|
Hoàng Giác(..1924 - 14.9.2017) | Nhật Tiến(24.8.1936 - 14.9.2020) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nhà
thơ Như Thương
Trầu ơi, xanh lá cho mau
cho duyên con gái thắm màu vôi yêu
Nghe câu lục bát ấy, nghe lời tỏ bày ẩn chứa những tình ý yêu đương ấy, chúng ta dễ dàng đoán biết được, đấy phải là thơ của một nhà thơ nữ.
Bên dưới câu lục bát đầy nữ tính ấy, người ta đọc thấy tên Như Thương.
Thơ em là giọt nắng
của chiều hoàng hôn rơi
Thơ em là giọt mưa
của đêm buồn rưng rức
Nàng thơ Như Thương từng giới thiệu về thơ mình như vậy. Những giọt nắng vàng phai của buổi chiều tàn và những giọt mưa đêm lặng lẽ rơi xuống thành phố nhỏ êm đềm ở Florida–quê hương thứ hai của nhà thơ–cũng đánh thức những nhớ thương dịu dàng về thành phố nào xa xôi trong trí tưởng ở chốn quê nhà. Ban-mê-thuột, với biệt danh “Buồn-muôn-thuở” nghe thật là… buồn, và với vẻ đẹp của những bông dã quỳ hoang dại mọc lên khắp miền đồi núi, như tấm áo màu vàng rực khoác lên thành phố miền cao nguyên đất đỏ ấy, từ thuở nhà thơ còn là cô nữ sinh hay mơ hay mộng và… chớm biết yêu.
Hôn em, vàng nụ dã quỳ
Nụ tình thơ, độ xuân thì năm xưa
Sân trường áo trắng sớm trưa
Lối mòn đất đỏ, cho vừa yêu em
Ngoan ngoan cặp sách êm đềm
Trang thơ tình bỗng… chợt mềm trái tim
Chân ai cuống quýt đi tìm
Một thời hoa bướm đã chìm nơi nao
Cô bé “ngoan ngoan cặp sách êm đềm” ấy, cô nữ sinh áo trắng Như Thương ấy từng sống những tháng năm tươi đẹp nhất của một đời người.
Dường như cô bé rất hiền
Tay ngoan cặp sách, mắt viền ngây thơ
Dường như ai đó tình cờ
Theo chân guốc nhỏ bất ngờ sau lưng
Thế rồi…, một ngày kia cô bỏ trường bỏ lớp, bỏ lại sau lưng thành phố đầy ắp những kỷ niệm, bỏ lại sau lưng những cánh đồng dã quỳ màu vàng rực hoang dại. Cô đã đi biệt, đi mãi không về, để… một người mỏi mắt trông chờ.
Thôi ta như cánh hoa vàng
đợi em về lại ngắm hoàng hoa xưa
Nhiều lắm, những câu lục bát đẹp như thế, mượt mà như thế người đọc dễ dàng bắt gặp đâu đó trong những trang thơ của Như Thương.
Dường như em áo quỳ vàng
Kiêu sa, góc phố rộn ràng theo em…
Hình như ngày tháng mượt xanh
Hình như em lại... nhớ anh vô cùng
Những… “hình như, có lẽ, chắc là, dường như” ấy là những bày tỏ thầm kín, và cũng là ngôn ngữ của tình yêu trong thơ Như Thương. Vẫn chưa hết, ta còn gặp những “phải chi”, “giả dụ”, “giá mà”…
Phải chi mưa chẳng là mưa
chỉ phơn phớt nhẹ cho vừa nhớ nhau…
Phải chi lá chẳng nhuộm vàng
mùa đông quên bẵng dịu dàng môi em…
Phải chi quá khứ về gần
tháng năm đã chẳng bâng khuâng bốn mùa
Thơ tình Như Thương vẽ lên những khuôn mặt khác nhau của tình yêu. Dẫu là khuôn mặt nào, người ta vẫn nhận ra thơ Như Thương, vẫn nghe ra lời mời gọi thật quyến rũ của tình yêu.
Có khi là thầm lặng, là khép kín như tình riêng:
Lạ chưa ánh mắt vô cùng
Lặng im, nhưng đã nghìn trùng có nhau
Nên duyên e ấp má đào
Gót chân em chợt lao đao hồn người
Có khi là bâng khuâng, là vấn vương như tình đầu:
Em, hồn cánh mỏng. Lòng ta
men theo lối cỏ một tà áo vương
Có khi là đằm thắm, là dịu dàng như tình cuối:
Thôi như chiếc lá vàng rơi
Áo bay theo gió hát lời bình yên
Lại có khi là háo hức, là giục giã như nhắc ta phải gấp gáp, phải vội vàng lên để mà chạy đua với chiếc kim thời khắc của tình yêu. Lại có khi là mê đắm, là cuồng nhiệt như bàng hoàng khám phá được bộ mặt khác của tình yêu:
Anh đôi mắt tình mù
rẽ tìm đường hoan lạc
Xác thân em ngơ ngác
khi chợt biết thiên đàng
Liệu đấy có phải là khuôn mặt đích thực và trọn vẹn nhất của tình yêu? Liệu loài người có tìm đến tình yêu như tìm đến những thiên đàng ái ân, như tìm đến những hoan lạc của cuộc sống? Chắc không ai biết rõ câu trả lời hơn nàng thơ của chúng ta.
Trong những trang thơ của Như Thương, ta còn gặp những câu thơ liêu trai, những câu thơ chập chờn giữa mộng và thực, như tình yêu vẫn luôn luôn là điều gì bí ẩn.
Tưởng em ở chốn này
ngờ đâu là kiếp trước
để áo em tha thướt
về gối mộng đêm nay
Những câu thơ như được phủ lên một lớp sương mù huyền hoặc. Huyền hoặc tựa hồ những bông hoa hạnh phúc mà ta chỉ có thể ngắm nhìn từ xa chứ không sao lại gần được. Huyền hoặc tựa hồ những kẻ yêu nhau có vươn tay về phía nhau nhưng không sao chạm tay vào nhau được.
Thật kỳ lạ, tình yêu dường như không bao giờ cũ, không bao giờ già, không bao giờ có tuổi. Sau bao mùa tang thương dâu bể, sau bao nhiêu giông tố dập vùi, người ta vẫn luôn luôn muốn được đi lại từ đầu, muốn được sống thêm một lần nữa “một thời để yêu”, muốn được yêu thêm một lần nữa bóng hình nào đã đi qua đời mình. Như là câu hát trong một tình khúc nào, “Tôi sẽ về lại để yêu em thêm một lần nữa”...
Thôi thì, anh – cánh chim bay
Em tà áo mỏng theo mây nghìn trùng
Ngắm trong gương lược ngỡ ngàng
Nhìn theo mây tóc vội vàng chia xa…
Cho em giữ tóc tơ mềm
buộc tình xưa ấy êm đềm bên anh
Biết đâu vạt cỏ thiên thanh
mai kia lặng lẽ hoá thành vàng thu
Những câu lục bát ấy ở trong bài “Vàng thu” của Như Thương. Nghe những tình ý và âm điệu của bài thơ, chúng ta như nghe đọng lại một chút vấn vương, một thoáng ngậm ngùi. Ngậm ngùi như cánh chim đã bay mất, như ngày vui qua mau, như những khoảnh khắc hạnh phúc thật ngắn ngủi. Dẫu sao cũng cám ơn Như Thương, cám ơn những câu thơ tựa hồ những khúc nhạc êm dịu làm lay động những trái tim, làm đẹp thêm cho những mối tình.
Cầu cho tình yêu không còn là nỗi cách chia, để cho những đôi tình nhân trên đời này có đủ bốn mùa yêu nhau, và mãi mãi được gần bên nhau…
(Lê Hữu)
Tiểu sử Như Thương:
Như Thương tên thật là Phạm Kim Hương sinh năm 1956
Đến với Ban mê Thuột từ năm 1962 và rời xa năm 1975
Yêu thơ, nhạc và nhiếp ảnh
Tác phẩm đã xuất bản:
Thơ: Thơ Như Thương (2004)
Thơ: Đàn Cho Biển Hát (2005)
Thơ: Tháng Sáu, Yêu Em (2006)
CD Nhạc: Dấu Chữ Tình (2006) - Nhạc sĩ Nguyễn Tất Vịnh phổ thơ Như Thương
Thơ: Đa Tình Khúc (2009)
- Nhạc vàng boléro, sến hay không sến? Lê Hữu Nhận định
- Màu tím vấn vương trong nhạc Việt Lê Hữu Tản mạn
- Thơ Như Thương, tình yêu, những khuôn mặt Lê Hữu Nhận định
- Ngày Của Mẹ, Ngày Của Con Lê Hữu Tạp luận
- Bắn chậm thì chết Lê Hữu Truyện ngắn
- “Mùa xuân đầu tiên”, hai bài nhạc Xuân cùng tên Lê Hữu Nhận định
- Nghe một câu hát, nhớ một tiếng hát Lê Hữu Nhận định
- Nguyễn Đình Toàn và Ca Khúc Da Vàng sau chiến tranh Lê Hữu Nhận định
- Nhạc Việt, bài boléro đầu tiên Lê Hữu Nhận định
- Thơ Với Thẩn Lê Hữu Nhận định
• Thơ Như Thương, tình yêu, những khuôn mặt (Lê Hữu)
• Trần Hoài Thư ... Mây Trắng Về Trời (Như Thương)
• Bánh Đậu Ngũ Cốc (Như Thương)
• Hương Áo Mẹ (Như Thương)
- Tháng Tư Quốc Hận: Máu & Nước Mắt
- Huế Khóc
Bài trên mạng:
• Vài cảm nhận nhân đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Đỗ Anh Hoa)
• Lữ Quỳnh, Bạn Tôi (Trần Hoài Thư)
• Nguyễn Thụy Đan: Những thác ghềnh ẩn mật (Nguyễn Minh Nữu)
• Nguyễn Minh Nữu (Nguyễn Vy Khanh)
• Nguyễn Thị Thanh Dương và Một Buổi Giới Thiệu Sách Thật Cảm Động (Chu Tất Tiến)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |