1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Bài phát biểu trong buổi ra mắt cuốn sách Cuối Cùng của Võ Phiến (Trúc Chi) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      28-9-2020 | VĂN HỌC

      Bài phát biểu trong buổi ra mắt cuốn sách Cuối Cùng của Võ Phiến

        TRÚC CHI
      Share File.php Share File
          

       


           Nhà văn Võ Phiến
           (1925 - 28.9.2015)

      Ngày giỗ thứ năm của nhà văn VÕ PHIẾN

      Nhà văn Võ Phiến từ trần ngày 28 tháng 9 năm 2015, đến nay là đúng 5 năm. Diễn Đàn Thế Kỷ dành số báo hôm nay, ngày 27 tháng 9, 2020 để tưởng nhớ ông một cách nhẹ nhàng và thân mật như những lần họp mặt tại nhà ông thuở ông còn sinh tiền.

      Số tưởng niệm mở đầu với bài nói chuyện của nhà văn Trúc Chi nhân buổi ra mắt cuốn sách có nhan đề Cuối Cùng tổ chức vào tháng 1 năm 2010. Như nhan đề của nó, đó là quyển sách cuối cùng của ông. Suốt mười năm qua bài này chưa xuất hiện trên sách báo lần nào.

      DĐTK

      Thiết tưởng, nói về toàn bộ tác phẩm của Võ Phiến mà lại dùng đến hai tính từ đồ sộđa dạng là làm một điều thừa. Nhưng mà chốc nữa tôi sẽ trình bày với quí vị lý do tại sao tôi vẫn cố ý nói về một điều thừa. Tạm thời chỉ xin giải thích: đồ sộ là vì ông đã cho ra đời hơn 50 tác phẩm; đa dạng là vì những tên sách ấy gồm nhiều thể loại: truyện ngắn, truyện dài, tùy bút, phê bình, thơ vân vân.…


      Hôm nay là ngày ra mắt tác phẩm mang tên Cuối Cùng và theo như lời ông nói với tôi cách đây không lâu, thì với tác phẩm này, ông sẽ gác bút. Nhưng mà hôm nay, tôi không muốn tự giới hạn trong tác phẩm cuối này của ông.


      Có dịp nói về nhà văn Võ Phiến là một niềm vui, một vinh dự.


      Vui là vì có cơ hội góp phần của mình vào một ngày đáng ghi nhớ trong đời ông Võ Phiến vốn là một người bạn, và riêng đối với tôi, một người anh trong chuyện viết lách. Vinh dự vì được nói về một người hữu danh, mà xứng đáng hữu danh trên văn đàn nước nhà.


      Dĩ nhiên, đây không phải là nơi để cho tôi nói về con người Võ Phiến. Mà cho dù có đúng nơi đúng chốn đi nữa, tôi cũng không dám. Bởi vì cái “biết hời hợt” của tôi về nhà văn Võ Phiến không thể đem ra mà chọi với cái thấu hiểu tường tận của một người cũng có mặt tại hội trường hôm nay, đó là bà Võ Phiến. Cũng xin nhắc lại một điều mà tôi nghĩ nhiều người trong cử tọa hôm nay chắc đã biết: ông Đoàn Thế Nhơn đã lấy tên của vợ là Viễn Phố mà nói lái để dùng nó làm bút hiệu Võ Phiến của mình.


      Vì không dám nói về con người Võ Phiến, tôi chỉ còn có thể nói về tác phẩm. Mà toàn bộ tác phẩm của ông thì đồ sộ, đa dạng như tôi vừa nói. Biết chọn màu nào, sắc nào mà ngắm, mà phân tích giữa cái quang phổ ấy.


      Tuần trước, khi đang suy nghĩ về những gì mình có thể nói trong dịp này, tôi mân mê mãi quyển Cuối Cùng và quyển Tuyển Tập cũng của Võ Phiến, tôi sực chú ý đến một điểm chung của hai ấn phẩm: bìa ngoài của cả hai quyển đều có trời xanh và mây trắng.


      Chính cái bìa sách này đã làm tôi nhớ đến một truyện ngắn của một tác giả người Anh mà tôi quên tên vì đọc nó cũng đã lâu rồi. Trong truyện đó, có một mẩu đối thoại giữa một đôi nam nữ. Hai người ngồi trên một thảm cỏ nhìn trời mây.


      Người đàn ông nói:

      - Mây đẹp quá.

      Người đàn bà nói:

      - Em nghe người ta nói, ai thích ngắm mây vẫn thường thích nhìn về quá khứ.


      Đó là một chuyện tình, tôi không nhớ rõ chuyện tình ấy kết thúc ra sao. Nhưng chính câu nói của người đàn bà đã khiến tôi nghĩ một cách hết sức chủ quan rằng có lẽ Võ Phiến cũng thích quay về với dĩ vãng trong tác phẩm của ông.


      Những ý nghĩ đó đã gợi cho tôi cái ý định chọn lấy một nét thôi, một nét trong toàn bộ tác phẩm của ông để thưa chuyện với quí vị hôm nay.


      Tôi muốn nói về quá khứ trong một vài tác phẩm của ông, hay nói cho rõ hơn, cái phong cách của Võ Phiến khi ông nhìn vào quá khứ hoặc khi ông để cho một nhân vật ghé mắt vào dĩ vãng.


      Cần phải nói ngay rằng quá khứ trong tác phẩm của ông Võ Phiến không có cái chói lọi của vinh quang, không có cái rạng rỡ của phù hoa, lại càng không có cái hào quang của danh vọng.


      Những tính từ như “sôi nổi, mãnh liệt, dữ dội vân vân…” tự nhiên mà trở nên thừa thãi trước những hình ảnh trong ý thức hoặc hiện ra từ tiềm thức của tác giả, của nhân vật.


      Võ Phiến không đến với quá khứ như một người nhìn về cảnh vật, nhân vật đã xa xôi trong trí óc. Võ Phiến không làm vậy.


      Người ta thường hay dùng hai chữ “nhìn về” khi muốn nhớ lại một hình ảnh, một thời kỳ trong quá khứ. Nhìn về là nhìn từ một khoảng cách tương đối xa. Ông Võ Phiến không làm vậy. Ông đến sát quá khứ, ông trìu mến cúi xuống một kỷ niệm, một kỷ vật, một giây phút đã từng làm ông rung động hay xúc động, vâng, ông cúi xuống những thứ đó với cái trìu mến cái chăm chút của một người nâng niu một cái gì đó vừa bắt lại được sau khi tưởng mình đã đánh mất.


      Trong bài tùy bút Cái Còn Lại ông viết về ánh đèn của lần gặp một thiếu nữ trong phòng mạch một bệnh xá, phòng mạch có ánh đèn vàng, cái thứ đèn của một phiên gác đêm. Cuộc găp gỡ bèo nước thoáng một hai câu chuyện tủn mủn, rồi thôi, bèo trôi nước chảy. Vậy mà… ba mươi năm sau, ngồi nhìn ánh đèn hàng xóm, chợt thấy lại ánh đèn năm xưa và cùng với ánh đèn trong phòng mạch, vô vàn những thứ khác đã từng “sống” rồi lọt vào ký ức của “chàng” vào buổi gặp gỡ ấy, hốt nhiên xuôi về hiện tại như một con nước đổ xuống tự nguồn đầu non. Những thứ mà “chàng” tưởng đã mất, nhưng mà không:


      (Chúng) vẫn còn, còn cả, được giữ ở một nơi nào đó. Giữ hầu như y nguyên mà vô dụng. Để một buổi trưa quang tĩnh, ta tha hồ nheo mắt nhìn, ngắm nghía.


      Thiên tùy bút kết thúc với câu sau đây:


      Trời, một ngọn đèn vàng cạch tầm thường, khuất lấp trong cái thường nhật vô danh như thế, vẫn sáng đâu đó nơi chàng suốt ba mươi năm.


      Thưa quí vị,


      Một câu kết thoạt nhìn, thoạt xem lần đầu, chỉ là một nhận xét thông thường. Nhưng với những ai nhạy cảm và tinh tế, và tôi biết rằng ông Võ Phiến là một người nhạy cảm sau khi đã đọc hầu hết các tác phẩm của ông, đó là một loại nhận thức nó dẫn ta chúng ta về với điều mà văn hào Marcel Proust gọi là l 'édifice immense du souvenir, tôi tạm gọi là cái kiến trúc mênh mông, bát ngát của kỷ niệm, của hồi tưởng.


      Ai là người trong chúng ta ở đây lại không có một lần tình cờ bắt lại được, từ trong tiềm thức hay trong vô thức, một đôi thứ mà mình tưởng đã mất. Ai là người trong chúng ta lại không cảm thấy rất gần tác giả khi đọc những hàng chữ mà tôi vừa mới trích.


      Tôi không thể đọc hết nhưng cũng xin trích một đoạn có thể tiêu biểu cho cái biệt tài của ông Võ Phiến khi ông dìu chúng ta đi qua những hình ảnh trước khi đi đến kết luận mà tôi vừa trích:

      Bây giờ là ba mươi năm sau. Cuộc sống thường nhật càng đầy rẫy những cái vô danh mù mịt, lu lít, nối nhau kế tiếp lướt qua đời chàng, không một khua động. Một buổi sáng, bỗng nhiên chàng nhớ đến cô y tá đêm nọ ở phòng mạch một bác sĩ trực… Một buổi sáng trời kéo dài một trận mưa lôi thôi sùi sụt, ngồi buồn với tờ nhật trình cũ ngày hôm qua bỗng nhiên chàng sực nghĩ tới những gì loáng thoáng xẩy ra giữa chàng với cô y tá nọ, chàng ngót sáu mươi tuổi đầu và cô gái mười chín

      Sao lại loáng thoáng? Thưa quí vị, là vì tất cả những gì xẩy ra là dăm mẩu chuyện vu vơ, một cái liếc nhanh tình cờ mà chăm chú đọng lại trên cánh tay người thiếu nữ. Hai nữa, đây là kỷ niệm tận những ba mươi năm về trước cho nên nó như hư như thực. Tại sao lại “chàng ngót sáu mươi và cô gái mười chín”. Một lần nữa, đây là kỷ niệm. Chúng ta có già đi là lẽ thường, nhưng mà hình ảnh trong ký ức luôn là hình ảnh của cái giây phút nó in vào tâm thức. Hình ảnh đó như một tấm ảnh cũ, nước thuốc có phai đi nhưng, tôi không nhớ ai đã viết câu thơ sau đây… Em vẫn là em của thủa nào. Dù trong trường hợp này, chàng đã ngót sáu mươi.


      Cái phong cách của ông Võ Phiến ở đây rất “con người,” rất là… người ta thường tình. Đó cũng là tuyệt chiêu trong văn phong của ông.


      Trên đây là cách ông trình bày một loại hình ảnh bất chợt trở về với ông trong một hoàn cảnh đặc biệt nào đó. Bây giờ tôi xin nói qua một loại hình ảnh kỷ niệm khác mà tôi tạm gọi là “quá khứ giữa hiện tại.”


      Bạn hữu cùng bà Võ Phiến quây quần trước bàn thờ nhà văn Võ Phiến trong một dịp họp mặt.


       

      Bạn hữu cùng bà Võ Phiến quây quần trước bàn thờ nhà văn Võ Phiến trong một dịp họp mặt.
      Từ trái : Trần Huy Bích, ông và bà Trúc Chi, bà Võ Phiến (ngồi), Trần Mộng Tú, Phạm Phú Minh, Ngự Thuyết

      Thật ra thì tại vì tôi ưa rắc rối sự đời rồi tôi nói vậy chứ nó khá giản dị. Xin lấy một thí dụ:


      Trên đường đi Dalat - Saigon, xe đò hay xe tư nhân thường vẫn ghé lại Định Quán. Ngày xưa, ở đó có ít hàng quán, giải khát. Nghe nói bây giờ đông đúc hơn, hàng quán đầy rẫy. Nếu tôi trở lại Định Quán, dĩ nhiên là tôi thấy quang cảnh mới, đẹp hay không là chuyện khác, nhưng hình ảnh Định Quán mà tôi đã giữ lại khi qua đó lần đầu khoảng năm 49-50 chắc chắn sẽ hiện ra trong đầu tôi. Quá khứ và hiện tại chồng chất lên nhau. Đây là điều mà Đinh Hùng đã ghi lại trong một câu thật đẹp dĩ vãng dầm mưa lén bước về.


      Cái loại quá khứ này nó sống sờ sờ, cụ thể trước mắt người về thăm chốn cũ, không cần đến một sự liên tưởng nào. Núi đá hai bên đường ở Định Quán chắc chắn là còn. Xa hơn một chút, thông xanh có thể thưa thớt nhưng cái màu xanh ấy của rừng thông cao nguyên chắc chắn không thay đổi.


      Nói về loại quá khứ này sức gợi cảm của ngòi bút ông Võ Phiến quả đã lên đến một cao độ hiếm có trong thiên tùy bút Về Một Xóm Quê và trong truyện dài Giã Từ.


      Ông viết:

      Tôi sẽ lập lại một cuộc đời khác, tôi mong sẽ sống một giai đoạn mới mà thời cuộc lạnh lùng không vung vẩy làm tan tác lần lượt ở dọc đường, ngay trước mắt mình, những cuộc sống có liên hệ, để làm mủi lòng mình, tôi mong sẽ tránh được khuất mắt những ve vẩy hèn mọn bất lực trước cuộc đời luôn xáo động…


      Thời cuộc thì ở nước nào cũng lạnh lùng cả. Lạnh lùng hiểu theo nghĩa vô tình. Nhưng với tác giả cũng như đối với tất cả chúng ta ở đây, thời cuộc lạnh lùng là chính trị và chiến tranh từ 1945 cho đến 1975 và hậu quả của nó từ đó đến nay. Hay nói cho rõ hơn nữa, cái thứ chính trị đã đưa đến chiến tranh trên đất nước. Đọc đến đây, tôi nghĩ không có người Việt Nam nào không liên tưởng đến những đổ vỡ, những mất mát, những tàn phá ở bên trong cũng như ở bên ngoài cuộc đởi của chính mình, của những người thân của mình.


      Một ngòi bút xuất sắc, bất luận trong ngôn ngữ nào, luôn luôn là một ngòi bút với những tác phẩm mà độc giả bắt được nhiều điều mà chính mình đã thấy, đã lịch nghiệm đã đành. Nhưng mà thêm vào đó, còn phải có cái “tâm” của tác giả. Tôi xin nói ngay là tôi dùng chữ tâm ở đây theo nghĩa thông thường và thông dụng, gần giống như là có tấm lòng. Quí vị hãy nghe ông Võ Phiến để lộ cái tâm trong những giòng chữ đầy tình cảm dưới đây


      …tôi thương hại… những hăng hái quờ quạng và sự ngơ ngác thất lạc của bác tôi trong bao nhiêu năm, tôi thương hại số phận người này người khác… và tôi thương cả Ba Thê với tất cả những bồn chồn rạo rực vô lối về thời thế của ông ta…. thời thế chuyển mạnh trên đất nước như dòng sông trôi và những chiếc lá mục bết bùn ở dưới đáy sông cũng cựa quậy ve vẩy….


      Bác tôi đây là ông Bác Già Đại Cuộc và ông Ba Thê Đồng Thời, hai nhân vật trong Giã Từ. Câu cuối của Giã Từ, là một câu da diết một cách hết sức thiết tha:


      Cuối một quyển truyện tình nào đó của Tourgueniev cô con gái xinh đẹp Zinaida từ từ cúi xuống đặt môi hôn lên cái dấu roi của một người tình già quất mạnh còn in rõ trên cánh tay cô ta. Tôi tưởng như mình cũng đang cúi hôn lên cái dĩ vãng gồm toàn những chuyện đau lòng ngớ ngẩn. Vừa hôn vừa ngạc nhiên không hiểu tại sao mình làm như thế.


      Thiết tưởng không mặn nồng với quá khứ và hiểu theo một nghĩa nào đó, không bị quá khứ nó ray rứt, nó gặm nhấm, nó tra tấn không thể viết một câu như thế được. Một câu nó khiến cho ta suy nghĩ mãi sau khi đã đặt quyển sách xuống. Nói cách khác, tác phẩm không hết với hàng chữ cuối cùng. Mà không phải ai cũng viết được như thế sau khi đã thuật hết mọi sự trong một đoạn quá khứ, một hình ảnh của một dĩ vãng.


      Qua đến Về Một Xóm Quê, ông về cố quận – dĩ nhiên cố quận là một địa điểm của quá khứ - và kể cho chúng ta nhiều sự việc mà ông nói là ”tầm thường nhạt nhẽo, chẳng thành chuyện ra hồn".


      Chỉ nghe một cái gì buồn rả rích như từng giọt mưa của trận mưa dai dẳng kéo dài, kéo dài qua… qua cái gì? Qua suốt mười mấy năm dài chưa dứt sao?


      Ông viết bài tùy bút này năm 1957. Và trận mưa đây là cuộc chiến quốc cọng còn kéo dài cho đến tháng 4/75, như quí vị đã biết.


      Trong bài tùy bút này, có một đoạn ông đứng nhìn mây vần vụ, thay hình đổi màu trên bầu trời của “xóm tôi.” Rồi ông viết:


      Tôi ngẩn ngơ lạc lõng. Ra chiều chiều, những buổi chiều long trọng như thế, xung quanh xóm tôi vẫn hằng bố trí một cuộc mây núi bốn bề thi nhau, đùa nhau, vây nhau, biến hoá đổi màu thay sắc lặng lẽ bao la trong một trò chơi lớn mà cả xóm gò chẳng ai hay biết đến.


      Thưa quí vị, những đám mây núi đó là các thế lực quốc tế đã từng một thời nhúng tay vào tình hình đất nước, đã để lại nhiều thương tích trong quá khứ của ông Võ Phiến, trong quá khứ của hầu hết mọi người Việt Nam.


      Riêng thương tích trong lòng ông Võ Phiến, trầm trọng đến mức nào tôi không biết, nhưng chúng gây nhức nhối và cái đau lại thấm thía hơn nữa vì nó nằm trong mọi khung cảnh quá khứ của đời ông, nếu tôi không lầm.


      Tôi chỉ xin nói về một nét trong tác phẩm của ông Võ Phiến mà câu chuyện cũng đã khá dài.


      Để chấm dứt, xin kể lại môt mẩu chuyện vui về một trong nhiều lần gặp gỡ nhau suốt mấy chục năm ở nam California.


      Cách đây vài năm, Tuyển Tập của anh Võ Phiến được tái bản, tôi nhớ cũng vào thời gian trước Tết. Bởi vì trong bữa cơm vui vẻ tại nhà anh, mà cũng là bữa cơm Tất Niên năm ấy, tôi có cái vinh dự được tác giả tặng cho một ấn bản của Tuyển Tập.


      Trong ấn bản đặc biệt này, ngay ở trang đầu, anh Võ Phiến có đề hai câu lục bát:


      Trăm năm bia đá cũng mòn

      Mong manh bia giấy liệu còn bao lâu


      Đây là một câu hỏi thuộc loại… băn khoăn. Câu hỏi vu vơ hỏi chính mình, hỏi cuộc đời. Cũng giống như ngày xưa, Nguyễn Du đã từng băn khoăn không biết rồi đây, ba trăm năm sau, có ai đoái thương cho thân phận của ông hay không? Nguyễn Du xót xa cho số phận của người con gái trong Tiểu Thanh Ký rồi liên tưởng mà ngậm ngùi cho thân thế của mình để thốt ra câu hỏi lừng danh ấy.


      Cái băn khoăn của anh Võ Phiến lại khác. Nó rất gần chúng ta. Tôi nghĩ đến một lúc nào đó trong cuộc đời, ai cũng có khi tự hỏi: không biết con cái mình rồi đây sẽ ra sao? Hỏi là hỏi vu vơ vậy thôi. Không có câu trả lời. Và cũng vậy, ông Võ Phiến cũng hỏi vu vơ như vậy về tác phẩm của chính mình. Nhưng ông đã có nhã ý viết hai câu đó trong ấn bản tặng cho tôi, thì tôi cứ chủ quan mà nghĩ rằng ông hỏi tôi. Và ngay trong bữa cơm tất niên hôm ấy, tôi đã mạn phép ông mà trả lời rồi. Xin nhắc lại câu hỏi:


      Trăm năm bia đá cũng mòn

      Mong manh bia giấy liệu còn bao lâu


      Đó là cái khiêm nhượng của ông Võ Phiến khi ông tự hỏi sau này còn có ai đọc sách của mình nữa hay không.


      Tôi đã trả lời ngay trong bữa ăn tất niên:


      Trăm năm bia đá cũng mòn

      Nghìn năm bia giấy vẫn còn người in


      Thưa quí vị,


      Đó cũng là niềm tin của tôi khi nhìn vào toàn bộ tác phẩm của ông Võ Phiến. Tôi mong rằng tôi không lầm khi nói rằng đó cũng là niềm tin của rất nhiều người trong cử tọa hôm nay.


      Xin cám ơn quí vị.

      Trúc Chi

      Tháng 1, 2010

      Trúc Chi

      diendantheky.net

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Bài phát biểu trong buổi ra mắt cuốn sách Cuối Cùng của Võ Phiến Trúc Chi Phát biểu

    3. Bài viết về nhà văn Võ Phiến (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Võ Phiến

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Thơ Với Thẩn (Lê Hữu)

      Tiếng Việt Diệu Kỳ Qua Góc Nhìn Của Nhà Văn Võ Phiến Và GS. Duyên Hạc Lê Thái Ất (Người Xứ Vạn)

      Bài phát biểu trong buổi ra mắt cuốn sách Cuối Cùng của Võ Phiến (Trúc Chi)

      Võ Phiến Một Đời Cầm Bút (Liễu Trương)

      Lễ tưởng niệm nhà văn Võ Phiến - 'ông già tinh quái' (Ngọc Lan)

      Chim và Rắn: cái nhìn tương đối trong văn chương Võ Phiến (Đặng Tiến)

      Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến (Đặng Tiến)

      Bốn Mươi Năm Võ Phiến Nhà Văn Lưu Đầy (Ngô Thế Vinh)

      Với Nhà Văn Võ Phiến: Thơ Như Con Sông Đào, Tùy Bút Như Con Sông Thiên Nhiên (Trần Văn Nam)

      Đôi Nét về Võ Phiến (Nguyễn Hưng Quốc)

      Võ Phiến Những năm 1960 (Nguyễn Vy Khanh)

      Nghĩ về Võ Phiến và cuốn Văn Học Miền Nam, Tổng Quan (Bùi Vĩnh Phúc)

      Võ Phiến (Học Xá)

      Tưởng niệm nhà văn Võ Phiến (1925-2015): Trúc Chi, Nguyễn Tường Thiết, Liễu Trương, Trùng Dương, Trần Văn Nam...

      Võ Phiến Với Văn Học Miền Nam (Đặng Tiến)

      Võ Phiến (tienve.org)

      Võ Phiến (Nguyễn Hưng Quốc)

      Đọc tác phẩm cuối cùng của Võ Phiến (Nguyễn Hưng Quốc)

      Phong cách Võ Phiến (Nguyễn Hưng Quốc)

      Hành Trình Văn Chương Võ Phiến (Du Tử Lê)

      Võ Phiến (Thụy Khuê)

      Võ Phiến, cuối cùng tôi được gặp (Luân Hoán)

      Tìm hiểu thế giới nhân vật của Võ Phiến (Nguyễn Mộng Giác)

      Võ Phiến (Nguyễn Tà Cúc)

      Một Góc Nhìn Võ Phiến (Trần Yên Hòa)

      Giới thiệu nhà văn Võ Phiến (Mặc Lâm, RFA)

      Nhà văn Võ Phiến qua đời tại California (Mặc Lâm, RFA)

       

      Tác phẩm của Võ Phiến

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Một Người, Một Người... (Võ Phiến)

      Hoàng Hương Trang (Võ Phiến)

      Nhà biên khảo Giản Chi (Võ Phiến)

      Tô Thùy Yên (Võ Phiến)

      Phạm Công Thiện (Võ Phiến)

      Về Bộ Văn Học Miền Nam (Võ Phiến trả lời phỏng vấn)

      - Văn Học Miền Nam Tổng Quan

       (vietnamvanhien.net)

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Việt Dương và Trần Thị Nguyệt Mai Với “Chân Dung Ngày Đó Bây Giờ” (Phan Tấn Hải)

      Tản mạn về “Hạ đỏ có chàng tới hỏi” (NP Phan)

      Tưởng nhớ Hoàng Ngọc Tuệ (Ngô Nhân Dụng)

      Trần Lê Nguyễn - Một thời có bão (Trần Áng Sơn)

      Trịnh Y Thư - Và khi về ngồi dưới những gốc nho biển (Bùi Vĩnh Phúc)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  Bùi Kỷ,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)