ngạo nghễ: "Ông đây ngồi trên ngựa mà được thiên hạ, đấu cần Thi, Thơ?" mà cũng còn đủ khôn ngoan để biết không thể bỏ rơi những kẻ có tài như Lục Giả. Ngày nay, những tài hoa như Tuệ Sỹ mà suốt đời không lẽ lại bị đày đọa không nguôi?


      Bài thơ: "Buổi sáng tập viết chủ thảo" nêu trên, thầy Tuệ Sỹ ghi lại vào năm 1980 tại Già Lam lẽ ra phải được xếp vào trong mục: Phương Trời Viễn Mộng, thầy lại xếp vào mục: Giấc Mơ Trường Sơn. Cũng có thể vì thế mà tập thơ: Tuệ Sỹ, Phương Trời Viễn Mộng - Hạnh Viên trình bày xong tháng 4 năm 2001- Tranh họa Đinh Cường - đã có thể hoàn tất để sẵn sàng đưa vào in ấn, thì Thầy đổi lại tựa đề của tập Thơ là: Tuệ Sỹ, Giấc Mơ Trường Sơn. Tập: Tô Đông Pha, Những Phương Trời Viễn Mộng (Ca Dao xuất bản 1973 - Xuân Thu tái xuất bản tháng 4.1999) lẽ ra phải là Những Phương Trời Đọa Đày Viễn Mộng. Nghĩa là phải thêm vào hai chữ "đọa đày" mới đầy đủ nghĩa tình. Thì tập Tuệ Sỹ, Giấc Mơ Trường Sơn sao không lại là Mối sầu Cô Lữ? Cuộc đời của Tô Đông Pha là cả một chuỗi dài khổ đau cùng cực, thì đâu khác gì Tuệ Sỹ chung thân bị đày đọa triền miên? Khác chăng là bên cạnh Tô Đông Pha ít ra còn có hình bóng của Triệu Vân ân tình, hay còn một Siêu Siêu mặn mà nhan sắc - trong khi Tuệ Sỹ luôn vẫn là Lữ khách cô đơn, chỉ mỗi một tách trà xưa lẻ loi làm bạn - thì Mối Sầu Cô Lữ làm đề tựa cho tập thơ của Tuệ Sỹ xem chừng lại trung thực hơn nhiều.


      Anh ôm giấc mộng đi hoang

      Biết đâu mà kiếm trăng ngàn cho em.

      (Tuệ Sỹ, Phương trời Viễn mộng)


      Nếu như trang đầu, Thầy không để dành một khoảng trắng - Khoảng trống. trắng này theo Thầy là để dành cho một phương trời không hiện hữu - Có lẽ để thay cho lời Tựa mà trước nay Thầy vẫn tự mình viết lấy - thì hai câu trên lại là hai câu mở đầu cho toàn tập Tuệ Sỹ, Giấc Mơ Trường Sơn.


      Nghe đâu: Phòng thư viện địa phương, nơi gia đình Thầy cư ngụ tại Thượng Lào không còn sách để đọc, mới vừa qua tuổi 11, Thầy đành phải "“ôm giấc mộng đi hoang," đêm ngày lủi thủi theo đoàn Khất Sĩ từ Thượng Lào băng ngang dãy Trường Sơn, xuyên qua Đông Hà rồi mới tìm đường vào Huế. Như vậy, Thầy chỉ mượn đường băng ngang, thì cho dù Trường Sơn là xương sống cho hình chữ S của Nước Việt thân yêu, thì Thầy cũng sẽ không một chút kỷ niệm ngọt ngào, êm ái nào để Thầy phải đồng vọng, bịn rịn, vấn vương.


      Ta cỡi kiếm đi tìm tiên động

      Cõi trường sinh đàn bướm dật dờ

      (Tuệ Sỹ, Mộng ngày)


      Ngỡ rằng, Thầy đành phải ôm giấc mông đi hoang. Thật ra, đó chỉ là cách điệu giao tình để khai diễn một phương trời mới - đầy viễn mộng - mà Thầy đã phát tâm đại nguyện: Ta cỡi kiếm đi tìm tiên động . . . Và cũng có thể từ đó, hoặc vì vậy, mà Thầy lại phải vác lên vai vô số khổ lụy đoạn trường. Thời gian đầu, cho dù đã phát tâm đại nguyện, tại Linh Mụ hay Quốc Ấn, Trúc Lâm, Thiền Tôn hay ngay cả Từ Đàm cái nôi của Giáo Hội, thì tại Huế, ở đâu chú điệu Tuệ Sỹ cũng gặp toàn những kiến giải vô minh:


      Đầu cửa động đàn ong luân vũ

      Chị hoa rừng son phấn lång lơ!

      (Tuệ Sỹ, Mộng ngày)


      Tìm đọc lại Piano Sonata 14, một trong những truyện ngắn hay nhất của Việt Nam (Khởi Hành số 29) để nghe Thầy kể lại chuyện xa xưa những tháng ngày đầu của một đời phát tâm đại nguyện:

       ...”Hằng ngày, chú lại phải học về ý nghĩa của sự vô thường, khổ đau và giả tạo đang đè nặng kiếp người. Mắt chú vẫn trong sáng. Nụ cười vẫn hồn nhiên. Thân tứ đại giả hợp, như cây bên bờ sông, như cỏ bên thành giếng. Tất cả đều là mộng tưởng, thì chắc gì cái vô thường và khổ não kia của kiếp người không là mộng tưởng. Nhưng chú thích học những thứ đó. Thích nhìn những sự giả tạo đó qua những hàng chữ nhỏ ngay ngắn, và chú lại càng thích nắn nót sao cho chúng được ngay ngắn trang nghiêm..."

      Chú tiểu này là ai? Là Thị Ngạn? Là Pandita Sakyaa hay đích thực là Tuệ Sy? Lại cần phải đọc hai câu thơ trích trong bài Mộng ngày để nghe lại Tuệ Sỹ tự mình đưa ra công án rồi cũng tự mình khai thị thì rõ biết:


      Hỏi: Ta hỏi kiến nơi nào cõi tịnh?

      Đáp: Ngoài hư không có dấu chim bay!


      Tuệ Sỹ hỏi thì dĩ nhiên Tuệ Sỹ là Chủ, thì đối tượng được hỏi, hoặc: Cõi Tịnh hay Kiến phải là khách. Và nếu khách lại đang tại cảnh giới tự chứng: Ngoài hư không có dấu chim bay! mà Khách cũng đích thị là người Hỏi thì Chủ và Khách lại là Một không Hai. Hai Thể không phân biệt, thì quả thật Tuệ Sỹ đã đạt được thậm thâm thượng thừa Tối Thắng Đệ Nhất Thiền Sư.



      Có một điều, trước nay chưa một lần được nghe Thầy tự xưng mình là Thiền Sư. Lại cũng chưa bao giờ nghe được Thầy xưng mình là Thi Sĩ hay là Nhà Thơ. Sau Nguyễn Du thì Tuệ Sỹ mới thực là nhà thơ, là tại Bùi Giáng "giật mình, khiếp vía mất ăn mất ngủ," không ngờ Tuệ Sỹ "vẻ người khắc khổ mà linh hồn thì còn ẩn một nguồn thơ thâm viễn u u... và lại, có ai ngờ đâu nhà sư kín đáo e dè kia không hề bao giờ có vướng lụy, lại còn mang một nguồn thơ Việt phi phàm..." mà nói như thế. Đọc: "Bùi Giáng, đi vào cõi thơ" (Ca Dao xuất bản, Hoài Khanh ấn hành 1969) mới biết chỉ một "Khung trời cũ" của Tuệ Sỹ cũng đã đủ làm cho Bùi Giáng kinh hoàng:

      Đôi mắt ướt tuổi vàng khung trời hội cũ

      Áo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang

      Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ

      Thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn


      Từ núi lạnh đến biển im muôn thưở

      Đỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan

      Cười với nắng một ngày sao chóng thế

      Nay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng


      Đếm tóc bạc tuổi dời chưa đủ

      Bụi đường dài gót mỏi đi quanh

      Giờ ngó lại bốn bức tường ủ rũ

      Suối nguồn xa ngược nước xuôi ngàn

      (Tuệ Sỹ, khung trời cũ) [hay Không Đề]

      Đại Lão Hòa Thượng Mãn Giác trong lần tâm tình với những học trò cũ là cựu sinh viên Đại Học Vạn Hạnh, mà Ngài nguyên 30 năm trước là Phó Viện Trưởng, đã nói:


      “Tuệ Sỹ đã Tu từ ngàn kiếp trước, Phật Giáo Việt Nam, phải đợi đến 350 năm mới có được một Thiền Sư uyên bác như Tuệ Sỹ!”


      Cố Giáo Sư Cao Hữu Đính trước khi chấm dứt bài giãng về Các Pháp vô sự bình đẳng như như ?" cho Tì Kheo Ni Thích Nữ Thông Thắng (Nhật), Người nói: Suốt một đời đào tạo tăng ni thì Tuệ Sỹ mới gọi là Tăng Tài! Không lẽ Giáo Sư Cao Hữu Đính và ngay như Đại Lão Hòa Thượng Mãn Giác vì bị giật mình, kinh hoàng, khiếp vía như Bùi Giáng mà phải nhận định như trên? Mà đâu phải chỉ một mình Bùi Giáng giật mình kinh hãi? Tại Lời Tựa tập Tô Đông Pha, Những Phương Trời Viễn Mộng, Tuệ Sỹ nói:

      "Kinh Thi và Kinh Dịch như đôi chim nhạn mang chở định mệnh của lịch sử Trung hoa bay lượn suốt mấy mươi thế kỷ trên vòm trời Viễn đông. Dịch trải rộng con đường cho những bước đi lịch nghiệm trong cuộc tồn sinh; Thi là tâm nguyện khẩn thiết và trung thực từ giữa chỗ sâu thẳm của tình người và lòng người, được mang ra để lịch nghiệm cuộc Lữ mà Dịch đã phơi bày ra đó...”

      Như vậy, nếu Tuệ Sỹ là một tay Thi Thơ cự phách để thiên tài cỡ Bùi Giáng mà phải "kinh hoàng" bái phục thì Tuệ Sỹ lại cũng có thể là một tay Dịch Học uyên thâm, vô tình đã làm “khiếp vía" Hòa Thượng Minh Châu và cũng đã làm cho Ôn Thiện Siêu sinh tiền phải thót tim "giật mình!"


      Chuyện thiên tài Bùi Giáng giật mình, kinh hoàng, khiếp vía mất ăn mất ngủ được chính Bùi Giáng ghi lại trong tập " Đi vào cõi thơ”


      Huỳnh Hữu Ủy nhắc lại trên Hợp Lưu tháng 8 & 9 năm 2001 trong bài: “Thử bước vào cõi thơ Tuệ Sỹ." Nhưng câu chuyện của Thầy Minh Châu và Ôn Thiện Siêu thì phải chờ Hòa Thượng Tín Nghĩa (Tổ Đình Từ Đàm Hải Ngoại tại Texas) kể lại mới được hay. Trong dịp Tuệ Sỹ ghé Huế, Ôn Thiện Siêu mua cho một chiếc vé máy bay về Lào thăm mẹ, thì lại nhằm đúng chuyến bay lâm nạn, rớt tan tành không người sống sót. Tin "dữ" báo từ Thành phố Huế làm xôn xao toàn khắp, Ôn Thiện Siêu đang thở than "Pháp Đệ Tuệ Sỹ đã đi rồi" và sửa soạn tang lễ cho Tuệ Sỹ thì Tuệ Sỹ lại đang tà tà cười với nắng thong dong thả bộ trên Đồi Hải Đức Nha trang. Mấy hôm sau lại lù lù như bóng ma hiện về trong khuôn viên Vạn Hạnh thì Ngài Viện Trưởng sao không khiếp vía và Ôn Thiện Siêu sao khỏi thót tim giật mình? Sau kỳ toán Dịch để tự cứu mình thoát nạn máy bay, Thầy Tuệ Sỹ cảm thấy “bị quấy rầy" hơi nhiều, là vì hàng ngày lại có thêm một số Phật Tử xin gặp Thầy không để hỏi Phật mà nhằm hỏi Bói. Thời gian sau này thấy Thầy thường bế cửa nhập thất, một phần là tại vậy.


      Đầu tháng 5.73, Trưởng Phái Đoàn Bốn Bên Khu vực VII nhờ người về Sài gòn mang theo lá số xin Thầy luận. Về tới Vạn Hạnh thì thấy phòng Thầy đóng kín, ngoài cửa có niêm mấy chữ: Tuệ Sỹ Đã Chết! bèn chuồi lá số qua khe cửa xin Thầy luận cho vài chữ, không quên vọng vào là vì là lệnh của Xếp cho nên bất đắc dĩ phải làm Thầy phiền. Không đầy 10 phút sau tờ giấy được chuồi ra, có thêm mấy chữ của Thầy mới viết: "Ông nầy không còn Xếp nữa, về đi!" Bảy giờ sáng tinh mơ, Xếp vừa giao nhiệm vụ tại ngay văn phòng làm việc của Xếp - bây giờ mới 11 giờ sáng thì ai mà tin nổi được lời Thầy viết? Cho đến bây giờ vị Trưởng Đoàn Bốn Bên năm xưa tại Khu Vực VII vẫn chưa được đọc những chữ Thầy viết, là vì ngay 10 giờ sáng ngày hôm đó, vị này được lệnh của Tướng Vùng phải khẩn cấp bàn giao.


      Mẩu chuyện ghi lại nêu trên có thể làm cho Thầy hết sức bực mình - Sao không hỏi Phật mà cứ đi hỏi Bói? - Nhà thơ Bùi Giáng nói Thầy là thân Bồ Tát, quanh năm kinh kệ trai chay, thế sao bỗng nhiên một phút vội vã lại dám làm thân du thủ? Dám gác bỏ kệ kinh? Dám mở cuộc thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn? thì hàng đệ tử sơ tâm, hễ cứ gặp Thầy mà dám hỏi Bói, cũng là chuyện hiển nhiên thường tình! Vả lại, có hỏi Bói thì mới biết được Thầy ngoài những sở tri về Phật uyên bác còn không những là một nhà Thơ "... chỉ cần một bài Khung Trời Cũ, Tuệ Sỹ đã trùm lấp hết chân trời mới cũ từ Đường Thi Trung Hoa đến siêu thực Tây Phương." như Bùi Giáng đã nói, mà Thầy lại còn là một nhà Toán Dịch cự phách!

       

      Ngay sau khi bà Chánh Án vừa tuyên án tử hình, Thượng Tọa Trí Siêu xoay qua Tuệ Sỹ than: "Chúng nó giết mình rồi!" thì hầu hết các Phật Tử đang chen chúc phía trước để theo dõi phiên tòa cộng sản xử án các Thầy, đều nghe trên loa phóng thanh tiếng Thầy Tuệ Sỹ nói với Thầy Trí Siêu khá rõ: HAI CHỤC NĂM! Quả nhiên, mấy tháng sau đảng cộng sản đưa Quý Thầy ra xử lại và kết án 20 năm tù!


      Gặp lại Đại Đức Thích Tâm Tường (Cali), Thị Giả của Thầy Tuệ Sỹ tại Chùa Già Lam năm xưa thì sẽ được nghe thêm một chi tiết: Thầy Tuệ Sỹ đã biết trước cộng sản đến bắt Thầy sẽ đúng ngay sau ngày Thầy hoàn tất bộ Kinh đang dịch thuật để cúng dường chư Phật. Thầy biết, cho nên Thầy đã chuẩn bị tay nải đủ y áo, treo ngay cửa ra vào, chờ đợi công an đến bắt đúng vào ngày Thầy vừa dịch xong bộ Kinh. Chắc chắn là Thầy Tuệ Sỹ đã dụng Dịch để toán, lẽ ra Thầy phải biết Thầy mà bị cộng sản bắt tù thì tức khắc, sức khỏe của Ôn Già Lam hoàn toàn suy sụp và Ngài sẽ bị bọn chúng bức tử, y như chúng đã bức tử Ngài Thiện Minh. Ni Sư thị giả của Ôn Già Lam hiện đang trú tại Tổ Đình Từ Đàm Hải Ngoại tại Texas kể lại chuyện Ni Sư mới chạy về Chùa đem cháo vào cho Ôn thì Ôn đã bị chúng giết, cho nên Phật Tử Việt Nam làm lễ Kỵ đúng ngày Ôn mất. Giáo Sư Cao Hữu Đính trước khi mất kể lại chuyện Ngài Thiện Minh bị chúng bức tử đúng vào ngày Rằm mà ngày 17 chúng mới loan tin, cho nên lễ Kỵ Ngài Thiện Minh có nơi thì 15 mà có nơi thì 17 - sai ngày là vậy!


      Giới nguyệt lãng tình không, nhất phái hương giang trừng đạo thống.

      Linh căn tài huệ địa, lịch triều hoa nhạc ấn kim luân.


      Là hai câu đối, từ phòng biệt giam tử tội của nhà tù Phan Đăng Lưu, Thầy Tuệ Sỹ gởi ra để cúng dường Ôn Già Lam. Hai câu đối chắc hẳn đã được khắc sâu trên Tháp để thờ Ôn, ngay trong khuôn viên chùa cách phòng của Thầy Tuệ Sỹ đang trú ngụ không đầy 100 thước. Được thường ngày kề cận bên Ôn, chắc hẳn Thầy Tuệ Sỹ nguôi ngoai phần nào nỗi nhớ. Thế nhưng, chung quanh chùa, hàng ngày có cả chục tên công an cộng sản thường xuyên canh gác từng bước chân vào ra, kiểm tra, kiểm soát, cẩn mật, gắt gao hơn cả nhà tù, thì Thầy Tuệ Sỹ làm sao mà vui cho được?


      Nghe nói, hình như Thầy Phước An đã gởi cái tách trà men lam vào chùa Già Lam lại cho Thầy. Bọn công an canh gác kỹ quá, rất ít người có đầy can đảm và đủ lý do để được phép vào thăm Thầy, cho nên bây giờ thường ngày không rõ có ai thấy được Thầy Tuệ Sỹ đã dùng lại cái tách trà men lam hay chưa? Và, cũng không rõ tập thơ Tuệ Sỹ, Giấc Mơ Trường Sơn sẽ do vị nào trách nhiệm in ấn, phát hành, mặc dù bản thảo do chính tay Thầy trình bày, sắp xếp 82 bài thơ, đặc biệt trong đó gồm có hơn 30 bài Tịnh Tọa, Thầy vừa sáng tác sau năm 2000 đã được gởi đến tay người nhận tại Hoa Kỳ.

      Quảng Đức

      Tạp chí Khởi Hành số 85, tháng 11.2003

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Tuệ Sỹ Và Giấc Mơ Trường Sơn Quảng Đức Hồi ức

    3. Bài viết về Thầy Tuệ Sỹ (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Tuệ Sỹ

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ Và Nhân Quyền (Hoàng Dung)

      Tuệ Sỹ, Tù Đày Và Quê Nhà (Viên Linh)

      Tuệ Sỹ Và Giấc Mơ Trường Sơn (Quảng Đức)

      Tuệ Sỹ Giữa Mùa Thay Đổi (Viên Linh)

      Tuệ Sỹ, viễn mộng mấy khung trời (Nguyễn Mạnh Trinh)

      - Bùi Giáng viết về thơ Tuệ Sỹ

      - Lê Mạnh Thát và Thích Tuệ Sỹ – Hai Vị Thiền Sư (Phạm Công Thiện)

      - Thầy Tuệ Sỹ là viên ngọc quý của Phật Giáo và của Việt Nam (Nhiều tác giả)

      - Vì sao Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ bước ra nhận Phật sự, lại được ủng hộ? (Tuấn Khanh)

      - "Tuệ Sỹ – Tinh Hoa Phật Giáo Việt Nam, Vị Thầy Của Bốn Chúng" của Bạch Xuân Phẻ (Nguyên Giác)

      - Lịch sử và tình hình tiếp nhận thơ Tuệ Sỹ (Tâm Thuần)

      - ‘Piano Sonata 14,’ một truyện ngắn của Tuệ Sỹ (Trần Doãn Nho)

      - Cuối năm đi thăm Thầy Tuệ Sỹ (Đỗ Hồng Ngọc)

      - Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ (Đinh Quang Anh Thái)

      - Đọc lại thơ Tuệ Sỹ (Nguyễn Mộng Giác)

      - Hòa Thượng Tuệ Sỹ, Trí Siêu những thiên tài lỗi lạc (Thích Nguyên Siêu)

      - Bài thơ tứ tuyệt của Tuệ Sỹ (Nguyên Lạc)

      - “Bỉnh Bát Lệ Vô Ngôn” Trong Bài Tuyệt Thi “cúng Dường” Của Thi Sĩ, Thiền Sư Tuệ Sỹ (Trần Ngẫu Hồ)

       

      Tác phẩm của Tuệ Sỹ

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Định Hướng Tương Lai Với Thế Hệ Tăng Sĩ Trẻ (Tuệ Sỹ)

      Lục bát Viên Linh (Tuệ Sỹ)

      - Thích Tuệ Sỹ: Tâm thư của Hội Đồng Hoằng Pháp

      - Những Phương Trời Viễn Mộng:

         - Tập I - Tập II

      - Piano Sonata 14

      - Gốc Tùng

      - Sư Thiện Chiếu

      - Giấc Mơ Trường Sơn

      - Viết cho Đức Hạnh

      - Tuệ Sỹ viết về Nguyễn Đức Sơn

      Tác phẩm trên mạng:

      - quangduc.com        - phatviet.info

      - thuvienhoasen.org  - thivien.net

      - daophatngaynay.com

      - phannguyenartist.blogspot.com

      - tranthinguyetmai.wordpress.com

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Việt Dương và Trần Thị Nguyệt Mai Với “Chân Dung Ngày Đó Bây Giờ” (Phan Tấn Hải)

      Tản mạn về “Hạ đỏ có chàng tới hỏi” (NP Phan)

      Tưởng nhớ Hoàng Ngọc Tuệ (Ngô Nhân Dụng)

      Trần Lê Nguyễn - Một thời có bão (Trần Áng Sơn)

      Trịnh Y Thư - Và khi về ngồi dưới những gốc nho biển (Bùi Vĩnh Phúc)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  Bùi Kỷ,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)