|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nữ sĩ Hoàng Hương Trang
(1938 - 16.4.2020)
Hồi tiền chiến lắm văn nghệ sĩ thích khoe say. (Có người không uống được rượu cũng khoe say.) Vũ Hoàng Chương “nhịp gõ hàm ca”, Nguyễn Vỹ say và lẫn lộn người với chó, Lưu Trọng Lư say với ca nhi, Tản Đà say với tri âm v,v... Nhưng hồi ấy tửu đồ toàn thị là nam tử, tôi chưa bắt gặp được người đẹp nào say sưa trong thi ca cổ điển và tiền chiến.
Sau 1954, Hoàng Hương Trang là một người đẹp, và là một người say dữ dội. Nói say dữ không phải nói ngoa, vì quả chưa thấy ai trong đám nam tử kể trên say mà hung tợn như Hoàng nữ sĩ. Nửa đêm trằn trọc, bà đào đất lấy ra hũ rượu nếp than, mang uống một mình, uống ngay trong đêm tối, không đèn không lửa, bà uống rượu say và chửi bới inh ỏi, chửi đời chửi người, rồi say vùi trượt ngã:
“... Ly rượu tràn ướt trơn đất lạnh
Ngã vùi say, trong trận lốc tình
Ôm chân tượng đá đinh ninh
Vuốt ve những tưởng người mình dấu yêu.
Trong cơn mộng, phiêu diêu ân ái
Mặc trần truồng phơi phới thịt da
Tình người cũng thể tình ta
Chim khuyên hót cuối vườn xa tỉnh dần
Nhìn chung quanh, bâng khuâng kinh ngạc
Đêm qua say, thân xác mình đâu?
Mặt trời soi cảnh bể dâu
Mất Còn có nghĩa gì đâu mà buồn!”
('Khuya say')
Hung tợn và thật là thê thảm.
Hoàng Hương Trang có cả một tập thơ về chuyện say sưa: Túy ca. Khi thì “soi gương uống rượu”, khi thì “uống rượu trong mưa”, khi thì nhớ cố nhân mà uống rượu, khi thì mất ngủ mà uống rượu v..., uống đến say khướt.
Những trận say như thế nói chung là vì tình cả. Trước bà, dù tình duyên trắc trở đau khổ đến đầu người ta cũng chỉ than thở, có thể than thở rất mực não nuột như Tượng Phố, như Đông Hồ v.v..., nhưng bất khuất táo tợn thì không.
Tuy vậy muốn đem nguyên cái tâm lý thời đại, đem nét đặc điểm “hôm nay” ra mà cắt nghĩa thái độ của bà, e cũng không ổn đâu. Hôm nay còn có ông Phạm Thiên Thư chẳng hạn. Gặp khó khăn trong tình yêu, ông rỉ rả, ông thẩn thờ, ông khe khẽ thốt ra nhữmg lời than nhẹ phới. Như thế nam phái vốn dịu dàng an phận hơn nữ phái chăng?! Ôi rắc rối.
Nhưng lao đầu làm chi vào những cái hóc búa ấy? cố gắng cắt nghĩa làm chi cho khốn khổ? Hãy lặng yên ghi nhận thêm một khía cạnh tâm hồn, lặng yên như người ta vẫn lặng yên trước một cảnh tượng thương tâm.
Vả chăng ở đây cái chính là chỗ thương tâm, không phải là cái say, dù dữ hay không dữ. Ngay trong những lúc... chưa kịp say, Hoàng Hương Trang đã có những ý nghĩ độc đáo một cách thê lương: có ai nhìn thấy chén rượu vơi trũng mà liên tưởng đến một huyệt mộ!
“Chén đầy soi mặt tần ngần
Chén vơi thăm thẳm mộ phần đấy ư?”
(Say nhớ cố nhân)
Câu thơ đẹp ghê rợn.
Điều đáng tiếc là ở Hoàng Hương Trang thơ đẹp không được mấy. (Phải chăng vì người quá say đâm dễ tính?)
10 - 1986
Võ Phiến
Nguồn: Văn Học Miền Nam, Thơ
Nxb Văn Nghệ 1999
Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022
Cùng Tác Giả
Cùng Tác Giả:
- Một Người, Một Người... Võ Phiến Tạp luận
- Hoàng Hương Trang Võ Phiến Nhận định
- Nhà biên khảo Giản Chi Võ Phiến Nhận định
- Tô Thùy Yên Võ Phiến Nhận định
- Phạm Công Thiện Võ Phiến Nhận định
- Nhã Ca Võ Phiến Nhận định
- Trần Dạ Từ Võ Phiến Nhận định
- Tường Linh Võ Phiến Nhận định
- Nhân đọc bản thảo cuốn “Nguyễn Hiến Lê” của Châu Hải Kỳ Võ Phiến Nhận định
- Nguyễn Đình Toàn Võ Phiến Nhận định
• Hoàng Hương Trang (Võ Phiến)
• Vĩnh Biệt Nữ Sĩ Hoàng Hương Trang (Nguyễn Phú Yên)
(Nguyễn Phú Yên)
(nguyenhuehaingoai.com/)
Giao tình vong niên giữa Vũ Hoàng Chương và Hoàng Hương Trang (diendantheky.net)
• Trang Thơ Hoàng Hương Trang (Học Xá)
(Hoàng Hương Trang)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
• Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)
• Trò chuyện với dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |