|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nhà thơ Viên Linh
(HS. Choé vẽ)
Viên Linh bây giờ như một lão thời gian đang khua chiếc gậy gõ vào tiềm thức của tôi giữa đêm thu mưa gió Sài Gòn. Quả nhiên đó là một thuật sĩ vẽ lên cái hư ảo của cuộc đời, của cái hư cái thực, cái không cái có của một kiếp sống lênh đênh lạc loài bất định. Kẻ đánh mất quê hương, kẻ lưu đày viễn xứ, kẻ lúc nào cũng canh cánh bên lòng qui hồi cố hương tái tạo lại giòng lịch sử u u minh minh của đất nước chìm đắm trong vùng đen tối của ngạ quỷ, súc sanh đang nắm gọn linh hồn yếu đuối của sinh linh con người. Từ Thủy Mộ Quan đến Hóa Thân, đến những giòng thơ phù trầm trắc ẩn và độ lượng mang nhiều mộng tưởng thiên thu và thực tại trần gian. Nó khiến lòng ta càng thêm tịch mịch hơn cái tịch mịch của một người mù trong sự sống đêm thâu.
Trong khi Bùi Giáng sắp chết vẫn đùa giỡn và tin yêu trời xanh rất mực. Trong khi Tô Thùy Yên nộ khí xung thiên muốn có một làn gió lạ thổi đến làm dịu cái tâm rực lửa hôn ám của buổi hoàng hôn cuộc đời. Tôi tiếc là trên mười năm nay ngồi lặng một nơi và hầu như vô ý thức trước mọi diễn biến của thế giới, ngồi để chìm đắm tù hãm trong cái thế giới kỳ hoặc ngu ngơ như gốc cổ thụ tàn. Tiếng thơ hải ngoại đọc rất ít, giòng thơ trong nước thì phù phiếm đảo điên. May thay lại được hưởng cái tiếng vọng của lão thời gian Viên Linh gõ vào làm thức tỉnh bản năng làm thơ của mình và chợt thao thức trong những đêm dài lắm mộng này.
Một Tô Thùy Yên, một Viên Linh mà tinh thần thi ca xuất chúng ra ngoài thế giới âm u nhàm chán của lịch sử hiện tiền, hai nhà thơ lớn đã nâng dậy cảm xúc, nâng dậy niềm tin yêu lịch sử của hậu thế, của ngày mai và tất nhiên là của một dân tộc bùng lên làm lại lịch sử cho chính bản thân mình:
THƠ I
Cửa mở ngoài muôn dặm
Mơ hồ sương mù trời
Thơ ta như bóng nhạn
Không bao giờ có đôi.
THƠ II
Thơ đỏ xẫm thu đông
Điệu rì rào lá rụng
Lời gửi tự quê hương
Bay kín lòng xa vắng.
Viết những năm lữ thứ
Loanh quanh nguồn Biển Nam
Nghe thì thầm thổ ngữ
Gọi nhau ngoài non sông.
Thơ Viên Linh không chỉ có Âm có Dương mà qui tụ muôn ngàn tia sáng của vũ trụ tâm linh soi rọi bốn bề, như sắc cầu vồng giao nối lại từ ngàn xưa đến số phận lạc loài hư ảo của những biển dâu thời đại mới. Có quá nhiều chân trời hoài niệm, quá nhiều bước đi nghịch hành với tư tưởng suông chiều của đất nước ngày nay.
Nói như điệu Tô Thùy Yên về thơ mình là sáng tạo được một nguồn sống tâm linh tư tưởng khác hẳn với tư duy nhàm chán hiện hữu, chỉ còn im lặng nghe nhịp gõ thời gian với cảm hứng vô cùng trong thanh tịch giữa đêm thâu mà thôi. Đó cũng là cung đàn bất tận, là linh hồn mộng tưởng trường cửu của nhà thơ. Mời quí bạn hãy đi vào thế giới mới thi thơ của Viên Linh qua tập thơ với những dòng chảy vọng thành tiếng thơ hoằng viễn khôn cùng đó.
TRÔI
Thơ tôi ở giữa dòng này
Ở đầu đêm trước, cuối ngày hôm sau.
Đi xa, thơ sẽ theo tầu
Ngăn chia, thơ sẽ bắc cầu tới bên.
Thơ tôi chìm sẵn trong em
Không tìm vẫn thấy dù quên còn chờ.
Hai câu dẫu ở hai bờ
Chữ qua nghĩa lại như đò qua sông.
Bờ nam nước có theo nguồn
Thì trên bến bắc căng buồm nhổ neo
Thơ tôi trôi nổi cánh bèo
Vần buông. Ý lặn. Điệu chèo.
Sang ngang.
Thơ tôi, sương móc mưa ngàn
Suối khô bể cạn bàng hoàng luân lưu.
SÁCH XƯA
Sách xưa đọc lại dăm trang
Hững hờ không hiểu ta đang đọc gì
Phải rồi thời khắc đang đi
Cái ta trong sách phân ly với đời.
Chiếc thân cuộc thế đất trời
Trăm năm luân quách. Bời bời tử sinh.
Tắt đèn trời đã bình minh
Ta ra khỏi sách. Thấy mình ở trong.
Đọc thơ Viên Linh để đi vào những hoài vọng thiết tha nhiều kỷ niệm thiếu thời, đọc thơ Viên Linh để theo dõi giấc mơ thiêng liêng huyền ảo của thi ngữ Việt Nam có quá nhiều viễn tượng mà sự giàu có ngôn từ cũng như cảm xúc rất lạ của nhà thơ trong cảm hứng phong phú vô cùng, rất quí và rất hiếm cho sự sáng tạo tân kỳ của những vần thơ bát ngát nguy nga đó. Một công trình văn học ở đỉnh cao của nghệ thuật thi ca ngày nay.
- Đọc Những Dòng Thơ Mới Của Viên Linh Trần Tuấn Kiệt Nhận định
- Ðêm lạnh ngồi đọc thơ "Say Giữa Mùa Trăng" của Bùi Ngọc Tuấn Trần Tuấn Kiệt Nhận định
- Nhận Định về Thơ Ngô Nguyên Nghiễm Trần Tuấn Kiệt Nhận định
- Ngày Tết Nhớ Về Văn Nghệ Sĩ Thời Trước 75 Trần Tuấn Kiệt Tạp bút
• Nhà thơ Viên Linh “Hóa Thân” tại VA, Hoa Kỳ, hưởng thọ 86 tuổi (Việt Báo)
• Đi thăm Viên Linh (Đinh Trường Chinh)
• Đọc Những Dòng Thơ Mới Của Viên Linh (Trần Tuấn Kiệt)
• Viên Linh, một đời chỉ sống với sách vở, báo chí, và viết (Trần Yên Hòa)
• Lục bát Viên Linh (Tuệ Sỹ)
• Những Công Án Bất Ngờ (Nguyễn Văn Sâm)
• Viên Linh Trên Những Chặng Đường Thơ (Huỳnh Hữu Ủy)
• Độc giả và những người làm một tạp chí văn chương (Trần Phong Giao)
• Khởi Hành cùng nhà thơ Viên Linh qua 20 năm (Quốc Dũng)
• Sách mới phát hành: “Tác giả, Tạp chí: Nói và Viết với 40 Nhà văn Hiện đại” - VL (Người Việt)
• Viên Linh (Võ Phiến)
• Đọc thơ Viên Linh (Lê Huy Oanh)
• Viên Linh (Học Xá)
• Khởi Hành: Nơi Gìn Giữ Nền Văn Học Tự Do (Vũ Ánh)
• Cầu Hiền Lương (Đặng Tiến)
• Biển Đông Huyền Ảo Trong Thơ Viên Linh (Trần Văn Nam)
• Đọc thơ Viên Linh (Nguyên Sa)
Văn chương tôi không phục vụ niềm vui
(Thế Dũng, talawas.org)
Thể loại văn truyện nhiều chất xã-hội-tính (tân truyện và tiểu thuyết) (Trần Văn Nam, talawas.org)
Viên Linh – Làm báo văn nghệ ở miền Nam trước tháng Tư 1975 (Phan Nhiên Hạo phỏng vấn, litviet.com)
Phỏng vấn nhà thơ Viên Linh về giải thưởng do báo Khởi Hành khởi xướng (Mặc Lâm, rfa.org)
• Tuệ Sỹ: Tuổi Trẻ Vạn Hạnh (Viên Linh)
• Điếu thi: Thủ̉y Mộ Quan (Viên Linh)
• Bạch thư Phạm Huấn (Viên Linh)
• Tuệ Sỹ, Tù Đày Và Quê Nhà (Viên Linh)
• Tuệ Sỹ Giữa Mùa Thay Đổi (Viên Linh)
Thị trấn miền đông (talawas), (bản ebook).
Tạp chí Văn học Nghệ thuật Lịch sử Nhận định Biên khảo Sáng tác Sinh hoạt, Số 1 (tháng 11.1996), Số 171+172 (tháng 1-2.2011), Chủ nhiệm, Chủ bút: Viên Linh.
Ðịa chỉ P.O Box 670, Midway City, CA 92655.
Email: phamcongkh@yahoo.com
Website: http://www.khoihanh.com/
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
• Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)
• Trò chuyện với dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |