1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Tự Lực Văn Đoàn trong tôi (Huy Phương) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      14-07-2012 | VĂN HỌC

      Tự Lực Văn Đoàn trong tôi

        HUY PHƯƠNG
      Share File.php Share File
          

       

      (viết trong dịp tham dự hội thảo về TLVĐ)

      Có thể nói rằng khi tôi lớn lên, biết yêu thương chữ nghĩa, viết được một bài luận được thầy giáo đọc lên cho cả lớp nghe thời trung học và sau này ra đời, thấy yêu thích văn chương, tôi nghĩ, là không phải riêng mình mà cả thế hệ của chúng tôi phải mang ơn Tự Lực Văn Đoàn. Những người yêu thích và đã đọc hết tất cả tác phẩm của Tự Lực Văn Đoàn có thể phân biệt được tác phẩm này với tác phẩm kia, chuyện của Thạch Lam khác với Nhất Linh, hay khó có thể lầm Thế Lữ với Khái Hưng, nhưng nói về ảnh hưởng của Tự Lục trong thế hệ của chúng ta thì không thể nói phần này, phần nọ là của ai, ảnh hưởng của ai nhiều ai ít. Ảnh hưởng về văn chương đã đành, chúng ta còn biết đến phong cảnh và phong cách của con người Hà Nội, sinh hoạt của một lớp người, trưởng giả hay khốn cùng trong bối cảnh của thời gian mà chúng ta thường gọi là “tiền chiến.”



        Nhà văn Huy Phương

      Trước hết là về văn chương chữ nghĩa và lối viết của TLVĐ trong sáng và ngắn gọn. Tự Lực Văn Đoàn không những thoát ra lối văn biền ngẫu nhiều từ Hán Việt thời đầu thế kỷ 20, ngay cả so với những cuốn tiểu thuyết mới hơn ra đời từ giữa thập niên 1920 như Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách, Quả Dưa Đỏ của Nguyễn Trọng Luật, hay lối văn đơn giản như lời nói dân giã của Hồ Biểu Chánh, Tự Lực Văn Đoàn đã tỏ ra khác hẳn, tiến lên một trình độ rất xa, dùng một lối văn giản dị, dễ hiểu, ít chữ Hán Việt, một lối văn có thể phù hợp với đại chúng.


      Chỉ vài chục năm sau, khi Tự Lực Văn Đoàn đã đi vào chương trình giáo khoa, với những bài học thuộc lòng cho cấp trung học đệ nhất cấp, thanh thiếu niên vùi mình trong thế giới của TLVĐ thì lối văn chương của những tác giả viết cách đó chừng năm bảy năm như đã nói trên, đã bị đẩy lùi vào quá khứ, xem như một loại văn ít được phổ biến, không ai còn dùng đến.


      Cách viết của những tác giả trong TLVĐ đã ảnh hưởng không ít đối với lớp thanh thiếu niên Việt Nam lớn lên trong khoảng thời gian từ 1945 trở về sau, còn tiếp tục tại miền Nam cho đến sau này, chỉ trừ miền Bắc sau năm 1954, văn chương TLVĐ bị lên án, xem như sản phẩm của tiểu tư sản, làm ru ngủ thanh niên. Nhiều tác giả bị bách hại, nhiều người khác phải ly hương. Sau 1954 ở miền Bắc, TLVĐ bị cấm triệt để, lớp trẻ lớn lên trong chế độ đó hầu như chẳng còn biết gì về một văn đoàn "quan trọng nhất của Việt Nam trong một ngàn năm qua" như lời giáo sư Nguyễn Hưng Quốc trong cuộc hội thảo ngày 7 tháng 7 tại báo Người Việt vừa rồi. Chính sách đó đã để lại một lỗ hổng trong hiểu biết của con người Việt Nam về chính lịch sử văn học của đất nước mình, gây ra biết bao thiệt thòi, thiếu sót. Cũng thời gian ấy tại miền Nam TLVĐ vẫn tiếp tục được dạy trong bậc trung học, vẫn được những nhà nghiên cứu xem xét một cách tích cực, các tác phẩm của văn đoàn này vẫn được tái bản đều đặn cho thấy dân chúng vẫn tiếp tục đọc và yêu thích, bên cạnh các cố gắng đổi mới của các nhóm văn chương khác, như Sáng Tạo và các lớp cầm bút trẻ về sau. Nhờ chế độ giáo dục và quan niệm khai phóng của miền Nam trong thời đất nước bị chia cắt, khối tài sản văn hóa của dân tộc được tiếp tục sống với cuộc sống của người dân, tạo nên sự liên tục tinh thần cho dân tộc, tránh được tình trạng què quặt thê thảm trong não trạng của con người sống trên đất nước của mình mà chẳng biết gì về các thành tựu của những thế hệ đi trước mình.


      Đối với tôi, trước hết, các tác phẩm TLVĐ cho tôi biết đến những nhân vật khốn khổ hay bình thường trong xã hội. Hình ảnh của “Nhà Mẹ Lê” hay câu chuyện của vợ chồng anh Phó Thức “trên đê Yên Phụ một buổi chiều mùa hạ” trong “Anh Phải Sống” là những cảnh đời để lại nhiều ấn tượng nhất cho tôi những năm mới bước vào ngưỡng của trung học. Không có TLVĐ, chúng ta ít tưởng tượng ra được cảnh đời trong truyện ngắn Thạch Lam với cảnh quê hương nghèo nàn, đói lạnh...., chuyện những cô gái nhảy cô đơn trong đêm Giao Thừa, hay người phu xe chở một cô gái ăn sương đi kiếm khách vào đêm ba mươi Tết, cả hai đều đói và tuyệt vọng, cô gái thì không kiếm ra khách, người phu kéo xe có khách nhưng khách đi xe lại không kiếm ra tiền! Cả anh chàng thất nghiệp tên Sinh trong truyện “Đói” mà những ngày đói lạnh ở Hoàng Liên Sơn, tôi đã không khỏi liên tưởng tới.


      Nhờ có TLVĐ chúng tôi mới biết đến và yêu mến Hà Nội, dù là một Hà Nội trong trí tưởng, qua những trang sách. Ở tuổi thiếu niên, chưa hề bước chân ra khỏi xóm làng hay thị xã của quê hương, nhưng tâm hồn chúng tôi đã thực sự bay bổng về một Hà Nội ba mươi sáu phố phường và tưởng tượng ra hình ảnh những cô tiểu thư yêu kiều ngày đó của Hà Thành. Đâu là cầu Thê Húc, đâu là đê Yên phụ, rồi con đường Cổ Ngư, cầu Long Biên... tất cả đều thành hình trong trí tôi qua những trang giấy in thô sơ; chúng tôi còn tưởng tượng ra tiếng chuông leng keng của chuyến xe điện qua Bờ Hồ hay tiếng rao “phá xa” của Hà Nội. Tôi đã đem lòng yêu cả những con đường mang tên Phố, hàng Đào, hàng Ngang… những nơi chốn đã được mô tả trong toàn bộ tác phẩm của TLVĐ.


      Qua một thế giới của “người lớn”, cả những tên phố Khâm Thiên, xóm Cô Đầu và hình ảnh những chiếc bàn đèn thuốc phiện trong bóng tối của một căn gác nào đó của Hà Nội cũng còn lưu lại trong trí nhớ. Nói chung là tất cả sinh hoạt của Hà Nội ẩn hiện trong mấy mươi cuốn sách của TLVĐ mà hình như chúng tôi chưa bỏ qua một cuốn nào, có cuốn đã đọc đi đọc lại nhiều lần mà không thấy chán.


      Quả tiểu thuyết đã tạo cho trí tưởng tượng của người đọc bay bổng, đi xa về một nơi chốn được mô tả qua những trang giấy in.


      Có thể người ta không thể tìm ra ngọn núi Văn Dú trên rừng núi Bắc Việt, nhưng nó nằm trong trí nhớ của tôi, một đứa trẻ đã mê “Vàng Và Máu” của Thế Lữ ngày nào. Cả cái làng Từ Lâm êm đềm và thơ mộng, và cả ngôi chùa Long Giáng vẫn còn ở đâu đó trong một góc khuất của trí nhớ mà không hề hiện diện trên bản đồ Việt Nam. Cả Xuân Diệu một thời mới lớn: “cho rất nhiều song nhận chẳng bao nhiêu!” Rồi bài thơ “Hổ Nhớ Rừng” của Thế Lữ, vào lứa tuổi tôi chẳng có ai không thuộc nằm lòng, để có một ngày, rất nhiều người lính thất trận, nằm trong nhà tù cộng sản ba mươi tám năm xưa đã xót xa, cảm khái, đọc thầm… hay với một Thế Lữ khác, mang tâm trạng của một khách ly hương: “rũ áo phong sương trên gác trọ, lặng nhìn thiên hạ đón xuân sang!”


      TLVĐ cho chúng ta những mối tình trong sáng, chung thuỷ, có những lúc vượt qua được nghịch cảnh nhưng cũng có lúc chịu an bài với số mệnh, với lễ giáo. Chúng ta rất ít khi “đọc” được một nụ hôn giữa trai gái trong mấy mươi truyện của TLVĐ, dù là Mai với Lộc (Nửa Chừng Xuân) Phong và Trâm (Nắng Thu) hay tha thiết hơn như Loan và Dũng, rạo rực nôn nao, nhưng không hề được một lần cầm lấy tay nhau, dừng nói gì đến một nụ hôn: “Quả tim chàng đập mạnh... Chàng trông thấy trước mặt bàn tay hơi run run của Loan, hôm nào, cời những quả đậu non trong rá, chàng nhớ đến cái cảm tưởng ngây ngất được thấy đôi môi Loan mềm và thơm như hai cánh hoa hồng, bao nhiêu thèm muốn ngấm ngầm bấy lâu trong một phút rạo rực trổi dậy. Bốn bàn chân vẫn bước đều đều... Chàng nghĩ nếu lúc đó có ngừng lại thì Loan sẽ cũng theo chàng ngừng lại; chàng sẽ đưa cánh tay đỡ lấy Loan và miệng chàng sẽ nói câu mà chàng vẫn thầm nhủ với Loan đã bao lần trong giấc mơ: - Anh sẽ yêu em trọn đời…" (Đôi Bạn của Nhất Linh) Nhưng những chuyện ấy sẽ không bao giờ được thực hiện.


      Đó là những mối tình thanh khiết, nhẹ nhàng của cả một thế hệ gái trai trước chiến tranh hay hoàn toàn trong sạch thuần khiết như giữa Ngọc, chàng trai Hà Nội và “chú” tiểu Lan trong “Hồn Bướm Mơ Tiên,” thầm lặng để còn nghe được tiếng… “lá rơi,” là một điệp ngữ được nhắc đi nhắc lại trong phần cuối tập tiểu thuyết này.


      Nhìn lại thời gian non một thế kỷ, TLVĐ hiện hữu trong văn học Việt Nam, ảnh hưởng đến hàng triệu người của nhiều thế hệ, mà giá trị của nó là đích thực, từ văn chương, tư tưởng, lối sống, thời trang, âm nhạc… hiển nhiên, không cần ai phải chôn xuống, rồi lại đào lên, sỉ nhục rồi vinh danh, phủ nhận rồi công nhận. Giá trị của TLVĐ cao hơn, dài hơn một đời người, một chế độ.


      Những người Việt Nam yêu văn học lớn lên từ nửa sau thế kỷ 20 rõ ràng là mang một món nợ rất lớn về văn học, đó là Tự Lực Văn Đoàn, nơi đã cho chúng ta những tác phẩm làm mới hẳn nền văn học nước nhà, những tác phẩm có nội dung và hình thức hoàn toàn Việt Nam, làm nền tảng cho cả một lớp người cầm bút đông đảo về sau.


      Huy Phương

      Nguồn: Diễn Đàn Thế Kỷ

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - “Sách vở ích gì cho buổi ấy!” Huy Phương Tạp ghi

      - Chuyện Trò Với Nhạc Sĩ Trúc Hồ Huy Phương Phỏng vấn

      - Trầm Tử Thiêng, người chép sử lưu vong bằng âm nhạc Huy Phương Nhận định

      - Nỗi Buồn Chiến Tranh Qua Thi Ca Miền Nam (1945-1975) Huy Phương Nhận định

      - Hồi Ký và cái "Tôi" Đáng Ghét Huy Phương Tạp ghi

      - Tự Lực Văn Đoàn trong tôi Huy Phương Tham luận

    3. Bài Viết Về Tự Lực Văn Đoàn (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Tự Lực Văn Đoàn

        Tạp Chí (Link)

      Mấy gợi ý về thời đại Tự Lực Văn Đoàn (1932-1942) (Phạm Quốc Bảo)

      Tự Lực Văn Đoàn Tập Đại Thành Chữ Văn Quốc Ngữ (Trần Bích San)

      Sách Hồng, Một chủ trương “Xây Dựng” của Tự Lực Văn Đoàn (Đỗ Quý Toàn)

      Tự Lực Văn Đoàn Và Văn Học Hiện Đại Việt Nam (Kawaguchi Kenichi)

      Nhiều Sách Tự Lực Văn Đoàn Bị CSVN Cắt, Sửa Khi In Lại... (Phan Tấn Hải)

      Một buổi sinh hoạt văn học đích thực (Cam Vũ)

      Lời Nói Đầu Kỷ Yếu Triển Lãm và Hội Thảo về Tự Lực Văn Đoàn, 2013 (Phạm Phú Minh)

      Thử đánh giá lại Hồn Bướm Mơ Tiên của Khái Hưng (Ngự Thuyết)

      Tình Yêu trong tiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn (Trần Mộng Tú)

      Tự Lực Văn Đoàn trong tôi (Huy Phương)

      Đi tìm Nhất Linh (Nguyễn Tường Thiết)

      Y Phục Phụ Nữ Tân Thời Le Mur trên sân khấu SBTN (Thiên An)

      Phong trào Nhà Ánh Sáng của Tự Lực Văn Đoàn (Đỗ Quý Toàn)

      Phát biểu của Tanaka Aki (Tanaka Aki)

      Giới thiệu Kịch mới những năm 1930-40 (Phạm Thảo Nguyên)

      Một Vài Ký Ức về cụ Nhạc Phụ Tú Mỡ (Doãn Quốc Sỹ)

      Tự Lực Văn Ðoàn, nền tảng của văn học hiện đại Việt Nam (NguyênHuy&HàGiang)

      Tự Lực Văn Đoàn: 80 năm ảnh hưởng không ngừng (NguyênHuy&HàGiang)

      Diễn Văn Khai Mạc cuộc Triển Lãm và Hội Thảo về TLVĐ (Phạm Phú Minh)

      Tôi tìm lại Tự lực văn đoàn (Martina Nguyen)

       

      - Chương Trình Triển Lãm và Hội Thảo về báo Phong Hóa Ngày Nay và Tự Lực Văn Đoàn

      - Thế Lữ (1907-1989) Và Tự Lực Văn Đoàn

       (Phạm Thảo Nguyên)

      - Tự Lực Văn Đoàn và chuyện văn phong

       (Trần Doãn Nho)

      - Đánh giá lại Tự Lực Văn Đoàn (Nguyễn Hưng Quốc)

      - Đi tìm câu trả lời (Phạm Phú Minh)

      - Hình ảnh ngày khai mạc Triển lãm và Hội thảo báo Phong Hóa Ngày Nay và Tự Lực Văn Đoàn

       

      - 13 số đầu báo Phong Hóa (Phạm Hữu Ninh phụ trách)

      - Từ Phong Hóa số 14 trở đi (Nguyễn Tường Tam chủ bút)

      - Tự Lực Văn Đoàn và các cây bút hậu duệ

       

      Báo Phong Hóa và Tự Lực Văn Đoàn

       

      Một buổi sinh hoạt văn học đích thực (Cam Vũ)

      Lời Nói Đầu Kỷ Yếu Triển Lãm và Hội Thảo về Tự Lực Văn Đoàn, 2013 (Phạm Phú Minh)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Vài kỷ niệm với Nhất Linh về báo Phong Hóa & Ngày Nay (Nguyễn Tường Thiết)

      Việc điện toán hóa báo Phong Hóa Ngày Nay: Những ý nghĩ lãng mạn giữa một ngày mùa đông (Phạm Phú Minh)

      Gặp Tự Lực Văn Đoàn (Võ Hồng)

       
      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)