1. Head_

    Giản Chi

    (..1904 - 22.10.2005)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ Và Nhân Quyền (Hoàng Dung dịch) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      6-12-2023 | VĂN HỌC

      Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ Và Nhân Quyền

        HOÀNG DUNG (dịch)
      Share File.php Share File
          

       


           Hòa Thượng Tuệ Sỹ
           (1943 - 24.11.2023)

      Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ vừa viên tịch và tôi vừa đọc được bài này trên trang mạng uyennguyen.net. Vì hòa thượng được nhiều người kính trọng, tôi muốn được dịch lại. Bài dịch có thể sai sót do khả năng của người dịch, nếu cần, xin qúi vị đọc bản chính ở trang mạng trên.


      Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ ở tù trên 15 năm. Năm 1998, trước áp lực quốc tế, nhà cầm quyền Cộng Sản bị bó buộc phải ân xá ông, nhưng sau đó vẫn bị quản chế ngặt nghèo. Năm 2001, hòa thượng được một hội nghị về Nhân Quyền ở Hòa Lan mời nói chuyện, nhưng dĩ nhiên Cộng Sản không cho đi và ông đã gửi bản thảo bằng tiếng Anh bài ông định nói trước hội nghị.

      Bài viết này, đề cập đến nhiều khía cạnh, chúng tôi xin phiên dịch dưới đây:

      Thưa qúi vị:


      Xin qúi vị cho phép tôi được nói đôi chút về tôi: dù cho là một diễn giả mới trên diễn đản này, có lẽ tôi đã được qúi vị biết đến. Trước hết, bài nói chuyện ngày hôm nay sẽ là một điều nghịch lý, không giản dị chỉ vì ngay từ đầu nghề nghiệp của tôi là thuyết giảng về triết học và là một tu sĩ Phật giáo, tôi đã không có một chút suy nghĩ nào về những chuyện như chính trị hay họat động chính trị, thường được coi như đấu tranh quyền lực; thế nhưng, tôi bỗng nhiên thấy mình bị lôi cuốn vào một cuộc đấu tranh tàn khôc nhưng đầy tuyệt vọng.


      Để làm gì ?


      Để làm gì ? để cho một điều mà mọi người khắp thế giới đều biết: đó là phẩm giá con người, một ý niệm mà hiện nay đối với rất nhiều chính quyền vẫn còn mơ hồ, trong khi sự phổ quát của nó đã rất thân thuộc đối với con người ở bất cứ thời gian và không gian nào.


      Lý do thứ hai, là trong đúng bốn mươi lăm ngày, tôi đã nằm ở phòng giam chờ bị hành hình với một chân bị khóa trong cùm, tôi đã mò mẫm trong bóng tối về ý nghĩa của sự sống và cái chết. Dù tôi đã từ chối quyền kháng cáo, tôi vẫn bị đem ra tòa kháng án. Dù tôi đã từ chối xin ân xá, đã sửa sọan sẵn sàng để bị hành quyết. Vậy mà họ đã cho bản án của tôi được giảm khinh.


      Tôi phải thú nhận là lúc đó tôi không biết chuyện gì đã xảy ra khiến định mệnh của tôi được thay đổi qua một chiều hướng bất ngờ như vậy cho đến mười lăm năm sau, khi tôi bị ép phải chấp nhận sự khoan hồng. Phần lớn những tù phạm thuộc diện của tôi đều đã bị hành hình. Không những chỉ là số mạng của riêng tôi, mà là của cả đất nước tôi, đã không ngờ đi đến một bước ngoặt. Bức màn sắt bất ngờ bị kéo xuống. Bức tường Bá Linh bị phá vỡ. Thành trì cách mạng vô sản của thế giới bị sụp đổ. Tin tức về những biến cố này được lén lút thì thầm ở trong tù như những chuyện thần tiên hay ma quái được kể cho những đứa trẻ tò mò. Thế rồi tôi được biết rằng một kỷ nguyên mới đã đến, một kỷ nguyên mà nhân cách con người được hiểu rõ một cách phổ quát.


      Điều nghịch lý


      Ngày nay, từ ngữ "nhân bản "(humanity) đã được định nghĩa đầy đủ. Tuy nhiên, những vụ giết người hàng lọat đang xảy ra trên thế giới vì ký thị màu da, vì khác biệt tôn giáo đang thách đố định nghĩa đó. Năm chục năm đã trôi qua từ khi bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền ra đời. Trong nửa đầu tiên của khỏang thời gian đó, đất nước tôi đã bị tan nát trong một cuộc chiến huynh đệ tương tàn, gây ra bởi những kỹ thuật giết người hàng lọat do cả hai phe vô sản vĩ đại và tư sản phồn vinh phát minh ra. Một thế hệ lớn lên để phục vụ chiến tranh, một cuộc chiến bên ngòai được coi là chống đế quốc nhưng thực chất là sự tranh chấp để xem giữa hai thế lực, đế quốc đỏ hay xanh, ai sẽ là bá chủ thế giới. Những sử gia tương lai sẽ vùi đầu để tìm ý nghĩa của nó. Trong khi nhân dân chúng tôi lúc đó chỉ lo làm sao để sống còn trong cuộc chiến. Tôi thuộc thế hệ những người đã mất đi tuổi trẻ trong chiến tranh và chỉ nhận được những hậu quả lạc hậu khi hòa bình trở lại.


      Trong nửa sau của năm mươi năm đó, những lãnh tụ Cộng Sản đã thống nhất đất nước và biến nó trở thành một xã hội tự cao tự đại, trong đó họ thần thánh hóa những điều họ mơ tưởng. Như cách mạng của trái đất là làm sao để vững chãi xoay quanh mặt trời, cuộc cách mạng của xứ sở chúng tôi là không bao giờ được đi lệch khỏi quỹ đạo của nhà cầm quyền. Những nhà khoa học đã giải thích là vật chất tạo nên sức hút để trái đất xoay, thì sự khuất phục của người dân trước cường quyền được coi là điều dĩ nhiên phải có.


      Tôi vừa nói đến điều nghịch lý. Từ ngữ đó đã ám ảnh tôi suốt thời gian sau khi bị tống ra khỏi nhà giam mà không biết chuyện gì xảy ra. Trước hết, những sinh viên ở miền Nam chúng tôi được dạy những biện chứng duy tâm để suy diễn những hàm ý về tự do và dân chủ mà chúng tôi được dạy là dùng máu để bảo vệ. Trong khi đó, những bạn đồng lứa ở miền Bắc được hấp thụ để trau giồi khoa biện chứng duy vật để biện minh cho sự chuyên chính của đảng. . Khi hai phe gặp nhau, hợp đề biện chứng để tạo ra một xã hội tiên tiến lờ mờ hiện ra, cái biện chứng đầu lộn ngược và biện chứng chân đứng thẳng đưa đến một tổng đề thực tế trần trụi. Suốt trong một trăm năm qua, nhiều thế hệ đã đứng lên chiến đấu cho độc lập của Quê Cha Đất Tổ. Hiện giờ, độc lập đã đạt được, một số lớn người dân, từ miền Nam cũng như miền Bắc, bất chấp tính mạng, đã lìa bỏ Quê Cha. đó là một nghịch lý và tôi đã nghiền ngẫm về nghịch lý này để đi tìm ánh sáng cho tương lai dân tộc tôi.

      (Người dịch xin phép chú thích ở đây ít hàng về biện chứng pháp theo tác giả Trần Thái Đỉnh: "Trong hành trình của biện chứng pháp, chính đề đại diện cho hiểu biết ban đầu, phản đề là bước tiến lên và đối đầu với hiểu biết trước đó. Sự xung đột giữa chính đề và phản đề tạo ra một hiểu biết thứ ba, vừa bác bỏ hai hiểu biết trước đó, vừa giữ lại những khía cạnh tích cực của chúng. Tuy nhiên, khi đạt được tổng đề, một câu hỏi mới xuất hiện, và một phản đề mới bắt đầu, tiếp tục quá trình biện chứng)

      Giờ đây, tôi được hân hạnh những người bạn Hòa Lan mời nói chuyện về Việt Nam, nhất là về chủ đề nhân quyền, về ý nghĩa của nó và về cách thực thi nó ở đất nước tôi. Dĩ nhiên, trước hết, tôi xin được tỏ lòng biết ơn sâu xa về tình hữu nghị này, nhưng tôi phải nói trước là về chủ đề này, sự hiểu biết của tôi bị giới hạn, vì một cách không chính thức, tôi đã bị pháp luật cấm đóan, không được tiếp nhận những thông tin, trong hay ngòai nước. Điều này cũng dễ hiểu trong một xứ sở mà mọi thông tin đều bị đặt dưới sự kiểm sóat chặt chẽ của chính quyền. Đối với tôi, phương cách đàn áp của nhà cầm quyền lại còn trầm trọng hơn. Bạn bè tôi đã phải tránh gặp tôi vì sợ những nhân viên an ninh làm khó dễ. Cái thủ đọan làm cô lập xã hội thay vì giam giữ, cũng rất hiệu quả..


      Được sống trong một đô thị lớn, tản bộ giữa con phố đông người, nhưng đồng thời lại cảm nhận được sự ngăn cách với xung quanh, tôi như sống trong mơ, đúng hơn là trong cơn ác mộng. Do đó, khi nhận được sự gợi ý để phát biểu trên diễn đàn, dù tôi có hiện diện hay không, tôi đã chìm trong lưỡng lự. Cuối cùng, tôi quyết định ghi lại đôi điều để xem rồi những khốn khó của tôi sẽ bị đẩy xa đến đâu.


      Sự phổ quát của Tự Do, Dân Chủ và Phẩm Giá con Người


      Dù được nuôi dưỡng trong một truyền thống Đông Phương, như phần đông thế hệ của tôi, tôi đã nhận được sự giáo dục theo Tây Phương. Những triết gia và những hệ tư tưởng Tây phương đã ảnh hưởng ít nhiều đến tôi cũng như đến những người trẻ đồng lứa, ngay cả trong cách suy nghĩ của họ. Những ý niệm về tự do và dân chủ, được coi là sản phẩm của Tây phương, không phải xa lạ đối với chúng tôi.


      Trên thực tế thì mỗi một nền văn minh đều có chứa đựng những tư tưởng hay lý tưởng về tự do, dân chủ và nhân cách. Thêm vào đó, sau những cuộc viễn chinh chiếm thuộc địa, trong ngữ vựng của những xứ sở Viễn Đông, những tư tưởng này được bổ khuyết thêm để tương đồng với Văn Minh Tây Phương. Nếu những ý niệm bổ xung này có hàm chứa điều gì mới về phẩm giá con người vẫn là một giả thiết về phương diện chính trị. Tôi nhấn mạnh từ ngữ "về phương diện chính trị ". Nhìn theo phương diện thẩm định giá trị, sự phổ quát những ý niệm này đều được mọi người hiểu rõ.


      Nhiều lãnh tụ chính trị có ảnh hưởng ở phương Đông, trong cái huyễn tưởng mờ nhạt về những giá trị này, khi tranh cãi, họ biện luận rằng mỗi một nền văn minh có những đặc thù của nó, do đó những yếu tố ngọai lai có thể làm văn minh của họ xấu đi hay tốt hơn. Hùa vào điệp khúc của đàn anh Trung Hoa, những lãnh tụ Cộng Sản Việt Nam mạnh mẽ chối bỏ sự phổ quát của nhân quyền, nói rằng những chuyện này là chuyện nội bộ của mỗi quốc gia. Họ nhấn mạnh là những ý tưởng nhân quyền này là từ phương Tây, không thể áp dụng và sẽ dị ứng với truyền thống Việt Nam.


      Rõ ràng là cái luận cứ này bị lạc điệu. Vì cái ý thức hệ Mác xít được cắm vào phương đông chưa tới một trăm năm hòan tòan là sản phẩm của Tây phương. Cái điều đi ngược với truyền thống Việt Nam không phải là những ý niệm trong Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền mà là quan niệm nhân quyền duy vật sử quan, đã áp dụng một cách giáo điều trên xã hội Việt Nam. Nếu để phù hợp với sự phát triển những phương cách sản xuất ở xã hội phong kiến Tây phương hồi xưa đã nảy sinh ra hệ thống nông nô, điều đó không thể suy ra là hệ thống nông nô đó tất yếu sẽ có trong chế độ phong kiến Việt Nam. Những sử gia Cộng Sản Việt Nam đã không ngần ngại viết theo cái nhìn duy vật sử quan của họ là dưới chế độ phong kiến Việt Nam, nông dân đã bị hai tầng lớp quì tộc và tăng lữ kết hợp nhau để bóc lột, là những điều thường xảy ra ở phong kiến Tây phương. Tuy nhiên, theo suốt giòng lịch sử từ thuở bắt đầu chế độ phong kiến đến chế độ cộng sản, Việt Nam chưa bao giờ thấy có môt nhóm tăng lữ nào tề tựu bên cạnh ngai vàng. Nhào nặn lịch sử người dân vào khuôn mẫu duy vật biện chứng, những sử gia này đã giúp những quan thầy của họ trong việc áp đặt bức màn sắt trên tòan đất nước.


      Thảm kịch của chủ thuyết Mác Lê ở Việt Nam là những nông dân ít học ở Việt Nam biết đến tên của Karl Marx và Lenin trước khi những học giả Việt biết đến tên Kant hay Hegel. Lý do là Karl Marx đã đạt đến đỉnh cao của lịch sử lòai người, chỉ học hỏi ông ta cũng đủ đưa đến một tương lai sáng lạng. Giống như một người sẽ cao hơn cây sồi nếu đứng được trên ngọn cây. Trước Marx ai đã trải đá lót đường và sau Marx ai đã mở rộng con đường, không phải là điểm chính. Một cách chính xác, học tập Marx và Lenin là một điều bắt buộc. Do đó mà ở Việt Nam, học sinh từ mẫu giáo đã phải học thuộc lòng hai câu " ông Lê nin ở nước Nga, mà em lại thấy như là Việt Nam". (thơ của "thần đồng" Trần Đăng Khoa - chú thích của người dịch)


      Diễn trình tự nhiên


      Trong sự phát triển xã hội lòai người, sự du nhập và thích nghi những yếu tố bên ngòai để gieo trồng hay chăm bón những thành tố nội địa là một tiến trình tự nhiên của mọi sự vật. Tuy thế, sự can thiệp chủ quan của lãnh tụ xã hôi thường làm tiến trình tự nhiên đó bị lệch đi. Cái chuyện hướng đi bị lệch của một số giao lưu văn hóa trở nên tốt hay xấu phụ thuộc vào nhiều điều kiện.


      Trong quá khứ, để tồn tại và phát triển, xã hội Việt Nam đã dùng những tiến trình tương tự để du nhập vả thích nghi. Về phương diện này, hai hình thức thích nghi được nói đến, một là do nhu cầu thiết yếu của người dân bình thường, hai là do sự áp đặt của đám cầm quyền. Dưới cặp mắt phân tích thì hai hình thức này đối ngược nhau, bài xích lẫn nhau. Tuy nhiên, trong trường hợp Việt Nam, vì vị trí địa dư đặc biệt, chúng không những không bài xích nhau mà còn phụ trợ lẫn nhau để hình thành nên ý thức quốc gia


      Tình trạng địa dư đặc biệt nêu trên đã là điểm chính yếu trong cách tiến hành của nền văn minh cổ Trung Hoa. Chỉ cần nhìn vào cái biểu đồ bát quái tượng trưng cho cả cách mạng của Thiên Nhiên lẫn sự tiến hóa của xã hội lòai người, (nói cách khác, là văn minh). Hướng Nam (quẻ Ly - người dịch) tương ứng với sự soi sáng, kết hợp với Mặt Trời trong thiên nhiên và với đôi mắt trong cơ thể con người. Một lời bàn trong Kinh Dịch ghi dấu con đường hướng tới văn minh khi con người đi về hướng Nam. Do đó, vị vua cầm quyền được diễn đạt là "hướng về Nam" và sự thần phục của chư hầu được diễn đạt là " hướng về bắc và tự nhận là chư hầu "


      (Chú thích của người dịch: ngai vàng vua Tàu nhìn về phía nam, và cổng chính ngọ môn cũng ở hướng nam hòang cung)


      Trên con đường đạt tới đỉnh cao của văn minh, Trung Hoa gặp phải Việt Nam. Trung Hoa đã đưa ra hai lựa chọn cho chính sách nam tiến, một là chế ngự bằng quyền lực, hai là đồng hóa bằng văn hóa. Lựa chọn thứ nhất được dùng khi cần thiết. Lựa chọn thứ hai được thích dùng hơn. Bởi vì những nhà tư tưởng cổ đại của Trung Hoa không thích chiến tranh, chỉ được dùng khi không có cách nào khác. Những triều đại phong kiến Trung Hoa áp dụng những chính sách mềm dẻo bắt đầu từ thời nhà Hán: chiến thuật phòng thủ biên cương dựa trên những bộ tộc được tự trị và kế họach bành trướng về phương Nam được thi hành với chính sách đồng hóa. Cả ngàn năm qua, chính sách này thường xuyên được những triều đại liên tiếp nhau sử dụng.


      Thay vì có một vùng đất mới, được sát nhập khiến đế quốc to rộng hơn, theo thời gian, một triều đình tương đối nhỏ bé dần dần ngoi lên. Giống như một con thú theo bản năng sinh tồn phải tìm cách sống còn dưới bất cứ một hòan cảnh nào, nhân dân Việt Nam đã thành công khi chống đỡ được sự đồng hóa luôn luôn tồn tại. Đó không phải là một phép lạ mà chỉ là hệ quả của qui luật chọn lựa và tiến hóa. Tuy nhiên, cũng nên xét đến những yếu tố, ngọai lai hay nội tại, đã khiến cho sự đồng hóa của Trung Hoa thất bại.


      Theo giòng lịch sử VIệt Nam được ghi lại, vào cuối thế kỷ thứ hai sau Công Nguyên, một Thái Thú nổi danh triều Hán đã cai trị Việt Nam với một chính sách sáng suốt, nhờ đó mà ông có được sự thông cảm của người dân bản xứ. Tên vị Thái Thú này là Sĩ Nhiếp, sau này được các nhà Khổng Học Việt Nam sùng bái, coi như là người đã đặt nền móng cho nền giáo dục Việt Nam, thực tế là ông đã trải đường cho Khổng giáo được cắm rễ vào xã hội Việt Nam, ngay cả nhiều năm sau khi nước Việt đã đạt được nền độc lập.


      Một thời gian sau, Mậu Bắc là một nhân vật khác đáng được nhắc đến, điển hình cho việc trao đổi văn hóa giữa hai dân tộc. Nhân vật này, cùng với một số những trí giả đương thời của ông, đã chạy trốn sự hỗn lọan của quê hương Trung Hoa và cuối cùng đã chọn Việt Nam làm quê hương. Chính tại nơi đây ông đã làm quen với Phật Giáo. Sau đó ông trở nên một Phật tử, viết những bài tiểu luận giải thích những điều cốt tủy của đạo Phật, và có lẽ cũng đã nêu lên những điều tranh cãi chống lại cái khuynh hướng giải thích coi Trung Hoa là cái rốn vũ trụ của Khổng giáo, đồng thời xác minh sự phổ quát của những điều Phật dạy. Trong khi những nhà Khổng học coi những điều Phật dạy đó là không chính thống, chỉ vì lý do chúng xuất xứ từ Ấn Độ. Đó là giao điểm của hai nền văn minh khác biệt nhau, một đông tiến và một nam tiến. Hợp đề biện chứng đã làm phát hiện tính phổ quát về những giá trị hàm chứa trong bản chất con người. và tính phổ quát này đã trở nên nhịp cầu nối lại khỏang cách của hai người, khiến người này gần với người kia.


      Sự du nhập Phật giáo vào Trung Hoa cũng giống y như ở Việt Nam, nghĩa là đến với giới bình dân. Thời gian sau, ảnh hưởng từ dưới cơ sở dần leo lên những tầng lớp cao hơn của xã hội. Người dân cần vài yếu tố mới lạ thêm vào những chất liệu bản xứ để xoa dịu những khát vọng phấn khích của con người. Sự hình thành những giá trị phổ quát như thế đã phát triển từ cơ sở sau đó được thu nhập một cách tự nhiên bởi giai cấp cầm quyền, gồm hai giới quí tộc và sĩ phu, là những người được coi như cầm cân nảy mực về những giá trị. Vì thế mà vua Trần Nhân Tông đã viết trong tựa đề tập Hướng Dẫn về Thiền (?) (Dhyana) "Đức Phật không phân biệt giữa Nam và Bắc. Mọi người đều có thể hy vọng thành Phật. Bản chất có thể khôn ngoan hay ngu dốt, nhưng tất cả mọi người đều được ban phước lâu dài với sự giác ngộ"


      Sự khó xử


      Trong thời cận đại, Việt Nam bị đặt trước một sự chọn lựa quan trọng. Hoặc là ngoan ngõan chịu khuất phục trước sự áp đặt của nền văn hóa thuộc địa hùng mạnh, hoặc cố bảo lưu những giá trị truyền thống dù cho có nguy cơ bị đè bẹp. Đó không phải là hai giải pháp, mà là sự khó xử khi đứng giữa đôi đàng. Thế lực thuộc địa không dấu đi mục tiêu của nó là chuyển đổi cả một quốc gia và cả quốc gia lao vào một cuộc kháng chiến tiêu hao dai dẳng. Sự phản ứng của một cơ thể chống lại những yếu tố ngọai nhập là chuyện tự nhiên.


      Bị chóang ngợp bởi những thành tựu kỳ diệu của Tây phương trong lãnh vực sản xuất, kèm theo những giá trị văn hóa của nó, đã khiến một số tinh hoa Việt Nam lúc đó qui trách nhiệm của sự lạc hậu cho truyền thống đạo đức cổ truyền. Họ cho truyền thống này là những giá trị thối nát. Họ thúc đẩy việc lọai bỏ nó, thay vào đó là những giá trị mới từ phương Tây. Dĩ nhiên, họ muốn thay đổi tận gốc và tân trang lại xã hội trong hy vọng bắt kịp nền văn minh hiện đại.


      Một nhóm khác, phấn khích bởi cuộc cách mạng mới phát khởi từ Nga Sô, được thuyết phục bởi những lời tiên tri của Lê Nin rằng sự xuất hiện của văn hóa vô sản sẽ đạt đến đỉnh cao của văn minh nhân lọai. Họ tin rằng nhà sản xuất xã hội chủ nghĩa sẽ chế ra những chiếc hia bảy dặm đưa cả nước đến đỉnh vinh quang. Khi đã thành công chiếm được chính quyền, đảng viên Cộng Sản nhận lấy nhiệm vụ tiên phong là phát động tấn công vào di sản cũ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở người dân " Sự an bình của Đức Phật sẽ chẳng giúp gì cho xã hội". Do vậy, muốn trở nên hữu dụng trong xã hội, phải khôn ngoan không làm theo Phật dạy mà phải gạt Phật sang một bên. Từ đó, nhiều ngôi chùa trở thành những nhà kho của hợp tác xã hay chuồng trâu, chuồng bò. Trường Chinh, tổng bí thư đảng, có lần đã cảnh cáo giới trí thức "Sự phát huy Phật giáo ở Việt Nam là một âm mưu đế quốc để ru ngủ nhân dân". Từ đó, những tu sĩ và ni cô trẻ bị ép phải hòan tục, chỉ còn những người già và tàn tật ở lại.


      Phật giáo, thế lực phản động hay phát động cách mạng ?


      Như vậy, ngay từ những ngày đầu tiên cai trị miền Bắc, những người Cộng sản Việt Nam đã coi Phật giáo làm một trong những thế lực phản động ngăn cản con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa. Không phải là sự thù ghét tôn giáo đưa đến chiến dịch đàn áp đặc biệt Phật giáo, mà chính là sự mơ say kỳ quái về một thế giới với những giá trị giả tưởng, gợi ra từ một sự hiểu biết mỏng manh về biện chứng pháp đã đưa đến chuyện bất khoan dung và rồi sự đàn áp hung hăng tàn bạo.


      Lợi dụng kết quả của thành tích đàn áp ở miền Bắc, vừa sau cuộc chiến thắng ở miền Nam, một số lớn đảng viên cực tả đã tiếp tục chiến dịch chống Phật giáo và những tôn giáo khác, mà họ gọi đó là sản phậm của ý thức hệ tư bản. Nhưng rồi bức màn sắt bắt đầu lung lay. Họ nhận ra nguy cơ bức màn bị kéo xuống, và cảm thấy áp lực phải mở cửa để miễn cưỡng hòa nhập với cái thế giới thù địch ngày xưa, những lãnh tụ Cộng sản bắt đầu đi tìm một nguồn hậu thuẫn. Lúc đó, tổng bí thư Nguyễn Văn Linh tuyên bố " Phật giáo là hậu thuẫn để Cộng Sản Việt Nam phát động cách mạng". Họ sẽ chỉ dựa vào hậu thuẫn nào mà họ có thể kiểm sóat.


      Hiện nay thì Phật giáo Việt Nam cùng với những họat động văn hóa từng được coi trọng lâu dài đã phải trải qua một cuộc cải tạo xã hôi chủ nghĩa, theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng của danh từ. Những phần tử phản động từ tôn giáo hay từ những người liên quan đến mê tín được tập trung vào những trại cải tạo địa phương để trải nghiệm qua một tiến trình tẩy não. Chùa chiền và lăng tẩm được mở cửa để nhà cầm quyền có thể thu tiền du khách ngọai quốc.


      Cái loa tuyên truyền thỉnh thỏang có thể được uốn nắn tùy theo sự lên xuống của Cách Mạng nhưng bản chất không dung hợp với tôn giáo vẫn y nguyên. Lãnh tụ tương đương với người khai sáng những giá trị xã hội. Dĩ nhiên quốc gia cũng có một bản Hiến Pháp tiến bộ. Để được hiểu hiến pháp này cho thấu đáo, nhân dân phải được huấn luyện thật tốt về lý luận biện chứng. Hiến Pháp công nhận tự do ngôn luận. Người dân được phép nói lên tất cả những điều gì không đi ngược vời những lời răn dạy của lãnh đạo. Hiến Pháp công nhận tự do tín ngưỡng, nhưng người dân không được tin theo những gì mà lãnh đạo cho là mê tín. Thực tế là cũng có một khuôn mẫu của văn hóa xã hội chũ nghĩa.


      Tôi không định nói về bản chất của chủ nghĩa Mác và những gì chủ nghĩa đó đã đóng góp vào chuyện hướng tới một hình thức xã hội mới. Vì nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Việt Nam là một điều vô bỗ. Những học giả lỗi lạc về Mác xit và duy vật biện chứng như Nguyễn Bách Khoa, Trần Đức Thảo và nhiều người khác, trong đó có vài người mà phương Tây biết đến, đã bị bịt miệng ngay từ khi họ lộ ra rằng kiến thức của họ vượt xa những nhà lãnh đạo.


      Điều tôi muốn nói ở đây là kể ra vài trường hợp về sự trao đổi văn hóa giữa những con người, và việc đi tìm dấu vết sự hình thành những giá trị phổ quát ở Việt Nam. Thu nhập những yếu tố từ bên ngòai, kết hợp với những yếu tố địa phương, và từ đó tạo nên ý thức quốc gia về những giá trị phổ quát của lòai người, là cách tiếp cận và hiểu biết lẫn nhau giữa những con người. Do ở những khác biệt về hòan cảnh địa dư và môi trường, sự trao đổi rất thường đã tạo ra những truyền thống đặc biệt và đôi khi, dẫn đến sự thù nghịch.


      Tuy nhiên, cả hai lọai giá trị, đặc biệt và phổ quát, không phải là những thực thể siêu hình. Cả hai đã lý tưởng hóa ảnh hưởng của một cá nhân trên người khác. Công nhận vài giá trị thấy ở một cá nhân đôi khi được coi như là giá trị của ông hay bà đó siêu việt hơn của mình. Do đó, điều tiên quyết khi muốn bảo vệ độc lập và chủ quyền quốc gia là phải bảo vệ di sản những giá trị văn hóa quốc gia, đã được bồi dưỡng và thừa hưởng từ thế hệ này tới thế hệ khác chống lại mọi sự đô hộ áp đảo. Điều này làm nảy sinh sự phân biệt chủng tộc, sự thù nghịch giửa những sắc dân, và sự tranh chấp quyền lợi giữa người và người. Thật không may là trong khi người dân trên thế giới đang xích lại gần nhau hơn, đưa ra một định nghĩa rõ ràng hơn về nhân phẩm con người, những phong trào nhân quyền họat đông tích cực hơn, thì đồng thời trên thực tế, tòan thế giới đang xảy ra đầy rẫy những báo động thê thảm rợn người. Những cuộc thanh tẩy sắc tộc trở nên tàn khốc hơn bao giờ hết. Những tranh chấp tôn giáo ngày càng đẫm máu. Những nhà lãnh đạo quốc gia càng trở nên cố chấp về chuyện những can thiệp quốc tế vào những nước có vi phạm nhân quyền. Họ được che đậy bằng cách cho là đó là chuyện nội bộ của quốc gia.


      Bản Chất của Dân Chủ


      Hàm ý của dân chủ được hiểu như hiện nay đã trở nên rõ ràng hơn với ý niệm về bình đẳng và phẩm cách con người. Mọi người sinh ra đều bình đẳng dĩ nhiên không phải là vì đấng Sáng Tạo sáng tạo ra họ. Sự hiện diện của đấng Sáng Tạo cũng là một điều dễ tranh cãi và ít nhiều là động lực của việc con người tàn sát nhau. Tuy nhiên, sự bình đẳng được nhận ra giản dị chỉ vì con người hiểu biết nhau nhiều hơn. Con người đã hiểu biết sâu xa những khổ đau cũng như hạnh phúc của người khác, hiểu được những khát vọng và tuyệt vọng. Chỉ vì họ được thụ đắc những giá trị phổ quát giống nhau, có nhân phẩm giống nhau..


      Một điều rất quan trọng để nhận ra nền tảng của một xã hội dân chủ văn minh là cái phương cách mà những giá trị phổ quát của nhân lọai được thai nghén và sinh sản bởi những thành viên trong xã hội đó.


      Y' nghĩ là nền dân chủ dựa trên con số cử tri đi bầu không tương hợp với bộ mặt thật của thế giới, dù cho phần lớn những chính phủ dân cử hiện nay được thành lập dựa vào việc chiếm đa số phiếu bầu. Thiểu số phải phục tùng đa số, hy sinh quyền lợi cho đa số. Đó chỉ là một hình thức dân chủ nửa vời. Vài chiến dịch tranh cử ở nhiều nước đã bị truyền thông đại chúng công kích, gán cho là "bẩn", vài cuộc bầu khác bị cho là "gian lận".


      Những người cùng chia xẻ những mối quan tâm hay quyền lợi giống nhau sẽ tạo nên một nhóm hay một cộng đồng, nhưng điều để duy trì bản chất của cộng đồng sẽ được tìm thấy nơi những giá trị phổ quát trong cộng đồng, nằm trong mỗi cá nhân, nhưng với những người ngòai cộng đồng, những giá trị đó là cá biệt. Như một con chó giữ gìn của cải của người chủ, trong trực giác, nó cũng giữ gìn quỵền lợi của nó..Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là con chó bình đẳng với người chủ. Trong khi đó thì người cận vệ của vị lãnh đạo nhà nước cũng có một lọai liên hệ khác nhau.


      Sự tôn trọng phẩm giá của những người khác, thông hiểu nỗi ưu sầu và tuyệt vọng của họ, nhận rõ giới hạn của quyền lợi mình so với quyền lợi người khác, tất cả tạo nên bản chất của nền dân chủ. Những gì được nhắc đến ở trên không phải là sự quy nạp từ những suy tưởng triết học, từ những chủ thuyết tôn giáo hay chính trị, mà là từ sự trải nghiệm cay đắng của tôi. Giờ đây tôi đang cố gắng nhìn kỹ vấn đề Nhân Quyền ở Việt Nam dưới chế độ chuyên chính Cộng sản. Vấn đề này đưa tôi trở về nguồn gốc những truyền thống dân tộc. Tôi đã chứng kiến cái di sản văn hóa từng được coi trọng qua thời gian đã bị hủy họai bởi sự mơ tưởng của những lãnh tụ chính trị điên cuồng về quyền lực, tự thổi phồng là mình đã nắm được chân lý của thiên nhiên và cốt tủy của xã hội loài người. Tính ngang ngạnh ngoan cố không chịu công nhận tính phổ quát của những giá trị căn bản của con người trên thực tế đã làm tắc nghẽn sự phát triển quốc gia.


      Quan niệm mới về quyền lực thế giới:


      Ngày nay không ai có thể không công nhận qui luật về sự liên lập. Một người không thể chỉ quan tâm đến quyền lợi và an tòan của anh ta mà không xét đến những gì xảy ra cho người khác. Nếu có một lòai động vật nào trong vùng rừng núi xa xôi nào đó ở Việt Nam đang có nguy cơ bị tuyệt chủng, người dân mọi nơi trên thế giới sẽ bày tỏ sự quan tâm và giúp Việt Nam giữ cho chúng an tòan. Như vậy, tại sao lại không thể chấp nhận khi những cộng đồng thế giới can thiệp mỗi khi chính quyền Việt Nam làm trái với những qui luật quốc tế mà Việt Nam đã tham gia? Tương tự như thế, không vấn đề nào về con người có thể bị xử lý riêng biệt như chuyện nội bộ của một quốc gia nào đó. Cũng như bất cứ những vấn đề khác như môi sinh, sự tuyệt chủng những sinh vật, chuyện ô nhiễm bầu khí quyển, hay chuyện phát triển kinh tế, vấn đề nhân quyền không thể bị vài lãnh tụ có đầu óc hạn hẹp và say mê quyền lực của một đảng chính trị nào đó độc quyền xử lý qua những phán quyết bất công và ngu dốt


      Dù cho nhìn trên vài khía cạnh, tòan cảnh thế giới hiện nay thấy sáng sủa hơn xưa. Tuy nhiên, phần lớn những tàn dư lạc hậu xấu xa còn lại có vẻ tồi tệ hơn, đe dọa hủy họai đi những giá trị phổ qúat. Sự phân biệt chủng tộc dẫn đến những thanh tẩy sắc tộc tàn khốc chưa từng thấy, xung đột tôn giáo đưa đến những vụ khủng bố đẫm máu, những hiện tượng này ngày càng nghiêm trọng hơn, đưa đến một viễn cảnh bi quan. Trong khi đó, sự can thiệp quốc tế ngày càng có nhiều ảnh hưởng, điều này lại khiến nhiều nhà độc tài càng hung hăng hơn để củng cố quyền uy tuyệt đối của họ. Sự cảnh giác của họ không phải vô căn cứ. Vì ý niệm mới về quyền lực thế giới đang trên đường hình thành. Trong một ý nghĩa nào đó, quyền lực này có thể lập lại hành động trong quá khứ khi quyền lực thuộc địa lợi dụng sự ưu việt vật chất để uy hiếp kẻ yếu phải khuất phục. Làm sao để cho ý niệm mới về quyền lực thế giới hữu hiệu vẫn còn chưa rõ ràng. Dù là tốt hơn hoặc xấu hơn, nó sẽ thay đổi thế giới. Dù sao đi nữa, một cơ thể sẽ kiếm cách tự vệ, phản ứng lại sự thâm nhập của yếu tố ngọai lai.


      Thực tế của những điều quan tâm nhất hiện nay là tại nhiều quốc gia phương Đông, từng được biết đến là rất kiên định trong việc chống lại sự tấn công từ bên ngòai trên lãnh vực văn hóa, họ lại đang theo đuổi sự phát triển vật chất mạnh mẽ của phương Tây. Việc này khiến giới trẻ có thái độ tiêu cực với truyền thống cũ, đặt vấn đề cho đạo đức và sự hài hòa xã hội. Hiển nhiên là những xã hội này đang nghiêng về chiều hướng biến dạng, khi mà đã bị bứng đi khỏi miếng đất đã được chăm bón hàng ngàn năm. Trong một nghỉã nào đó, điều này có thể xem như sự thẩm định lại những giá trị cũ khi tạo ra những giá trị mới. Cái cũ và cái mới chỉ khác nhau ở bề ngòai, bản chất vẫn còn nguyên vẹn. Cũng như cơ thể khi bị cơn đói hành, sẽ tiêu thụ hết bất cứ những gì vớ được, nhưng sự tiêu thụ nếu không được chọn lựa kỹ lưỡng và quá độ sẽ làm hại cho cơ thể. Chối bỏ truyền thống cũ vì những hạn chế để theo đuổi sự cám dỗ vật chất không phải là là tạo ra những giá trị mới, cũng không phải là đi tìm bất cứ phẩm hạnh nào vốn có sẵn ở bản chất con người.


      Tham nhũng, bạo lực, khủng bố, nghiện ngập, buôn người, những họat động tòan cầu này phô bày ra cái mặt dưới thấp kém đáng sợ chưa từng thấy của văn minh hiện đại. Chúng hủy họai những lý tưởng cao quý và sang cả của lòai người. Những người biện minh cho chế độ độc tài, như những người Cộng sản Việt Nam, đổ lỗi những tội ác phi nhân tính này xảy ra vì sự thiếu vắng một bàn tay sắt buộc chặt người dân vào trong vòng rào mà họ thiết lập. Nếu con cọp dữ quá, phải nhốt nó lại trong chuồng. đó là tại sao họ làm vậy. Thực sự là, cả đất nước đã được điều hành như sở thú..


      Tương tự như thế, tham nhũng, buôn bán ma túy, buôn người, là những tôi ác đang leo thang ở Việt Nam,và được coi như những thảm họa quốc gia. Dù cho chúng cũng đầy rẫy ở nhiều nước khác, nhưng do hòan cảnh địa dư, tổ chức hành chánh, môi trường xã hội, những điều kiện kinh tế, những tội phạm này bên trong biên giới Việt Nam có những khía cạnh đặc thù.


      Thực tế đã cho thấy rõ rằng những xứ sở dưới sự cai trị độc tài mạnh mẽ như Trung Hoa và Việt Nam, thay vì họ có thể dẹp tan những tội ác này một cách hữu hiệu, họ lại cho chúng một môi trường màu mỡ. Chính những lãnh tụ đã chịu trách nhiệm bao che tội ác, vì chính họ nắm trong tay chìa khóa để mở hay đóng cửa đối với thế giới. Từ đó, cuộc chiến chống tội phạm nên được vận hành song song với cuộc tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền.


      *


      Bản tiếng Anh: “By Venerable. THICH TUE SY: The Problem of Human Rights in Vietnam" (Speech prepared for being delivered in The Netherlands, 2001)


      Hoàng Dung (dịch)

      Tác giả gởi

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ Và Nhân Quyền Hoàng Dung Chuyển ngữ

      - Vài Liên Tưởng Phân Tâm Học Qua Thơ Bùi Giáng Hoàng Dung Nhận định

      - Nguyễn Tất Nhiên Và Vấn Đề Tự Tử Hoàng Dung Nhận định

      - Có Và Không Của Thế Gian Hoàng Dung Khảo cứu

      - DNA, Đặc Tính Sự Sống và Sinh Vật Hoàng Dung Khảo cứu

      - Vài Mạn Đàm Về Sao Trời Hoàng Dung Khảo cứu

      - Vật Lý Lượng Tử Và Ý Nghĩa Thiền Học Của Vật Chất Hoàng Dung Khảo cứu

      - Thời Gian Hoàng Dung Khảo cứu

    3. Bài viết về Thầy Tuệ Sỹ (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Tuệ Sỹ

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Lê Mạnh Thát và Thích Tuệ Sỹ hai vị Thiền Sư (Phạm Công-Thiện)

      Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ Và Nhân Quyền (Hoàng Dung)

      Tuệ Sỹ, Tù Đày Và Quê Nhà (Viên Linh)

      Tuệ Sỹ Và Giấc Mơ Trường Sơn (Quảng Đức)

      Tuệ Sỹ Giữa Mùa Thay Đổi (Viên Linh)

      Tuệ Sỹ, viễn mộng mấy khung trời (Nguyễn Mạnh Trinh)

      - Bùi Giáng viết về thơ Tuệ Sỹ

      - Lê Mạnh Thát và Thích Tuệ Sỹ – Hai Vị Thiền Sư (Phạm Công Thiện)

      - Thầy Tuệ Sỹ là viên ngọc quý của Phật Giáo và của Việt Nam (Nhiều tác giả)

      - Vì sao Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ bước ra nhận Phật sự, lại được ủng hộ? (Tuấn Khanh)

      - "Tuệ Sỹ – Tinh Hoa Phật Giáo Việt Nam, Vị Thầy Của Bốn Chúng" của Bạch Xuân Phẻ (Nguyên Giác)

      - Lịch sử và tình hình tiếp nhận thơ Tuệ Sỹ (Tâm Thuần)

      - ‘Piano Sonata 14,’ một truyện ngắn của Tuệ Sỹ (Trần Doãn Nho)

      - Cuối năm đi thăm Thầy Tuệ Sỹ (Đỗ Hồng Ngọc)

      - Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ (Đinh Quang Anh Thái)

      - Đọc lại thơ Tuệ Sỹ (Nguyễn Mộng Giác)

      - Hòa Thượng Tuệ Sỹ, Trí Siêu những thiên tài lỗi lạc (Thích Nguyên Siêu)

      - Bài thơ tứ tuyệt của Tuệ Sỹ (Nguyên Lạc)

      - “Bỉnh Bát Lệ Vô Ngôn” Trong Bài Tuyệt Thi “cúng Dường” Của Thi Sĩ, Thiền Sư Tuệ Sỹ (Trần Ngẫu Hồ)

       

      Tác phẩm của Tuệ Sỹ

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Định Hướng Tương Lai Với Thế Hệ Tăng Sĩ Trẻ (Tuệ Sỹ)

      Lục bát Viên Linh (Tuệ Sỹ)

      - Thích Tuệ Sỹ: Tâm thư của Hội Đồng Hoằng Pháp

      - Những Phương Trời Viễn Mộng:

         - Tập I - Tập II

      - Piano Sonata 14

      - Gốc Tùng

      - Sư Thiện Chiếu

      - Giấc Mơ Trường Sơn

      - Viết cho Đức Hạnh

      - Tuệ Sỹ viết về Nguyễn Đức Sơn

      Tác phẩm trên mạng:

      - quangduc.com        - phatviet.info

      - thuvienhoasen.org  - thivien.net

      - daophatngaynay.com

      - phannguyenartist.blogspot.com

      - tranthinguyetmai.wordpress.com

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Thanh Tịnh và Tôi Đi Học (Nguyễn Mạnh Trinh)

      Limeil, những ngày mây (Vũ Hoàng Thư)

      Vũ Tiến Lập với Tạp Ghi Thơ II (Hồ Trường An)

      Những nẻo đường văn chương, hội họa... quyết liệt của Võ Công Liêm (Du Tử Lê)

      Nhớ tiếc anh Trần Hữu Dũng Viet-Studies (Nguyễn Thế Thanh)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)