1. Head_

    Đỗ Khánh Hoan

    (5.8.1934 - 3.10.2023)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Thơ Với Thẩn (Lê Hữu) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      28-9-2023 | VĂN HỌC

      Thơ Với Thẩn

        LÊ HỮU
      Share File.php Share File
          

       


      Nhà văn/nhà thơ Võ Phiến

      Thơ thẩn, nhà văn Võ Phiến gọi thơ của mình là vậy. Thơ ấy hay, dở thế nào? Một vài “bạn văn” của ông từng cho những nhận xét thành thật về thơ ông.


      Người thứ nhất là nhà văn Mai Thảo, “Võ Phiến cũng có chỗ được chỗ không được… Thơ dở. Tạp văn hay”. (1) Người thứ hai là nhà phê bình văn học Thụy Khuê, “Tôi cảm phục một số truyện ngắn, truyện dài, tuỳ bút của Võ Phiến… Thơ Võ Phiến không hay.” (2)


      Người thứ ba, nếu kể thêm được, cũng là chỗ quen biết của Võ Phiến. Người này không nói thơ ông hay, dở chi cả, chỉ thành thật cho biết là không chọn được bài nào trong thi tập của ông. Câu chuyện được một “bạn thơ” của ông thuật lại, “Thơ Võ Phiến không tệ, nhưng rõ ràng nó không được giới trẻ đón nhận. Khi còn sống gần nhau ở Nam Calif., có lần ông ghé tệ xá uống trà và than rằng: ‘Tôi có tặng cho X (một người viết phê bình trẻ bên Úc) một cuốn, và cậu ấy có thư cho tôi bảo rằng ‘Cháu đã nhận được tập thơ của bác và đã đọc, nhưng nếu chọn, cháu chỉ có thể chọn được cái tựa tập thơ thôi.’” (3)


      Cái tựa của tập thơ ấy là Thơ Thẩn, tập thơ duy nhất của Võ Phiến do nhà xuất bản An Tiêm ở Paris ấn hành năm 1997. Tác giả thi tập kể câu chuyện ấy cho bạn mình nghe, như một kiểu tự trào rằng thơ mình đúng là… thơ thẩn.


      Qua đó, hẳn nhà thơ cũng nhận ra rằng đối tượng độc giả, cả già lẫn trẻ đều không mặn mà lắm với thơ mình. Ông có buồn không? Tôi chắc ông chẳng buồn phiền và cũng chẳng ngạc nhiên. Đã tự nhận thơ mình là “thơ thẩn” thì có màng gì nữa đến lời khen chê thế gian. Không buồn, ông còn vui vui nữa là khác vì dù sao cũng nhận được những phản hồi chân thực, vẫn hơn là chẳng ai buồn khen chê cho một tiếng cứ như là thi tập ấy chưa hề ra đời.


      Những người “chê” thơ Võ Phiến là do kỳ vọng thơ ông cũng hay không kém những truyện ngắn truyện dài, tạp văn tạp bút của ông. Nếu ông không phải là Võ Phiến thì người ta cũng chẳng khen chê gì vì con số người làm thơ dở đếm không hết. Thơ Võ Phiến nếu không hay được như tùy bút Võ Phiến cũng là chuyện thường, đơn giản là ông không sở trường về thơ phú. Nếu đôi lúc ông có những phút ngẫu hứng mà phóng bút làm thơ, vẽ tranh hay viết nhạc thì cũng chỉ như những bước “thơ thẩn” dạo chơi sang khu vườn nhà hàng xóm.


      Thơ Võ Phiến cũng tựa bức chân dung tự họa, đặc tả rõ nét tính cách, tâm trạng con người thật nơi ông. Đấy là bức chân dung của ông già nhà quê “thàng hậu”. Mình tự vẽ mình, xấu đẹp gì cũng là mình.


      Không phải là thơ ông không có những phản hồi tích cực. Một vài “bạn văn” khác lại rộng rãi lời khen, nâng tầm thơ Võ Phiến sánh vai cùng những tiếng thơ Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên… Có điều, ông già Võ Phiến rất “tinh”, lại từng là nhà phê bình thơ, chẳng phải cứ tán tụng hoặc khen chung chung là ông thích đâu, nếu không chỉ ra được những chỗ đáng khen. Chẳng thà chê những chỗ đáng chê ông lại thích hơn.


      Nhà phê bình trẻ bên Úc, qua lời kể của Võ Phiến, không chọn ra được bài nào trong số hơn năm mươi bài trong thi tập ấy thì kể cũng hơi khó tính, chỉ được cái nói thẳng nói thật. Cũng là chuyện “không chọn được bài nào”, nhà văn Võ Phiến từng tỏ ra thán phục lối nhận định, phê bình thơ của “trung niên thy sỹ” Bùi Giáng.

      “‘Đi vào cõi thơ’ của các thi sĩ cùng thời với mình, Bùi Giáng càng tỏ ra tinh quái quá lắm. Chẳng hạn về trường hợp một thi sĩ nọ–đồng hương với ông–ông nói qua nói lại một hồi, rồi ông bảo trót đánh mất tập thơ của bạn nên không trích được bài nào… Nói về một thi sĩ khác, ông bảo khỏi cần trích thơ, chỉ cần nêu ra các tên bài cũng đủ. Và ông liệt kê một loạt tên bài tùm lum; chỉ có tên bài thôi. Có nhiều thi sĩ, ông ‘đi vào cõi thơ’ của người ta một hồi mà không thấy ông chọn được bài nào, thậm chí một ý hay một câu hay, một chữ đẹp cũng không!” (“Bùi Giáng”, Võ Phiến, 3/1993).

      Không rõ nhà phê bình Bùi Giáng có “đi vào cõi thơ” của Võ Phiến theo lối ấy. Có điều, nói đến cái “tinh quái” của Bùi Giáng thì cũng phải nói đến cái “khéo” của Võ Phiến. Trong một bài nhận định về thơ của một thi sĩ quen tên, nhà phê bình Võ Phiến đi tới kết luận, “Chọn thơ Tường Linh quả khó: chọn bài này e làm mất lòng bài kia.” (“Tường Linh”, Võ Phiến, 10/1986). Kết quả của cách nói “huề vốn” này là không bài nào của thi sĩ Tường Linh được chọn, vì bài nào cũng hay cả, không hơn không kém.


      Hoặc, trong một bài báo viết về tuyển tập Những truyện ngắn hay nhất của quê hương chúng ta (1974), thay vì nói một số truyện trong tuyển tập ấy không được hay lắm do tác giả không sở trường về thể loại truyện ngắn, Võ Phiến nói khác đi: “Một số các vị được chọn vốn là những tài năng được kính nể trong các địa hạt thi ca, khảo luận, phê bình v.v... Đưa họ vào một tuyển tập truyện, họ bị thất thế và thiệt thòi trong một địa hạt xa lạ.” (4)


      Vừa khéo vừa hóm hỉnh, dấu ấn quen thuộc của giọng văn Võ Phiến.


      Cái tinh quái của Bùi Giáng và cái khéo của Võ Phiến, không chắc ai hơn ai. Hai nhà phê bình tầm cỡ này lại có chỗ gần nhau là đều hạ thấp giá trị thơ của mình. Võ Phiến gọi thơ mình là “thơ thẩn”: “Tôi tuổi hơn tám chục, bết bát chẳng còn viết lách gì nữa! Thỉnh thoảng quơ quào vài câu gọi là thơ… thẩn” (5) Bùi Giáng gọi thơ mình là “thơ chuồn chuồn châu chấu”.


      Thơ hay thiên hạ làm rồi

      Chỉ còn thơ dở cuộc đời cho tôi

      (“Thơ dại”, Bùi Giáng)


      Câu thơ Bùi Giáng truyền cảm hứng cho những người làm thơ dở.


      *



           Bìa thi tập Thơ Thẩn

      Không như Bùi Giáng, nói vòng vèo mãi mà chẳng chọn cho được bài nào, cũng không như Võ Phiến, ngại chọn bài này mất lòng bài kia, tôi vẫn chọn được cho mình một đôi bài trong thi tập Thơ Thẩn. Những bài khác có mất lòng cũng đành chịu vậy.


      Chẳng hạn, một bài khá tiêu biểu cho cái tựa thi tập. Xuân Diệu “vơ vẩn cùng mây”, Võ Phiến thơ thẩn cùng gió.


      Vườn vắng đôi khi ta thơ thẩn

      Vườn vắng đôi khi gió quanh quẩn

      Thẩn thơ giây lát ta vào nhà

      Quẩn quanh giây lát gió bay xa

      (“Rồi cũng bỏ qua thôi”, 10/1993)


      Cứ thế, cứ thơ thơ thẩn thẩn, hết đi quanh đi quẩn lại đi ra đi vào, mãi đến câu thơ cuối.


      Chuyện gì rồi cũng bỏ qua thôi


      Đến chỗ này hẳn ai cũng đồng tình với nhà thơ cho đầu óc nhẹ nhõm, thảnh thơi và cũng muốn được cùng ông thơ thẩn.


      Hoặc, một đôi câu lục bát là lạ.


      Tôi nằm thừa thãi giữa đời

      Nghĩ em thừa thãi đứng ngồi nơi nao?

      (“Buổi trưa”, 6/1994)


      Câu lục bát này mới thật là hay,


      Có khi vào buổi nắng hanh

      Ta là một mảnh trời xanh năm nào

      (“Có khi”, 12/1993)


      Thơ và tranh là hai món chỉ có “cảm” thôi chứ không giải thích, cắt nghĩa chi cả. Khen một bài thơ hay cũng như khen một bức tranh đẹp, dễ rơi vào chủ quan. Những câu thơ hay là những câu thơ đẹp, tựa những bông hoa đẹp. Người khác có thể chọn cho mình những bài thơ, câu thơ khác trong thi tập ấy như chọn những bông hoa, những vẻ đẹp khác nhau.


      Có một bài thơ, tôi chắc Võ Phiến lấy làm tâm đắc, bài “Mộc mạc”. Ông đưa bài thơ này vào trang cuối tuyển tập tạp bút Cuối Cùng (2009), cũng là tác phẩm cuối cùng trong đời cầm bút của ông, như lời chia tay với độc giả từng gắn bó với mình từ bao nhiêu năm qua.


      Thường thì thơ mộc mạc khó là bài thơ hay, cho dù có nói là cái hay của mộc mạc. Thơ Võ Phiến lại khác, những câu lục bát “mộc mạc” như


      Xưa từng có xóm có làng

      Bà con cô bác họ hàng gần xa

      Con trâu, con chó, con gà

      Đàn cò, lũ sẻ, đều là cố tri


      có thể đưa vào sách giáo khoa của học sinh bậc tiểu học như một bài Học Thuộc Lòng, với phần giải nghĩa tiếng Hán-Việt hai chữ “cố tri”. Câu thơ tiếp lại là câu cảm thán,


      Múa may mãi chẳng ra gì!


      Một người như Võ Phiến, vẫn được xem là một trong những nhà văn hàng đầu của văn học miền Nam, lại từng có lúc ngán ngẩm mà thốt lên như vậy. Những kẻ hậu sinh thừa sức lắm tài, liệu có “múa may” được hơn ông?


      Võ Phiến, nhiều người chỉ mong được như ông. Ông có một bề dày văn nghiệp khó ai qua mặt. Ông được nhiều người yêu, được không ít kẻ ghét; được nhiều lời khen, được không ít tiếng chê. Nếu chỉ được yêu, được khen thôi thì chưa lấy gì làm nổi tiếng. Ông thực sự nổi tiếng.


      Võ Phiến, cuối đời, ông trở lại là ông già nhà quê xuề xòa mộc mạc. Ông chẳng còn bận tâm, bận trí điều gì cho nặng đầu mệt óc. Ông thơ thẩn, thơ thới, thanh thản đợi việc gì đến sẽ đến.


      Cái đáng quý của mộc mạc là tính chân thực, chân tình, không hoa hòe hoa sói, không khách khí màu mè. Chính cái mộc mạc ấy làm nên giọng thơ Võ Phiến. Đọc thơ Võ Phiến, là “đọc” một ông già nhà quê thàng hậu. Không có hay, dở gì ở trong thơ ông, chỉ có người đọc có chịu cái mộc mạc trong thơ ấy hay không.


      Ít thấy ai gọi Võ Phiến là nhà thơ, là thi sĩ, có thể vì ông đã có những danh hiệu khác nổi trội hơn. Võ Phiến, tôi không nghĩ là ông muốn tìm thêm danh xưng nào nữa. Ông chỉ làm thơ cho vui, cho thư giãn đầu óc, hoặc để giải bày tâm sự, chia sớt nỗi niềm với những người chịu khó đọc thơ ông. Ông tự tay trình bày, tự mày mò thực hiện những tấm thiệp nhỏ, ghi lên đó những câu thơ “tạ từ” như món quà nho nhỏ dành gửi tặng bè bạn thân quen vào những phút cuối của đời mình.


      Tặng thơ là một thú chơi tao nhã. Người nhận được món quà “đặc biệt” ấy hẳn vui, trân trọng và cảm động. Cảm động ở cách ông trao tặng hơn là ở nội dung, tình ý bài thơ. Của cho không bằng cách cho. Việc chuẩn bị từ xa, sắp đặt trước mọi chuyện ấy đủ thấy ở ông tính chu đáo, ân cần và quý trọng tình bằng hữu.


      Thơ Thẩn, tập thơ ấy cũng là món quà nhỏ, đơn sơ như tấm lòng nhà thơ gửi lại người đời, như “trái cam trái quýt làm quà biếu nhau”, cách nói của Võ Phiến trong lời tựa thi tập. Dù chua hay ngọt, ngon hay dở thế nào hẳn ai cũng vui vẻ cầm về.


      Ở Võ Phiến, văn là người, thơ cũng là người. Thật thú vị nhận ra hai con người, hai tính cách đối nghịch trong nhà văn, nhà thơ Võ Phiến. Văn ông tinh tế bao nhiêu thì thơ ông mộc mạc bấy nhiêu.


      *


      Bắt được một câu thơ hay luôn là điều thú vị.


      Trông lên chỉ gặp bầu trời là quen


      Câu thơ cuối trong bài thơ “Mộc mạc”, cũng là dòng cuối trong trang cuối tác phẩm cuối cùng của Võ Phiến. Câu thơ đánh dấu kết thúc sự nghiệp văn chương trải dài gần 60 năm của Võ Phiến, từ trong nước ra tới hải ngoại. Câu thơ phơi trải nỗi niềm của một nhà văn bao năm biền biệt sống kiếp tha hương.


      Bầu trời nào cũng chỉ một bầu trời, vầng trăng nào cũng chỉ một vầng trăng, con người chơn chất mang tâm hồn thi nhân ấy từng có những phút thẫn thờ, dõi mắt nhìn mây trôi mà mơ màng cảnh trời mây non nước quê nhà.


      Một người như Võ Phiến, tôi hiểu, khi đã lìa bỏ quê hương mình thì dẫu có đi khắp năm châu bốn biển lúc nào cũng canh cánh bên lòng nỗi nhớ thương quê. Tuổi đời càng chồng chất, tình quê càng đậm đà. Càng xa quê lâu năm, nỗi nhớ càng thêm se sắt.


      Tôi chắc không ít người, những lúc thơ thẩn nhìn trời hiu quạnh, bất giác nhớ câu thơ Võ Phiến không khỏi nghe lòng gợn lên một mối cảm hoài.


      Trông lên chỉ gặp bầu trời là quen


      Võ Phiến, không khó để nhận ra ông. Ông là “một mảnh trời xanh năm nào”.


      Lê Hữu


      (1) Thụy Khuê, Nói chuyện với nhà văn Mai Thảo và Trần Vũ, tạp chí Hợp Lưu số 100, Calif. 5&6/2008

      (2) Lê Quỳnh Mai, Thụy Khuê trả lời phỏng vấn của Lê Quỳnh Mai, thuykhue.free.fr, 2011

      (3) Hà Thúc Sinh, Lan man chuyện thơ, vantholacviet.com, 2016

      (4) Võ Phiến, Đọc: “Những truyện ngắn hay nhất của quê hương chúng ta” (1974),

            vuongtrinhan.blogspot.com, 5/2017

      (5) Nguyễn Hoàng Văn, Võ Phiến đã về gặp Bùi Giáng, tienve.org, 2015

      Lê Hữu

      Nguồn: diendantheky.net

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Ngôn ngữ thơ là cái quái gì vậy? Lê Hữu Nhận định

      - Nhạc vàng boléro, sến hay không sến? Lê Hữu Nhận định

      - Màu tím vấn vương trong nhạc Việt Lê Hữu Tản mạn

      - Thơ Như Thương, tình yêu, những khuôn mặt Lê Hữu Nhận định

      - Ngày Của Mẹ, Ngày Của Con Lê Hữu Tạp luận

      - Bắn chậm thì chết Lê Hữu Truyện ngắn

      - “Mùa xuân đầu tiên”, hai bài nhạc Xuân cùng tên Lê Hữu Nhận định

      - Nghe một câu hát, nhớ một tiếng hát Lê Hữu Nhận định

      - Nguyễn Đình Toàn và Ca Khúc Da Vàng sau chiến tranh Lê Hữu Nhận định

      - Nhạc Việt, bài boléro đầu tiên Lê Hữu Nhận định

    3. Bài viết về nhà văn Võ Phiến (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Võ Phiến

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Thơ Với Thẩn (Lê Hữu)

      Tiếng Việt Diệu Kỳ Qua Góc Nhìn Của Nhà Văn Võ Phiến Và GS. Duyên Hạc Lê Thái Ất (Người Xứ Vạn)

      Bài phát biểu trong buổi ra mắt cuốn sách Cuối Cùng của Võ Phiến (Trúc Chi)

      Võ Phiến Một Đời Cầm Bút (Liễu Trương)

      Lễ tưởng niệm nhà văn Võ Phiến - 'ông già tinh quái' (Ngọc Lan)

      Chim và Rắn: cái nhìn tương đối trong văn chương Võ Phiến (Đặng Tiến)

      Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến (Đặng Tiến)

      Bốn Mươi Năm Võ Phiến Nhà Văn Lưu Đầy (Ngô Thế Vinh)

      Với Nhà Văn Võ Phiến: Thơ Như Con Sông Đào, Tùy Bút Như Con Sông Thiên Nhiên (Trần Văn Nam)

      Đôi Nét về Võ Phiến (Nguyễn Hưng Quốc)

      Võ Phiến Những năm 1960 (Nguyễn Vy Khanh)

      Nghĩ về Võ Phiến và cuốn Văn Học Miền Nam, Tổng Quan (Bùi Vĩnh Phúc)

      Võ Phiến (Học Xá)

      Tưởng niệm nhà văn Võ Phiến (1925-2015): Trúc Chi, Nguyễn Tường Thiết, Liễu Trương, Trùng Dương, Trần Văn Nam...

      Võ Phiến Với Văn Học Miền Nam (Đặng Tiến)

      Võ Phiến (tienve.org)

      Võ Phiến (Nguyễn Hưng Quốc)

      Đọc tác phẩm cuối cùng của Võ Phiến (Nguyễn Hưng Quốc)

      Phong cách Võ Phiến (Nguyễn Hưng Quốc)

      Hành Trình Văn Chương Võ Phiến (Du Tử Lê)

      Võ Phiến (Thụy Khuê)

      Võ Phiến, cuối cùng tôi được gặp (Luân Hoán)

      Tìm hiểu thế giới nhân vật của Võ Phiến (Nguyễn Mộng Giác)

      Võ Phiến (Nguyễn Tà Cúc)

      Một Góc Nhìn Võ Phiến (Trần Yên Hòa)

      Giới thiệu nhà văn Võ Phiến (Mặc Lâm, RFA)

      Nhà văn Võ Phiến qua đời tại California (Mặc Lâm, RFA)

       

      Tác phẩm của Võ Phiến

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Một Người, Một Người... (Võ Phiến)

      Hoàng Hương Trang (Võ Phiến)

      Nhà biên khảo Giản Chi (Võ Phiến)

      Tô Thùy Yên (Võ Phiến)

      Phạm Công Thiện (Võ Phiến)

      Về Bộ Văn Học Miền Nam (Võ Phiến trả lời phỏng vấn)

      - Văn Học Miền Nam Tổng Quan

       (vietnamvanhien.net)

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Nguyễn Vỹ (1912- 1971) & Nam Thu Hòa Khúc (Vương Trùng Dương)

      Trịnh Y Thư: Những mối tình trong “Đường về thủy phủ” (Phan Tấn Hải)

      Đọc sách “Sài Gòn không phải ngày hôm qua” của Phúc Tiến (Nguyễn Văn Tuấn)

      Đọc “Cùng nhau đất trời” của Khánh Trường (Song Thao)

      Vài cảm nhận nhân đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Đỗ Anh Hoa)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)