|
Hùng Lân(23.6.1922 - 17.9.1986) | Lê Thương(8.1.1913 - 17.9.1996) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nhà văn Trần Hoài Thư
1. Có lẽ, trong đời một người, không ai là không từng một lần ngồi "QUÁN". "Quán" có thể là một quán cóc bên đường, bên góc chợ, nơi bến xe hay một sân ga nhỏ. "Quán" có thể ở đâu đó nơi góc phố, một vỉa hè. "Quán" có thể quạnh hiu buồn bã thưa vắng khách một chiều mưa, một đêm đông heo hắt gió. "Quán" có thể tưng bừng rộn rã vang tiếng cười tiếng nói của những người đang yêu hòa lẫn trong giòng nhạc giọng ca dẫn dắt người ta đi vào những mộng mơ một thời thanh xuân hừng hực lửa tình.
Người ngồi sau quầy có thể là một giai nhân một thời làm xao xuyến những con tim khao khát cháy bỏng có thể là một thiếu phụ u buồn mà hương sắc còn đọng lại nơi đôi mắt vời vợi một khoảng trời ngọt-ngào-cay-đắng của quá khứ.
Và ghế bàn có thể cũng đơn sơ như bộ bà ba của cô chủ quán miền quê có nước da trắng như hoa quỳnh, có đôi môi ngọt như nước dừa và làn tóc mượt mà rủ xuống như lá dừa xanh thắm Tam Quan.
2. Người đến với quán đôi khi chỉ là kẻ lữ hành đường xa vô tình dừng lại nghỉ chân trên hành trình xuôi ngược; đôi khi là thói quen thành nghiện ngồi quán của một vài người; đôi khi là chuyến trở về của người lưu lạc tha phương, của một người lính sau chuyến hành quân mệt mỏi ê chề... Đến "quán" để gọi một cốc rượu cho lòng ấm lại, để uống một tách cà phê mà gặm nhấm nỗi-ngọt-ngào-cay-đắng, để đốt một điếu thuốc nhả làn khói xám tan vào hư không mà suy ngẫm về cuộc đời chìm nổi của mình.
Và cũng để nhìn cô chủ quán:
"Cô hàng có chiếc quần đen mượt" (QUÁN tr.94)
"Đôi mắt xứ dừa, đôi mắt Tam Quan" (tr. 23)
"Cô hàng có đôi bộ ngực nở
Có hàng mi đậm, mắt mèo xanh" (tr.29)
"How much, nhìn lên phần vú ngực
Cà phê này có cả tà dâm" (tr. 32)
Và để nhìn:
"Vú ngực phập phồng tôi hoa mắt quàng xiêng" (tr.53)
Nhưng đôi khi "cô chủ quán" chỉ là một mất mát nào đó, của bóng mây nào đó trôi qua dưới vòm trời tình ái, hay đôi lúc chỉ là những hư ảnh của những khát khao không thành:
"Tình si, có phải cô hàng nhỏ
Hay là một hình bóng chiêm bao (tr.4)
Ta chiêm bao hoài em hiểu ta không" (tr.27)
Ngồi "Quán" để nhìn thây em thiên thu mờ ảo, để nhìn thấy ta lãng đãng phù vân, suốt một đời cưu mang cái ảo ảnh tình yêu như mang cây thập tự trèo lên núi Sọ, đấy là cái kiếp, cái nghiệp của nhà thơ.
Ta yêu tất cả các em vì "CáC EM LÀ CÁI ĐẸP", và ta cũng khổ đau một đời vì "cái đẹp" trôi qua đời ta, ta chạy theo hụt hơi mệt lã:
"Ừ nhỉ hình như trời đang sương
Người bỏ tôi đi vào đêm không trăng" (tr. 95)
Để rồi gã thi sĩ dại khờ cứ hỏi mãi, hỏi mãi trong cuộc kiếm tìm:
"Em xa, xa ngái tận phương trời" (tr. 88)
"Em ở nơi nào, Sài Gòn, Qui Nhơn?" (tr. 88)
"Em ở nơi nào nắng có vàng không?" (tr. 88)
"Em ở noi nào chim én về không?" (tr. 89)
"Em ở nơi nào?" "Em ở nơi nào". Gã cứ hỏi mãi mà chẳng ai trả lời, và gã tình si cứ mãi đi tìm, cứ mãi ngồi "quán"
Và hỡi ơi, một chiều ngồi quán, gởi lại bên rừng lửa cháy đạn bom, gởi lại ruộng đồng giọt máu chiến tranh, gởi lại bạn bè dặm trường khói bụi, kẻ lữ hành trở về qua phố huyện ghé quán tìm cô hàng, không phải tìm lại cô, để, như lời trong bài hát:
"Trở về để kiếm cô hàng
Cùng nàng kết mối tình duyên
Thì em đã rời nơi ấy
Để cho quán hàng lạnh lẻo".(Bài hát Cô hàng nước)
Nhà thơ cũng trở về, nhưng về để thấy:
Khi tôi về quán cũ đã cài then" (tr. 65)
"Khi tôi về vần vũ trời mây đen
Ai bảo với tôi cô hàng đã chết" (tr. 67)
Hay:
"Cô hàng cũng dẹp quán về quê" (tr. 16
Và em đâu để ta:
"Xin cô hàng một cốc tang thương" (tr. 73)
Cái cay đắng nghiệt ngã là ở đấy, cái còn lại sau cùng là đấy: "một cốc tang thương".
3. Hởi ơi, ai đã từng trải nghiệm đời mình qua những bi thương của số phận, những góc-quán-đời-người với chén rượu đời nhạt thếch hay cay nồng, với cốc cà phê ngọt ngào hay đắng chát, lòng có rưng rưng mà cạn chén-tang-thương?
Em có còn không để rót cho tôi một-cốc-tang-thương?
4. Gấp sách lại tôi bùi ngùi nhớ những năm tháng đã qua trên những ngược xuôi đời mình, đã từng, đôi khi một mình ngồi bên quán cóc mới thấm đẫm nỗi niềm của tác giả. Tôi cũng đã từng có một thời, với ông (THT) và bè bạn (PVN, PCH) ở một thành phố nhỏ duyên hải miền Trung, ngồi quán với nhau như một giãi bày thân phận, như một vùng thoát nỗi cô đơn bi uất trước những cay nghiệt của lịch sử. Và ngồi quán để chạy trốn những vây khốn tàn khốc của chiến tranh.
Và giờ đây, ông (THT), đang ngồi một mình nơi góc quán của xứ người vạn dặm trùng khơi, lòng vẫn khắc khoải nhớ về những hàng quán quê nhà, mà điển hình sâu đậm nhất là những quán hàng nho nhỏ mái tranh vách nứa trên những vùng lửa đạn ông đã ngang qua miền Qui Nhơn, Bình Định.
"Ghé lại Dunkin gọi cốc cà phê
Như bạn ra ngoài đường đốt thuốc
Một chút cay cay xé nồng con mắt
Như khói mù buổi sớm Việt Nam
Cốc xây chừng để lại Qui Nhơn" (tr. 72)
Ông đang sống bằng một nỗi hoài nhớ triền miên về một quê hương đã mất.
Những quán xưa còn không? Và hỡi những cô hàng quán một thời làm ấm lại trái tim người thi sĩ, bây giờ ở đâu? Các em có còn nhớ không một người đã còn sống được, còn hít thở được, và còn làm thơ được để xưng tụng các em như xưng tụng CÁI ĐẸP BI THƯƠNG CỦA NGHỆ THUẬT.
- Huế Của Phương, Một Phương Tình Viễn Mộng Lê Văn Trung Nhận định
- Những ngày tháng ngắn ngủi với Nguyễn Đức Sơn ở Blao Lê Văn Trung Hồi ức
- Từ Thế Mộng: Thơ và Thơ Lê Văn Trung Tạp bút
- Trang Thơ Lê Văn Trung Lê Văn Trung Thơ
- Ngồi "Quán" Với Trần Hoài Thư Lê Văn Trung Tạp bút
• Trần Hoài Thư ... Mây Trắng Về Trời (Như Thương)
• Trần Hoài Thư Người Thầy Dạy Cũ (Trần Yên Hòa)
• Trần Hoài Thư, Ngọn Cờ Đầu: Nổ Lực Xiển Dương 20 Năm Văn Chương Miền Nam (Du Tử Lê)
• Thơ của người viết văn làm lính chiến Trần Hoài Thư (Hà Khánh Quân)
• Trần Hoài Thư và ước nguyện phục hồi văn chương Miền Nam Việt Nam (Hà Vũ)
• Vài hình ảnh kỷ niệm anh Trần Hoài Thư về Houston mừng Thư Quán Bản Thảo số 100 (Lương Thư Trung)
• Thơ Tình Tuổi Tám Mươi – Trần Hoài Thư (Doãn Cẩm Liên)
• Níu Một Đời, Giữ Một Thời (Ban Mai)
• Tình Yêu - Trần Hoài Thư (Doãn Cẩm Liên)
• Trần Hoài Thư và Ngọc Yến, với con chim chằng nghịch và nỗi nhớ quê (Ngô Thế Vinh)
• Chùm thơ Vịn của Trần Hoài Thư (Đỗ Trường)
• Nhà văn Trần Hoài Thư và việc xuất bản sách thân hữu (Trần Yên Hòa)
• Nghiệp Hành (Nguyên Minh)
• Vịn Vào Lục Bát Của Trần Hoài Thư (Phạm Văn Nhàn)
• Ra Biển Gọi Thầm: Niềm Đau Của Thế Hệ Lớn Lên Trong Thời Chiến (Lê Tạo)
• Trần Hoài Thư - Người Lính Và Nỗi Buồn Chiến Tranh (Đỗ Xuân Tê)
• Đọc "Truyện Từ Văn" của Trần Hoài Thư (Hoàng Ngọc Hiển)
• Trần Hoài Thư (Học Xá)
• Qui Nhơn, Bình Định trong thơ người lính Trần Hoài Thư (Nguyễn Mạnh An Dân)
• Ngồi "Quán" Với Trần Hoài Thư (Lê Văn Trung)
• Lang Thang ... Quán (Nguyễn Lệ Uyên)
• Hành Trình Của Một Cổ Trắng (White Collar) (Phạm Văn Nhàn)
- Tang lễ nhà văn Trần Hoài Thư (Trần Trung Đạo)
- Vĩnh Biệt Anh Chị Trần Hoài Thư - Nguyễn Ngọc Yến (Vương Trùng Dương)
- Tác Giả và Tác Phẩm Trần Hoài Thư: I, II
(Ngộ Không Phí Ngọc Hùng)
- Trần Hoài Thư, Người của Di Sản Văn Học Miền Nam (Nguyễn Minh Nữu)
- Giới thiệu nhà văn, nhà thơ Trần Hoài Thư (Trần Trung Đạo)
- Vịn Vào Lục Bát, điểm tựa cuối cùng của Trần Hoài Thư (Đỗ Trường)
- Trần Hoài Thư, người khâu di sản (Trần Doãn Nho, nguoi-viet.com)
- Trần Hoài Thư, 'hiệp sĩ lẻ loi' của văn chương miền Nam (Ðỗ Dzũng)
- Qua Ô CỬA của Trần Hoài Thư, Nghĩ và Viết Về Thơ Chiến Tranh Miền Nam (Phan Bá Thụy Dương, vnthuquan.net)
- Trò chuyện cùng Trần Hoài Thư về Thư Ấn Quán & Thư Quán Bản Thảo (Trần Doãn Nho, luanhoan.net)
- Nhà văn Trần Hoài Thư và tác phẩm “Văn Miền Nam Thời Chiến” (Mặc Lâm phỏng vấn, rfa.org)
- Trần Hoài Thư và Châu Hải Châu (luanhoan.net)
- Trang Trần Hoài Thư (art2all.net)
- Blog Trần Hoài Thư & Thư Quán Bản Thảo
• Lữ Quỳnh, Bạn Tôi (Trần Hoài Thư)
• Bức Tranh Quyên Sinh (Trần Hoài Thư)
• Ân Tạ Của Một Người Vừa Thoát Chết
(Trần Hoài Thư)
• Dòng sông qua những tác phẩm của Doãn Quốc Sỹ (Trần Hoài Thư)
• Nguyễn Phương Loan Người thi sĩ có tâm hồn vô lượng (Trần Hoài Thư)
- Đọc một bài thơ "lục bát mới" trước 1975 của Thành Tôn,
- Đi tìm “bài thơ trên xương cụt” của Chinh Ba ,
- Trần Phong Giao và những người viết trẻ,
- Ý Thức Và Nỗi Bơ Vơ Của Bầy Ngựa Hoang,
- Đi tìm Vũ Hữu Ðịnh ở Mỹ (Tạp bút)
- Thám Báo,
- Ngày cuối cùng của một cổ trắng
Tạp chí Văn học Nghệ thuật phát hành bất định kỳ, tập 1 (tháng 10-2001), tập 45 (tháng 1-2011), nhóm chủ trương: Trần Hoài Thư, Phạm Văn Nhàn, Trần Bang Thạch, Cao Vị Khanh, NG~.
Ðịa chỉ P.O Box 58, South Bound Brook, NJ 08880.
Email: tranhoaithu@verizon.net
• Vài cảm nhận nhân đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Đỗ Anh Hoa)
• Lữ Quỳnh, Bạn Tôi (Trần Hoài Thư)
• Nguyễn Thụy Đan: Những thác ghềnh ẩn mật (Nguyễn Minh Nữu)
• Nguyễn Minh Nữu (Nguyễn Vy Khanh)
• Nguyễn Thị Thanh Dương và Một Buổi Giới Thiệu Sách Thật Cảm Động (Chu Tất Tiến)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |