1. Head_

    Phan Lạc Phúc

    (.0.1928 - 28.4.2016)

    Trần Tấn Quốc

    (..1914 - 28.4.1987)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Nguyên Sa - Thế giới của Tình yêu thơ mộng (Thái Tú Hạp) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      26-07-2013 | VĂN HỌC

      Nguyên Sa - Thế giới của Tình yêu thơ mộng

        THÁI TÚ HẠP
      Share File.php Share File
          

       

      Miền Trung của những năm 1960 đến 1963, không khí chiến tranh mỗi ngày mỗi khốc liệt bủa vây ở nông thôn. Ở thành phố ngột ngạt căng thẳng những cuộc xuống đường của sinh viên. Tuổi trẻ cảm thấy buồn bã cô đơn. Trong những quán cà phê, những chàng thanh niên để tóc dài ngồi gục đầu trên những trang sách triết của Jean Paul Sartre, của Camus...bồng bềnh đắm đuối trong không khí đầy bi quan nhạc Trịnh Công Sơn... Khói thuốc mù mịt...bên ly cà phê phin nhỏ giọt như máu đen sầu thảm...và buồn nôn. Ở những lớp thanh niên thanh nữ khác đi tìm lối thoát nội tâm thực tiễn hơn trong các tạp chí Văn, Nghệ Thuật, Sáng Tạo, Hiện Đại, Bách Khoa, Thế Kỷ Hai Mươi, Gió Mới... xuất bản ở Saigon gởi ra. Những luồng gió văn chương nầy đã thổi tới những cánh đồng hoa rực rỡ, những say mê đằm thắm mới mẻ, đã là những giòng sông êm mát giữa mùa hạ oi nồng. Là lúc những thủy triều dâng lên theo vầng trăng tỏa sáng. Đã làm vơi đi những hình ảnh Dũng - Loan trong Đoạn Tuyệt, mối tình đầy siêu nhiên thánh thiện trong Hồn Bướm Mơ Tiên, xa dần Trống Mái... Và thực sự đã trấn áp những say mê của Tự Lực Văn Đoàn. Tuổi trẻ đã bắt đầu yêu những sáng tác văn thơ của Quách Thoại, Tô Thùy Yên, Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, Doãn Quốc Sỹ, Dương Nghiễm Mậu, Mặc Đỗ, Vũ Khắc Khoan, Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Nguyễn Sỹ Tế, Hoàng Trúc Ly, Thanh Nam... Và nhất là NGUYÊN SA. Sự xuất hiện những bài thơ tình của Nguyên Sa thật đúng lúc, đã lôi cuốn nỗi cô đơn chung vào cái thế giới thơ mộng của tình yêu:


      ...Không có anh lấy ai đưa em đi học về

      Lấy ai viết thư cho em mang vào lớp học

      Ai lau mắt cho em ngồi khóc

      Ai đưa em đi chơi trong chiều mưa

      Những lúc em cười trong đêm khuya

      Lấy ai nhìn những đường răng em trắng

      Đôi mắt sáng là hành tinh lóng lánh

      Lúc sương mù ai thở để sương tan

      Ai cầm tay cho đỏ má hồng em

      Ai thở nhẹ cho mây vào trong tóc...


      Sự đau thương và hủy diệt cận kề tình yêu có phải là ly rượu hồng thoáng say trong chốc lát để rồi chia ly biền biệt:


      ... Không có anh nhỡ ngày mai em chết

      Thượng Đế hỏi anh sao tóc em buồn

      Sao tay gầy, sao đôi mắt héo hon

      Anh sẽ phải cúi đầu đi về địa ngục...

      (Cần Thiết)


      Cũng như Xuân Diệu thời kỳ tiền chiến đã biết chọn cho mình một chỗ đứng riêng rẽ, đó là thế giới của tình yêu. Và chính sự lựa chọn khôn ngoan nầy tên tuổi Xuân Diệu đã vượt thoát ra khỏi giới hạn không gian thời gian và ở trong tâm hồn nhiều thế hệ. Từ khi loài người biết yêu nhau là lúc những vần điệu ca ngợi tình yêu trở thành vĩnh cửu. Ngay trong kho tàng văn học bình dân Việt Nam, những câu ca dao, những câu hát quan họ, những bài hò Huế, hò Quảng...đề cập đến tình yêu đều đã khắc sâu trong tiềm thức dân gian. Cho đến bây giờ, ít ai quên được những ý tình thật dễ thương của đôi trai gái nơi thôn dã:


      ...Trèo lên cây bưởi hái hoa

      Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân

      Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc

      Em đã có chồng anh tiếc lắm thay...


      ...Trên trời có đám mây xanh

      Ở giữa mây trắng chung quanh mây vàng

      Ước gì anh lấy được nàng

      Để anh mua gạch Bát Tràng về xây

      Xây dọc rồi lại xây ngang

      Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân...


      ...Hôm qua tát nước đầu đình

      Để quên chiếc áo trên cành hoa sen

      Em được thì cho anh xin

      Hay là em để làm tin trong nhà...


      Mỗi thi sĩ Việt Nam bước vào thế giới vần điệu đều đã hơn một lần đi vào ngưỡng cửa tình yêu. Có tình yêu mới tạo nên cảm xúc để sáng tác. Từ thuở nhìn em tóc để đuôi gà, nhảy từng bước chân chim trên thảm cỏ xanh sân trường đã làm cho tâm hồn chàng thanh niên ngẩn ngơ và đã bắt đầu cảm thấy cuộc đời chớm vui buồn vu vơ:


      ...Trời hôm nay mưa nhiều hay rất nắng

      Mưa tôi chả về bong bóng vỡ đầy tay

      Trời nắng ngạt ngào...tôi ở lại đây

      Như một buổi hiên nhà nàng dịu sáng


      Trời hôm ấy mười lăm hay mười tám?

      Tuổi của nàng tôi nhớ chỉ mười ba

      Tôi phải van lơn ngoan nhé, đừng ngờ...

      Tôi phải dỗ như là...tôi đã nhớn


      ...Áo nàng vàng tôi về yêu hoa cúc

      Áo nàng xanh tôi mến lá sân trường

      Sợ thư tình không đủ nghĩa yêu đương

      Tôi thay mực cho vừa màu áo tím...

      (Tuổi Mười Ba)


      Qua bao nhiêu thử thách thời gian, trong thế giới thơ tình của Nguyên Sa, nhiều người đều công nhận “Áo Lụa Hà Đông” có một vị trí đáng kể trên văn đàn. Khi những Thái Thanh, Lệ Thu, Duy Trác cất tiếng hát mọi người đều nghĩ đến Nguyên Sa. Ngô Thụy Miên hòa nhập thực sự nỗi rung động khi đưa bài thơ này vào thế giới âm nhạc. Và đã thăng hoa tuyệt vời lan xa trong yêu thích của quần chúng:


      ...Nắng Saigon anh đi mà chợt mát

      Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông

      Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng

      Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng


      Anh vẫn nhớ em ngồi đây, tóc ngắn

      Mà mùa thu dài lắm ở chung quanh

      Linh hồn anh vội vã vẽ chân dung

      Bày vội vã vào trong hồn mở cửa


      Gặp một bữa anh đã mừng một bữa

      Gặp hai hôm thành nhị hỷ của tâm hồn

      Thơ học trò anh chất lại thành non

      Và đôi mắt ngất ngây thành chất rượu


      Em không nói đã nghe từng giai điệu

      Em chưa nhìn mà đã rộng trời xanh

      Anh đã trông lên bằng đôi mắt chung tình

      Với tay trắng em vào thơ diễm tuyệt


      Em chợt đến, chợt đi, anh vẫn biết

      Trời chợt mưa, chợt nắng chẳng vì đâu

      Nhưng sao đi mà không bảo gì nhau

      Để anh gọi, tiếng thơ buồn vọng lại


      ...Em ở đâu, hỡi mùa thu tóc ngắn

      Giữ hộ anh màu áo lụa Hà Đông

      Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng

      Giữ hộ anh bài thơ tình lụa trắng...

      (Áo Lụa Hà Đông)


      Thơ Nguyên Sa được xem như thời thượng của tuổi trẻ thuở đó. Thể thơ tự do Nguyên Sa dùng rất mới lạ. Gọi người tình là “Con chó ốm”, là “con mèo ngái ngủ trên tay anh” một lối xưng hô trìu mến rất là Tây Phương:


      ... Và em sẽ cười phải không em

      Em sẽ không buồn như một con chó ốm...

      Như con mèo ngái ngủ trên tay anh

      Đôi mắt cá ươn như sắp sửa se mình

      Để anh giận sao chả là nước biển...


      Nguyên Sa đã du học tại Paris đến cuối 1956 trở về từ tả ngạn sông Seine, từ mái trường danh tiếng Đại Học Sorbonne. Trong mỗi con người đều có sự mâu thuẫn kỳ lạ “đứng núi nầy trông núi nọ”, nao nức trở về quê hương và khi đã sống với quê hương lòng lại vương vấn kinh thành ánh sáng. Không biết đã có đôi mắt xanh nào làm cho nhà thơ “Áo Lụa” tương tư?


      ... Paris có gì lạ không em?

      Mai anh về em có còn ngoan

      Mùa xuân hoa lá vương đầy ngõ

      Em có tìm anh trong cánh chim


      Paris có gì lạ không em?

      Mai anh về giữa bến sông Seine

      Anh về giữa một giòng sông trắng

      Là áo sương mù hay áo em?


      ...Vẫn hỏi lòng mình là hương cốm

      Chả biết tay ai làm lá sen...


      Ngôn ngữ thật mới, thật lả lướt một cõi an bình mộng mơ tạo nên một thế giới diễm tình, chiến tranh bị đẩy lùi xa ngàn dặm:


      ...Em có hoa lan giữa tóc thề

      Mặt trời xen kẽ đón tay che

      Phương Đông vào chỗ hồng trên má

      Chiều xuống lưng chừng mái tóc thưa...

      (Hải Âm)


      ...Anh nhớ em ngồi áo trắng thon

      Ngàn năm còn mãi lúc gần quen

      Em gầy như liễu trong thơ cổ

      Anh bỏ trường thi lúc thịnh Đường...

      (Em Gầy Như Liễu Trong Thơ Cổ)


      ...Thiên đường có chỗ màu đen

      Anh nằm nghe thấy vẫn còn tiếng mưa

      Tiếng trời gõ nhịp tiếng trưa

      Tiếng cho sâu thẳm tiếng khuya tuyệt vời...

      (Bất ngờ)


      Trước thời kỳ 75, thỉnh thoảng tôi mới có cơ hội vào Saigon và mỗi lần như thế đều gặp Du Tử Lê, Viên Linh, Hồ Trường An, Huy Tưởng...và thường nhắc nhở đến nhà thơ Nguyên Sa và dĩ nhiên đều ca ngợi anh rất thành công và ngoạn mục về nhiều phương diện như dạy học, làm báo, làm thơ... Sang Hoa Kỳ với đời sống mới lưu vong nơi đất khách, nhà thơ Nguyên Sa vẫn lẫy lừng ở nhiều sinh hoạt như chủ nhiệm, chủ bút Tạp Chí Đời, Phụ Nữ Mới và Tuần Báo Dân Chúng. Giám đốc Trung tâm băng nhạc Đời với những tuyển chọn ca sĩ, nhạc phẩm rất công phu và khởi sắc hơn các trung tâm khác.


      Trong một bài viết về nhà thơ Nguyên Sa, trên tạp chí Văn, nhà văn Mai Thảo đã nhắc đến những kỷ niệm:


      ”...Một đêm tháng trước, nhà hàng Doanh Doanh của vợ chồng Thái Tú Hạp trên Đại Lộ Hoàng Hôn đãi cơm tối ra mắt thân hữu tuyển tập Thơ Văn Hải Ngoại. Tới phần thơ nhạc tạp lục, sau tiếng hát Khánh Ngọc và tiếng đàn Nguyễn Đức Quang, tôi có đi cùng Nguyên Sa lên máy vi âm. Đứng cạnh, chia nhau mỗi thằng đọc một khúc thơ tình của bang trưởng Phúc Kiến. Đọc thơ. Đùa nghịch với thơ. Thơ anh nằm xem tuồng cải lương, em không quần không áo. Thơ năm thằng cùng tắm giờ đứng tắm một mình. Đọc thơ. Đùa nghịch với thơ. Tôi vẫn thích lắm những phút đùa nghịch như vậy. Cho thoải mái không khí, thân mật bạn bè. Cho đêm xuống đã xuống với nhân thế ở ngoài kia, đêm tối bớt buồn, và bớt lạnh với người. Đùa nghịch, riễu bạn, riễu luôn cả chính mình. Để câu nói Nguyên Sa “Chúng mình già hết rồi”. Phải có lúc không đúng. Hoặc một cách nào thôi, tâm hồn ta vẫn trẻ. Mấy phút trước máy vi âm tối đó mà Nguyên Sa gọi hai đứa tôi là Laurel và Hardy, tôi thấy tôi trẻ thật. Nguyên Sa cũng vậy. Mấy phút trước máy vi âm tối đó, tôi thấy lại cái tôi đầu, những ngày Sáng Tạo trẻ trung phơi phới. Và thấy lại cái phần trước sau tôi thích thấy nhất và yêu mến nhất ở Nguyên Sa. Đó là mấy chục năm về trước. Nguyên Sa mới ở Pháp về, Trịnh Viết Thành đem tới. Đưa bài thơ đầu tiên. Và sau đó đã cùng chúng tôi đi vào cuộc phiêu lưu đầy hào hứng tới những chân trời văn chương tuổi trẻ mênh mông...”


      Cũng chính trong thời gian này, mỗi cuối tuần chúng tôi đều đón tiếp anh chị Nguyên Sa đến Los Angeles ghé tạt qua Doanh Doanh quán, uống tách trà, nói vài mẩu chuyện vui văn nghệ. Những lúc như thế, tôi khám phá nơi anh những nét trầm tĩnh, đạo mạo đúng cái phong cách nhà giáo, một thi sĩ nhân hậu, một người đàn anh lúc nào cũng nâng đỡ tận tình và hay bênh vực nhau trọn nghĩa đệ huynh. Tuy nhiên, Du Tử Lê nhận xét về Nguyên Sa “ngó vậy mà không phải vậy”. Anh rất tốt với anh em và sẵn sàng bao dung với bằng hữu, nhưng với cuộc đời, với những kẻ chơi xấu anh em, anh sẵn sàng ra chiêu bảo bọc, anh sống rất sòng phẳng, đã từng là Triệu Tử Long trong những trận bút chiến làm kinh hoàng đối thủ. Cõi thơ là cõi đùa chơi với chữ nghĩa. Cuộc đời là những ân oán phân minh. Nếu cần “Áo Lụa” là thanh kiếm trên tay. Nhận xét đó tôi cảm nhận đúng vì ngay trong tuần báo Saigon Times hay Tuyển Tập Thơ Văn Phật Giáo do tôi chủ trương cũng đã vấp phải khuyết điểm khi đăng thơ thiếu sót vài chữ, vài câu làm mất giá trị bài thơ của Nguyên Sa vì không kiểm soát kỹ lưỡng và quá tin vào đả tự viên. Đối với người khác sẽ bực tức ngay, nhưng đối với Nguyên Sa thì không. Anh vẫn giữ nguyên tình cảm, xem như không có gì xảy ra khi đối diện và cũng không bao giờ nhắc đến. Ngoài những tập thơ Nguyên Sa đã ấn hành, Nguyên Sa cũng đã cho phát hành trường thiên “Giấc Mơ” mà theo ông: “Giấc mơ không phải là tập hồi ký, không phải tiểu thuyết Lịch Sử, cũng không phải Phóng Sự Tiểu Thuyết. Nó cũng không dính dáng một chút nào đến thực tại...được mô tả như những nét tô vẽ sản phẩm tưởng tượng của người viết...”. Nhưng Nguyên Sa vẫn hãnh diện khi đề cập đến hình ảnh: ”...Dân tộc tôi sẽ đứng dậy trên đồng bằng, bay trên núi non, vùng vẫy ngoài biển khơi. Tự Do. “Dòng máu không thể chảy ngoài huyết quản”. Dân tộc tôi đang ước mơ. Tôi vẫn đang ở trong đó. Và tôi đang ước mơ...”


      Không phải chỉ có Nguyên Sa ước mơ mà cả dân tộc từ trong nước đến hải ngoại đều ước mơ được nhìn thấy thanh bình thực sự trở về trên mảnh đất đầy đau thương và nghiệt ngã. Tình yêu vẫn là sức sống mãnh liệt và vĩnh cửu của loài người. Không có cảnh trí nào đẹp và thơ mộng bằng hình ảnh tình yêu hồn nhiên và lãng mạn, nẩy nở trong tâm hồn Dân Tộc, một Dân Tộc mà mỗi công dân sinh ra và lớn lên được nuôi dưỡng bằng chất liệu thi ca, bằng tình thương của Mẹ. Tình yêu vượt thoát lên mọi chủ nghĩa, mọi hận thù, Tình Yêu như đóa hoa nở rộ trong trái tim giữa Con Người và Con Người xinh đẹp như dải Trường Sơn, như những giòng sông Cửu Long, Hương Giang, Hồng Hà đang cuồn cuộn vào biển lớn mùa Xuân bất diệt của Dân Tộc:


      ...Anh biết rằng:

      Có người khóc vì mừng vui ước hẹn

      Có người cười vì tủi cực phôi pha

      Anh biết nói làm sao

      Nhưng chắc chắn ngàn thu ly rượu quan hà

      Sẽ phải chua men vì thiếu người sưởi lạnh

      Anh biết nói làm sao

      Khi họ gặp nhau (anh đã bảo em)

      Như Sông Cửu Long

      Về lòng biển cả

      Vẫn tiếng sóng về nước chảy triền miên

      Vẫn Cửu Long giang mở chín lần cửa rộng

      Giòng sông dài dữ dội bản trường ca...


      Phải, giòng sông dài dữ dội bản trường ca

      Nên sông đã về tràn đầy mắt biển

      Sông đã về rửa trắng lòng anh

      Đợi từ chín kiếp giao thừa

      Đến sáng hôm nay mới được hát giữa giòng sông

      Đến sáng hôm nay mới được hát giữa ngày

      mùng một Tết...


      Khi chúng tôi được nhà thơ Nguyễn Mạnh Trinh thông báo về sự ra đi vĩnh viễn của Thi sĩ Nguyên Sa, tôi xúc động thực sự, vì tôi mới điện thoại thăm sức khỏe anh cách đây vài ngày và biết bệnh tình đến với anh trong thời gian hơn năm qua, hành hạ anh đủ chuyện về thể xác. Bệnh thì mặc kệ, anh xem như không có gì xảy ra, như mọi cuộc chơi trong đời sống, anh đã từng bày biện nhiều sáng tạo bất ngờ, gây nhiều ngạc nhiên với mọi người. Thơ của anh gần đây vẫn thấp thoáng tình yêu, nhưng nhẹ nhàng siêu thoát hơn:


      ...Tiếng chiều trên ngọn phi lao

      Giọng ca em gởi đã vào trong tim

      Khi về nhớ ghé ngăn trên

      Miệt tâm thất trái đường lên huyệt đào...

      (Cuộc Chơi)


      Này đây hữu ngạn làm thơ

      Còn kia tả ngạn ngồi chờ tin em

      Cái người năm ấy em quen

      Phân thân nửa ở bên em nửa về,

      Cây tây chết ở sơn khê

      Cây đông tróc gốc cành chia lá vàng

      Một đời mấy nhánh Tầm Dương

      Ngàn đêm gọi miết mỗi triền mỗi đau

      (Phân Thân)


      Bình minh có buổi cũng buồn

      Con sông đổi mặt giận hờn bỏ đi

      Ta ngồi ở khúc rừng kia

      Lúc đo âm hưởng, khi chia lá vàng

      Rừng đo với núi chiều ngang

      Khi ta tựa núi chỉ còn chỗ cao

      Đá to rớt gốc cây đào

      Ta mang trả núi, vẫy chào cố nhân...

      (Cố Nhân)


      Nhiều bài lục bát trong tập ba thơ Nguyên Sa chúng ta tìm thấy những tư duy trầm mặc phương Đông, những ray rứt thiền vị, phảng phất vô vi của Lão, muốn tĩnh lặng như giòng sông nhưng con nước vẫn rạt rào thao thức trăm nhánh vời xa. Cái đùa nghịch dễ thương. Cái gần xa đã hòa nhập. Cái đi về là một nẻo Chân Như. Cái không và có đều vô nghĩa. Cái tiểu và đại đã không còn, thì Niết Bàn và Thiên Đàng cũng chẳng khác nhau chi. Chuông Giáo Đường hay chuông Chùa cũng đều tiếp dẫn hương hồn đến nơi an nghỉ thiên thu.


      Khi còn tại thế, anh và anh Mai Thảo là hai người bạn thân chủ trương hai tạp san Văn Học Hiện Đại và Văn lẫy lừng trước 75 ở quê nhà. Người ra đi sau tháng 4.75 và người đến Hoa Kỳ năm 1982, cả hai đều tiếp tục cuộc chơi văn chương tại California, Hoa Kỳ. Ngày anh Nguyên Sa mất đi đúng 99 ngày anh Mai Thảo đã nằm xuống và hai anh đã chọn một chỗ nằm gần nhau trong nghĩa trang Westminster Memorial Park. Chúng tôi đã đến nhìn anh lần cuối. Anh nằm như ngủ thật thanh thản, không còn vướng bận chuyện buồn vui nhân thế. Như căn nhà trống hoang vu bỏ lại sau khi người chủ đã ra đi. Tất cả chỉ là phù vân. Nhưng những bài thơ tình tuyệt vời của Thi sĩ Nguyên Sa vẫn còn sống mãi trong lòng mọi người ở khắp nơi. Những bài thơ lụa là tình ái đã được các nhạc sĩ tài danh chắp thêm đôi cánh bay lên như những con phượng hoàng rực rỡ trên đỉnh non cao. Và cứ mỗi lần tiếng hát của các ca sĩ vang lên những “Paris có gì lạ không em...”, “Nắng Sàigòn anh đi mà chợt mát. Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông...”, ”...Áo nàng vàng tôi về yêu hoa cúc...áo nàng xanh tôi mến là sân trường...” là y như Nguyên Sa hãy còn đâu đó đang mỉm cười và gật đầu với chiếc mũ vừa nghiêng xuống... thơ anh ở chung quanh chúng ta trong đời sống, bằng hương vị tình yêu ngọt ngào, và tình quê hương nồng thắm.


      Thái Tú Hạp

      (Nguồn: chutluulai.net, 2009)

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Nắng Chiều Đã Ngừng Trôi Trên Thành Phố Los Angeles Thái Tú Hạp Hồi ức

      - Lê Mai Lĩnh Trên Những Chặng Đường Gai Lửa Thái Tú Hạp Nhận định

      - Đi Tìm Đường Bay Ưu Việt Của Thi Ca Thái Tú Hạp Nhận định

      - Nguyên Sa - Thế giới của Tình yêu thơ mộng Thái Tú Hạp Tiểu luận

      - Hoàng Thi Thơ: nửa thế kỷ dành cho tình yêu & quê hương Thái Tú Hạp Tạp bút

    3. Bài Viết về nhà thơ Nguyên Sa (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Nguyên Sa

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Thơ Nguyên Sa Và Phái Đẹp (Nguyễn Thị Thu Trang)

      Màu lụa Hà Đông trong thơ Nguyên Sa (Mai Thảo)

      Thơ ở Nguyên Sa (Du Tử Lê)

      Đọc lại Sân Bắn của Nguyên Sa (Nguyễn Mạnh Trinh)

      Tháng Tư nhớ Nguyên Sa, chuyện trò cùng ‘Nga buồn như con chó ốm’ (Vũ Đình Trọng)

      Nhân Một Kinh Nghiệm Thơ (Đỗ Long Vân)

      Kỷ Niệm Buồn Tháng Tư (Bùi Tiên Khôi)

      Chất sáng tạo tinh tế và phong phú của thơ Nguyên Sa (Phạm Quốc Bảo)

      Nguyên Sa (Vĩnh Phúc)

      Nguyên Sa (Võ Phiến)

      Lục Bát Bí Ẩn Trong Thơ Nguyên Sa (Trần Văn Nam)

      Nguyên Sa, Nhà Thơ Trọn Đời Hệ Lụy Với Thi Ca (Trần Văn Nam)

      Nguyên Sa - Thế giới của Tình yêu thơ mộng (Thái Tú Hạp)

      Nguyên Sa và Tình Ca Ngô Thụy Miên (Ngô Thụy Miên)

      Vị trí và, ảnh hưởng thơ Nguyên Sa trong văn học Việt (Du Tử Lê)

      Nguyên Sa (Tạ Tỵ)

      Nguyên Sa (1932-1998) (Thụy Khuê)

      Nguyên Sa, Nhà Báo, Nhà Thơ (Nguyễn Vy Khanh)

      Nguyên Sa, “Cuộc Hành Trình Tên Là Lục Bát”

      (Nguyễn Mạnh Trinh)

      Nguyên Sa  (Khánh Phương)

       

      Tác phẩm của Nguyên Sa

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Đọc Thơ Trần Văn Nam (Nguyên Sa)

      Rời Bỏ Nền Văn Chương Trú Ẩn (Nguyên Sa)

      Đọc thơ Viên Linh (Nguyên Sa)

      Phạm Duy với ngàn lời ca (Nguyên Sa)

      Thơ Nguyên Sa (luanhoan.net)

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Hồi tưởng lại 32 năm trước về chuyến đi Định Mệnh của tàu Trường Xuân (Phạm Ngọc Lũy)

      Linh Bảo - Tác Giả Tầu Ngựa Cũ Qua Đời (Trần Mộng Tú)

      Vài suy nghĩ nhân đọc Mây trên đỉnh núi của Nguyên Vũ (Đỗ Trường)

      Giới thiệu tác phẩm Mắt Ngọc của Dương Thượng Trúc (Điệp Mỹ Linh)

      Chữ Tâm trong văn học Việt (Thái Công Tụng)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  Bùi Kỷ,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)