1. Head_

    Hùng Lân

    (23.6.1922 - 17.9.1986)

    Lê Thương

    (8.1.1913 - 17.9.1996)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Sa Giang Trần Tuấn Kiệt, người làm thơ lãng tử (Trần Yên Hòa) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      9-10-2019 | VĂN HỌC

      Sa Giang Trần Tuấn Kiệt, người làm thơ lãng tử

        TRẦN YÊN HÒA
      Share File.php Share File
          

       


         Nhà thơ Trần Tuấn Kiệt
         (1939-8 - 10-2019)

      Trong giai phẩm Văn Hóa Ngày Nay của Nhất Linh khoảng 1958 có Mục Hoa Hàm Tiếu. Đây là “Trang Thơ” dành cho những người mới tập làm thơ, hay nói đúng hơn là  trang thơ thiếu nhi. Ở đây, tôi đã đọc những bài thơ của Sa Giang Trần Tuấn Kiệt, lúc này Trần Tuấn Kiệt 19 tuổi. Thế rồi sau đó, giai phẩm Văn Hóa Ngày Nay đình bản, tôi lại bắt gặp thơ của Sa Giang Trần Tuấn Kiệt đăng ở báo Phổ Thông, do nhà văn, nhà thơ Nguyễn Vỹ làm chủ bút. Ở đây thơ Trần Tuấn Kiệt xuất hiện nhiều và thơ hay hơn.


      Tạp chí Phổ Thông là một bán nguyệt san, ra 2 số một tháng từ năm 1958 đến năm 1971, khi chủ bút Nguyễn Vỹ tử nạn xe hơi nên Phổ Thông phải đình bản. Tạp san này chú trọng về những sinh hoạt bình thường của dân chúng, cũng có mục về văn học nghệ thuật, nên có khá đông độc giả. Phổ Thông là tạp chí được kể là có nhiều uy tín đối với làng báo miền Nam thời bây giờ.


      Sau đó thì tôi đọc thơ, đọc truyện của Trần Tuấn Kiệt rải rác khắp nơi, trên nhật báo, tuần san, bán nguyệt san hay nguyệt san. Thời gian sau này Trần Tuấn Kiệt viết rất mạnh, cả về 2 lãnh vực thơ, văn. Truyện dài Tiếng Đồng Nội của ông tôi đọc rất thích.


      *


      Trần Tuấn Kiệt, bút hiệu chính là Sa Giang, có khi ông dùng luôn Sa Giang Trần Tuấn Kiệt ký dưới những bài thơ. Còn văn, ông chỉ thường ký tên Trần Tuấn Kiệt. Sau năm 1975, khi các đầu nậu sách muốn in sách để bán, vì những truyện của các nhà văn miền Bắc viết ca tụng đảng, ca tụng chế độ – thời đó gọi là văn chương minh họa – đã khiến độc giả “chán đến tận cổ” không muốn đọc nữa, thì những nhà xuất bản tìm những sách cũ của miền Nam trước bảy lăm, viết về tình yêu, về võ thuật, về kiếm hiệp, về chưởng, nghĩa là vô thưởng vô phạt, để in, thì Trần Tuấn Kiệt nhảy vô lãnh lãnh vực này ngay, ông ký nhiều bút hiệu khác nhau như Việt Thần, Việt Long, Duy Thức, Hồng Lĩnh, để viết truyện võ thuật, kiếm hiệp, sách dạy nấu ăn, sách dạy võ, đủ mọi đề tài ông đều bao dàn cả, đầu nậu sách cần loại gì là ông có loại sách đó cho ra mắt độc giả chớp nhoáng.


      Đó là cuộc sống của Trần Tuấn Kiệt, viết để câu cơm. Nhưng với ông, Thơ vẫn là người bạn đồng hành, ông viết tất cả mọi đề tài để nuôi sống ông và để nuôi Thơ. Năm 1971 tác phẩm Thơ “Lời Gởi Cây Bông Vải” của ông đoạt giải nhất sáng tác VHNT Quốc Gia của Tổng Thống VNCH về bộ môn Thơ.


      Những trường thi ca chính của ông đã viết như: Bài Ca Thế Giới, Ngôi Đền Cổ, Trường Ca Đất, Triền Miên Ngâm Khúc, Hồng Hạc, Niềm Hoan Lạc Của Thần Linh và Địạ Ngục, Lạc Đạo Thi… có bài dài cả ngàn câu.


      Tác phẩm đã xuất bản:


      Thơ: Thơ Trần Tuấn Kiệt (1963) Nai (thơ, 1964) Bài Ca Thế Giới (thơ, 1964) Cổng Gió (thơ, 1965) Triền Miên Ngâm Khúc (thơ) Cỏ Nội (thơ) Mê Cung, Màu Kỷ Niệm, Niềm Hoan Lạc, Lời Gởi Cây Bông Vải (1969)


      Truyện: Sa Mạc Lan Dần, Tiếng Đồng Nội


      Biên khảo: Thi Ca Việt Nam Hiện Đại.


      *


      Sau đây là 2 bài thơ tiêu biểu của Trần Tuấn Kiệt:

      Đêm


      Đêm lang thang lũ xì ke ma túy

      Đời cũng buồn bụi bặm kém chi ai

      Đêm đơn độc vuốt nanh chìa nhọn hoắt

      Trăng xa xăm đầu bạc phếu bên trời


      Đêm đĩ thõa ở trong lòng khát vọng

      Đêm điếm đàng gió tạt lạnh mưa rơi

      Đêm đỏ thắm tối tăm màu máu lệ

      Đêm đi hoài đi mãi đi không thôi


      Đêm ngồi lại giữa lộ buồn thăm thẳm

      Ngả ba đường ôi lối rẽ quê hương

      Đêm chó má đêm đái đường ướt đẫm

      Đêm tụng kinh ma quỷ để xa đời


      Đêm Phạm Cung với Bẫy Người nhục thể

      Đêm cô hồn các đảng kiếm tìm xôi

      Đêm tự do vô cùng trong đói rách

      Đêm thê lương tàn bạo bóng ma người


      Đêm cảm tưởng như phố sầu mở rộng

      Đèn lưa thưa rắn rết bò lang thang

      Đêm rực lửa trẻ em không cơm áo

      Đêm già nua kể lể bóng ma chàm


      Đêm thượng đế ngồi chơi sòng bạc mới

      Thả rừng mây trên chiếu bạc lầm than

      Đêm quỷ vương vẫn kêu gào địa ngục

      Đêm nhà thờ kiểng lạnh bỗng khua vang


      Mùi tả đạo.


      Anh khổ hạnh trong đời tục lụy

      Anh trầm tư trong thế giới vô cùng

      Lời đã gởi vào gió ngàn mây nổi

      Chút ưu sầu nhân loại giữa quê chung


      Anh nhìn thẳng vào mặt Người – Lịch sử

      Những vết thương đau khổ đã đời đời

      Những tranh đấu kiêu kỳ vì quyền lực

      Những cỗ bàn máu mủ quá tanh hôi


      Có những phút thần tiên như chú khỉ

      Trộm bàn đào nhậu thừa thãi rượu tiên

      Có những cơn sầu mình đuôi cứ mọc

      Dưới năm hòn núi Phật tổ đè nghiêng


      Anh cứ thấy trần gian nhiều mộng ước

      Vẫn như ngựa kỳ hí lộng đêm khuya

      Tôi xin đặt hai bàn tay ô trược

      Khoát tạ từ mộng huyễn giữa cơn mê


      Để một nửa trái tim đời cạn máu

      Trên đỉnh trầm thiên cổ núi Tu-di

      Còn một nửa say mê mùi tả đạo

      Tôi yêu em điên đảo lối đi về

      Gặp Trần Tuấn Kiệt


      1.

      Năm 1969, tôi đi phép từ Đà Lạt về Sài Gòn với người bạn đồng khóa 2 Chiến Tranh Chính Trị là Trần Thanh Ngọc, để mua vé máy bay để về quê. Trong lúc đợi ở Sài Gòn một ngày chờ chuyến bay đi Đà Nẵng, Trần Thanh Ngọc rủ tôi tới thăm Trần Tuấn Kiệt. Nhà Trần Tuấn Kiệt ở một con hẻm ngoằn ngoèo khu chung cư Nguyễn Thiện Thuật hay Cao Thắng gì đó (thời gian qua cũng trên 40 năm khiến trí nhớ trở nên mù mờ). Con hẻm có nhiều người bán hàng đặt bàn ra ngoài đường, bán nào nghêu sò ốc hến, cốc ổi, mực khô, đồ nhậu, bún riêu, bún ốc. Chúng tôi đi vào sâu trong hẻm, đến một căn nhà tồi tàn. Theo đúng địa chỉ, Trần Thanh Ngọc gõ cửa, một mái đầu bù xù thò ra. Trần Thanh Ngọc và tôi lách người bước vào, căn nhà tối om, không đèn đuốc. Người đàn ông đầu bù tóc rối đó chính là Trần Tuấn Kiệt. Kiệt nhìn Ngọc thì biết là người quen nên nói luôn:


      – Trong nhà nóng quá, lại nhà bị cúp điện nên tụi mình ra ngoài ngồi kiếm gì lai rai đi.


      Tôi đi theo Trần Tuấn Kiệt và nhìn anh, anh trông thật bụi đời, áo quần lụng thụng, tóc tai bờm xờm, trông như một công nhân khuân vác hơn là một thi sĩ, mà hình ảnh tưởng tượng trong đầu tôi về một Trần Tuấn Kiệt phong nhã, hào hoa, như dáng một nho sinh trong truyện cổ. Mọi tưởng tượng đều tan theo mây khói, trước mặt tôi là một Trần Tuấn Kiệt đầu tóc rối bù, áo quần lôi thôi lếch thếch.


      Trần Tuấn Kiệt kêu bia uống ngon lành, hình như anh kêu thêm đồ nhậu, trong đó có mực khô nướng, cốc ổi… Anh và Ngọc nói chuyện, tôi chỉ ngồi nghe và nhìn. Kiệt uống bia nhiều, hầu như là chỉ có anh uống, còn tôi với Ngọc chỉ nhắp môi.


      Trần Tuấn Kiệt vừa uống bia, vừa ăn mực khô, sau đó ăn thêm cốc ổi nữa. Ngọc hỏi:

      – Bà xã anh nay làm gì?

      Anh trả lời:

      – Bả ở đàng kia, ngoài đầu hẻm, đang bán bắp nướng và chuối chiên ngoài kia, nhờ bả buôn bán vậy mà nuôi cả gia đình.


      Tôi nhìn đàng xa, một người đàn bà đang cúi người nướng bắp, tôi tự nhiên thấy thương một người đàn bà phải lấy một nhà thơ.


      Sau bữa nhậu, Trần Tuấn Kiệt đã say khướt. Trần Thanh Ngọc trả tiền chầu nhậu, rồi chúng tôi ra về .


      2.

      Khoảng năm 1992, Nghiêu Đề từ Mỹ về Việt Nam, rủ tôi và Ngọc xuống quán cà phê chỗ đình Ông Súng uống cà phê. Có lẽ Trần Tuấn Kiệt cũng đã hẹn trước với Nghiêu Đề, chúng tôi ngồi được khoảng mười lăm phút thì Trần Tuấn Kiệt đến. Cũng trên 20 năm tôi mới gặp lại Trần Tuấn Kiệt. Tôi thì trải qua 6 năm tù “cải tạo” nên rách như xơ mướp. Còn Trần Tuấn Kiệt không biết bị vạ gì mà cũng bị nhốt gần mười năm. Lúc này, nhìn lại Trần Tuấn Kiệt, thấy anh xơ xác và già đi rất nhiều, hàm răng bị rụng gần hết.


      Nghe Trần Tuấn Kiệt nói, lúc này anh hay bị đau đầu, nếu một ngày không uống ít nhất một chai bia, thì anh bị đau đầu lắm lắm, nên trong thời gian Nghiêu Đề về Việt Nam phải “đãi” Trần Tuấn Kiệt ít nhất mỗi ngày một chai bia Sài Gòn, để chữa bệnh đau đầu của anh. (lúc đó bia Sài Gòn rất quý và đắc giá hơn các loại bia lên men).


      Lần thứ hai gặp Trần Tuấn Kiệt chỉ có thế, sau đó, phong trào truyện chưởng, truyện kiếm hiệp nổi lên như sóng cồn, nghe anh em văn nghệ nói Trần Tuấn Kiệt trở thành nhà văn viết truyện kiếm hiệp ăn khách, nên Trần Tuấn Kiệt và con gái, cùng hợp tác viết, ký tên là Hồng Lĩnh, bán bản quyền cho các xuất bản sách, Trần Tuấn Kiệt thu tiền khá bộn. Nhưng với tính nghệ sĩ quá mức, tiền vào bao nhiêu cũng không đủ, cuối cùng Trần Tuấn Kiệt nghèo vẫn hoàn nghèo.


      *


      Sau đây, tôi xin trích lại một vài đoạn trong một bài viết của Trần Tuấn Kiệt, như là một bút ký. Trần Tuấn Kiệt kể lại những ngày, trước và sau 30-4-1975, những cảnh đời của các nhà văn, nhà thơ, nhà báo, như là một bằng chứng sống, ghi lại những bi thảm, nhưng cũng cười ra nước mắt, lúc đó:

      Hồi chiều qua gặp Bùi Giáng ở Gia Định đang cõng một tảng đá to. Đi sau là một đám sinh viên Vạn Hạnh. Dường như có anh chàng Tiệp Khắc hay Pháp gì đó thấy thế lại gần hỏi:

      – Lão già kia, sao vác tảng đá to thế. Sao không bỏ xuống cho nhẹ mình?


      Bùi Giáng trả lời:

      – Nếu bỏ tảng đá xuống, tôi sẽ bay đi khỏi đất nước này đấy.


      Phần nhiều người miền Nam đều muốn ra đi. Họ ngồi túm ở Bến tàu – Bến Chương Dương dưới trời mưa gió. Ai cũng mong vượt đại dương, lìa bỏ quê hương và chờ đợi những con tàu âm thầm rời bến. Họ khốn khổ, mỏi mòn và tuyệt vọng.


      Buổi sáng Sàigòn ồn ào, lộn xộn như một bầy cá trong rọ mà người ta vừa vớt từ dưới ao lên. Bọn văn nghệ báo chí chùm nhum ở Nguyễn Huệ gần Câu lạc bộ báo chí. Có quán cà phê vỉa hè gần đó, thường thì Huy Cường (nổi tiếng ở dơ lẫn nhờ mấy phim Việt Nam anh đã đóng trước đây) đang đấu hót với số đông trong bầu không khí chộn rộn. Vài hôm sau, nghe nói là Huy Cường bị tóm vào Công An.


      Tôi gặp ông Khai Trí. Tôi nhìn ông cười:

      – Chúng nó hủy diệt toàn bộ văn hóa tự do rồi. Ông không mở tiệm bán cày cuốc đi cho hợp thời.


      Ông buồn, than thở:

      – Kho sách tôi hết sạch.


      Tôi nói:

      – Sao ông không đi?


      Ông Khai Trí yên lặng hỏi tôi:

      – Còn Chu Tử?

      – À, tôi quên. Để tôi ghé Chu Tử xem sao.


      Tôi đi qua mấy hàng sách bán ngoài lề đường và nói với họ:

      – Sách bị hốt ở gần rạp Rex. Bày ở đây coi chừng đó.


      Tôi quay sang nhà Chu Tử trong lúc gia đình anh đang chộn rộn. Anh Chu Tử ăn mặc gọn ghẽ, cứ đi tới đi lui, mấy người trong gia đình cứ đưa mắt nhìn theo anh.


      Tôi chào. Anh cười:

      – Sòng phé đã tan rã cả mấy hôm nay rồi, chỉ có anh mò tới.


      Rồi thêm mấy bạn lạ bước vào. Anh không ngồi với tôi nữa và quay sang với mấy người đó, thầm thì, rù rì. Con mắt Chu Tử đã lớn càng nở to trong đôi kính. Có khi anh lại chửi thề.


      Tôi biết anh có chuyện riêng, không muốn mình nghe, dù rất thân! Tôi từ giã anh, ra bến xe lam đi về hướng Ngã Sáu Sàigòn.


      (Không hiểu Trần Tuấn Kiệt nói gặp Chu Tử lúc nào, chắc là trước lúc ông chuẩn bị ra đi và sau đó khi lên tàu, Chu Tử đã bị quả đạn pháo của Việt cộng nên đã tử vong).

      *


      Bây giờ Trần Tuấn Kiệt vẫn ở Sài Gòn.


      Cuộc đời Trần Tuấn Kiệt ngoài chuyện viết văn, làm thơ, viết thêm đủ loại sách, mọi chủ đề, Trần Tuấn Kiệt đúng là một chàng lãng tử sống với thơ, văn, suốt một đời.


      Cuộc đời Trần Tuấn Kiệt, được Trần Áng Sơn ghi lại như một cuộn phim:

      «Anh còn khoe với tôi đang soạn bộ Thi nhân Việt Nam hiện đại, mỗi tác giả chỉ cần đưa cho anh năm bài thơ ưng ý nhất, một ít dòng tiểu sử, có thể kèm theo một tấm ảnh. Bộ sách biên khảo này được ông chủ hiệu sách Khai Trí, một hiệu sách lớn nhất Sài Gòn lúc bấy giờ đỡ đầu. Tôi đã đọc Thi nhân Việt Nam của Hoài Chân – Hoài Thanh và tôi đâm lo không biết bộ sách biên khảo của Trần Tuấn Kiệt sẽ viết như thế nào? Càng chơi lâu với Trần Tuấn Kiệt tôi càng thấy khả năng viết lách của anh thật tiềm tàng, anh viết rất nhiều thể loại, ký nhiều bút hiệu, và tôi phát hoảng khi anh nhảy sang cả lãnh vực võ thuật, anh viết rất nhiều sách từ ta sang Tàu, trong giới bạn bè thường nói đùa với nhau: sách dạy võ của thằng Kiệt chỉ để hù dọa, thằng nào chót dại luyện thử sẽ tẩu hỏa nhập ma, không lé mắt cũng méo miệng. Tôi rất quý Trần Tuấn Kiệt nên hơi hoang mang…


      Thỉnh thoảng gặp tôi, Trần Tuấn Kiệt lại xòe bàn tay ra rồi nắm lại, từ tay anh nổi lên những tiếng kêu răng rắc của các khớp xương càng làm tôi « nể » võ công của bạn mình. Nhưng, mặc tất cả những chuyện râu ria, đối với tôi anh vẫn là Sa Giang hiền khô, vẫn thi sĩ hơn bao giờ, và chỉ riêng với thơ, Trần Tuấn Kiệt đã dấn thân vào những cuộc phiêu lưu đến những xứ sở chỉ có những tâm hồn như anh mới khám phá ra được. Thế nhưng, những sự thành công đều có cái giá của nó, và Trần Tuấn Kiệt không thể pha trộn thơ vào cuộc đời, vì thế, trong thành công vẫn có dư vị.


      Mãi cho đến sau 1975 tôi mới gặp lại Kiệt cùng với những người bạn thơ, văn cũ và mới khác. Trong thời kỳ “sau chiến tranh” này, không khí nghi ngờ giăng bủa, nhưng riêng đối với Kiệt, tôi vẫn cảm thấy an toàn, sự chân thành toát ra từ ánh mắt của anh đi thẳng vào lòng tin cậy của tôi. Trong thời kỳ này đối với phần lớn những người cầm bút, viết lách là một việc khó khăn. Trần Tuấn Kiệt chuyển sang thổi sáo, ngâm thơ mỗi khi có sinh hoạt tại Câu lạc bộ Thơ văn.


      Bẵng đi một thời gian dài không gặp nhau, đột nhiên, Kiệt tìm đến nhà tôi rủ đi tỉnh buôn cây kiểng, tôi nhớ lúc này trời sắp Tết, tôi thú nhận với Kiệt tôi rất dốt về buôn bán, hơn nữa vốn liếng cũng không có. Buôn cây kiểng phải có vốn rất lớn, vận chuyển cây kiểng từ tỉnh về thành phố rất cực khổ, tốn kém. Nghe tôi nói hình như Kiệt cũng hình dung được những khó khăn, anh lại rủ tôi đi buôn trái cây để bán Tết. Tôi rất tiếc không thể chiều ý bạn. Tôi chỉ có thể “chà đồ nhôm” như anh em thường nói đùa với nhau lúc bấy giờ, còn buôn bán thì chịu chết.


      Bẵng đi một thời gian, Tết đã qua từ lâu, gặp lại Kiệt tôi thấy anh có vẻ bơ phờ, anh lắc đầu than vừa mới đi tỉnh buôn tôm đông lạnh. Lúc mua hàng mới lấy ở kho ra còn nguyên một tảng nước đá, khi đem về đến thành phố nước đá tan, trọng lượng mất đi gần một nửa, kết quả: lỗ cả vốn lẫn công.


      Quen với Kiệt là đồng thời tôi được quen với nhà văn, nhà biên khảo, võ sĩ. Nhưng thân nhất với tôi chỉ có nhà thơ Trần Tuấn Kiệt mà thôi.

      Lại Gặp…


      3.


      Thế là cũng gần hai mươi năm tôi không gặp lại nhà thơ Trần Tuấn Kiệt, kể từ ngày còn Nghiêu Đề – tại đình ông Súng. Thời gian trôi như nước chảy qua cầu. Nghiêu Đề đã trở thành người thiên cổ cũng trên mười năm. Tôi trở về VN lần này (2010-11) như một kẻ lãng du. Tôi cùng Trần Thanh Ngọc (cũng Trần Thanh Ngọc) chạy xe gắn máy trên đường Hồng Thập Tự (cũ), sau khi đi ăn cơm trưa tại một quán gần Thảo Câm Viên. Xe chạy qua cầu Thị Nghè, Ngọc rũ: “Ghé vào thăm Trần Tuấn Kiệt chút nhe.” Tôi ậm ừ, nửa muốn đi nửa muốn không, vì sắp đến giờ hẹn với một người bạn “nhậu”. Nhưng tôi chợt nghĩ, đi thăm một nhà văn, nhà thơ, chắc là quý hơn là chuyện lê la nhậu chỗ này chỗ kia. Tôi bấm Ngọc, “Ừ thì đi.”


      Nhà Trần Tuấn Kiệt nằm phía trong một con hẻm sâu khu Thị Nghè. Ngọc chở tôi chạy lòng vòng (mà đến bây giờ bảo tôi chạy lại con đường đó tôi cũng không nhớ ra). Dừng xe trước một căn nhà, nhìn vào như một tiệm uốn tóc nữ. Thì Trần Tuấn Kiệt bên trong hiện ra bên trong cánh cửa. Nhìn thấy Ngọc, Kiệt biết người quen nên mở rộng cửa đón khách. Cánh cửa hẹp nên xe phải để bên ngoài, Trần Tuấn Kiệt lấy mấy cái ghế nhựa cao đem ra mời khách ngồi và Trần Thanh Ngọc thì đi kêu cà phê.


      Trần Tuấn Kiệt độ rày tôi thấy có khá hơn trước, tuy có già đi, nước da anh thấy hồng hào hơn, tuy anh nói độ rày sức khoẻ kém, không đi xa được, đi xa thì rất mệt, chóng mặt. Rồi anh nói qua thơ văn, những kỷ niệm cũ với các cuốn sách anh dự định in.


      Lần này tôi rất vui là được gặp cô Hàm Anh, cũng tại nhà Trần Tuấn Kiệt, Hàm Anh là một cây bút nữ chuyên viết nghiên cứu, phê bình… trong nước. Tại Mỹ tôi có đọc bài của Hàm Anh trên một số tờ báo, nên tôi còn nhớ.


      Sau hơn hai giờ ngồi nghe Trần Tuấn kiệt nói đủ mọi chuyện. Sau đó chúng tôi giã từ để tiếp tục “đường trường xa”.


      Sau đây là một hình ảnh với Trần Tuấn Kiệt, Trần Thanh Ngọc và Hàm Anh.


       

      Từ phải qua: Trần Tuấn Kiệt (ngồi), Trần Yên Hòa, Hàm Anh, Trần Thanh Ngọc

      Trần Yên Hòa

      (Nguồn: banvannghe.com)

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Một Đêm Trần Yên Hòa Truyện ngắn

      - Trần Hoài Thư Người Thầy Dạy Cũ Trần Yên Hòa Hồi ức

      - Mua bán lạc xoong Trần Yên Hòa Truyện ngắn

      - Gọi Yêu Dấu & Trong Giấc Mơ Nào Trần Yên Hòa Thơ

      - Dáng Mỏng Trần Yên Hòa Truyện ngắn

      - Tiếng Nói Trần Yên Hòa Truyện ngắn

      - Buổi Trưa Ấy Trần Yên Hòa Thơ

      - Cỏ Non Trần Yên Hòa Truyện ngắn

      - 10 khúc. nhớ. người bội vong Trần Yên Hòa Thơ

      - Trần Thế Phong "Em Ngó Giùm Ta, Những Buổi Chiều" Trần Yên Hòa Nhận định

    3. Bài viết về nhà thơ Trần Tuấn Kiệt (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Trần Tuấn Kiệt

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Tưởng nhớ 5 khuôn mặt văn chương (Trần D. Nho)

      Tiễn Trần Tuấn Kiệt, nhớ chuyện viết văn làm báo (Viên Linh)

      Sa Giang Trần Tuấn Kiệt, người làm thơ lãng tử (Trần Yên Hòa)

      Trần Tuấn Kiệt, Mây Phiêu Du (Bùi Ngọc Tuấn)

      Trần Tuấn Kiệt, Máu Rơi Ba Giọt Dưới Chân Thềm (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhà thơ Sa Giang Trần Tuấn Kiệt đã qua đời tại Sài Gòn  (banvannghe.com)

      Tiểu sử (nguoivietnambonphuong.com)

      Trần Tuấn Kiệt: thi ca và cuộc đời

       (Nguyễn Mạnh Trinh)

      Pleiku Trong Thơ Trần Tuấn Kiệt (Phạm Quốc Bảo)

       

      Tác phẩm của Trần Tuấn Kiệt

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Đọc Những Dòng Thơ Mới Của Viên Linh

      (Trần Tuấn Kiệt)

      Ðêm lạnh ngồi đọc thơ "Say Giữa Mùa Trăng" của Bùi Ngọc Tuấn (Trần Tuấn Kiệt)

      Nhận Định về Thơ Ngô Nguyên Nghiễm

      (Trần Tuấn Kiệt)

      Ngày Tết Nhớ Về Văn Nghệ Sĩ Thời Trước 75

      (Trần Tuấn Kiệt)

      Trần Tuấn Kiệt blogspot

      Trang thơ Trần Tuấn Kiệt  (thica.net)

      Trang thơ Trần Tuấn Kiệt  (thivien.net)

      Đọc thơ Song Nhị  (art2all.net)

      Xuân Bằng Hữu  (cothommagazine.com)

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Vài cảm nhận nhân đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Đỗ Anh Hoa)

      Lữ Quỳnh, Bạn Tôi (Trần Hoài Thư)

      Nguyễn Thụy Đan: Những thác ghềnh ẩn mật (Nguyễn Minh Nữu)

      Nguyễn Minh Nữu (Nguyễn Vy Khanh)

      Nguyễn Thị Thanh Dương và Một Buổi Giới Thiệu Sách Thật Cảm Động (Chu Tất Tiến)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)