1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Tự Lực Văn Đoàn: 80 năm ảnh hưởng không ngừng (Nguyên Huy & Hà Giang) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      08-07-2012 | VĂN HỌC

      Tự Lực Văn Đoàn: 80 năm ảnh hưởng không ngừng

        NGUYÊN HUY & HÀ GIANG
      Share File.php Share File
          

       

      WESTMINSTER (NV) - Hơn 200 người đã đến, và hầu như toàn bộ đã ở lại đến phút chót, trong ngày đầu tiên của chương trình hội thảo về Phong Hóa-Ngày Nay, Tự Lực Văn Ðoàn, và những người chủ trương - những người đã có ảnh hưởng không nhỏ lên mọi mặt đời sống Việt Nam cách đây 80 năm.


      Hậu duệ của thế hệ Tự Lực Văn Ðoàn trong ngày hội thảo tại Nhật Báo Người Việt.

      Từ trái: Bác Sĩ Nguyễn Tường Giang (con trai nhà văn Thạch Lam), nhà văn Doãn Quốc Sĩ (con rể nhà thơ Tú Mỡ), ông Trần Khánh Triệu (con nuôi nhà văn Khái Hưng), nhà văn Phạm Thảo Nguyên (con dâu nhà văn Thế Lữ), nhà văn Nguyễn Tường Thiết (con trai nhà văn Nhất Linh), bà Minh Thu (con gái nhà văn Hoàng Ðạo). (Hình: Triết Trần/Người Việt)


      Ðúng 10 giờ 30 sáng ngày 6 Tháng Bảy, tại phòng sinh hoạt Nhật Báo Người Việt, hai vị, nhà văn Doãn Quốc Sĩ và con trai trưởng của nhà văn Nhất Linh, Tiến Sĩ Nguyễn Tường Việt, cắt băng khai mạc triển lãm và bắt đầu chương trình hội thảo.


      Dọc theo các bức tường của phòng sinh hoạt, khách tham dự thích thú lần theo hai bức tường lớn để nhìn lại được những dấu tích của một thời văn học lớn, ảnh hưởng đến không chỉ văn chương nghệ thuật sau này mà còn làm thay đổi sâu rộng đến nếp sống trong xã hội Việt Nam thời kỳ “tiền thức tỉnh.”


      Trong căn phòng này, khách tham dự có thể được xem thủ bút của nhà văn Nhất Linh và những họa phẩm, phụ bản lừng danh của các họa sĩ lớn trong ngành hội họa thời Tự Lực Văn Ðoàn. Khách cũng có thể nhìn thấy nhiều hình ảnh của báo Phong Hóa, những tác giả và tác phẩm lừng danh của Tự Lực Văn Ðoàn, những khai phá của báo Phong Hóa & Ngày Nay về y phục của phụ nữ Việt Nam, về âm nhạc, kịch nghệ và chương trình “Nhà Ánh Sáng” để cải tiến cuộc sống của người dân nghèo.


      Mở đầu hội thảo, nhà văn Doãn Quốc Sĩ đăng đàn kể những kỷ niệm về nhạc phụ của mình, là nhà thơ trào phúng lừng danh một thời, Tú Mỡ.


      Chuyện kể của nhà văn Doãn Quốc Sĩ khiến khán thính giả vui thích không nén được những tràng cười liên tục khi ông kể về lễ Tơ Hồng của ông với ái nữ của nhà thơ trào phúng. Ông vốn là một thanh niên đã theo Tây học nên khá “lớ ngớ” trước bàn thờ gia tiên cần đến những thủ tục nghi lễ truyền thống. Nhưng rất may, “mọi chuyện đều qua được và trở thành giai tế của nhà thơ trào phúng lừng danh.”


      Nhà văn Doãn Quốc Sĩ cũng cho biết Tú Mỡ không phải chỉ làm thơ trào phúng mà còn có một số bài thơ tình cảm được nhiều người nhắc nhở, như bài “Khóc Người Vợ Hiền” rất cảm động. Tú Mỡ tuy sống trong chế độ cộng sản, nhưng ông không hề vào đảng.


      Nếu cử tọa khúc khích cười, mà vẫn thấm thía về hình ảnh thật sống động của buổi giao thời, qua lối nói chuyện dí dỏm của nhà văn Doãn Quốc Sĩ về nhạc phụ mình, qua bài thơ “Tú cưỡi xe bình bịch”:


      “Tú rửng mỡ cưỡi xe bình bịch

      Máy nổ vang sình sịch chạy như bay

      Bóp còi toe như quát tháo giương vây

      Khách đường cái vội rãn ngay tăm tắp

      Tú nhớ thuở còn đi xe đạp

      Một thứ xe chậm chạp hiền lành

      Trên đường dù chuông bấm liên thanh

      Khách đủng đỉnh làm thinh không chịu tránh...”


      Thì họ cũng ngậm ngùi, xót xa khi nghe tâm sự của Giáo Sư Trần Khánh Triệu về kỷ niệm với cha nuôi là nhà văn Khái Hưng. Nhất là cảnh “con tiễn cha,” hình ảnh cuối cùng của cậu bé Trần Khánh Triệu nhớ về “papa” của mình: “Thế rồi bố cứ đi đi mãi về phía cuối sông Hồng. Bố thì thiểu não gầy gò, bên cạnh người công an lực lưỡng. Tôi thất thểu bước về mà không biết bố có nhớ ăn mấy trái cam và đọc bài kinh khổ mẹ gói cho hay không.”


           Hơn 200 người đã đến tham dự và lưu lại đến phút chót của ngày hội thảo đầu tiên, 6 Tháng Bảy, 2013.

      (Hình: Triết Trần/Người Việt)


      Những thanh niên ưu tú nhất của thời ấy, những khuôn mặt trẻ cùng quan tâm đến xã hội, đất nước ấy, đã dồn hết tâm trí và con tim của mình vào tờ Phong Hóa-Ngày Nay, và dùng tờ báo như một phương tiện để phát động và đẩy mạnh được một phong trào cách mạng xã hội toàn diện, nâng sinh hoạt của người dân Việt Nam đến gần hơn với xã hội văn minh.


      Chúng ta có thể thấy những ảnh hưởng của họ lên trang phục phụ nữ thời ấy. Họa sĩ Le Mur Nguyễn Cát Tường, người đã dùng tài vẽ của mình để thiết kế nhiều kiểu áo dài tân thời cho phụ nữ Việt Nam đương thời. Nhưng không phải chỉ là áo dài, mà còn là quần, là giày, là áo lót, là phép vệ sinh, là cách sống sao cho phụ nữ Việt Nam được góp mặt với đời về cả phương diện dung nhan lẫn trí tuệ. Phải đọc nhiều bài viết và xem các kiểu mẫu y phục của ông được đăng trên Phong Hóa-Ngày Nay mới hiểu được ảnh hưởng của tờ báo lên xã hội thời đó!


      Về âm nhạc, diễn giả Nhạc sĩ Lê Văn Khoa cho biết tờ Phong Hóa-Ngày Nay cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền tân nhạc Việt Nam. Ông kể rằng những bài nhạc được xem là những bài tân nhạc đầu tiên của Việt Nam, sau khi được đăng trên báo Phong Hóa-Ngày Nay vào Tháng Chín năm 1938 và mỗi tuần sau đó đã tạo hứng khởi sáng tác cho giới yêu nhạc, thời đó mới chỉ dịch nhạc Pháp để thưởng thức.


      Không chỉ nói về những bài nhạc, Nhạc sĩ Lê Văn Khoa còn cho cử tọa thưởng thức nhiều bài nhạc như Chào Bình Minh của Nguyễn Xuân Khoát, Khúc Yêu Ðương của Thẩm Oánh, qua phần trình diễn của các ca sĩ nghiệp dư.


      Bộ môn kịch nói cũng được nhóm Tự Lực Văn Ðoàn, khởi đầu là nhà văn Thế Lữ, người bị bộ môn này thu hút trước nhất, đẩy mạnh.


      Bằng một lối nói chuyện hết sức nhẹ nhàng mà lôi cuốn, nhà văn Phạm Thảo Uyên, con dâu nhà văn Thế Lữ, nói về việc phát triển môn kịch nói của nhóm Tự Lực Văn Ðoàn: “Thanh niên say mê kịch nói sau này đông lắm, không chỉ có Thế Lữ, nhiều người không ở nhóm Tự Lực Văn Ðoàn cũng thích kịch nói.”


      Sự thành công của nhóm Tự Lực Văn Ðoàn trong việc phát triển bộ môn kịch nói không phải chỉ nhờ họ có tờ báo trong tay, mà còn là vì mọi thành viên đều đóng góp. Nếu Thạch Lam, Khái Hưng có những bài phê bình kịch rất được nhiều người ưa chuộng thì các họa sĩ Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân của tờ Phong Hóa-Ngày Nay cũng góp phần bằng cách xăn tay áo vẽ phông, thiết kế sân khấu, may trang phục.


      Các tác phẩm Tự Lực Văn Ðoàn được dịch sang tiếng nước ngoài trong buổi triển lãm tại Nhật Báo Người Việt.

      (Hình: Triết Trần/Người Việt)


      Trong phần hội thảo buổi chiều, họa Sĩ Ann Phong trình bày những cái hay, cái đẹp qua những hình vẽ, màu sắc bố cục trong tranh trên báo Phong Hóa-Ngày Nay. Ann Phong nhận định tranh trên các báo Phong Hóa-Ngày Nay đều tạo ra một sức sống, nhìn biết ngay là sức sống của người Việt Nam. Những nét trào phúng trong tranh đi thẳng vào những cảnh sống, cuộc đời đáng chê trách trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ chẳng kể đến ai, đến giai cấp nào, dù là quyền quý, thế lực. Về nghệ thuật thì bức nào các tác giả cũng thể hiện được điểm chính của bức tranh mà tác giả muốn gửi đến cho người xem tranh. Ðó là một nghệ thuật đòi hỏi khả năng thực sự của họa sĩ.


      Ann Phong nhấn mạnh: “Cái Ðẹp của tranh trên báo Phong Hóa-Ngày Nay là cái Ý trong tranh mà đường nét, màu sắc dù chỉ là đen trắng cũng đã dẫn dắt được người xem.” Sau cùng Ann Phong đưa ra một vài hình ảnh của báo chí Mỹ, Nhật, Trung Hoa lúc bấy giờ để mọi người so sánh với Phong Hóa-Ngày Nay. Kết luận: “Không thua kém một báo nào của ngoại quốc.”


      Nhà báo Ðỗ Quý Toàn thì trình bày một vấn đề không phải là văn chương Tự Lực Văn Ðoàn. Ðó là “Phong Trào Nhà Ánh Sáng” do Hoàng Ðạo và Tự Lực Văn Ðoàn chủ trương.


      Vấn đề này quả thật từ trước đến nay, nói đến Tự Lực Văn Ðoàn, ít ai đề cập đến. Theo nhà báo Ðỗ Quý Toàn thì phong trào Nhà Ánh Sáng của Tự Lực Văn Ðoàn do Hoàng Ðạo trực tiếp trông coi đã nhanh chóng trở thành một phong trào mạnh mẽ và rộng lớn từ Bắc đến Nam. Ðiều đó cho thấy xã hội Việt Nam lúc bấy giờ vào đầu thập niên 30s là một xã hội đang thức tỉnh, mọi người đều mong muốn người dân cải thiện được mức sống nghèo nàn lạc hậu; hậu quả của hơn 80 năm bị người Pháp đô hộ. Mục đích của phong trào Nhà Ánh Sáng là nhằm chỉ bảo cho người dân biết cách sống vệ sinh và giúp đỡ gia đình nghèo cải thiện được sự sống tối tăm của mình.


      Phong trào đã thu hút được rất đông giới trí thức, nhân sĩ như Vũ Ðình Hòe, Vũ Ðình Huỳnh, Trần Huy Liệu và cả các phụ nữ nữa, như bà Vũ Ngọc Phan, bà Trịnh Thị Thục Oanh, Ðốc Học Hà Nội... tham gia.


      Diễn giả cuối cùng của ngày đầu hội thảo là cô sinh viên người Nhật, Aki Tanaka. Cô là sinh viên khoa ngoại ngữ của Ðại Học Tokyo, từng sống 13 năm tại Việt Nam, và nói tiếng Việt khá nhuần nhuyễn. Cô Tanaka cho biết cô từng ở Sài Gòn, Hà Nội và Hải Phòng. Nguyên nhân cô được biết đến Tự Lực Văn Ðoàn là do nhà thơ Huy Tưởng, một láng giềng của cô ở Saigon, cho mượn những cuốn truyện của Tự Lực Văn Ðoàn với lý do là “nếu muốn giỏi tiếng Việt thì nên đọc Tự Lực Văn Ðoàn vì tiếng Việt rất chính xác.” Cô đọc thử và thấy dễ đọc, rồi mê ngay.


      Khi thầy dạy của cô giảng về tác phẩm “Ðời Mưa Gió” của Khái Hưng và Nhất Linh, cô được phân công dịch sang tiếng Nhật một phần nên càng có dịp tìm hiểu thêm về Tự Lực Văn Ðoàn. Cô nói: ”Ðọc tiểu thuyết Tự Lực Văn Ðoàn bao giờ cũng khiến tôi thèm muốn quay ngược về thời 1930 để gặp và nói chuyện với các thành viên trong nhóm TLVÐ, cũng như để tiếp xúc văn hóa thời đó.”


      Kết thúc phần phát biểu của mình, cô cho biết là “sau khi tham dự cuộc hội thảo này, kiến thức của tôi về Tự Lực Văn Ðoàn đã được tăng lên rất nhiều.”


      Kết luận của Aki Tanaka cũng là kết luận của một số lớn khách tham dự cuộc hội thảo diễn ra trong hai ngày này về Tự Lực Văn Ðoàn. Hơn nữa, đối với người Việt Nam, Tự Lực Văn Ðoàn không chỉ là một giai đoạn văn chương học thuật được đại chúng hóa mà còn là giai đoạn lịch sử người dân Việt được đánh thức bằng văn chương nghệ thuật sau khi các cuộc vận động chính trị, bạo động của thế hệ Nguyễn Thái Học đã không thành công.


      Nguyên Huy & Hà Giang

      Nguồn: Diễn Đàn Thế Kỷ

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Tháng Tư đọc ‘Chiến Tranh Việt Nam’ của Trần Gia Phụng Nguyên Huy Nhận định

      - Nhà văn Nguyễn Tà Cúc nói về nhân vật nữ trong văn học miền Nam Nguyên Huy Tường thuật

      - Da Màu: Tưởng niệm và giới thiệu sách của cố văn sĩ Phùng Nguyễn Nguyên Huy Tường thuật

      - ‘Màu Thời Gian,’ triển lãm lần đầu của Hội Họa Sĩ Việt Nam Hải Ngoại Nguyên Huy Giới thiệu

      - Tao Đàn, Tiếng Nói Nghệ Thuật Của 50 Năm Trước Nguyên Huy Tường thuật

      - Có Một Chiều Tao Đàn Hải Ngoại Nguyên Huy Tường thuật

    3. Bài Viết Về Tự Lực Văn Đoàn (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Tự Lực Văn Đoàn

        Tạp Chí (Link)

      Mấy gợi ý về thời đại Tự Lực Văn Đoàn (1932-1942) (Phạm Quốc Bảo)

      Tự Lực Văn Đoàn Tập Đại Thành Chữ Văn Quốc Ngữ (Trần Bích San)

      Sách Hồng, Một chủ trương “Xây Dựng” của Tự Lực Văn Đoàn (Đỗ Quý Toàn)

      Tự Lực Văn Đoàn Và Văn Học Hiện Đại Việt Nam (Kawaguchi Kenichi)

      Nhiều Sách Tự Lực Văn Đoàn Bị CSVN Cắt, Sửa Khi In Lại... (Phan Tấn Hải)

      Một buổi sinh hoạt văn học đích thực (Cam Vũ)

      Lời Nói Đầu Kỷ Yếu Triển Lãm và Hội Thảo về Tự Lực Văn Đoàn, 2013 (Phạm Phú Minh)

      Thử đánh giá lại Hồn Bướm Mơ Tiên của Khái Hưng (Ngự Thuyết)

      Tình Yêu trong tiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn (Trần Mộng Tú)

      Tự Lực Văn Đoàn trong tôi (Huy Phương)

      Đi tìm Nhất Linh (Nguyễn Tường Thiết)

      Y Phục Phụ Nữ Tân Thời Le Mur trên sân khấu SBTN (Thiên An)

      Phong trào Nhà Ánh Sáng của Tự Lực Văn Đoàn (Đỗ Quý Toàn)

      Phát biểu của Tanaka Aki (Tanaka Aki)

      Giới thiệu Kịch mới những năm 1930-40 (Phạm Thảo Nguyên)

      Một Vài Ký Ức về cụ Nhạc Phụ Tú Mỡ (Doãn Quốc Sỹ)

      Tự Lực Văn Ðoàn, nền tảng của văn học hiện đại Việt Nam (NguyênHuy&HàGiang)

      Tự Lực Văn Đoàn: 80 năm ảnh hưởng không ngừng (NguyênHuy&HàGiang)

      Diễn Văn Khai Mạc cuộc Triển Lãm và Hội Thảo về TLVĐ (Phạm Phú Minh)

      Tôi tìm lại Tự lực văn đoàn (Martina Nguyen)

       

      - Chương Trình Triển Lãm và Hội Thảo về báo Phong Hóa Ngày Nay và Tự Lực Văn Đoàn

      - Thế Lữ (1907-1989) Và Tự Lực Văn Đoàn

       (Phạm Thảo Nguyên)

      - Tự Lực Văn Đoàn và chuyện văn phong

       (Trần Doãn Nho)

      - Đánh giá lại Tự Lực Văn Đoàn (Nguyễn Hưng Quốc)

      - Đi tìm câu trả lời (Phạm Phú Minh)

      - Hình ảnh ngày khai mạc Triển lãm và Hội thảo báo Phong Hóa Ngày Nay và Tự Lực Văn Đoàn

       

      - 13 số đầu báo Phong Hóa (Phạm Hữu Ninh phụ trách)

      - Từ Phong Hóa số 14 trở đi (Nguyễn Tường Tam chủ bút)

      - Tự Lực Văn Đoàn và các cây bút hậu duệ

       

      Báo Phong Hóa và Tự Lực Văn Đoàn

       

      Một buổi sinh hoạt văn học đích thực (Cam Vũ)

      Lời Nói Đầu Kỷ Yếu Triển Lãm và Hội Thảo về Tự Lực Văn Đoàn, 2013 (Phạm Phú Minh)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Vài kỷ niệm với Nhất Linh về báo Phong Hóa & Ngày Nay (Nguyễn Tường Thiết)

      Việc điện toán hóa báo Phong Hóa Ngày Nay: Những ý nghĩ lãng mạn giữa một ngày mùa đông (Phạm Phú Minh)

      Gặp Tự Lực Văn Đoàn (Võ Hồng)

       
      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc vài bài thơ của Đoàn Xuân Thu (Lương Thư Trung)

      Đọc Chuyện Khảo về Huế của Trần Kiêm Đoàn (Thái Kim Lan)

      Nguyễn Đạt Thịnh: Con Người Và Tác Phẩm (Nguyễn Khánh Văn)

      Stephen B. Young: 'Sự phản bội của Henry Kissinger... khiến Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ' (Huyền Trân)

      Phỏng vấn Giáo Sư Stephen Young (Đinh Quang Anh Thái)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  Bùi Kỷ,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)