|
Lê Mộng Bảo(..1923 - 8.10.2007) | Trần Tuấn Kiệt(.0.1939 - 8.10.2019) | Đinh Tiến Mậu(.0.1935 - 8.10.2020) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Phan Kế Bính, hiệu Bưu văn, sinh năm 1875 tại làng Thụy Khê, huyện Hoàn long, tỉnh Hà Đông. Ông đi thi hương đỗ Cử Nhân năm 1906 nhưng không ham đường công danh cũ mà hưởng ứng phong trào duy tân, đề tâm xây dựng sự nghiệp văn học và xã hội...
Tôi đọc bài thơ mà giật mình. Sao lại có chuyện có một bài thơ hay như vậy mà phải đợi đến hơn ba mươi ba năm mới trình làng? Thuở ấy ở T.20, Mùa thu 1983 và bây giờ là cuối đông 2016. Phải chăng tác giả đã tự ghìm mình lại để cho biển dâu huyết lệ trong suốt quãng thời gian dài ấy hun đúc trui rèn?...
Trong số các bộ môn Văn học Nghệ thuật của Việt Nam, trong cũng như ngoài nước, Nhiếp Ảnh là bộ môn mà sinh hoạt ít được biết đến nhất; trong khi đó, Nhiếp Ảnh lại là bộ môn đem về cho Việt Nam nhiều huy chương Vàng, Bạc, Ðồng và bằng Tưởng lệ Danh dự nhiều hơn bất cứ bộ môn Văn học Nghệ thuật nào khác...
Viên Linh tên thật là Nguyễn Nam, sinh tại ga Đồng Văn, Hà Nam, có truyện ngắn đăng trên trang xã hội nhật báo Tiếng Dân, Hà Nội, năm 14 tuổi.
Cũng tại Hà Nội, ông đã cùng nhà văn Dương Nghiễm Mậu xuất bản một tờ bán nguyệt san in hai màu, khổ nhỏ, vào năm 1953...
Nhà thơ Đức Phổ làm thơ khá lâu và nhiều. Kề từ khi sang định cư tại Hoa Kỳ vào năm 1996, thơ anh thường xuất hiện trên các tạp chí Văn của nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng, Văn Học của nhà văn Nguyễn Mộng Giác...
Chúng tôi ba thằng - quen nhau rồi thân nhau từ tuổi thanh xuân ở chốn quân trường cho đến ngày nay: đầu bạc răng long nơi đất khách, quê người. Bỗng dưng, sau khi xảy ra đại dịch Corona và “dịch” chống phân biệt chủng tộc, có một thằng tuyên bố: không thèm chơi với nhau nữa… Lạ chưa?...
Hầu hết những truyện ông viết đều bắt nguồn từ khi anh dạy học ở Tuy Hoà, một thị xã nhỏ bé của duyên hải Miền Trung giữa lúc chiến tranh đổ ập xuống nửa phần đất nước một cách khốc liệt nhất. Cái thị xã tí xíu mà ông và bạn bè ông đang sống, chẳng phải là một khu phi quân sự, một vòng đai an toàn mà là một lò lửa...
Chương trình Văn Học Nghệ Thuật tuần này Mặc Lâm có cuộc nói chuyện với ông Hoàng Ngọc Tuấn, một nghệ sĩ đa tài, một giảng viên đại học và cũng là một cây viết phê bình văn học xuất sắc. Đồng chủ bút trang Tiền Vệ từ năm 2002 đến nay...
Chúc mừng anh, chúc mừng tác phẩm: / Chân dung văn học NGUYÊN MINH / Nguyện anh sống với lòng mình / sẵn sàng vững bước, gập ghềnh cũng qua / Văn chương chữ nghĩa từ xa / xưa ấy, chưa phút nào là rảnh tay / Sức sáng tạo vẫn hăng say / mong niềm vui ấy mỗi ngày đầy thêm / Chúc anh chân cứng đá mềm...
Khi các Anh đã dâng hiến đời mình cho Tổ Quốc và Dân Tộc, thì hôm nay, và mãi mãi cho đến ngàn sau, dẫu có “hái ngàn sao” trên Trời, hay “gom hết sóng nước của đại dương”, cũng không sánh bằng những hy sinh vô bờ bến của Người Lính Việt Nam Cộng Hòa...
Nguyễn Thuy Đan là tên thật. Việt Thạch là tên tự, lấy ý từ chữ Đan theo Hán Văn Giải Tự có nghĩa là viên đá màu đỏ ở đất Ba Việt (Ba Việt chi xích thạch dã.) Lại có tên hiệu là Hồng sơn ngoại sử vì tổ tịch của tiên sinh vốn ở vùng Nghệ An-Hà Tĩnh...
Công trình đồ sộ nhất trong các tác phẩm do nhà xuất bản Sóng của Nguyễn Đông Ngạc phát hành là tuyển tập Những Truyện Ngắn Hay Nhất Trên Quê Hương Chúng Ta, được đến tay bạn đọc năm 1973. Để thực hiện tác phẩm văn học này, Nguyễn Đông Ngạc đã phải dồn hết tâm sức lẫn tài chánh...
Tôi quen Lê Phương Nguyên từ trước 1975 ở Tuy Hòa. Lúc ấy anh là kỹ sư công chánh, giữ chức vụ Trưởng Ty Điền Địa tỉnh Phú Yên. Anh hiền lành, khiêm tốn, thâm trầm, ít nói. Ít người biết biết anh có làm thơ. Anh là người có chí lớn, thích làm những việc lớn...
Cũng khởi từ “Mẹ là Thơ Nên Nước Việt Sẽ Hồi Sinh” tôi đã lần theo cõi giới văn chương họ Trần. Và, thấy thêm rằng, họ Trần không chỉ giới hạn mình trong lãnh vực thi ca. Tấm lòng, trái tim trĩu nặng hồn nước của ông, còn thể hiện qua nhiều lãnh vực khác nữa...
Cho đến những ngày ở Mỹ, với trang mạng điện tử gio-o vô tình làm nhịp cầu để chúng tôi liên lạc được với nhau. Vương Tân qua Lê thị Huệ có email của tôi, và do đó tôi mới biết nhà thơ phải bỏ đất Sài-gòn, như một cố quận về Tiền giang, tên một thành phố thân quen "Mỹ Tho"...
Thơ Trạch Gầm. Là quặng nguyên sinh cuộc sống hôi hổi hơi ấm nhân sinh. Thơ tha thiết bởi những nỗi niềm ấp ủ. Dù rằng, cuộc chiến đã qua mấy chục năm, nhưng trong ký ức, vẫn đầy ắp tâm sự. Trong ngôn ngữ, có hào sảng chiến sĩ. Trong vần điệu tràn dâng chất chứa tấm tình...
Anh tên thật là Đinh Xuân Tình, sinh năm 1939 (Kỷ Mẹo). Chánh quán ở Cần Thơ... Tác phẩm đầu tay của anh là bài Lạnh Lùng phổ từ thơ của thi sĩ Vạn Thuyết Linh do Diên Hồng xuất bản năm 1959. Năm 1969, anh và Nhật Ngân xuất bản hai tác phẩm viết chung là Ngày Vui Qua Mau và Chết Non do 1001 Bài Ca Hay phát hành. Bài ca cuối cùng của anh là Cỏ Đen...
Tác phẩm đầu tay của Song Hồ là cuốn Hai Cánh Hoa Tim do nhà Huyền Trân xuất bản năm 1960 và sau đó là cuốn Thơ Song Hồ do nhà Khai Trí ấn hành năm 1964. Anh còn 2 tác phẩm khác đã soạn xong trước năm 1975, một cuốn tên là Việt Nam Mãi Mãi, một tuyển tập Ca Dao, Thơ và Hình ảnh của 3 miền đất nước...
Truyện ngắn đầu tay của Âu Thị Phục An có tựa “Những Ngày Không Định Trước”, do Mai Thảo chọn đăng trên giai phẩm Văn số ra ngày 19.10.1974. (Sau truyện ngắn này, tạp chí Văn liên tục đăng 3 truyện khác của chị: “Thăm Viếng”, “Màu Áo Hẹn” và “Bên Kia Mùa Hè”)....
Từ Hàn Giang Nhạn, trừ những tuyệt phẩm khác như Anh Hùng Xạ Điêu hay Thần Điêu Đại Hiệp và Cô Gái Đồ Long không do ông chuyển ngữ, những chi tiết hay đẹp trong tác phẩm Kim Dung đã đến với biết bao thế hệ bạn đọc thuộc nhiều tầng lớp xã hội ở Sài Gòn....
Từ lúc cháu còn bé cho đến giờ đây đã trưởng thành mà Me cháu cứ bắt cháu gội đầu bằng nước chùm kết. Me cháu bảo gội đầu bằng loại trái bồ kết với lá chanh vừa sạch gầu lại không làm hại da đầu, giữ tóc mềm óng mượt và không rụng tóc...
Thơ Nguyễn Tấn Ích chan hòa tình tự quê hương, từ hình bóng người xưa lúc tình mới chớm, đến hình ảnh quê hương dấu yêu với ruộng đồng lúa thơm, với lời mẹ ru ngọt lịm...
Trong sinh hoạt 20 năm văn học, nghệ thuật miền Nam Việt Nam, nếu có một người từng giữ nhiều vai trò quan trọng, nhưng không bao giờ muốn bước ra “tiền trường;” thì đó là giáo sư, nhà văn, nhà báo Phạm Việt Tuyền....
Lâu nay chúng ta thường quen với nhạc sĩ Đức Quỳnh qua các ca khúc nổi tiếng do ông sáng tác như “Thoi Tơ”, “Ba Giờ Khuya” “Rước Đèn Tháng Tám” “Chim Chích Choè” v.v.... Nhưng nhiều người trong chúng ta chưa biết Đức Quỳnh còn là một ca sĩ...
Tôi còn nhớ lần đầu tiên gặp anh Dương Kiền 30 năm trước đây. Hồi đó anh Dương Kiền đang làm chủ bút tạp chí Văn Học; và tôi đang lo in giai phẩm Xuân Văn Khoa của sinh viên đoàn trường đại học Văn Khoa Sàigòn....
Có thể khi em mở lời để nói:
“Tạ ơn Anh đã cho em
tuổi hoa niên rực rỡ mộng mơ
Những tháng ngày an ổn nên thơ / Cùng đèn sách bên Thầy Cô bè bạn…”
Em tự trách mình ngày xưa lãng mạn...
- Thì Phượng nói có đứa con gái còn độc thân đó, nó cỡ tuổi con trai Bông, cho hai đứa kết hôn đi, kết hôn thật hay giả cũng được, tùy theo quyết định của cha con Phượng, cách nào mẹ con Bông cũng chịu hết...
Chỉ sau vài ngày gặp lại nhau mà trong đầu óc nàng đã vẽ ra những tính toán này...
Người ta thường nói đến một từ trường Nguyễn Đức Quỳnh. Đến sức hấp dẫn kỳ lạ toát ra ở ông. Đến hiệu năng thu hút khác thường tưởng như có ma thuật ở nơi ông, đối với lớp nhà văn trẻ suốt hai thập niên vừa qua, ở miền Nam....
Thơ của Phương là tâm tư, tình cảm, chợt đến, chợt đi, chợt hiện, chợt mất, chợt có đó rồi mất đó, tôi có cảm tưởng thơ của Phương hiện hữu đó mà như không hiện hữu. Nó mong manh thế nào ấy. Nó như kiếp người, nay còn, mai mất, mù tăm vào cõi thời gian vô tận, không còn để lại dấu vết gì. Đích thật là “CÕI TẠM”!!!...
Nguyễn Trí Minh là họa sĩ rất quen thuộc của Thủ Đô Saigon. Họa sĩ đã đậu thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Gia Định. Từ năm 1946, họa sĩ vừa sáng tác vừa làm giáo sư hội họa tư. Họa sĩ đã qua Pháp tham dự cuộc Triển Lãm Hội Họa Lưỡng Niên tại Ba Lê năm 1959...
Ông được người đời biết đến qua tài văn chương xuất chúng đã giúp ông tạo dựng được tác phẩm "Đời Phi Công" là một áng văn trác tuyệt đã thi vị hoá nghiệp dĩ của những người hàng ngày trải cuộc đời bay trên mây trời để lo tròn nhiệm vụ trấn không cho non sông....
Đến bây giờ, cuối năm 2020, nhà văn Trần Hoài Thư vẫn nguyên một tấm lòng, là cố gắng thực hiện, in ấn những tác phẩm của bạn bè viết văn, làm thơ, cùng thời trước 1975, đến cho độc giả khắp nơi. Thật đáng khâm phục lắm thay!....
Tương Phố Đỗ Thị Đàm bước vào Nam Phong và nổi danh ngay với bài Giọt lệ thu (số 131, tháng 7, 1928), từ đó trở thành một cây bút phụ nữ rất được chú ý. Trừ phần thi ca (ta sẽ nói ở chương kế), về văn xuôi bà có các bài sau....
Tác giả Đỗ Tiến Đức còn là một đạo diễn phim ảnh và một người viết truyện phim chuyên nghiệp. Tác phẩm mới này có lẽ là tất cả những sở trường của ông, nên có một truyện phim “Khu chợ ở Little Saigon”....
Ấn bản này của TSVH đánh dấu 20 năm hiện hữu của Viện Việt Học. Mỗ chủ biên còn nhớ trong khoảng thời gian này năm 1999, VVH được thành lập tại “Little Saigon” do quyết tâm của một số cựu giáo sư Viện Đại Học Saigon và thân hào nhân sĩ ...
Lan Khai vừa là văn sĩ, thi sĩ, và họa sĩ. Văn sĩ hay họa sĩ anh cũng đều là "tài tử" theo nghĩa của anh em nhà văn chúng tôi đã cho nó hồi tiền chiến, là "không cầu lợi"... Lan Khai vẽ, hay viết, chính là để thỏa mãn một say mê gần như là một ám ảnh huyền diệu...
Anh ưa hoạt động, thích mạo hiểm và ham mê sáng tác đến độ say sưa, quên cả bản thân. Anh đã nhiều dịp đặt chân trên khắp lãnh thổ của đất nước với hai “người” bạn đường trung kiên: chiếc xe Vespa màu xám và chiếc máy Rolleiflex...
Chị quá thông minh khi quan sát và mô tả. Sự thông minh thiên bẩm nơi người phụ nữ viết văn khiến nó sâu xa, sắc sảo, dữ dội, đẩy tất cả những suy nghĩ thông thường của người khác phải nhảy theo đến hụt hơi từ bất ngờ này đến kỳ lạ khác như thể đang bước lạc vào bãi hoang...
Đọc “Sống và Chết ở Sài Gòn” người ta được biết những chuyện liên quan tới một số văn nghệ sĩ, trí thức, như Vũ Hoàng Chương, Thượng toạ Trí Siêu (Lê Mạnh Thát), Thanh Nam, Vũ Bằng, Duyên Anh, Thái Thủy, Mai Thảo, Trịnh Viết Thành, Hoàng Anh Tuấn, Uyên Thao...
Chị Thịnh. Chúng tôi chỉ quen gọi như thế, khi nhắc đến. Bởi vì đã từ lâu, chúng tôi xem chị như người Chị Cả trong sinh hoạt hội họa của miền Nam – từ thập niên 1950 cho đến tận bây giờ. Đã hơn nửa thế kỷ sống với sắc màu, ở chị vẫn toát ra một tấm gương say mê, thư thái, an nhiên...
Bài Mới
Ảo giác Trịnh Công Sơn (Lê Hữu) Nguyễn Vỹ (1912- 1971) & Nam Thu Hòa Khúc (Vương Trùng Dương) Trịnh Y Thư: Những mối tình trong “Đường về thủy phủ” (Phan Tấn Hải) Đọc sách “Sài Gòn không phải ngày hôm qua” của Phúc Tiến (Nguyễn Văn Tuấn) Đọc “Cùng nhau đất trời” của Khánh Trường (Song Thao) Ngôn ngữ thơ là cái quái gì vậy? (Lê Hữu) Nguyễn Đình Nghĩa - Bắt Đầu... Từ Một Đêm Trăng (Phan Nhật Nam) Theo Ngọn Sóng (Trần Hồng Văn) Vẫy Tay Ngậm Ngùi (Hương Thủy) DANH NGÔN (Proverbs)
• Chí Khí • Xử Thế
|
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Về Kinh Bắc (Hoàng Cầm)
Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt (Lưu Quang Vũ)
Đêm Giữa Ban Ngày (Vũ Thư Hiên)
Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất (Nguyễn Khải)
Chuyện Kể Năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn)
Hậu Chuyện Kể Năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn)
Ba Người Khác (Tô Hoài)
Đèn Cù - I (Trần Đĩnh)
Đèn Cù - II (Trần Đĩnh)
Thời Của Thánh Thần (Hoàng Minh Tường)
Trần Đức Thảo - Những Lời Trăng Trối
(Tri Vũ - Phan NGọc Khuê)
Chế độ kiểm duyệt sách báo tại Việt Nam
(Nguyễn Hưng Quốc)
Phong Trào Nhân Văn Giai Phẩm (Thuỵ Khuê)
Thụy Khuê và Nhân Văn Giai Phẩm (VietNam Film Club)
Phim tài liệu (VietNam Film Club, 2013):
Tập I: Nhân Văn Giai Phẩm
Tập II: Cải Cách Ruộng Đất
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |