1. Head_

    Trúc Phương

    (.0.1939 - 18.9.1995)

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Phương Tấn: Thơ quá một đời người (Nguyễn Ước) Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

      28-7-2024 | VĂN HỌC

      Phương Tấn: Thơ quá một đời người

        NGUYỄN ƯỚC
      Share File.php Share File
          

       


            Nhà thơ Phương Tấn

      Trong mơ hồ ký ức tôi hình dung dạo ấy; đầu thập niên sáu mươi của thế kỷ trước. Miền đất nước quanh tôi trăng vẫn còn xanh, rừng chưa đỏ lửa, tiếng bom đạn chưa tới độ kinh hoàng để có thể át tiếng gà gáy chim kêu, và lứa tuổi tôi chưa tới hồi chia lìa người một ngả. Tôi cậu bé mới lớn, tuy đôi khi vẫn tay xỏ túi quần soót-ka-ki, chân đi guốc mộc, quanh quẩn vùng quê đơn sơ với lũy tre xanh bên bờ sông Bồ mát rượi, nhưng lòng đã chớm se theo sợi tóc mai của thôn nữ làng trên, xóm dưới.


      Đang lúc tâm hồn dường như “phơi phới còn nguyên vẹn một làn hương” giữa đất trời có vẻ “bốn phương phẳng lặng” ấy, thơ Phương Tấn bất chợt đến với tôi qua phụ trang một tạp chí do một người bạn lớn tuổi hơn mang từ Huế về. Vào đọc chỉ mới mấy dòng đầu tôi đã bồi hồi nhỏm dậy, ngẩn người trên chiếc phản gõ kê bên cửa sổ. Trong thời đại còn âm vang thơ tiền chiến phương Bắc lãng mạn điệu đàng, hoặc đang lan tỏa thơ phương Nam thiệt thà mộc mạc, giọng lục bát hay thất ngôn của Phương Tấn nghe sao mới mẻ mà thấm thía, cách điệu mà trầm lắng lạ thường:


      Ngây ngô người vẫy tay chào

      Đó hồn sầu muộn máu trào ra khe.

      (Người Con Gái Giữa Biển, 1961)


      hoặc:


      Ngùn ngụt buồn xua lên mắt xanh

      Mộ kia sầu đọng lá chia cành

      Kìa trông tóc trắng nghìn đêm trắng

      Hoa đã tàn, xuân cũng tàn canh.

      (Hoa Đã Tàn, Xuân Cũng Tàn Canh, 1962)


      Những bài thơ của Phương Tấn vào các năm đó đã dồi dào chất sáng tạo, đọng lại trong tôi thật sâu và đưa đẩy hồn tôi đi thật xa. Trong mắt nhìn của đông đảo bạn đọc và của nhiều người tuyển chọn thơ cho các tạp chí văn nghệ, Phương Tấn tuy mới xuất hiện nhưng đã có đầy đủ những dấu chỉ của một nhà thơ cách tân và tiên phong. Anh đi đầu một giai đoạn mới của lớp lớp thi nhân đồng trang lứa, đặc biệt các bạn thơ xứ Quảng Thu Bồn. Họ không đưa mắt lên ngắm trời ngoạn cảnh mà nhìn thật sâu vào nội tâm mình để bắt gặp ở đó tình yêu, thân phận của chính mình trên quê hương điêu linh, mạng người mong manh và lòng người phân rẽ. Thơ văn của họ vẽ phác được chân dung và nói lên được tâm tư của cả một thế hệ, trong đó có tôi, dù tôi sau anh chỉ một tuổi.


      Nụ tài hoa và quả cuộc đời của Phương Tấn kết tinh từ rất sớm. Chưa qua tuổi thiếu niên, anh đã có những bài thơ “chín mọng" đăng trên các tờ báo lớn ở Sàigòn, như một cơ duyên đưa anh tới với người yêu thơ khắp Miền Nam (khi tôi còn lẹp kẹp hai chiếc guốc gỗ sầu đông!). Anh là con chim đầu đàn, với Tường Linh, từ vườn thơ xứ Quảng, cùng nhau cất tiếng kêu thắm thiết, đau đáu, độc lạ giữa đời, vang vọng khắp trường thơ đất nước; đôi khi tưởng chừng như chung một cung giọng nhưng nếu lắng nghe thật gần, sẽ nhận ra đường nét tinh tế riêng biệt của từng nhà thơ.


      Làm sao một người mới mười bốn tuổi, non trẻ dường ấy, đã viết ra những dòng thơ “nghe ra ý vị và say mê” đến thế? Có thể xếp Phương Tấn đứng chung cụm tuổi đời sáng tạo với Cung Tiến, Nguyễ Bính, v.v... Họ sống và viết từ lúc nào, chẳng ai thật sự biết, chẳng ai thật sự hay, và chẳng ai cắt nghĩa nổi. Họ là thi sĩ, nhạc sĩ họa hiếm. Họ là những con chim rất non nhưng sớm và rất sớm đã “đến từ núi lạ ngứa cổ hót chơi”. Theo cách không giống người cõi phàm, họ gặp gỡ trần gian với giác quan khác, tâm hồn khác. Bằng một cách không bình thường, nếu chưa muốn nói là phi thường, họ bén nhạy tiếp nhận những đam mê, tục lụy, tân khổ của cuộc đời thường. Lẹ làng hơn, thấm thía hơn, rung động hơn, thế giới đầy truân chuyên và nặng nghĩa tình này chuyển thật nhanh, thật mơ màng từ con tim rất dễ thổn thức của họ đến bàn tay tài hoa vẩy nhanh ngọn bút với chữ nghĩa, hình ảnh, âm vận mượt mà khác thường.


      Cứ thế, họ là loài chim vừa đậu xuống bến đời chưa được bao lâu, đã mê đắm hát ca, trôi nổi giữa dòng sông đời dào dạt sóng. Bản thân có vẻ như chưa tới điểm dậy thì mà họ đã trao tặng đời những bông hoa nở thắm, đẫm hương sắc. Có phải niềm hứng khởi, cây tài và tình của họ đã được ươm từ kiếp nào đó trước để bắt đầu viên thành trong kiếp này? Có phải tâm thức của họ, cái mà nhà Phật gọi là a-lại-da-thức đã pha trộn, cưu mang và hòa quyện với chúng sinh từ muôn kiếp để ẩn tàng, luân hồi và hiển lộ trong cuộc làm người này?


      Nếu quả thật như thế, Phương Tấn tự nhiên là người mang thơ trong mình đi suốt đời mình. Và cứ thế, tinh anh của anh trong thơ anh sẽ còn mãi cho đến những đời sau, vì “thác (chỉ) là thể phách”. Bởi vậy tôi mới dám nói “Phương Tấn, thơ quá một đời người”. Đó cũng là những gì tôi may mắn bắt gặp trong tâm tư của Phương Tấn, sống mãi, thanh xuân rào rạt mãi với những ngóng trông cuộc đời:


      “Và như pho tượng bên triền núi

      Chờ đến thiên thu một bóng người

      Chờ đến xuân già sông rã nhánh

      Ô hay, mình cứ tuổi hai mươi.”

      (Chờ Đến Thiên Thu Một Bóng Người, 2017)


      Phương Tấn làm thơ suốt một đời. Có cải trang dưới diện mạo nào đi nữa. Có mưu sinh bằng cách nào đi nữa. Có chủ trương hay làm tổng biên tập loại báo nào đi nữa. Có ở yên một chỗ, trầm luân một cõi hay lưu vong tới phương trời nào đi nữa, Phương Tấn chỉ là một người thơ. Có hóa thân làm nữ nhân chốn bụi hồng hay viết thơ tình ở một đất nước xa lạ, làm người điên mơ say hay kẻ tỉnh cơn mộng dữ, Phương Tấn trước sau vẫn chỉ là nhà khắc họa cuộc đời bằng con chữ, hình ảnh, âm điệu để chúng bay lên thành các bài thơ ru lòng mình và để lại cho đời.


      Theo chỗ tôi biết, tính đến nay, thơ Phương Tấn có thể lên tới cả ngàn bài. Gia tài thơ anh chất chứa hơn sáu chục năm, trải ra dưới đôi mắt của ít nhất ba bốn thế hệ độc giả. Trên dòng sông thơ mênh mông ấy, ta bắt gặp đủ thứ dấu vết của cả một đời người. Khởi đi từ nỗi đau côi cút tới khao khát yêu đương, từ đổ vỡ nát tan bởi chiến tranh tới điêu đứng vì vận nước đổi đời và lang bạt khắp chốn, những bài thơ khi đời khi đạo của Phương Tấn đạt tới mức không chỉ viết cho riêng anh mà còn viết chung cho cả một thế hệ cùng trang lứa với anh.


      Thật thế, trong thơ Phương Tấn, tuy có thể thỉnh thoảng lại bắt gặp những hình ảnh, những âm thanh, những lối dùng chữ gây rất nhiều ấn tượng sáng tạo, làm ta như thở hụt đi một nhịp, nhưng người đọc có vô vàn dịp soi rọi bóng mình cùng với những cảm xúc của mỗi đời người trong sáu chục năm qua.

      Một con chim cùi cũi

      Giữa cơn mơ cháy rừng

      Một con thuyền lầm lũi

      Lụi hụi giữa đời sông.


      Đứng trong trời mênh mông

      Tôi nhỏ nhoi chiếc bóng

      Thênh thang đôi cánh mộng

      Vướng trên ngọn hư không.


      Ai ngóng bên kia sông

      Ai ngóng bên này sông

      Một con thuyền mắc cạn

      Một nỗi đau bềnh bồng.

      (Nắng Hạn, 1975)

      Và cho dẫu tới ngày Phương Tấn:


      Khi nằm xuống và khi nằm xuống đó

      Dăm bạn bè vỗ cánh lạ ăn đêm

      Tay vuốt mắt một tay vòng lưng cỏ

      Ván trên kia lần khép lại êm đềm.

      (Hòa Bình Hòa Bình Đường Xa Lăng Lắc, 1964)


      Vì anh vẫn sống tới các kiếp sau với những mộng mơ sôi nổi trong thơ mình:

      Này anh em tôi ơi

      Hãy đem rải mặt trời

      Giữa ruộng vườn nứt nẻ

      Hãy đem rải mặt trời

      Lên mỗi lòng quạnh quẽ

      Tay đã đầy tình thương

      Hồn đã căng đầy gió

      Hãy đem rải mặt trời

      Việt Nam một ngày mới!

      (Hãy Đem Rải Mặt Trời, 2019)

      Như thế, tôi tin rằng Phương Tấn, nhà thơ tiên phong cách tân hơn sáu chục năm trước của xứ Quảng, nơi trùng trùng thi nhân phong vận từ cả trăm năm nay, hôm nay và về sau vẫn tiếp tục làm thơ. Trong anh, thơ đã bắt đầu từ kiếp nào, kết tụ ở kiếp này và kéo dài tới bao nhiêu kiếp nữa, trong viên thành của khổ đau, ân nghĩa và hy vọng của một cuộc làm người. Thơ Phương Tấn là tiếng lòng của một thế hệ đảo điên, bị bào mòn trong chiến chinh, và sau đó, chịu chung phần vô lượng não nề, xót xa, bi phẫn của người dân Việt suốt cả hai đầu đất nước.


      Với Phương Tấn, thơ có hành lý là mơ đã đang và sẽ đi quá một đời, khiến đóa hoa lòng của anh tươi nở mãi cho cõi đời này thêm hương vị, thêm thắm đượm nghĩa tình nhân thế. Vì rốt cuộc, có lẽ cuộc đời rồi chỉ còn những vần thơ mang theo những giấc mơ nổi trôi bồng bềnh giữa các đổi thay, ảo hóa vi diệu, từ trong cốt tủy phi hình vô tướng cho tới mang mang vô biên vô tận hư không.


      Nguyễn Ước

      (Toronto ngày 7-7-2022)

      Nguyễn Ước

      Nguồn: Tạp chí Ngôn Ngữ số 31, 1/5 2024
      Thơ Văn Ngôn Ngữ Và Giới Thiệu Phương Tấn

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Phương Tấn: Thơ quá một đời người Nguyễn Ước Nhận định

      - Nhà thơ Nguyễn Bính và "Tỉnh Giấc Chiêm Bao" Nguyễn Ước Nhận định

      - Còn Nợ Một Thời Nguyễn Ước Tạp bút

    3. Bài viết về nhà thơ Phương Tấn (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Phương Tấn

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Phương Tấn: Thơ quá một đời người (Nguyễn Ước)

      Xúc động đọc "Thưa Mẹ" của Phương Tấn (Thiếu Khanh)

      Thơ Phương Tấn Là Đồng Vọng Những Đau Thương Của Dân Tộc (Nguyễn Lệ Uyên)

      Phương Tấn (Học Xá)

      Huế Của Phương, Một Phương Tình Viễn Mộng (Lê Văn Trung)

      Phương Tấn, Nàng Thơ Với “Di Bút Của Một Người Con Gái” (Vương Trùng Dương)

      - Về một bài thơ tình của Phương Tấn  (Lâm Anh)

      - Đọc thơ Phương Tấn  (Dung Thi Vân)

      - Nhà thơ Phương Tấn: Hơn 40 năm bắc nhịp cầu văn hóa võ Việt  (Văn Bảy)

       

      Tác phẩm của Phương Tấn

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Xuân Thao (Phương Tấn)

      Hạ Đình Thao, Như Mới Bữa Hôm Qua (Phương Tấn)

      Vớt bình minh trong đêm (Phương Tấn)

      Trang Thơ Phương Tấn (Phương Tấn)

      Và Bước Một Bước Lạ (Phương Tấn)

      - Nhớ ai buồn ngất trên vai áo

      - Một bài thơ cũ: Nhà thơ Phương Tấn

      - Fb Phương Tấn

      Thơ trên mạng:

      - dutule.com  - luanhoan.net

      - art2all.net   - saigonocean.com

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Vài cảm nhận nhân đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Đỗ Anh Hoa)

      Lữ Quỳnh, Bạn Tôi (Trần Hoài Thư)

      Nguyễn Thụy Đan: Những thác ghềnh ẩn mật (Nguyễn Minh Nữu)

      Nguyễn Minh Nữu (Nguyễn Vy Khanh)

      Nguyễn Thị Thanh Dương và Một Buổi Giới Thiệu Sách Thật Cảm Động (Chu Tất Tiến)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)