1. Head_

    Toan Ánh

    (..1915 - 14.5.2009)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Họa Sĩ Lê Văn Tài (Huỳnh Hữu Ủy) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      21-2-2023 | HỘI HỌA

      Họa Sĩ Lê Văn Tài

        HUỲNH HỮU ỦY
      Share File.php Share File
          

       


            Họa sĩ Lê Văn Tài
            (Melbourne 1986)

      Ở bên trên, khi đề cập đến một thứ kỹ thuật dùng màu của Hoàng Đăng Nhuận, chúng tôi cũng có nhắc đến Lê Văn Tài của thời kỳ ở Huế trước năm 1968. Vậy thời cũng xin có đôi dòng về Lê Văn ở đây.


      Lê Văn Tài sinh năm 1943 ở Quảng Trị. Năm 1964 tốt nghiệp Trường Mỹ Nghệ Thủ Dầu Một; sau đó lang bạt ở Huế cho đến năm 1968, có một thời gian sinh sống trong một ngôi miếu hoang nơi chân cầu Gia Hội, có khi lại sống trên một chiếc thuyền bồng bềnh trên sông Hương, sau cùng anh thuê được một căn phòng khá đẹp để làm xưởng vẽ ngay lối vào cửa Thượng Tứ. Mùa Xuân Mậu Thân, khi bộ đội Mặt Trận Giải Phóng tràn qua thành phố, anh trở thành người lính của Mặt Trận và đi ra miền Bắc, cho đến năm 1975, mới trở lại Sài Gòn.


      Năm 1981, Lê Văn Tài trốn thoát khỏi Việt Nam và đến Hồng Kông như là một thuyền nhân tị nạn; năm 1984, được định cư ở Úc, đi học tiếp, sáng tác mạnh, vẽ tranh, làm tượng, và làm thơ.


      Không kể 4 lần triển lãm trước đây ở Hồng Kông (1981-1984), cho đến cuối năm 1991 Tài đã thực hiện được 13 cuộc triển lãm riêng và cũng đã tham dự 17 lần bày tranh chung với các họa sĩ khác đến từ nhiều nơi trên thế giới, trong bầu khí đa-văn-hóa của đất mới Úc Châu.


      Thời kỳ ở Huế, Lê Văn Tài thường vẽ bột màu trên giấy báo mà anh gọi là thủy thái họa. Ở Úc, anh chuyển sang vẽ tranh sơn dầu và acrylic. Từ thời ở Huế cho mãi đến sau này, một bầu khí nghệ thuật bàng bạc trên tranh Lê Văn Tài chủ yếu vẫn là siêu thực và tượng trưng.


      Dưới đây là một bài viết ngắn của Trịnh Công Sơn, in trong brochure triển lãm của Lê Văn Tài ở Huế năm 1967.

      Khởi hành trên một quê hương chiến–tranh con người bỗng có một cái nhìn mới về vẻ đẹp, có một lổ tai mới để đón nhận âm thanh, có một sửa soạn khác để bố cục đời sống của mình. Thành phố đã có những người điên hiền từ. Những người điên đánh quên bản chất phá phách. Những người hiền từ biến thành kẻ điên. Trật tự đời sống đảo lộn - như một hôm mặt trời bỗng lên ở Bắc-Cực đốt rả những lớp băng nghìn năm im lìm, lạnh chắc. Từ đó con người bỗng có quyền hạn hơn về tư thế của mình. Cơn phẩn nộ nào đã đánh thức những ngại ngùng, những rụt rè của bản chất con người để biến nó thành “Ông trời con” tự mở cho mình một lối thoát, dựng cho mình một bờ cõi riêng, trên đó nó xây đền đài và lập ngôi báu để tự quản-trị lấy mình. Thái độ giải phóng nầy đã làm nơi ẩn trú cho những con người chọn nghệ-thuật làm cứu cánh. Con đường mở ra buồn thảm nhưng bên sau đời sống là những lăng tẩm huy hoàng. Lê-Văn-Tài cũng đã chọn nơi lăng tẩm đó làm nơi cư ngụ về sau.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      Tài đã bỏ quên luật pháp sau lưng khi bước vào thế giới của thủy-thái họa – anh đã chọn lấy một thứ quyền uy của kẻ tạo dựng – anh lập lấy địa cầu cho mình. Trong địa cầu nhỏ bé  nhưng riêng rẽ đó không còn vấn đề đặt tên – không còn vấn đề công thức – chỉ còn lại những hình thể, những bóng dáng, những ký hiệu linh động, kỳ diệu trong không gian riêng mà Tài đã chuyển máu huyết của mình làm sức sống - anh đã thực sự muốn khai hoang những vùng đất cấm bằng cách đánh mất tên gọi của chất liệu, buộc nó hóa thân và chuyển vào nó những chất tính mới. Như người phù thủy dùng quyền phép đánh thức tĩnh vật. Như loài rắn Ấn-độ bắt đầu cuộc múa hiền từ.


      Nhìn tranh Tài người ta khó phân biệt chất liệu là màu nước hai sơn dầu, người ta chỉ có thể nhớ ánh sáng vừa âm u vừa huyền hoặc rất Á-Đông tiết ra từ tranh của Tài – Tài cần vẽ như cần thở. Làm nghệ-thuật là làm con người tự-do.


      Tài đã có thế-giới của anh - và kẻ nào đã tạo dựng nổi một thế giới cho riêng mình, kẻ đó là thượng-đế.

      Tác Phẩm của Lê Văn Tài


       

      Từ trái: Những Khuôn Mặt Phương Đông, sơn dầu - Lady-birds 1, sơn dầu trên bảng gỗ - Thuyền Trăng, mực tàu

       

      Trái: Ancient Birds 1, sơn dầu, 1991 - Phải: Chuyển Đổi Và Dị Bản Của Ancient Birds 1, sơn dầu

      Huỳnh Hữu Ủy

      Nguồn: Nghệ Thuật Tạo Hình Việt Nam Hiện Đại
      VAALA, 2008

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Họa sĩ Lê Văn Miến Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

      - Vài Dáng Ngựa Trong Nền Mỹ Thuật Cổ Truyền Việt Nam Huỳnh Hữu Ủy Khảo luận

      - Đôi Nét Về Văn Cao Của Hội Họa Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

      - Họa Sĩ Lê Văn Tài Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

      - Họa Sĩ Bửu Chỉ Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

      - Nguyễn Đăng Thường: Từ Văn Chương Đến Nghệ Thuật Tạo Hình Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

      - Tình Tự Dân Tộc Và Dòng Thơ Kháng Chiến Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

      - Tranh Khắc Gỗ Dân Gian và Các Tác Phẩm Văn Học Cổ Huỳnh Hữu Ủy Biên khảo

      - Nguyễn Đức Sơn: Một Đỉnh Thơ Kỳ Dị Và Cô Độc Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

      - Họa Sĩ Nguyễn Anh Huỳnh Hữu Ủy Nhận định

    3. Chuyên Mục Hội Họa (Học Xá)

       

      Hội Họa

        Cùng Mục (Link)

      Danh họa Lê Phổ với những tác phẩm tiền tỷ trong phiên đấu giá ngày 6 tháng 4 của Sotheby’s HongKong (Diễn Đàn Thế Kỷ)

      Họa sĩ Lê Văn Miến (Huỳnh Hữu Ủy)

      Tiểu sử Lê Văn Miến (Lê Huy Miến) (Ngô Kim Khôi)

      Những Kỷ Niệm Nơi Phòng Tranh Trương Vũ (Trần Thị Nguyệt Mai)

      Tranh Con Giống Của Nguyễn Tư Nghiêm (Thái Bá Vân)

      Họa Sĩ Trần Văn Thọ (Viet Art View)

      Tranh Lê Văn Xương lên sàn Bonhams (Lý Đợi)

      Vài Dáng Ngựa Trong Nền Mỹ Thuật Cổ Truyền Việt Nam (Huỳnh Hữu Ủy)

      Tranh, tiếng nói cuối cùng (Lê Chiều Giang)

      Nụ Cười Của Nàng Joconde (Liễu Trương)


      William Alexander & Họa Phẩm Về Đàng Trong

      (Nguyễn Duy Chính)

       

      Họa sĩ và Nhiếp ảnh gia:

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) André Maire,  Ann Phong,  Bé Ký,  Bùi Xuân Phái,  Bửu Chỉ,  Cao Bá Minh,  Choé,  Dương Phước Luyến,  Dương Văn Hùng,  Duy Liêm,  Duy Thanh,  E Gras,  Hiếu Đệ,  Hồ Hữu Thủ,  Hồ Thành Đức,  

       

      Nhiếp ảnh gia:

      Nguyễn Cao Đàm, Trần Cao Lĩnh,

      Nguyễn Ngọc Hạnh, Hương Kiều Loan

       

      Trường Vẽ Gia Định (truongvegiadinh.blogspot)

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)