1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Một Thoáng Xuân Trong Thơ Thái Tú Hạp (Phù Vân) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      17-4-2020 | VĂN HỌC

      Một Thoáng Xuân Trong Thơ Thái Tú Hạp

        PHÙ VÂN
      Share File.php Share File
          

       


           Nhà thơ Thái Tú Hạp

      Tôi xin giới thiệu một trong những nhà thơ mà tôi mến mộ là Thái Tú Hạp, dù tôi chưa hề gặp mặt. Nhưng tôi vẫn thường tự hỏi, có cần phải biết nhau, có cần phải một lần tâm sự thâu đêm suốt sáng hay không để mới vỡ ra nguồn cảm thông? Qua thơ anh - thơ theo khuynh hướng trữ tình, tôi tìm thấy ở anh một tâm hồn hiền hòa rất gần gũi và trung hậu của dân tộc mình.


      Thế cho nên, thế giới trong thơ của Thái Tú Hạp là một cõi không gian huyền diệu, u trầm tĩnh mặc, có những dấu chân hoài niệm còn in trên lớp rêu phong, có ánh nắng lung linh trên màu cỏ hoa, có tiếng suối róc rách theo nhịp rung động hài hòa của trái tim.


      Thế giới trong thơ Thái Tú Hạp là một bóng mát để ta dừng chân tạm nghỉ trên một chuyến hành trình đi tìm cái đẹp vĩnh hằng, đi tìm một chốn an lành vĩnh cửu trong bàng bạc màu Thiền và trên cõi cao vời thâm sâu của Phật Giáo.


      Thế giới trong thơ của Thái Tú Hạp là giòng suối mát để ta soi mình dưới nước, thấy bóng mình lung linh trong tiểu ngã và chợt tỉnh thức hòa trong đại ngã trong tâm lượng bao dung của đất trời, trong huyền nhiệm chuyển hóa của biển cả...


      Thái Tú Hạp là cây bút đã thành danh vào thập niên 60, sinh tháng 4 năm 1940 tại thành phố Hội An, Tỉnh Quảng Nam. Từ năm 1956 đến 1975 đã liên tục đăng thơ trên các tạp chí văn nghệ ở Sàigòn như Bách Khoa, Văn, Giữ Thơm Quê Mẹ, Văn Học, Khởi Hành, Gió Mới, Nghệ Thuật, Ngày Nay, Tiền Phong, Mai...


      Tác phẩm đã xuất bản: Tuyển tập Sông Thu (thơ, 1962) với Thành Tôn và Hoàng Quy; Thèm Về (thơ, 1970); Chim Quyên Lạc Ngàn (thơ, 1982); Thơ Văn Việt Nam Hải Ngoại (tuyển tập, 1985); Miền Yêu Dấu Phương Đông (thơ, 1987); Thơ Văn Phật Giáo (tuyển tập, 1983); Hạt Bụi Nào Bay Qua (thơ, 1995), Chủ biên Tập San Quảng Đà nhiều năm.


      Tác Phẩm sẽ xuất bản: Thơ Văn Việt Nam Hải Ngoại (tập 2); Bên Ngàn Lau Xanh (tùy bút), Tuyển Tập Thơ Nhạc (Thái Tú Hạp và nhiều nhạc sĩ); Giở Trang Vô Tự Trắng Nhòa Sắc Không (thơ).


      Rồi mùa xuân mời gọi, tôi đi vào khung trời đào trắng mai vàng. Quê hương thực thể vào xuân hay lòng tôi mơ tưởng, khi sáng nay thức dậy đọc thơ Thái Tú Hạp, bàng hoàng nghe những âm vang thương đau từ bên kia bờ đại dương vọng lại rồi chung hòa trong tiếng chuông ngân tại thế thánh thiện, thiêng liêng, mầu nhiệm để cứu rỗi, để giác ngộ.


      Tiếng chuông réo gọi người về với quê nghèo đổ nát để dựng lại mái ấm hạnh phúc, về với núi rừng non cao, nghe tiếng suối ngọt ngào yêu dấu.


      Mùa xuân, những ước mơ thật lành, như:

      ...


      Sáng nay

      Nghe tiếng chuông ngân thánh thiện

      Mùa xuân mời gọi thiêng liêng

      Như chính lòng ta vô nhiễm

      Vừa thức dậy bàng hoàng


      Những âm vang đã tắt lịm từ vực thẳm đau thương


      ...

      Réo gọi ta về

      Dựng lại căn nhà hạnh phúc

      Giữa mùa xuân Pháp Hoa

      Trên mảnh đất quê nghèo đổ nát


      Ta dắt díu em về

      Trồng lại luống hoa

      Nghe suối hát trong rừng Viên Giác

      Đời có nhau chân thật tình yêu

      (Vẫn Yêu Em, Mùa Xuân)

      “Đời có nhau chân thật...”, tình vẫn mãi lưu hương. Cớ sao ta không trân trọng, nên hương tóc người yêu mờ phai trong gió. Cớ sao ta không gìn giữ, nên chim quyên cũng lạc cuối trời. Giờ trở lại chốn xưa, mong lần nữa hạnh ngộ trong vườn hoa hoàng lan. Nhưng lan nay đã tàn, ta ngậm ngùi lê chân về cuối phố, nghe sầu nát tan.


      Nắng chiều còn luyến lưu trên xóm vắng, con chim nhỏ cũng lạc loài như ta. Con đường về mênh mông trần thế, huyễn hoặc cơn mê, mập mờ như ánh sao khuya lãng đãng trôi trên giòng sinh tử.


      Ừ nhỉ, một mình em trùng điệp với non ngàn và em có thấy không, trong vườn xuân hạnh ngộ “hoàng lan xưa vẫn nở trên từng nhánh thơ ta”:

      Trong vườn xuân hạnh ngộ

      Hoàng lan hiu hắt tàn

      Dấu chân về cuối phố

      Nghe sầu vỡ trăm năm


      Chiều qua hiên tiểu muội

      Nắng sót trên cành lan

      Chim lạc loài hỏi khách

      Xóm vắng buồn mênh mang


      Còn đâu hương tóc em

      Hoàng lan nao nức nhớ

      Phố cũ chiều lang thang

      Đường rêu hoang lệ nhỏ


      Trong vườn tâm trần thế

      Đời huyễn hoặc cơn mơ

      Trôi trên giòng sinh tử

      Nhòa khuất như trăng sao!


      Núi non vây trùng điệp

      Một mình em xót xa

      Hoàng lan xưa vẫn nở

      Trên từng nhánh thơ ta!

      (Trong Vườn Xuân Hạnh Ngộ)

      Xuân lại về. Những tàng cây trơ trụi mùa đông nay đã chuyển mình với mầm xanh lá mới, với nụ mầm thiên thu trỗi dậy như đời đời kiếp kiếp hóa thân trong vòng sinh tử luân hồi. Mùa xuân muôn năm cũ trở về như vòng quay thời gian nghiệt ngã âm dương.


      Phải chăng chỉ mình ta bị cuốn hút vào giòng suy tưởng, rằng từ vô lượng kiếp tình yêu mùa xuân vẫn mãi mãi tinh khôi?


      Phải chăng em vì ta mà đến, có sá gì rừng núi bao la, có sá gì lửa cháy trong thạch thất, bởi trong em, tình yêu cao rộng hơn núi rừng, còn nóng bỏng hơn lửa cháy?

      Từng nhánh cây đứng im

      Nụ mầm thiên thu nẩy

      Khu vườn rộn rã chim

      Mặt trời vừa thức dậy


      Lá lao xao hát thầm

      Mùa xuân muôn năm cũ

      Đã về trên đọt cây

      Khi sương còn ngái ngủ


      Chỉ một mình ta thôi

      Trôi theo giòng suy tưởng

      Những tình xuân vô lượng

      Rót từ cõi nguyên khôi


      Lửa tàn trong thạch thất

      Rừng khoác kín đôi chân

      Em vì ta bước lại

      Từ đó lộc ra xuân

      (Từ Đó Ra Lộc Xuân)

      Vẫn những nhịp ngũ ngôn buồn bã lạnh lùng giữa khung trời trùng trùng tuyết phủ. Quan san cách trở, bằng hữu xa xôi, chỉ còn mình ta trong thạch thất đốt lửa ươm sầu. Trên cánh đồng tuổi nhỏ, con chim quen cũng biền biệt xa bay. Ôi phương đông - quê hương tội nghiệp của ta ơi “đất cày lên sỏi đá”, mùa xuân phủ đầy màu trắng mây bay!


      Những cánh én đã về, mùa xuân đã tới. Ta vui mừng báo tin cùng thế giới, đất nước ta có mùa xuân, có hồn thiêng Tổ quốc Việt Nam.


      Nhưng đó là mùa xuân an bình của những ngày xưa cũ, của thuở ta còn sống trên quê hương, đó là mùa xuân tinh khôi nguyên vẹn trong quặn thắt về quê cũ:

      Tin thơ từ ải nhạn

      Bốn phương tuyết trùng vây

      Lửa sầu trong thạch thất

      Bạn hiền thăm thẳm xa


      Trên cánh đồng lã vọng

      Không còn dấu chim quy

      Chiều phương đông đá dựng

      Mùa xuân mây trắng bay


      Bao giờ chim én lại

      Mùa xuân sông núi ta

      Mọc lên từ hơi thở

      Từ mạch máu ra hoa


      Báo tin cùng nhân loại

      Ta cũng có mùa xuân

      Ta vẫn còn đất nước

      Tiếng gọi hồn Việt Nam


      Mùa xuân chưa kịp tới

      Sầu đã cấy trong tim

      Tiếng cười phiên chợ Tết

      Trên cánh đồng quê hương


      Tin nhạn phiêu du rồi

      Hạt mầm hư vô nẩy

      Mùa xuân còn tinh khôi

      Trong hồn ta cố quận

      (Mùa Xuân Tinh Khôi)

      Ta lại gặp một Thái Tú Hạp trong nhịp điệu lục bát thánh thót nỗi muộn phiền, vắng nụ cười u thẳm phương đông - cái “Miền Yêu Dấu Phương Đông” tội nghiệp của những thuyền nhân thế kỷ 20 đã phải đứt ruột rời bỏ quê hương.


      Mùa xuân trên hải đảo chạnh lòng nhớ cố hương, nhớ em. Thôi từ đây biền biệt nhân gian, xa vắng cội nguồn:

      Cõi khuya quạnh quẽ em về

      Nhớ chăn chiếu đẫm nỗi tê tái buồn

      Mùa xuân hải đảo kinh hoàng

      Đời mưa bão lạnh thêm vàng võ tôi

      Chút than lửa đó phận người

      Chiều u thẳm bặt tiếng cười đông phương

      Thôi còn đâu nữa hướng dương

      Quê nhà chỉ thấy khói sương tỏa mờ

      Còn em vườn cũ trong thơ

      Hoa chanh thơm nức tóc bờ vai ngoan

      Chuông ngân động cánh mai vàng

      Tình cho nhau mấy dặm ngàn chân vui

      Giờ xanh bóng liễu ngậm ngùi

      Bên sông cánh hạc lưng trời vút xa

      Đêm ray rứt giọt mưa sa

      Nhân gian biền biệt cành hoa cội nguồn

      Tâm xuân hiu hắt phố buồn

      Cố hương dao cắt mỏi mòn châu thân

      Hồn sông núi vẫn cưu mang

      Đào hoa còn nhớ, nắng vàng bên sông?

      (Xuân Ngàn Dặm Xa)

      Cuối cùng phải nói đến nghệ thuật xử dụng điệp ngữ của Thái Tú Hạp trong bài “Mùa Xuân Yêu Em”, làm ta mường tượng đến tài hoa của Nguyễn Du mà không phải Nguyễn Du, tiếng đàn của Kiều mà không phải nàng Kiều!

      Mùa xuân từ thuở yêu em

      Núi non xứ Quảng cũng mềm bước đi

      Hàng cây nẩy lộc thầm thì

      Nghe như dòng suối từ bi cội nguồn

      Mùa xuân từ độ bao dung

      Tiếng chung thủy ở. Tiếng đường mật vui

      Tiếng hờn ghen. Tiếng ngậm ngùi

      Tiếng đau dao cắt. Tiếng mùi mẫn yêu

      Lúc khuya sớm thuở quê nghèo

      Lúc chinh chiến lửa phận treo tuổi mình

      Lúc ngã ngựa. Khi tàn binh

      Lúc non cao vẫn trọn tình thăm nuôi

      Trùng dương u thảm phận người

      Quẩn quanh hải đảo tiếng cười đắng cay

      Xa rồi thác lũ trời tây

      Đời hư ảo thoáng chim bay cuối ngàn

      Đất trời thơm ngát lộc non

      Cho ta xuân thắm vô vàn yêu em

      (Mùa Xuân Yêu Em)

      Phù Vân - Đức Quốc

      Phù Vân

      Nguồn: nguyentruongto.info

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Một Thoáng Xuân Trong Thơ Thái Tú Hạp Phù Vân Nhận định

    3. Bài viết về nhà thơ Thái Tú Hạp (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Thái Tú Hạp

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Thái Tú Hạp (Học Xá)

      Nhà Thơ Thái Tú Hạp (Nguyễn Vy Khanh)

      Một Thoáng Xuân Trong Thơ Thái Tú Hạp (Phù Vân)

      Phỏng Vấn Thái Tú Hạp & Ái Cầm

       (Giáng Ngọc)

      Thiền Tính Trong Thơ Thái Tú Hạp

       (Nguyễn Vy Khanh)

      Trôi theo dòng sông thơ Thái Tú Hạp

       (Du Tử Lê)

      Đọc thơ Thái Tú Hạp (Vĩnh hảo)

      Đọc Thơ Thái Tú Hạp (Bùi Bảo Trúc)

      Cõi thơ Thái Tú Hạp (Trần Ngọc Chất)

       

      Tác phẩm của Thái Tú Hạp

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Ba Dòng Thơ Tiêu Biểu Phương Đông: Thơ Thiền Việt Nam, Đường Thi Trung Hoa Và Haiku Của Nhật (Thái Tú Hạp)

      Nắng Chiều Đã Ngừng Trôi Trên Thành Phố Los Angeles (Thái Tú Hạp)

      Lê Mai Lĩnh Trên Những Chặng Đường Gai Lửa (Thái Tú Hạp)

      Đi Tìm Đường Bay Ưu Việt Của Thi Ca

      (Thái Tú Hạp)

      Nguyên Sa - Thế giới của Tình yêu thơ mộng (Thái Tú Hạp)

      Tiểu sử

      Quyền Uy Trong Vương Quốc Của Nhà Thơ Du Tử Lê

      Vài nét về cõi thơ Trần Trung Đạo

      Những bài thơ hoa đào hay nhất

      Những sáng tác phổ thơ của thi sĩ Thái Tú Hạp (hopamviet)

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)