|
Bùi Giáng(17.12.1926 - 7.10.1998) | Du Tử Lê(.0.1942 - 7.10.2019) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Văn Cao là một tài năng lớn của đất nước, một ngôi sao văn nghệ rạng rỡ suốt hơn nửa thế kỷ vừa qua. Tác giả của một số tình ca bất tử, Văn Cao cũng là thi sĩ, họa sĩ rất đỗi tài hoa, độc sáng: một số bài thơ của ông chắc hẳn sẽ sống thiên thu với nền văn học của đất nước và nhân dân Việt Nam.
Sinh năm 1923 ở thành phố cảng Hải Phòng, đã có một thời Văn Cao theo học trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương khoảng năm 1942. Được chú ý ngay từ lúc ấy vì cách nhìn táo bạo trong tạo hình và tư tưởng cách tân đối với thời ấy,
Trong triển lãm “Salon Unique” tổ chức ở Nhà Khai Trí Tiến Đức vào hai năm 1943-1944, Văn Cao dự triển lãm với tác phẩm sơn dầu Cô gái dậy thì, Sám hối nửa đêm (tự họa), Cuộc khiêu vũ những người tự tử, gây tiếng vang khá lớn. Phác lược tiểu sử Văn Cao, Đặng Tiến ghi nhận vể các tác phẩm này cùng cuộc sống của Văn Cao thời kỳ đó:
Mặc dù được đánh giá cao và gây chấn động, những tranh này không gặp khách mua. Tiếp tục sáng tác nhạc và vẽ tranh, sống thiếu thốn, vất vưởng trong thành phố Hà Nội đang đói. (1)
Trong một hồi ký tưởng niệm Văn Cao khi nghe tin người nghệ sĩ vô cùng tài hoa này qua đời ở quê nhà vào năm 1995, Tạ Tỵ cho chúng ta biết thêm một vài chi tiết: Trước Cách Mạng Tháng Tám, dường như tất và phòng triển lãm ở Hà Nội đều có tranh anh. Tất cả những bản nhạc Văn Cao in ra, anh tự vẽ bìa lấy theo trường họa lập thể, lối trình bày bản nhạc rất mới, rất sống động với thời ấy. Về tác phẩm hội họa thật sự thì Văn Cao vẽ theo trường Ấn tượng chứ không vẽ theo cách trình bày ở những bản nhạc. Nét bút rất mạnh, màu sắc dùng lại âm u. Thời kháng chiến ở Liên Khu 3, năm 1948, là lúc còn tương đối bình yên, Văn Cao cùng Bùi Xuân Phái và Tạ Tỵ bày chung một phòng tranh nơi một ngôi trường ở làng Đào Xá. Chính quyền địa phương đến cắt băng khai mạc và mở cửa cho mọi người vào xem tự do trong một tuần lễ. (2)
Sau gần chín năm “đốt đuốc soi rừng”, lặn lội với kháng chiến, trở về Hà Nội chưa được bao lâu thì vướng vào vụ “Nhân Văn-Giai Phẩm". Bị trù dập, có thể vì vậy mà không còn sáng tác gì nữa, chỉ thấy vẽ bìa sách và minh họa cho các báo, đặc biệt là báo Văn Nghệ, và thỉnh thoảng, như Bùi Xuân Phái, vẽ trang trí cho sân khấu để sinh sống qua ngày.
Bùi Xuân Phái (Văn Cao, sơn dầu)
Khoảng năm 1978-1980, tôi được biết Văn Cao dự tính triển lãm chung với Nguyễn Diên ở Hà Nội. Nguyễn Diên bày điêu khắc và Văn Cao về hội họa. Nguyễn Diên dù không có tiếng tăm như Bùi Xuân Phái, Văn Cao, Nguyễn Tư Nghiêm, nhưng trong giới văn nghệ Bắc Hà, ông rất được anh em quý trọng. Làm thơ hay với nhiều phong điệu cổ kính, Nguyễn Diên làm tượng cũng rất tài tình, có nhiều tính dân gian đã được hiện đại hóa, gần với không khí hội họa của Nguyễn Tư Nghiêm, như pho tượng Thúy Kiều đánh đàn được nhiều người ưa chuộng.
Tôi đã chờ đợi nhiều năm về cuộc triển lãm hứa hẹn ấy nhưng đã thất vọng vì không thấy Văn Cao và Nguyễn Diên tiến hành tổ chức. Năm 1988, gặp Văn Cao ở Hà Nội, lúc ấy tôi thấy ông đã yếu quá rồi, có lẽ không còn vẽ được nữa.
Ngày nay nếu cố công tìm, có thể chúng ta sẽ gặp vài tấm tranh ít ỏi của Văn Cao, thời sau này, 54-75, và sau 1975 cho đến ngày ông qua đời. Năm 1988, đến thăm ông ở phố Yết Kiêu, Hà Nội, tôi thoáng nhìn thấy một bức tranh trên tường, treo phía bên trên chiếc đàn piano, hơi tiếc là đến nay không còn nhớ rõ ràng gì về bức tranh ấy vì trước khi đến thăm Văn Cao, tôi đã khá chếnh choáng vì đã hơi quá chén ở nhà Trần Khánh Chương, một người bạn họa sĩ cùng với Thái Bá Vân, nhà phê bình mỹ thuật cự phách của Hà Nội, và Trần Thức, chuyên viên Viện Bảo Tàng Mỹ Thuật. Về bức tranh ấy, trong trí tưởng của tôi còn mang máng hình vẽ một thiếu nữ trên bối cảnh của tàng cây xanh sậm, và hình như có một khung cửa sổ mở ra phía bên ngoài. Và mới đây, các bản tin từ Paris về cuộc triển lãm “Paris-Hànội-Saigòn, Cuộc Phiêu Lưu của Nền Mỹ Thuật Việt Nam Hiện Đại” thấy cũng có kể đến một tấm tranh của Văn Cao với màu xanh chàm chủ yếu bày trong cuộc triển lãm lớn này. Tôi tiếc là không được xem qua cuộc trưng bày mỹ thuật này nên không biết chút nào về tấm tranh của Văn Cao có mặt trong đó.
Hiện nay tôi cũng còn giữ được một tấm chân dung thiếu nữ của Văn Cao vẽ lúc ông vào Sài Gòn năm 1985. Nét vẽ rất giản dị, chỉ phác rất nhanh và phóng túng, gần như lối phóng bút vài nét của Jean Cocteau, rồi bôi trên một góc nền tranh mấy mảng màu xanh lục, cả những vệt trắng còn để nguyên xi, không pha trộn gì cả. Có vẻ như mới là một phác thảo, nhưng không phải vậy, Văn Cao nói với tôi là bức tranh đã hoàn tất, ông không muốn vẽ tiếp trên bức tranh ấy nữa. Tuy nhiên cũng có thể vì trong nhiều năm ít vẽ sơn dầu nên ông không có thói quen phải làm xong một bức sơn dầu như thế nào, hoặc phải chế ngự kỹ thuật sơn dầu như thế nào, nhược điểm này chúng ta dễ nhận thấy ở rất nhiều họa sĩ tụ tập chung quanh trung tâm văn hóa Hà Nội, lớn tuổi, trung niên và ngay cả còn rất trẻ cũng vậy. Với bức tranh này của Văn Cao, có điều lạ là mới nhìn qua, nó không là gì cả, vậy mà hơn mười năm qua, càng nhìn kỹ tôi càng thấy một sức mê hoặc kỳ lạ do tấm tranh đưa lại. Chẳng biết có phải chính đây là cái thần khí Văn Cao để lại trên tấm tranh hay không.
Bức tranh ấy Văn Cao vẽ trên căn gác nhà Đinh Cường ở xóm Tân Định khi ông đến chơi với người bạn vong niên tài hoa. Thấy tôi thích tấm tranh này, Trịnh Công Sơn đã đề nghị tôi gửi cho Văn Cao một ít tiền để ông mua mấy chai rượu tây. Và quả cũng là một duyên may kỳ lạ, tôi đã gìn giữ được một vết tích sống động của một nghệ sĩ đa tài đã nhiều năm rồi, và càng lúc như càng thích hơn, thấm cảm hơn, và gần gũi hơn với nó.
Tôi cũng nghe nói còn vài tấm tranh khác nữa của Văn Cao ở Canada, ở Mỹ và ở Hà Nội nhưng chưa có dịp nhìn thấy.
Mặc dầu ít vẽ sơn dầu, nhưng vô số minh họa của Văn Cao cũng đủ góp một bút pháp vào bầu khí mỹ thuật Hà Nội. Rất hiển nhiên, Văn Cao đã in đậm những dấu vết của ông, bên cạnh các khuôn mặt khác như Bùi Xuân Phái, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng. Có thể nhắc đến vài tên tuổi khác nữa, nhưng theo cách nhìn của tôi, chính bốn người họa sĩ trên đã tạo nên nét viền đậm nhất cho một phong cách Hà Nội, khác với phong cách Sài Gòn có vẻ như muốn vươn về một chân trời khác.
Garden Grove, tháng 7- 1998.
(1) Hợp Lưu, số 8, xuân Quý Dậu, đặc biệt về Văn Cao.
(2) Tạ Tỵ, Vĩnh biệt Văn Cao, Thế kỷ 21, số 76, tháng 8. 1995.
- Họa sĩ Victor Tardieu Huỳnh Hữu Ủy Nhận định
- Họa sĩ Lê Văn Miến Huỳnh Hữu Ủy Nhận định
- Vài Dáng Ngựa Trong Nền Mỹ Thuật Cổ Truyền Việt Nam Huỳnh Hữu Ủy Khảo luận
- Đôi Nét Về Văn Cao Của Hội Họa Huỳnh Hữu Ủy Nhận định
- Họa Sĩ Lê Văn Tài Huỳnh Hữu Ủy Nhận định
- Họa Sĩ Bửu Chỉ Huỳnh Hữu Ủy Nhận định
- Nguyễn Đăng Thường: Từ Văn Chương Đến Nghệ Thuật Tạo Hình Huỳnh Hữu Ủy Nhận định
- Tình Tự Dân Tộc Và Dòng Thơ Kháng Chiến Huỳnh Hữu Ủy Nhận định
- Tranh Khắc Gỗ Dân Gian và Các Tác Phẩm Văn Học Cổ Huỳnh Hữu Ủy Biên khảo
- Nguyễn Đức Sơn: Một Đỉnh Thơ Kỳ Dị Và Cô Độc Huỳnh Hữu Ủy Nhận định
• Đôi Nét Về Văn Cao Của Hội Họa (Huỳnh Hữu Ủy)
• Tiểu sử Văn Cao (Học Xá)
• Văn Cao "Mùa Xuân Đầu Tiên" (Đào Như)
• Văn Cao: Giấc mơ một đời người (Phan Lạc Phúc)
• Nhạc sĩ Văn Cao (1923 - 1995) (Nguyễn Đình Toàn)
Tản mạn về người viết Quốc ca Việt Nam
(Nguyễn Thanh Giang)
Tiểu Sử (Wikipedia)
• Trang Thơ Văn Cao (Văn Cao)
• Những ngày báo hiệu mùa Xuân (Văn Cao)
• Anh có nghe không (Văn Cao)
• Năm buổi sáng không có trong sự thật (Văn Cao)
• Ba Biến Khúc Tuổi 65 (Văn Cao)
Trường Ca Sông Lô (Ánh Tuyết)
Thiên Thai (Ánh Tuyết)
Buồn Tàn Thu (Lê Dung)
Bến Xuân (Cao Minh)
Làng Tôi (Hợp ca)
Ngày Mùa (Hồng Nhung)
Trương Chi (Ánh Tuyết)
• Họa sĩ Victor Tardieu (Huỳnh Hữu Ủy)
• Họa sĩ Hồ Hữu Thủ qua đời (Diễn Đàn Thế Kỷ)
• Họa sĩ Vị Ý với ước nguyện không thành (Việt Dương)
• Nguyễn Trọng Khôi: Huyền ảo cao nguyên đá (Nguyễn Trọng Chức)
• Tưởng niệm Victor Tardieu (Ngô Kim Khôi)
• Nguyễn Trọng Khôi – Đam mê và Sáng tạo (Trương Vũ)
• Khánh Trường và Những Tấm Lòng (Nguyên Hòa)
• Hồ Hữu Thủ - Người Đi Tìm Chân Tướng Sự Vật (Nguyễn Viện)
• Danh họa Lê Phổ với những tác phẩm tiền tỷ trong phiên đấu giá ngày 6 tháng 4 của Sotheby’s HongKong (Diễn Đàn Thế Kỷ)
• Họa sĩ Lê Văn Miến (Huỳnh Hữu Ủy)
William Alexander & Họa Phẩm Về Đàng Trong
(Nguyễn Duy Chính)
Họa sĩ và Nhiếp ảnh gia:
Nhiếp ảnh gia:
Nguyễn Cao Đàm, Trần Cao Lĩnh,
Nguyễn Ngọc Hạnh, Hương Kiều Loan
Trường Vẽ Gia Định (truongvegiadinh.blogspot)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |