|
Bích Khê(24.3.1916 - 17.1.1946) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Kiên Giang Hà Huy Hà
năm 2008 (Hình trên mạng)
Nếu như có câu hỏi đồng nghiệp nào trong giới báo chí thời trẻ tôi gặp gỡ thường xuyên, câu trả lời có lẽ là Kiên Giang Hà Huy Hà, chỉ khác tôi không viết tuồng cải lương bao giờ, nhưng anh làm báo với tôi qua nhiều tờ khác nhau, và nhất là cùng gặp nhau hàng ngày từ những năm giữa thập niên 50, và cùng ra vào những quán cà phê bí-tất từ thời ấy. * Giản dị chúng tôi là dân làm “nhật trình,” báo hàng ngày, hồi 1955-56 anh đã có bài đăng báo cũng như tôi, dĩ nhiên là trên nhật trình trước hết, anh viết bài và phụ trách trang mục bên ngã báo Nam như Sài Gòn Mới, Lẽ Sống, tôi viết bài và phụ trách trang mục bên miệt báo Bắc như Ngôn Luận, Phổ Thông,…
Tuần lễ bảy ngày nhưng nhật báo cũng nghỉ ngày cuối tuần, các ngày còn lại các nhật báo hồi giữa thập niên 50′ phần lớn có phụ trang, báo Nam chắc chắn có trang Màn Bạc Màn Nhung hay trang Sân Khấu, trang Thể Thao hay Thao Trường, là hai phụ trương chính (thường ra vào Thứ Năm hay Thứ Bảy). Trang sân khấu ca kịch ngoài bài viết về tuồng tích các vở mới, các tài tử diễn viên ngôi sao lên hay xuống, sự mua đào chuộc kép của các ông Bàu bà Bàu, còn có Tử Vi vận hạn cuộc đời tình ái của các tài danh sân khấu lên xuống ra sao,… Kiên Giang Hà Huy Hà là một trong những cây bút nổi danh của ngành này.
Trong nghề báo, tôi vốn say mê phim ảnh ngay từ tuổi trẻ nên sớm trở thành người phụ trách điểm phim và viết bài cho tuần báo Điện Ảnh của ông Nguyễn Ngọc Nhạ, Màn Ảnh của ông bà Mai Châu, và nhất là Kịch Ảnh của ký giả Quốc Phong Nguyễn Văn Hanh. Ông Quốc Phong ngay lúc đó còn sản xuất phim, nếu tôi nhớ không lầm cuốn phim đầu tiên ông sản xuất nhan đề “Khi Mùa Mưa Tới” (?) truyện phim của Mai Thảo…
Viết bài về phim ảnh đương nhiên phải xem phim mới cũ mỗi ngày, tìm tài liệu trên các báo ngoại quốc là điều tất yếu, do đó tôi đã đặt mua các tờ Ciné Monde hay Ciné Revue tại nhà sách Porteils (sau này đổi là Xuân Thu) tại đường Catinat, hay nhà sách Việt Bằng trên đường Lê Lợi, hai nhà sách có nhiều sách báo Âu Mỹ ở Sài Gòn. Hay tại kiosque đầy sách báo Pháp tại đường Lê Lợi không xa nhà sách Khai Trí của ông Trương. Thực tế, tòa báo phải cung cấp tài liệu cho các ký giả, nhân viên tòa soạn viết bài, song muốn viết hay hơn, chọn lựa bài vở theo ý mình, mang về nhà đọc và giữ trong kho tài liệu của riêng mình, tốt nhất vẫn là sử dụng báo của mình, nên phải mua lấy.
Hình bìa cuốn 'Hoa Trắng Thôi cài Trên Áo Tím' của ký giả Kiên Giang Hà Huy Hà. (Hình: Google)
Về Cải Lương không thể không nói tới ký giả Kiên Giang Hà Huy Hà, anh viết báo hàng ngày hàng tuần, làm thơ và soạn tuồng cải lương, nổi tiếng với Hoa Trắng Thôi Cài Trên Áo Tím những năm cuối thập niên 50 và in thành sách năm 1962. Anh luôn luôn kẹp một mớ bài vở giấy tờ trong một cái bìa, và kẹp cái bìa này trong nách. Chỉ có thế. Và luôn luôn đội một cái mũ phớt. Như mọi ký giả làm công, Kiên Giang viết cho nhiều báo, ký nhiều tên khác nhau, dù thế nào, ký bao nhiêu bút hiệu cũng được, song vẫn phải có ít ra là một bài ký tên chính của mình, chính đó là cái tên khiến người ta mướn anh. Dù viết gì, ký tên gì, song tên tuổi Kiên Giang đã được “trước bạ” với bài thơ Hoa Trắng Thôi Cài Trên Áo Tím dù anh còn là tác giả bốn, năm vở tuồng dài, diễn hơn hai tiếng mỗi vở, như Áo Cưới Trước Cổng Chùa, Trương Chi Mỵ Nương, Ngưu Lang Chúc Nữ.
Hoa Trắng Thôi Cài Trên Áo Tím
Lâu quá không về thăm xóm đạo
Từ ngày binh lửa dậy quê hương
Khói bom che lấp chân trời cũ
Che cả người thương cả giáo đường.
Mười năm trước em còn đi học
Áo tím điểm tô thời nữ sinh
Hoa trắng cài duyên trên áo tím
Em là cô gái tuổi băng trinh.
Trường anh ngó mắt giáo đường
Gác chuông thương nhớ lầu chuông
U buồn thay! Chuông nhạc đạo
Ròn rã thay! Chuông nhà trường.
Lần lữa, anh ghiền nghe tiếng chuông
Làm thơ sầu mộng dệt tình thương
Để nghe khe khẽ lời em nguyện
Thơ thẩn chờ em trước thánh đường.
Mỗi lần tan lễ, chuông ngừng đổ
Hai bóng cùng chung một lối về
E lệ, em cầu kinh nho nhỏ
Thẹn thuồng, anh ngoảnh lại không đi.
Sau mười năm lẻ, anh thôi học
Nức nở chuông trường, buổi biệt ly
Ròn rã từng hồi chuông xóm đạo
Tiễn nàng áo tím bước vu quy.
Anh nhìn áo cưới mà anh ngỡ
Chiếc áo tang liệm khối tuyệt tình
Hoa trắng thôi cài trên áo tím
Thôi còn đâu nữa tuổi băng trinh.
(Kiên Giang)
*Cà phê bí-tất là chữ tả thực, không bóng gió gì: như ở gần tòa soạn báo Phổ Thông của Nguyễn Vỹ ở trên đường Phạm Ngũ Lão, người ta không bỏ cà phê vào cái phin bằng nhôm hay bằng sắt, mà bỏ vào cái túi vải, nhúng cả cái túi vào trong siêu (nồi) nước đun sôi. Cái túi vải tiện lợi dày và xít xao hơn cả chính là một cái bí-tất vốn dùng để đi giầy!
- Tuệ Sỹ: Tuổi Trẻ Vạn Hạnh Viên Linh Nhận định
- Điếu thi: Thủ̉y Mộ Quan Viên Linh Thơ
- Bạch thư Phạm Huấn Viên Linh Nhận định
- Tuệ Sỹ, Tù Đày Và Quê Nhà Viên Linh Nhận định
- Tuệ Sỹ Giữa Mùa Thay Đổi Viên Linh Nhận định
- Ngọc Linh (1931-2002), nhà văn với bốn chữ mặn mà Viên Linh Hồi ký
- Nỗi âu lo của nhà giáo Bảo Vân Viên Linh Hồi ký
- Con hạc của vua Tự Đức Viên Linh Giai thoại
- Tản Đà Và Hai Chữ Non Nước Viên Linh Hồi ký
- Hoài Điệp Tử, nhà văn nhà báo chết trong ngọn lửa Bolsa Viên Linh Hồi ký
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |